Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo
Nguồn: Firebombing of Tokyo, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1945, máy bay chiến đấu của Mỹ đã khởi động một cuộc oanh tạc chống lại Nhật Bản. Trong suốt 48 giờ sau đó, họ đã thả 2.000 tấn bom cháy xuống Tokyo. Gần 16 dặm vuông trong và xung quanh thủ đô Nhật Bản đã bị thiêu hủy. Khoảng 80.000 đến 130.000 dân thường đã thiệt mạng trong cơn bão lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.
Sáng sớm ngày 09/03, các phi công thuộc Không quân Mỹ đã tham dự một cuộc họp quân sự ở Tinian và Saipan, quần đảo Bắc Mariana. Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công ném bom tầm thấp xuống Tokyo vào buổi tối cùng ngày, nhưng sẽ có một yếu tố bất ngờ: máy bay của họ sẽ không được trang bị súng, trừ súng đạn pháo ở đuôi. Việc giảm bớt súng sẽ làm tăng tốc độ của các máy bay ném bom Superfortress và cũng sẽ làm tăng khả năng tải bom lên 65%, tức là mỗi máy bay có thể mang theo hơn bảy tấn bom.
Tốc độ là điều tối quan trọng. Các phi công đều được cảnh báo rằng nếu bị bắn rơi, họ cần nhanh chóng hạ cánh xuống nước, để làm tăng cơ hội được cứu bởi các đội cứu hộ của Mỹ. Nếu họ hạ cánh trong phạm vi lãnh thổ Nhật, họ chắc chắn sẽ bị xử tội rất nặng nề, vì nhiệm vụ của ngày hôm ấy là phải gây ra cái chết cho hàng chục ngàn dân thường. “Các anh sẽ đem tới trận không kích lớn nhất mà người Nhật từng thấy,” Tướng Curtis LeMay nói.
Vụ đánh bom chùm vào Shitamachi, ngoại ô thành phố Tokyo, đã được phê duyệt chỉ vài giờ trước đó. Shitamachi gồm khoảng 750.000 dân, sống chen chúc trong các căn nhà bằng gỗ. Thiêu rụi “thành phố giấy” này sẽ giúp thử nghiệm ảnh hưởng của bom cháy; nó đồng thời sẽ phá hủy ngành công nghiệp nhẹ, có tên gọi “nhà máy sản xuất bóng tối”, nơi sản xuất các trang thiết bị chiến tranh cho các nhà máy chế tạo máy bay Nhật.
Cư dân Shitamachi chưa từng có một cơ hội nào để tự bảo vệ mình. Lực lượng cứu hỏa của họ vô cùng yếu, đào tạo kém cỏi và thiếu thốn trang bị. Lúc 5h34 chiều, các máy bay ném bom Superfortress B-29 cất cánh từ Saipan và Tinian, và đến mục tiêu vào lúc 12h15 rạng sáng ngày 10/03. Tổng cộng 354 máy bay ném bom bay cách mặt đất 500 feet để thả bom. Họ tạo ra một đống lửa khổng lồ với sức gió gần 56 km/h, san bằng Shitamachi và nhanh chóng cháy lan khắp Tokyo. Người dân Nhật vô cùng hoảng loạn và sợ hãi. Họ tranh giành nhau để thoát khỏi địa ngục, nhưng chẳng mấy người thành công. Khung cảnh tàn sát dã man tới mức mà sương mù nhuốm màu đỏ máu và mùi hôi từ thịt cháy toả lên đến tận các phi công, khiến họ phải dùng mặt nạ dưỡng khí để tránh nôn.
http://nghiencuuquocte.org/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo
Nguồn: Firebombing of Tokyo, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1945, máy bay chiến đấu của Mỹ đã khởi động một cuộc oanh tạc chống lại Nhật Bản. Trong suốt 48 giờ sau đó, họ đã thả 2.000 tấn bom cháy xuống Tokyo. Gần 16 dặm vuông trong và xung quanh thủ đô Nhật Bản đã bị thiêu hủy. Khoảng 80.000 đến 130.000 dân thường đã thiệt mạng trong cơn bão lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.
Sáng sớm ngày 09/03, các phi công thuộc Không quân Mỹ đã tham dự một cuộc họp quân sự ở Tinian và Saipan, quần đảo Bắc Mariana. Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công ném bom tầm thấp xuống Tokyo vào buổi tối cùng ngày, nhưng sẽ có một yếu tố bất ngờ: máy bay của họ sẽ không được trang bị súng, trừ súng đạn pháo ở đuôi. Việc giảm bớt súng sẽ làm tăng tốc độ của các máy bay ném bom Superfortress và cũng sẽ làm tăng khả năng tải bom lên 65%, tức là mỗi máy bay có thể mang theo hơn bảy tấn bom.
Tốc độ là điều tối quan trọng. Các phi công đều được cảnh báo rằng nếu bị bắn rơi, họ cần nhanh chóng hạ cánh xuống nước, để làm tăng cơ hội được cứu bởi các đội cứu hộ của Mỹ. Nếu họ hạ cánh trong phạm vi lãnh thổ Nhật, họ chắc chắn sẽ bị xử tội rất nặng nề, vì nhiệm vụ của ngày hôm ấy là phải gây ra cái chết cho hàng chục ngàn dân thường. “Các anh sẽ đem tới trận không kích lớn nhất mà người Nhật từng thấy,” Tướng Curtis LeMay nói.
Vụ đánh bom chùm vào Shitamachi, ngoại ô thành phố Tokyo, đã được phê duyệt chỉ vài giờ trước đó. Shitamachi gồm khoảng 750.000 dân, sống chen chúc trong các căn nhà bằng gỗ. Thiêu rụi “thành phố giấy” này sẽ giúp thử nghiệm ảnh hưởng của bom cháy; nó đồng thời sẽ phá hủy ngành công nghiệp nhẹ, có tên gọi “nhà máy sản xuất bóng tối”, nơi sản xuất các trang thiết bị chiến tranh cho các nhà máy chế tạo máy bay Nhật.
Cư dân Shitamachi chưa từng có một cơ hội nào để tự bảo vệ mình. Lực lượng cứu hỏa của họ vô cùng yếu, đào tạo kém cỏi và thiếu thốn trang bị. Lúc 5h34 chiều, các máy bay ném bom Superfortress B-29 cất cánh từ Saipan và Tinian, và đến mục tiêu vào lúc 12h15 rạng sáng ngày 10/03. Tổng cộng 354 máy bay ném bom bay cách mặt đất 500 feet để thả bom. Họ tạo ra một đống lửa khổng lồ với sức gió gần 56 km/h, san bằng Shitamachi và nhanh chóng cháy lan khắp Tokyo. Người dân Nhật vô cùng hoảng loạn và sợ hãi. Họ tranh giành nhau để thoát khỏi địa ngục, nhưng chẳng mấy người thành công. Khung cảnh tàn sát dã man tới mức mà sương mù nhuốm màu đỏ máu và mùi hôi từ thịt cháy toả lên đến tận các phi công, khiến họ phải dùng mặt nạ dưỡng khí để tránh nôn.
http://nghiencuuquocte.org/