Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng
Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Khi đó là sáng Chủ nhật, và nhiều quân nhân đã được phép đi tham dự các nghi lễ tôn giáo. Lúc 7 giờ 02 phút, hai radar đã phát hiện nhiều đoàn máy bay lớn đang bay tới từ phía Bắc. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, căn cứ cũng đang dự kiến đón đoàn máy bay B-17 từ Mỹ sang nên họ đã không báo động. Do đó, cuộc tấn công của người Nhật trở thành một thảm họa bất ngờ đối với căn cứ hải quân.
Phần lớn Hạm đội Thái Bình Dương trở nên bị vô hiệu: 5 trong số 8 thiết giáp hạm, 3 tàu khu trục, và 7 tàu khác đã bị chìm hoặc bị hư hỏng, và hơn 200 máy bay đã bị phá hủy. Tổng cộng có 2.400 người Mỹ đã thiệt mạng và 1.200 người bị thương, rất nhiều trong số họ hy sinh khi dũng cảm cố gắng đẩy lùi cuộc tấn công.
Về phía Nhật Bản, tổn thất gồm 30 máy bay, 5 tàu ngầm nhỏ và chưa tới 100 người thiệt mạng. May mắn thay cho người Mỹ, cả ba tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương đã ra biển để huấn luyện. Chính những tàu sân bay khổng lồ này sẽ trả thù người Nhật chỉ sáu tháng sau đó, trong Trận Midway – một chiến thắng ngoạn mục, đảo ngược tình thế trước Hải quân Nhật vốn dĩ trước đó là bất khả chiến bại.
Một ngày sau khi Trân Châu Cảng bị đánh bom, Tổng thống Roosevelt đã xuất hiện trước một phiên họp chung của Quốc Hội và tuyên bố: “Hôm qua, 07/12/1941, là một ngày ô nhục – nước Mỹ đã phải hứng chịu đợt tấn công bất ngờ và cố ý của hải quân và không quân Đế quốc Nhật.” Sau một bài phát biểu ngắn gọn và mạnh mẽ, ông yêu cầu Quốc Hội thông qua Nghị quyết Tuyên bố Tình trạng Chiến tranh giữa Mỹ và Nhật.
Thượng viện bỏ phiếu với tỉ lệ 82 – 0 ủng hộ cuộc chiến chống lại Nhật Bản, và Hạ viện thông qua Nghị quyết với số phiếu 388 – 1. Người bất đồng ý kiến duy nhất là Hạ nghị sĩ Jeannette Rankin của bang Montana, một người chủ trương hòa bình và cũng đã từng bỏ phiếu chống lại việc Mỹ tham gia Thế chiến I. Ba ngày sau, Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ, và chính phủ Mỹ cũng có tuyên bố tương tự.
http://nghiencuuquocte.org/2016/12/07/nhat-tan-cong-tran-chau-cang/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng
Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Khi đó là sáng Chủ nhật, và nhiều quân nhân đã được phép đi tham dự các nghi lễ tôn giáo. Lúc 7 giờ 02 phút, hai radar đã phát hiện nhiều đoàn máy bay lớn đang bay tới từ phía Bắc. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, căn cứ cũng đang dự kiến đón đoàn máy bay B-17 từ Mỹ sang nên họ đã không báo động. Do đó, cuộc tấn công của người Nhật trở thành một thảm họa bất ngờ đối với căn cứ hải quân.
Phần lớn Hạm đội Thái Bình Dương trở nên bị vô hiệu: 5 trong số 8 thiết giáp hạm, 3 tàu khu trục, và 7 tàu khác đã bị chìm hoặc bị hư hỏng, và hơn 200 máy bay đã bị phá hủy. Tổng cộng có 2.400 người Mỹ đã thiệt mạng và 1.200 người bị thương, rất nhiều trong số họ hy sinh khi dũng cảm cố gắng đẩy lùi cuộc tấn công.
Về phía Nhật Bản, tổn thất gồm 30 máy bay, 5 tàu ngầm nhỏ và chưa tới 100 người thiệt mạng. May mắn thay cho người Mỹ, cả ba tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương đã ra biển để huấn luyện. Chính những tàu sân bay khổng lồ này sẽ trả thù người Nhật chỉ sáu tháng sau đó, trong Trận Midway – một chiến thắng ngoạn mục, đảo ngược tình thế trước Hải quân Nhật vốn dĩ trước đó là bất khả chiến bại.
Một ngày sau khi Trân Châu Cảng bị đánh bom, Tổng thống Roosevelt đã xuất hiện trước một phiên họp chung của Quốc Hội và tuyên bố: “Hôm qua, 07/12/1941, là một ngày ô nhục – nước Mỹ đã phải hứng chịu đợt tấn công bất ngờ và cố ý của hải quân và không quân Đế quốc Nhật.” Sau một bài phát biểu ngắn gọn và mạnh mẽ, ông yêu cầu Quốc Hội thông qua Nghị quyết Tuyên bố Tình trạng Chiến tranh giữa Mỹ và Nhật.
Thượng viện bỏ phiếu với tỉ lệ 82 – 0 ủng hộ cuộc chiến chống lại Nhật Bản, và Hạ viện thông qua Nghị quyết với số phiếu 388 – 1. Người bất đồng ý kiến duy nhất là Hạ nghị sĩ Jeannette Rankin của bang Montana, một người chủ trương hòa bình và cũng đã từng bỏ phiếu chống lại việc Mỹ tham gia Thế chiến I. Ba ngày sau, Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ, và chính phủ Mỹ cũng có tuyên bố tương tự.
http://nghiencuuquocte.org/2016/12/07/nhat-tan-cong-tran-chau-cang/