Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 14/12/1911: Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực
Nguồn: Amundsen reaches South Pole, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1911, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực, đánh bại đối thủ người Anh, Robert Falcon Scott.
Amundsen sinh năm 1872 ở Borge, gần Oslo, là một trong những nhân vật nổi tiếng về thám hiểm vùng cực. Năm 1897, ông là thuyền phó trong một đoàn thám hiểm Bỉ – những người đầu tiên trải qua mùa đông ở vùng Nam Cực. Năm 1903, ông là đã đưa chiếc thuyền buồm Gjöa 47 tấn đi theo Lối thông Tây Bắc (Northwest Passage, gần Bắc Cực), và vòng quanh bờ biển Canada, trở thành hoa tiêu đầu tiên thực hiện cuộc hải trình nguy hiểm này. Amundsen dự định sẽ là người đầu tiên đến Bắc Cực, và đã bắt tay chuẩn bị cho chuyến đi, nhưng đáng tiếc là vào năm 1909, nhà thám hiểm người Mỹ Robert Peary đã đến đó trước.
Dù vậy, Amundsen đã hoàn thành việc chuẩn bị và tháng 6/1910, thay vì đến Bắc Cực, ông dong buồm đến Nam Cực, nơi mà Robert F. Scott cũng đang hướng đến. Vào đầu năm 1911, Amundsen đã đưa tàu vào Vịnh Cá voi (Bay of Whales) và cắm trại ở vị trí gần Nam Cực hơn so với đoàn của Scott, cụ thể là gần hơn 60 dặm. Sang tháng 10, cả hai nhà thám hiểm bắt đầu khởi hành – Amundsen sử dụng xe trượt tuyết do chó kéo, còn Scott sử dụng xe trượt tuyết Siberia có động cơ, và xe do ngựa và chó kéo. Ngày 14/12/1911, đoàn thám hiểm của Amundsen đã giành chiến thắng trong cuộc đua đến Nam Cực và trở về trại an toàn vào cuối tháng 01/2012.
Đoàn thám hiểm của Scott thì kém may mắn hơn. Xe trượt động cơ bị hư hỏng, họ buộc phải bắn những con ngựa, còn chó thì bị gửi trở về trại, trong khi Scott và bốn người trong đoàn tiếp tục đi bộ. Ngày 18/01/1912, họ đến được Nam Cực chỉ để biết rằng Amundsen đã đến trước họ hơn một tháng. Thời tiết trên hành trình trở về của Scott cũng đặc biệt khắc nghiệt, hai người trong đoàn thiệt mạng, còn cơn bão sau đó đã khiến Scott và hai người sống sót khác mắc kẹt trong lều, chỉ cách trại của họ 11 dặm. Thi thể đông cứng của Scott đã được tìm thấy vào cuối năm đó.
Sau cuộc hành trình lịch sử đến Nam Cực, Amundsen thành lập một doanh nghiệp vận tải biển thành công. Sau đó, ông đã cố gắng để trở thành nhà thám hiểm đầu tiên bay qua Bắc Cực. Năm 1925, ông đã bay đến khu vực cách Bắc Cực 150 dặm. Sang năm 1926, ông bay qua Bắc Cực chỉ ba ngày sau chuyến bay tương tự của nhà thám hiểm người Mỹ, Richard E. Byrd. Năm 1996, người ta tìm thấy cuốn nhật ký mà Byrd viết về chuyến bay, trong đó ám chỉ rằng ông chỉ bay được tới vị trí cách mục tiêu 150 dặm vì lý do rò rỉ dầu. Điều này đã biến cuộc thám hiểm của Amundsen trở thành chuyến bay đầu tiên qua Bắc Cực.
Năm 1928, Amundsen thiệt mạng trong khi cố gắng giải cứu một nhà thám hiểm khác, người có máy bay bị rơi ở vùng biển gần Spitsbergen, Na Uy.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 14/12/1911: Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực
Nguồn: Amundsen reaches South Pole, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1911, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen trở thành người đầu tiên đến Nam Cực, đánh bại đối thủ người Anh, Robert Falcon Scott.
Amundsen sinh năm 1872 ở Borge, gần Oslo, là một trong những nhân vật nổi tiếng về thám hiểm vùng cực. Năm 1897, ông là thuyền phó trong một đoàn thám hiểm Bỉ – những người đầu tiên trải qua mùa đông ở vùng Nam Cực. Năm 1903, ông là đã đưa chiếc thuyền buồm Gjöa 47 tấn đi theo Lối thông Tây Bắc (Northwest Passage, gần Bắc Cực), và vòng quanh bờ biển Canada, trở thành hoa tiêu đầu tiên thực hiện cuộc hải trình nguy hiểm này. Amundsen dự định sẽ là người đầu tiên đến Bắc Cực, và đã bắt tay chuẩn bị cho chuyến đi, nhưng đáng tiếc là vào năm 1909, nhà thám hiểm người Mỹ Robert Peary đã đến đó trước.
Dù vậy, Amundsen đã hoàn thành việc chuẩn bị và tháng 6/1910, thay vì đến Bắc Cực, ông dong buồm đến Nam Cực, nơi mà Robert F. Scott cũng đang hướng đến. Vào đầu năm 1911, Amundsen đã đưa tàu vào Vịnh Cá voi (Bay of Whales) và cắm trại ở vị trí gần Nam Cực hơn so với đoàn của Scott, cụ thể là gần hơn 60 dặm. Sang tháng 10, cả hai nhà thám hiểm bắt đầu khởi hành – Amundsen sử dụng xe trượt tuyết do chó kéo, còn Scott sử dụng xe trượt tuyết Siberia có động cơ, và xe do ngựa và chó kéo. Ngày 14/12/1911, đoàn thám hiểm của Amundsen đã giành chiến thắng trong cuộc đua đến Nam Cực và trở về trại an toàn vào cuối tháng 01/2012.
Đoàn thám hiểm của Scott thì kém may mắn hơn. Xe trượt động cơ bị hư hỏng, họ buộc phải bắn những con ngựa, còn chó thì bị gửi trở về trại, trong khi Scott và bốn người trong đoàn tiếp tục đi bộ. Ngày 18/01/1912, họ đến được Nam Cực chỉ để biết rằng Amundsen đã đến trước họ hơn một tháng. Thời tiết trên hành trình trở về của Scott cũng đặc biệt khắc nghiệt, hai người trong đoàn thiệt mạng, còn cơn bão sau đó đã khiến Scott và hai người sống sót khác mắc kẹt trong lều, chỉ cách trại của họ 11 dặm. Thi thể đông cứng của Scott đã được tìm thấy vào cuối năm đó.
Sau cuộc hành trình lịch sử đến Nam Cực, Amundsen thành lập một doanh nghiệp vận tải biển thành công. Sau đó, ông đã cố gắng để trở thành nhà thám hiểm đầu tiên bay qua Bắc Cực. Năm 1925, ông đã bay đến khu vực cách Bắc Cực 150 dặm. Sang năm 1926, ông bay qua Bắc Cực chỉ ba ngày sau chuyến bay tương tự của nhà thám hiểm người Mỹ, Richard E. Byrd. Năm 1996, người ta tìm thấy cuốn nhật ký mà Byrd viết về chuyến bay, trong đó ám chỉ rằng ông chỉ bay được tới vị trí cách mục tiêu 150 dặm vì lý do rò rỉ dầu. Điều này đã biến cuộc thám hiểm của Amundsen trở thành chuyến bay đầu tiên qua Bắc Cực.
Năm 1928, Amundsen thiệt mạng trong khi cố gắng giải cứu một nhà thám hiểm khác, người có máy bay bị rơi ở vùng biển gần Spitsbergen, Na Uy.
http://nghiencuuquocte.org