Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 13/03/1961: Kennedy đề xuất lập Liên minh vì sự tiến bộ (Alliance for Progress)
Nguồn: Kennedy proposes Alliance for Progress, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đề xuất một chương trình viện trợ hàng tỉ USD trong vòng 10 năm cho khu vực Mỹ Latinh. Chương trình này được biết đến với tên gọi Liên minh vì sự tiến bộ (Alliance for Progress), được thiết kế để cải thiện quan hệ với Mỹ Latinh, vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng trong những năm trước đó.
Khi Kennedy trở thành Tổng thống vào năm 1961, quan hệ với Mỹ Latinh đang ở mức thấp. Các nước cộng hòa Mỹ Latinh đã thất vọng với viện trợ kinh tế của Mỹ sau Thế chiến II. Họ lập luận rằng mình đã ủng hộ Mỹ trong chiến tranh bằng cách gia tăng sản xuất các nguyên liệu quan trọng và giữ giá thấp – nên khi Mỹ bắt đầu các chương trình viện trợ lớn sang châu Âu và Nhật Bản sau chiến tranh, các nước Mỹ Latinh phản đối và cho rằng họ cũng xứng đáng được hỗ trợ kinh tế. Sự tức giận của họ được thể hiện rõ ràng trong chuyến đi của Phó Tổng thống Richard Nixon đến khu vực này vào năm 1958, khi một đám đông tấn công xe của ông khi ông đang thăm Caracas (Venezuela).
Đáng ngại hơn cho các quan chức Mỹ là mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ Latinh. Năm 1954, Cục Tình báo Trung ương CIA đã tài trợ cho một cuộc cách mạng lật đổ chính phủ cánh tả ở Guatemala. Năm 1959, Fidel Castro lên nắm quyền ở Cuba, sang năm 1961, Mỹ đã cắt đứt quan hệ với chính phủ của ông này. Để đối phó với những diễn biến trên, Kennedy đã viện tới Liên minh vì sự tiến bộ.
Khi yêu cầu ngân sách từ Quốc hội, vị Tổng thống nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện tình trạng biết chữ, sử dụng đất đai, năng suất công nghiệp, y tế và giáo dục ở Mỹ Latinh. Người Mỹ cần phải giúp Mỹ Latinh, nơi “hàng triệu đàn ông và phụ nữ phải chịu đựng sự đói nghèo ngày một tồi tệ” và “bất mãn đang gia tăng.” Mỹ sẽ cung cấp tiền, chuyên môn và công nghệ để nâng cao mức sống cho người dân Mỹ Latinh, với hy vọng sẽ làm cho các nước này mạnh hơn và có thể chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Đáp lại lời kêu gọi của Kennedy, tháng 05/1961, Quốc hội đã phê chuẩn một khoản hỗ trợ ban đầu là 500 triệu USD. Trong 10 năm tiếp theo, hàng tỷ USD đã được chi cho Liên minh vì sự tiến bộ, nhưng nó chỉ đạt thành công ít ỏi và có nhiều lý do khiến nó cuối cùng cũng thất bại. Các nghị sĩ Mỹ đã miễn cưỡng không muốn cấp vốn cho chương trình tái phân phối đất đai ở Mỹ Latinh, vì họ cảm thấy điều đó là hiện thân của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, giới tinh hoa Mỹ Latinh đã dùng hầu hết các khoản tiền quỹ vào các dự án cá nhân, làm giàu cho bản thân họ, mà chẳng mang lại lợi ích gì cho đại đa số người dân. Liên minh vì sự tiến bộ chắc chắn thất bại trong việc mang lại dân chủ cho Mỹ Latinh: tính đến thời điểm chương trình này yếu dần trong những năm đầu thập niên 1970, 13 chính phủ ở Mỹ Latin đã bị thay thế bởi chế độ quân sự.
http://nghiencuuquocte.org/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 13/03/1961: Kennedy đề xuất lập Liên minh vì sự tiến bộ (Alliance for Progress)
Nguồn: Kennedy proposes Alliance for Progress, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đề xuất một chương trình viện trợ hàng tỉ USD trong vòng 10 năm cho khu vực Mỹ Latinh. Chương trình này được biết đến với tên gọi Liên minh vì sự tiến bộ (Alliance for Progress), được thiết kế để cải thiện quan hệ với Mỹ Latinh, vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng trong những năm trước đó.
Khi Kennedy trở thành Tổng thống vào năm 1961, quan hệ với Mỹ Latinh đang ở mức thấp. Các nước cộng hòa Mỹ Latinh đã thất vọng với viện trợ kinh tế của Mỹ sau Thế chiến II. Họ lập luận rằng mình đã ủng hộ Mỹ trong chiến tranh bằng cách gia tăng sản xuất các nguyên liệu quan trọng và giữ giá thấp – nên khi Mỹ bắt đầu các chương trình viện trợ lớn sang châu Âu và Nhật Bản sau chiến tranh, các nước Mỹ Latinh phản đối và cho rằng họ cũng xứng đáng được hỗ trợ kinh tế. Sự tức giận của họ được thể hiện rõ ràng trong chuyến đi của Phó Tổng thống Richard Nixon đến khu vực này vào năm 1958, khi một đám đông tấn công xe của ông khi ông đang thăm Caracas (Venezuela).
Đáng ngại hơn cho các quan chức Mỹ là mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ Latinh. Năm 1954, Cục Tình báo Trung ương CIA đã tài trợ cho một cuộc cách mạng lật đổ chính phủ cánh tả ở Guatemala. Năm 1959, Fidel Castro lên nắm quyền ở Cuba, sang năm 1961, Mỹ đã cắt đứt quan hệ với chính phủ của ông này. Để đối phó với những diễn biến trên, Kennedy đã viện tới Liên minh vì sự tiến bộ.
Khi yêu cầu ngân sách từ Quốc hội, vị Tổng thống nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện tình trạng biết chữ, sử dụng đất đai, năng suất công nghiệp, y tế và giáo dục ở Mỹ Latinh. Người Mỹ cần phải giúp Mỹ Latinh, nơi “hàng triệu đàn ông và phụ nữ phải chịu đựng sự đói nghèo ngày một tồi tệ” và “bất mãn đang gia tăng.” Mỹ sẽ cung cấp tiền, chuyên môn và công nghệ để nâng cao mức sống cho người dân Mỹ Latinh, với hy vọng sẽ làm cho các nước này mạnh hơn và có thể chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Đáp lại lời kêu gọi của Kennedy, tháng 05/1961, Quốc hội đã phê chuẩn một khoản hỗ trợ ban đầu là 500 triệu USD. Trong 10 năm tiếp theo, hàng tỷ USD đã được chi cho Liên minh vì sự tiến bộ, nhưng nó chỉ đạt thành công ít ỏi và có nhiều lý do khiến nó cuối cùng cũng thất bại. Các nghị sĩ Mỹ đã miễn cưỡng không muốn cấp vốn cho chương trình tái phân phối đất đai ở Mỹ Latinh, vì họ cảm thấy điều đó là hiện thân của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, giới tinh hoa Mỹ Latinh đã dùng hầu hết các khoản tiền quỹ vào các dự án cá nhân, làm giàu cho bản thân họ, mà chẳng mang lại lợi ích gì cho đại đa số người dân. Liên minh vì sự tiến bộ chắc chắn thất bại trong việc mang lại dân chủ cho Mỹ Latinh: tính đến thời điểm chương trình này yếu dần trong những năm đầu thập niên 1970, 13 chính phủ ở Mỹ Latin đã bị thay thế bởi chế độ quân sự.
http://nghiencuuquocte.org/