Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 01/09/1969: Gaddafi tiến hành đảo chính ở Libya
Nguồn: “Qaddafi leads coup in Libya”, History.com (truy cập ngày 01/09/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Muammar al-Qaddafi, một đại úy quân đội Libya 27 tuổi, đã dẫn đầu một cuộc đảo chính quân sự thành công chống lại Vua Idris I của Libya. Idris bị lật đổ và Qaddafi được bầu làm chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng, cơ quan cầm quyền mới của Libya.
Qaddafi được sinh ra trong một túp lều ở sa mạc Libya vào năm 1942, là con trai của một nông dân người Bedouin. Là một học sinh có năng khiếu, ông tốt nghiệp trường Đại học Libya năm 1963 và Học viện Quân sự Libya tại Benghazi vào năm 1965. Là một theo chủ nghĩa dân tộc Ả-rập nhiệt tâm, ông đã âm mưu cùng với một nhóm các sĩ quan để lật đổ vua Idris, người được xem là quá bảo thủ và thờ ơ trước các phong trào thúc đẩy sự đoàn kết chính trị mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia Ả-rập.
Tới lúc Qaddafi được thăng hàm đại úy vào năm 1969, các phần tử cách mạng này đã sẵn sàng hành động. Họ chờ cho đến khi vua Idris xuất ngoại để điều trị bệnh đau chân tại một bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ, và lật đổ chính phủ của ông trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ, và Idris đã từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp trước khi xin tị nạn ở Ai Cập. Ông qua đời tại Cairo vào năm 1983.
Pha trộn Hồi giáo chính thống, chủ nghĩa xã hội cách mạng, và chủ nghĩa quốc gia Ả-rập, Qaddafi đã thành lập một chế độ độc tài nhiệt thành chống phương Tây ở Libya. Năm 1970, ông đã xóa bỏ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và Anh, đồng thời trục xuất người Libya gốc Ý và Do Thái. Năm 1973, ông giành lại quyền kiểm soát các mỏ dầu của nước ngoài. Ông phục hồi luật Hồi giáo truyền thống, chẳng hạn như cấm các loại đồ uống có cồn và cờ bạc, nhưng giải phóng phụ nữ và đưa ra các chương trình xã hội giúp cải thiện mức sống ở Libya. Với tham vọng đoàn kết thế giới Ả-rập, ông đã tìm kiếm các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng Ả-rập, đặc biệt là Ai Cập. Tuy nhiên, khi Ai Cập và các quốc gia Ả-rập khác bắt đầu tiến trình hòa bình với Israel, Libya ngày càng trở nên cô lập.
Chính quyền Qaddafi tài trợ cho một loạt các nhóm khủng bố trên toàn thế giới, từ du kích Palestine và phiến quân Hồi giáo Philippines cho đến Quân đội Cộng hòa Ailen. Trong những năm 1980, phương Tây quy trách nhiệm cho ông ta về các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu, và vào tháng 4 năm 1986, máy bay Hoa Kỳ đã không kích Tripoli để trả thù cho một vụ đánh bom một vũ trường ở Tây Đức. Qaddafi được cho là đã bị thương và một người con gái sơ sinh của ông đã bị giết chết trong cuộc tấn công này của Hoa Kỳ.
Cuối những năm 1990, Qaddafi tìm cách đưa Libya thoát ra khỏi tình trạng cô lập quốc tế bằng cách bàn giao cho phương Tây hai kẻ tình nghi bị truy nã vì đánh bom một chiếc máy bay dân sự trên bầu trời Lockerbie, Scotland vào năm 1988. Đáp lại, Liên Hợp Quốc đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Libya. Mỹ cũng dỡ bỏ lệnh cấm vận của mình đối với Lybia vào tháng 9 năm 2004. Sau nhiều năm bị chối bỏ trong thế giới Ả-rập, Qaddafi cũng đã tìm cách xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia châu Phi phi Hồi giáo như Nam Phi, đồng thời xây dựng hình ảnh của mình như một chính khách kỳ cựu của châu Phi.
Vào tháng 2 năm 2011, khi tình trạng bất ổn lan rộng tại nhiều nơi thuộc thế giới Ả-rập, các cuộc biểu tình chính trị lớn chống lại chế độ Qaddafi đã gây ra một cuộc nội chiến giữa những người biểu tình và những người trung thành với Qaddafi. Vào tháng 3, một liên minh quốc tế đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích chống lại các đồn lũy của Qaddafi thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 10, chính phủ lâm thời Libya thông báo rằng Qaddafi đã chết sau khi bị bắt gần thành phố Sirte quê nhà của ông.
Hình: Qaddafi năm 1969. Nguồn: Telegraph.co.uk.
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/01/qaddafi-dao-chinh-o-libya/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 01/09/1969: Gaddafi tiến hành đảo chính ở Libya
Nguồn: “Qaddafi leads coup in Libya”, History.com (truy cập ngày 01/09/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Muammar al-Qaddafi, một đại úy quân đội Libya 27 tuổi, đã dẫn đầu một cuộc đảo chính quân sự thành công chống lại Vua Idris I của Libya. Idris bị lật đổ và Qaddafi được bầu làm chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng, cơ quan cầm quyền mới của Libya.
Qaddafi được sinh ra trong một túp lều ở sa mạc Libya vào năm 1942, là con trai của một nông dân người Bedouin. Là một học sinh có năng khiếu, ông tốt nghiệp trường Đại học Libya năm 1963 và Học viện Quân sự Libya tại Benghazi vào năm 1965. Là một theo chủ nghĩa dân tộc Ả-rập nhiệt tâm, ông đã âm mưu cùng với một nhóm các sĩ quan để lật đổ vua Idris, người được xem là quá bảo thủ và thờ ơ trước các phong trào thúc đẩy sự đoàn kết chính trị mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia Ả-rập.
Tới lúc Qaddafi được thăng hàm đại úy vào năm 1969, các phần tử cách mạng này đã sẵn sàng hành động. Họ chờ cho đến khi vua Idris xuất ngoại để điều trị bệnh đau chân tại một bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ, và lật đổ chính phủ của ông trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ, và Idris đã từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp trước khi xin tị nạn ở Ai Cập. Ông qua đời tại Cairo vào năm 1983.
Pha trộn Hồi giáo chính thống, chủ nghĩa xã hội cách mạng, và chủ nghĩa quốc gia Ả-rập, Qaddafi đã thành lập một chế độ độc tài nhiệt thành chống phương Tây ở Libya. Năm 1970, ông đã xóa bỏ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và Anh, đồng thời trục xuất người Libya gốc Ý và Do Thái. Năm 1973, ông giành lại quyền kiểm soát các mỏ dầu của nước ngoài. Ông phục hồi luật Hồi giáo truyền thống, chẳng hạn như cấm các loại đồ uống có cồn và cờ bạc, nhưng giải phóng phụ nữ và đưa ra các chương trình xã hội giúp cải thiện mức sống ở Libya. Với tham vọng đoàn kết thế giới Ả-rập, ông đã tìm kiếm các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng Ả-rập, đặc biệt là Ai Cập. Tuy nhiên, khi Ai Cập và các quốc gia Ả-rập khác bắt đầu tiến trình hòa bình với Israel, Libya ngày càng trở nên cô lập.
Chính quyền Qaddafi tài trợ cho một loạt các nhóm khủng bố trên toàn thế giới, từ du kích Palestine và phiến quân Hồi giáo Philippines cho đến Quân đội Cộng hòa Ailen. Trong những năm 1980, phương Tây quy trách nhiệm cho ông ta về các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu, và vào tháng 4 năm 1986, máy bay Hoa Kỳ đã không kích Tripoli để trả thù cho một vụ đánh bom một vũ trường ở Tây Đức. Qaddafi được cho là đã bị thương và một người con gái sơ sinh của ông đã bị giết chết trong cuộc tấn công này của Hoa Kỳ.
Cuối những năm 1990, Qaddafi tìm cách đưa Libya thoát ra khỏi tình trạng cô lập quốc tế bằng cách bàn giao cho phương Tây hai kẻ tình nghi bị truy nã vì đánh bom một chiếc máy bay dân sự trên bầu trời Lockerbie, Scotland vào năm 1988. Đáp lại, Liên Hợp Quốc đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Libya. Mỹ cũng dỡ bỏ lệnh cấm vận của mình đối với Lybia vào tháng 9 năm 2004. Sau nhiều năm bị chối bỏ trong thế giới Ả-rập, Qaddafi cũng đã tìm cách xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia châu Phi phi Hồi giáo như Nam Phi, đồng thời xây dựng hình ảnh của mình như một chính khách kỳ cựu của châu Phi.
Vào tháng 2 năm 2011, khi tình trạng bất ổn lan rộng tại nhiều nơi thuộc thế giới Ả-rập, các cuộc biểu tình chính trị lớn chống lại chế độ Qaddafi đã gây ra một cuộc nội chiến giữa những người biểu tình và những người trung thành với Qaddafi. Vào tháng 3, một liên minh quốc tế đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích chống lại các đồn lũy của Qaddafi thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 10, chính phủ lâm thời Libya thông báo rằng Qaddafi đã chết sau khi bị bắt gần thành phố Sirte quê nhà của ông.
Hình: Qaddafi năm 1969. Nguồn: Telegraph.co.uk.
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/01/qaddafi-dao-chinh-o-libya/