Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Ngày Này Năm Xưa: 09/10/1975: 04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ.

04

Nguồn: Iranian students storm U.S. embassy in Tehran, leading to oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ. Nhóm sinh viên này ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini. Họ đòi trục xuất nhà lãnh đạo bị lật đổ của Iran, Shah Mohammed Reza Pahlevi, người đã trốn sang Ai Cập hồi tháng 1/1979, và tới tháng 11 thì được điều trị ung thư tại Mỹ. Sau cuộc tấn công của sinh viên, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iran.

Lệnh cấm vận này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đã diễn ra từ đầu năm 1979. Một cuộc đình công trên các giếng dầu Iran và cuộc cách mạng vào tháng 1 đã làm gián đoạn nguồn cung dầu từ nước này. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng tăng giá dầu xuất khẩu.

Tất cả đẩy giá dầu lên mức cao nhất mọi thời đại. Tính đến thời điểm sinh viên chiếm Đại sứ quán vào tháng 11, người Mỹ đã phải đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng này: rất nhiều người xếp hàng ở trạm bơm, tranh nhau vì xăng dầu thiếu hụt, và thất vọng với những chiếc xe hao xăng do các hãng xe Mỹ sản xuất.

“Cú sốc dầu mỏ” này nhắc nhở người Mỹ về cuộc khủng hoảng dầu 1973 – 1974, khi cấm vận của OPEC đã đẩy giá xăng dầu tăng vọt. Vào thời điểm cấm vận kết thúc, giá gas bán lẻ trung bình tăng từ 38 cent/gallon lên đến 84 cent/gallon. Kết quả là việc chạy xe hơi hạng nặng của Mỹ trở nên cực kỳ đắt đỏ, nhiều chiếc tốn cả gallon xăng để chạy chưa tới 10 dặm! Nhiều người đã bán chiếc xe hơi “khổng lồ” của mình để mua những chiếc xe nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tình trạng này dẫn đến một kết thúc chẳng mấy tốt đẹp đối với các nhà sản xuất ô tô Mỹ, những người đã vội vã đưa ra thị trường một số loại xe nhỏ hơn nhưng lại không kiểm tra kỹ lưỡng, khiến họ bị mang tiếng là không đáng tin và chất lượng chế tạo kém. Khi cuộc khủng hoảng lắng xuống, hầu hết các mẫu xe của các nhà sản xuất trong nước đã bị vứt xó tại đại lý.

Khủng hoảng con tin năm 1979 làm phức tạp thêm khủng hoảng năng lượng. Thực tế, có nhiều nhà sử học tin rằng sự kết hợp của hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Carter mất chức. Tuy nhiên, vẫn có một vài người được hưởng lợi. Chẳng hạn, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã gầy dựng danh tiếng là người sản xuất các mẫu xe giá rẻ, đáng tin cậy, hoạt động hiệu quả, đặc biệt thích hợp với giai đoạn thắt lưng buộc bụng. Mẫu sedan của các hãng Datsun, Subaru, Toyota và Honda là những chiếc xe thành công nhất năm 1979. Tất cả đều nhờ khủng hoảng năng lượng để giành được chỗ đứng lâu dài trong thị trường Mỹ.

Tháng 4/1980, Tổng thống Carter đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với chính phủ Iran, nhưng sau khi sứ mệnh giải cứu tuyệt mật bị thất bại, ông buộc phải tiếp tục đàm phán với chế độ Khomeini. Bất chấp nỗ lực giải cứu con tin của Carter, ông đã không thể giúp họ được tự do khi còn là Tổng thống. Phía Iran cuối cùng đã chịu thả con tin vào ngày 20/01/1981, chỉ vài phút sau khi tân Tổng thống Ronald Reagan hoàn thành phát biểu nhậm chức.

http://nghiencuuquocte.org/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngày Này Năm Xưa: 09/10/1975: 04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ.

04

Nguồn: Iranian students storm U.S. embassy in Tehran, leading to oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ. Nhóm sinh viên này ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini. Họ đòi trục xuất nhà lãnh đạo bị lật đổ của Iran, Shah Mohammed Reza Pahlevi, người đã trốn sang Ai Cập hồi tháng 1/1979, và tới tháng 11 thì được điều trị ung thư tại Mỹ. Sau cuộc tấn công của sinh viên, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iran.

Lệnh cấm vận này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đã diễn ra từ đầu năm 1979. Một cuộc đình công trên các giếng dầu Iran và cuộc cách mạng vào tháng 1 đã làm gián đoạn nguồn cung dầu từ nước này. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng tăng giá dầu xuất khẩu.

Tất cả đẩy giá dầu lên mức cao nhất mọi thời đại. Tính đến thời điểm sinh viên chiếm Đại sứ quán vào tháng 11, người Mỹ đã phải đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng này: rất nhiều người xếp hàng ở trạm bơm, tranh nhau vì xăng dầu thiếu hụt, và thất vọng với những chiếc xe hao xăng do các hãng xe Mỹ sản xuất.

“Cú sốc dầu mỏ” này nhắc nhở người Mỹ về cuộc khủng hoảng dầu 1973 – 1974, khi cấm vận của OPEC đã đẩy giá xăng dầu tăng vọt. Vào thời điểm cấm vận kết thúc, giá gas bán lẻ trung bình tăng từ 38 cent/gallon lên đến 84 cent/gallon. Kết quả là việc chạy xe hơi hạng nặng của Mỹ trở nên cực kỳ đắt đỏ, nhiều chiếc tốn cả gallon xăng để chạy chưa tới 10 dặm! Nhiều người đã bán chiếc xe hơi “khổng lồ” của mình để mua những chiếc xe nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tình trạng này dẫn đến một kết thúc chẳng mấy tốt đẹp đối với các nhà sản xuất ô tô Mỹ, những người đã vội vã đưa ra thị trường một số loại xe nhỏ hơn nhưng lại không kiểm tra kỹ lưỡng, khiến họ bị mang tiếng là không đáng tin và chất lượng chế tạo kém. Khi cuộc khủng hoảng lắng xuống, hầu hết các mẫu xe của các nhà sản xuất trong nước đã bị vứt xó tại đại lý.

Khủng hoảng con tin năm 1979 làm phức tạp thêm khủng hoảng năng lượng. Thực tế, có nhiều nhà sử học tin rằng sự kết hợp của hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Carter mất chức. Tuy nhiên, vẫn có một vài người được hưởng lợi. Chẳng hạn, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã gầy dựng danh tiếng là người sản xuất các mẫu xe giá rẻ, đáng tin cậy, hoạt động hiệu quả, đặc biệt thích hợp với giai đoạn thắt lưng buộc bụng. Mẫu sedan của các hãng Datsun, Subaru, Toyota và Honda là những chiếc xe thành công nhất năm 1979. Tất cả đều nhờ khủng hoảng năng lượng để giành được chỗ đứng lâu dài trong thị trường Mỹ.

Tháng 4/1980, Tổng thống Carter đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với chính phủ Iran, nhưng sau khi sứ mệnh giải cứu tuyệt mật bị thất bại, ông buộc phải tiếp tục đàm phán với chế độ Khomeini. Bất chấp nỗ lực giải cứu con tin của Carter, ông đã không thể giúp họ được tự do khi còn là Tổng thống. Phía Iran cuối cùng đã chịu thả con tin vào ngày 20/01/1981, chỉ vài phút sau khi tân Tổng thống Ronald Reagan hoàn thành phát biểu nhậm chức.

http://nghiencuuquocte.org/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm