Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết
Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.
Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.”
Rosenberg ngay lập tức sử dụng tòa soạn này để phổ biến tư tưởng triết học phân biệt chủng tộc của mình, vốn khi đó đã trở thành triết lý chính thức của Đức Quốc xã. Tư tưởng này là sự kết hợp từ những bài viết của hai người cực kỳ có ảnh hưởng đến chủ nghĩa bài Do thái, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cũng như sự tự nhận thức mình là thượng đẳng của người Đức: Houston Stewart Chamberlain, người Anh, và bá tước Joseph Arthur de Gobineau, một nhà ngoại giao Pháp, cả hai đều tin rằng người Đức gốc Aryan chắc chắn sẽ trở thành bá chủ của châu Âu.
Năm 1923, cuộc Đảo chính Nhà hàng Bia thất bại, và Hitler bị bỏ tù. Ông ta liền chuyển quyền lãnh đạo cho Rosenberg, người mà Hitler tin rằng sẽ chỉ là một lãnh đạo nhu nhược và do đó sẽ không có bất cứ đe doạ nào đối với quyền lực của ông ta. Mà thật ra cũng chẳng có gì phải sợ – vì Đảng Quốc xã sẽ bị cấm hoạt động, mãi cho đến khi Hitler giành lại quyền kiểm soát sau khi ông được thả ra.
Các tác phẩm tuyên truyền của Rosenberg vẫn tiếp tục được phát hành trong quá trình Đức Quốc xã chiến đấu để giành lấy tính chính danh và quyền lực. Cuốn The Future Direction of a German Foreign Policy đã biện minh cho cuộc xâm lược và chiếm đóng Ba Lan và Liên Xô. The Myth of the 20th Century thì một lần nữa đưa ra các khái niệm phức tạp về tính ưu việt chủng tộc của người Bắc Âu, đồng thời mô tả rõ ràng kẻ thù của một châu Âu do Đức Quốc xã đứng đầu chính là “người Nga Tartar” (có nghĩa là người Slavơ), và người Do Thái, nhưng không chỉ riêng người Do Thái mà còn là tất cả các dân tộc Latinh – cũng như những người theo Thiên Chúa Giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo La Mã. Bản kế hoạch chi tiết cho một “quyền chinh phục tự nhiên” này lại càng thúc đẩy thành kiến và nhân cách vốn đã bạo lực của Hitler.
Vai trò của Rosenberg trong chiến tranh bao gồm việc làm việc từ Bộ Ngoại giao với nhà phát xít người Na Uy, Vidkun Quisling, để lật đổ chính phủ Na Uy. Rosenberg cũng chịu trách nhiệm giám sát việc vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp từ nước Pháp (dưới chính quyền Vichy) sang Đức.
( Nghiên Cứu Lịch Sử )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết
Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.
Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.”
Rosenberg ngay lập tức sử dụng tòa soạn này để phổ biến tư tưởng triết học phân biệt chủng tộc của mình, vốn khi đó đã trở thành triết lý chính thức của Đức Quốc xã. Tư tưởng này là sự kết hợp từ những bài viết của hai người cực kỳ có ảnh hưởng đến chủ nghĩa bài Do thái, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cũng như sự tự nhận thức mình là thượng đẳng của người Đức: Houston Stewart Chamberlain, người Anh, và bá tước Joseph Arthur de Gobineau, một nhà ngoại giao Pháp, cả hai đều tin rằng người Đức gốc Aryan chắc chắn sẽ trở thành bá chủ của châu Âu.
Năm 1923, cuộc Đảo chính Nhà hàng Bia thất bại, và Hitler bị bỏ tù. Ông ta liền chuyển quyền lãnh đạo cho Rosenberg, người mà Hitler tin rằng sẽ chỉ là một lãnh đạo nhu nhược và do đó sẽ không có bất cứ đe doạ nào đối với quyền lực của ông ta. Mà thật ra cũng chẳng có gì phải sợ – vì Đảng Quốc xã sẽ bị cấm hoạt động, mãi cho đến khi Hitler giành lại quyền kiểm soát sau khi ông được thả ra.
Các tác phẩm tuyên truyền của Rosenberg vẫn tiếp tục được phát hành trong quá trình Đức Quốc xã chiến đấu để giành lấy tính chính danh và quyền lực. Cuốn The Future Direction of a German Foreign Policy đã biện minh cho cuộc xâm lược và chiếm đóng Ba Lan và Liên Xô. The Myth of the 20th Century thì một lần nữa đưa ra các khái niệm phức tạp về tính ưu việt chủng tộc của người Bắc Âu, đồng thời mô tả rõ ràng kẻ thù của một châu Âu do Đức Quốc xã đứng đầu chính là “người Nga Tartar” (có nghĩa là người Slavơ), và người Do Thái, nhưng không chỉ riêng người Do Thái mà còn là tất cả các dân tộc Latinh – cũng như những người theo Thiên Chúa Giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo La Mã. Bản kế hoạch chi tiết cho một “quyền chinh phục tự nhiên” này lại càng thúc đẩy thành kiến và nhân cách vốn đã bạo lực của Hitler.
Vai trò của Rosenberg trong chiến tranh bao gồm việc làm việc từ Bộ Ngoại giao với nhà phát xít người Na Uy, Vidkun Quisling, để lật đổ chính phủ Na Uy. Rosenberg cũng chịu trách nhiệm giám sát việc vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp từ nước Pháp (dưới chính quyền Vichy) sang Đức.
( Nghiên Cứu Lịch Sử )