Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes
Nguồn: Cleveland signs devastating Dawes Act into law, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1887, Tổng thống Grover Cleveland đã ký ban hành Đạo luật Dawes Severalty, cho phép chính phủ phân chia đất đai tại các khu dành riêng cho người bản địa (da đỏ) Mỹ thành nhiều phần nhỏ và chia lại cho từng cá nhân trong bộ lạc. Đạo luật này cũng được gọi là Luật Phân Đất (General Allotment Act) vì nó làm thay đổi tư cách pháp lý của người Mỹ bản địa, từ các thành viên của bộ lạc trở thành các cá nhân chịu sự điều chỉnh của luật liên bang. Ngoài ra, việc giải tán nhiều bộ lạc cũng đã gây ra một cú sốc lớn lên chủ quyền bộ lạc.
Mục đích của Cleveland là nhằm khuyến khích người Mỹ bản địa hòa nhập vào nền văn hóa nông nghiệp Mỹ. Cleveland – người đã từng nói rằng: dù người dân ủng hộ chính phủ, chính phủ không nên hỗ trợ người dân – là người đứng đầu một chính phủ cải cách xã hội, nhưng vẫn còn bảo thủ về tài chính và không tin vào việc phân phát phúc lợi.
Ông đã ký Đạo luật Dawes Severalty với mong muốn chân thành là nhằm cải thiện cuộc sống của người Mỹ bản địa, bằng cách giúp họ hòa nhập vào văn hóa của người da trắng, và xóa bỏ các chính sách trước đó, vốn buộc người bản địa phải sống ở những nơi hoang vắng và rất khó khăn để tồn tại. Tuy nhiên, Cleveland đã sai lầm. Việc ủng hộ Đạo Luật Dawes Severalty thực sự gây hại nhiều hơn lợi.
Thể theo Đạo Luật Dawes Severalty, mỗi chủ gia đình người Mỹ bản địa sẽ nhận được một mảnh đất có diện tích 160 mẫu Anh. Đây là nỗ lực nhằm khuyến khích người bản địa tham gia trồng trọt và sống trong các gia đình nhỏ – những đặc điểm mang “tính Mỹ” nhiều hơn. Đồng thời cũng khiến họ từ bỏ lòng trung thành với bộ lạc. Chính phủ sẽ ủy thác quyền sở hữu đất trong vòng 25 năm, cho đến khi người nhận có thể chứng tỏ mình là một nông dân thực thụ. Trước khi người nhận có thể rao bán mảnh đất của mình, họ phải đạt được một giấy chứng nhận khả năng. Nếu họ không thể trở thành nông dân thì mảnh đất sẽ được trả về cho chính quyền liên bang. Sau đó, chúng sẽ được bán đi và thường là bán cho những người định cư da trắng.
Đạo luật Dawes đã làm giảm số lượng đất đai do người Mỹ bản địa sở hữu, từ 138 triệu mẫu Anh (1887) chỉ còn 78 triệu mẫu Anh (1900). Nhưng nó lại làm gia tăng xu hướng người da trắng đến định cư ở các vùng đất trước đây thuộc quyền người bản địa. Ngoài ra, đạo luật này còn thành lập các trường nội trú do liên bang tài trợ nhằm “đồng hóa” trẻ em bản địa với văn hóa của người da trắng. Thực tế là các mối quan hệ gia đình và văn hóa đều đã bị phá hủy bởi những ngôi trường khét tiếng này, nơi mà bọn trẻ sẽ bị trừng phạt nếu nói tiếng mẹ đẻ hay thực hiện các nghi lễ bản địa.
Đạo luật Severalty Dawes cuối cùng đã bị bãi bỏ vào năm 1934, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Franklin Roosevelt.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes
Nguồn: Cleveland signs devastating Dawes Act into law, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1887, Tổng thống Grover Cleveland đã ký ban hành Đạo luật Dawes Severalty, cho phép chính phủ phân chia đất đai tại các khu dành riêng cho người bản địa (da đỏ) Mỹ thành nhiều phần nhỏ và chia lại cho từng cá nhân trong bộ lạc. Đạo luật này cũng được gọi là Luật Phân Đất (General Allotment Act) vì nó làm thay đổi tư cách pháp lý của người Mỹ bản địa, từ các thành viên của bộ lạc trở thành các cá nhân chịu sự điều chỉnh của luật liên bang. Ngoài ra, việc giải tán nhiều bộ lạc cũng đã gây ra một cú sốc lớn lên chủ quyền bộ lạc.
Mục đích của Cleveland là nhằm khuyến khích người Mỹ bản địa hòa nhập vào nền văn hóa nông nghiệp Mỹ. Cleveland – người đã từng nói rằng: dù người dân ủng hộ chính phủ, chính phủ không nên hỗ trợ người dân – là người đứng đầu một chính phủ cải cách xã hội, nhưng vẫn còn bảo thủ về tài chính và không tin vào việc phân phát phúc lợi.
Ông đã ký Đạo luật Dawes Severalty với mong muốn chân thành là nhằm cải thiện cuộc sống của người Mỹ bản địa, bằng cách giúp họ hòa nhập vào văn hóa của người da trắng, và xóa bỏ các chính sách trước đó, vốn buộc người bản địa phải sống ở những nơi hoang vắng và rất khó khăn để tồn tại. Tuy nhiên, Cleveland đã sai lầm. Việc ủng hộ Đạo Luật Dawes Severalty thực sự gây hại nhiều hơn lợi.
Thể theo Đạo Luật Dawes Severalty, mỗi chủ gia đình người Mỹ bản địa sẽ nhận được một mảnh đất có diện tích 160 mẫu Anh. Đây là nỗ lực nhằm khuyến khích người bản địa tham gia trồng trọt và sống trong các gia đình nhỏ – những đặc điểm mang “tính Mỹ” nhiều hơn. Đồng thời cũng khiến họ từ bỏ lòng trung thành với bộ lạc. Chính phủ sẽ ủy thác quyền sở hữu đất trong vòng 25 năm, cho đến khi người nhận có thể chứng tỏ mình là một nông dân thực thụ. Trước khi người nhận có thể rao bán mảnh đất của mình, họ phải đạt được một giấy chứng nhận khả năng. Nếu họ không thể trở thành nông dân thì mảnh đất sẽ được trả về cho chính quyền liên bang. Sau đó, chúng sẽ được bán đi và thường là bán cho những người định cư da trắng.
Đạo luật Dawes đã làm giảm số lượng đất đai do người Mỹ bản địa sở hữu, từ 138 triệu mẫu Anh (1887) chỉ còn 78 triệu mẫu Anh (1900). Nhưng nó lại làm gia tăng xu hướng người da trắng đến định cư ở các vùng đất trước đây thuộc quyền người bản địa. Ngoài ra, đạo luật này còn thành lập các trường nội trú do liên bang tài trợ nhằm “đồng hóa” trẻ em bản địa với văn hóa của người da trắng. Thực tế là các mối quan hệ gia đình và văn hóa đều đã bị phá hủy bởi những ngôi trường khét tiếng này, nơi mà bọn trẻ sẽ bị trừng phạt nếu nói tiếng mẹ đẻ hay thực hiện các nghi lễ bản địa.
Đạo luật Severalty Dawes cuối cùng đã bị bãi bỏ vào năm 1934, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Franklin Roosevelt.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )