Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola
Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.
Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược.
Tháng 09/1975, quân đội Nam Phi đã sang trợ giúp lực lượng UNITA. Tháng 11, Cuba – lựa chọn tham chiến tại Angola như một phần trong chính sách đối ngoại hiếu chiến của Fidel Castro, nhằm khẳng định vai trò của nước này trong cuộc đấu tranh chống thực dân – đã phản ứng bằng cách đưa hàng ngàn quân đến hỗ trợ MPLA. Đợt phản công mạnh mẽ này đã khiến lực lượng Nam Phi phải rút lui.
Năm 1981, Nam Phi – người luôn xem chế độ MPLA là mối đe dọa đến việc kiểm soát chính trị của họ lên nước láng giềng Namibia – đã một lần nữa xâm lược Angola và tăng cường viện trợ cho UNITA. Lãnh đạo UNITA, Jonas Savimbi đã kêu gọi sự hỗ trợ của Mỹ, và còn sang thăm Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1986. Mỹ đáp lại bằng cách viện trợ quân sự cho lực lượng UNITA và yêu cầu quân đội Cuba rút khỏi Angola. Khi chiến tranh leo thang, Castro đã cử 15.000 quân bổ sung sang quốc gia châu Phi này.
Suốt hai năm 1987 và 1988, UNITA, MPLA cùng các đồng minh của mình đã chiến đấu vô cùng đẫm máu. Khi nhận thấy tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát, Mỹ đã trở thành trung gian cho một thỏa thuận giữa Angola, Cuba, và Nam Phi vào tháng 12/1988, trong đó ba nước này tuyên bố tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ rút khỏi Angola. Cả ba đều đã chi một khoản tiền lớn cùng rất nhiều nhân sự vào cuộc xung đột dường như vô tận này, nên họ, mà cụ thể là Cuba, mong muốn thương lượng một lối thoát có lợi cho mình. Một vài tuần sau đó, Cuba bắt đầu rút quân và tới năm 1991 thì rút hoàn toàn.
Tình hình ở Angola cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng trong thập niên 1970 và 1980, châu Phi đã giữ một vai trò quan trọng trong địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, sự can thiệp của Cuba vào cuộc xung đột cũng là một sự kiện càng làm cho quan hệ giữa Mỹ và Cuba nguội lạnh hơn.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola
Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.
Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược.
Tháng 09/1975, quân đội Nam Phi đã sang trợ giúp lực lượng UNITA. Tháng 11, Cuba – lựa chọn tham chiến tại Angola như một phần trong chính sách đối ngoại hiếu chiến của Fidel Castro, nhằm khẳng định vai trò của nước này trong cuộc đấu tranh chống thực dân – đã phản ứng bằng cách đưa hàng ngàn quân đến hỗ trợ MPLA. Đợt phản công mạnh mẽ này đã khiến lực lượng Nam Phi phải rút lui.
Năm 1981, Nam Phi – người luôn xem chế độ MPLA là mối đe dọa đến việc kiểm soát chính trị của họ lên nước láng giềng Namibia – đã một lần nữa xâm lược Angola và tăng cường viện trợ cho UNITA. Lãnh đạo UNITA, Jonas Savimbi đã kêu gọi sự hỗ trợ của Mỹ, và còn sang thăm Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1986. Mỹ đáp lại bằng cách viện trợ quân sự cho lực lượng UNITA và yêu cầu quân đội Cuba rút khỏi Angola. Khi chiến tranh leo thang, Castro đã cử 15.000 quân bổ sung sang quốc gia châu Phi này.
Suốt hai năm 1987 và 1988, UNITA, MPLA cùng các đồng minh của mình đã chiến đấu vô cùng đẫm máu. Khi nhận thấy tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát, Mỹ đã trở thành trung gian cho một thỏa thuận giữa Angola, Cuba, và Nam Phi vào tháng 12/1988, trong đó ba nước này tuyên bố tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ rút khỏi Angola. Cả ba đều đã chi một khoản tiền lớn cùng rất nhiều nhân sự vào cuộc xung đột dường như vô tận này, nên họ, mà cụ thể là Cuba, mong muốn thương lượng một lối thoát có lợi cho mình. Một vài tuần sau đó, Cuba bắt đầu rút quân và tới năm 1991 thì rút hoàn toàn.
Tình hình ở Angola cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng trong thập niên 1970 và 1980, châu Phi đã giữ một vai trò quan trọng trong địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, sự can thiệp của Cuba vào cuộc xung đột cũng là một sự kiện càng làm cho quan hệ giữa Mỹ và Cuba nguội lạnh hơn.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )