Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic
Nguồn: United States begins “shuttle bombing” in Operation Frantic, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1944, các máy bay ném bom thuộc Không lực 15 Hoa Kỳ (Fifteenth Air Force) đã khởi động Chiến dịch Frantic (Operation Frantic) – một đợt đánh bom khắp vùng Trung Âu. Những máy bay này đi từ các căn cứ không quân ở miền Nam nước Ý, và hạ cánh xuống các căn cứ không quân ở Poltava, Liên Xô – thực hiện cái gọi là “đánh bom con thoi” (shuttle bombing).
Không lực 15 được thành lập với mục đích duy nhất là làm tê liệt nền kinh tế chiến tranh của Đức. Hoạt động ngoài lãnh thổ Ý và do Tướng Carl Spaatz, một phi công chiến đấu trong Thế chiến I, chỉ huy – Không lực 15 đã được Joseph Stalin tuyệt vọng nhờ giúp đỡ Hồng Quân trong chiến dịch của họ ở Romania.
Để đổi lấy sự trợ giúp của Không lực 15, Stalin đã cho phép máy bay ném bom của Mỹ được hạ cánh tại các căn cứ không quân ở Liên Xô khi họ thực hiện Chiến dịch Frantic, một kế hoạch tàn phá các khu vực công nghiệp của Đức ở Silesia, Hungary và Romania vốn đang bị chiếm đóng. Việc ném bom này khiến các chuyển bay trở về Foggia và các vùng khác ở miền Nam nước Ý, điểm xuất phát của Không lực 15, trở nên bất khả thi bởi vấn đề tiếp nhiên liệu. Và “đánh bom con thoi” tới Poltava là giải pháp biến Frantic trở thành hiện thực.
Trước khi tên gọi của nó được rút ngắn thành Frantic, chiến dịch này được gọi là Chiến dịch Frantic Joe – một bình luận về lời kêu gọi được giúp đỡ khẩn cấp của Joe Stalin. Nhưng nó đã được đổi tên để tránh xúc phạm lãnh đạo Liên Xô.
Cũng vào ngày này năm 1944: Ngày D-Day, ngày mà quân Đồng Minh đổ bộ vào Normandy, đã được ấn định là 05/06. Ban đầu, ngày đổ bộ được dự kiến là ngày 04/06, nhưng các chiến lược gia của phe Đồng Minh đã nhận ra rằng thời tiết xấu sẽ khiến cho vấn đề ngày càng trở nên khó khăn. Tướng Karl von Rundstedt, người nhận được một tín hiệu radio liên quan đến ngày 04/06, đã bị thuyết phục rằng bốn ngày thời tiết tốt liên tiếp là điều cần thiết để cuộc tấn công được thành công. Nhưng lúc đó không có tình hình thời tiết tốt như vậy, và vị tướng đã tin rằng D-Day sẽ không thể diễn ra thành công trong tuần đầu tiên của tháng 6 (mà phải lùi qua tuần sau).
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic
Nguồn: United States begins “shuttle bombing” in Operation Frantic, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1944, các máy bay ném bom thuộc Không lực 15 Hoa Kỳ (Fifteenth Air Force) đã khởi động Chiến dịch Frantic (Operation Frantic) – một đợt đánh bom khắp vùng Trung Âu. Những máy bay này đi từ các căn cứ không quân ở miền Nam nước Ý, và hạ cánh xuống các căn cứ không quân ở Poltava, Liên Xô – thực hiện cái gọi là “đánh bom con thoi” (shuttle bombing).
Không lực 15 được thành lập với mục đích duy nhất là làm tê liệt nền kinh tế chiến tranh của Đức. Hoạt động ngoài lãnh thổ Ý và do Tướng Carl Spaatz, một phi công chiến đấu trong Thế chiến I, chỉ huy – Không lực 15 đã được Joseph Stalin tuyệt vọng nhờ giúp đỡ Hồng Quân trong chiến dịch của họ ở Romania.
Để đổi lấy sự trợ giúp của Không lực 15, Stalin đã cho phép máy bay ném bom của Mỹ được hạ cánh tại các căn cứ không quân ở Liên Xô khi họ thực hiện Chiến dịch Frantic, một kế hoạch tàn phá các khu vực công nghiệp của Đức ở Silesia, Hungary và Romania vốn đang bị chiếm đóng. Việc ném bom này khiến các chuyển bay trở về Foggia và các vùng khác ở miền Nam nước Ý, điểm xuất phát của Không lực 15, trở nên bất khả thi bởi vấn đề tiếp nhiên liệu. Và “đánh bom con thoi” tới Poltava là giải pháp biến Frantic trở thành hiện thực.
Trước khi tên gọi của nó được rút ngắn thành Frantic, chiến dịch này được gọi là Chiến dịch Frantic Joe – một bình luận về lời kêu gọi được giúp đỡ khẩn cấp của Joe Stalin. Nhưng nó đã được đổi tên để tránh xúc phạm lãnh đạo Liên Xô.
Cũng vào ngày này năm 1944: Ngày D-Day, ngày mà quân Đồng Minh đổ bộ vào Normandy, đã được ấn định là 05/06. Ban đầu, ngày đổ bộ được dự kiến là ngày 04/06, nhưng các chiến lược gia của phe Đồng Minh đã nhận ra rằng thời tiết xấu sẽ khiến cho vấn đề ngày càng trở nên khó khăn. Tướng Karl von Rundstedt, người nhận được một tín hiệu radio liên quan đến ngày 04/06, đã bị thuyết phục rằng bốn ngày thời tiết tốt liên tiếp là điều cần thiết để cuộc tấn công được thành công. Nhưng lúc đó không có tình hình thời tiết tốt như vậy, và vị tướng đã tin rằng D-Day sẽ không thể diễn ra thành công trong tuần đầu tiên của tháng 6 (mà phải lùi qua tuần sau).
http://nghiencuuquocte.org