Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ
Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức.
Nhưng họ cũng hiểu rằng việc dùng các nhà khoa học đã từng làm việc cho Đức Quốc xã mà người Mỹ căm ghét là điều rất dễ gây kích động. Thế nên quân đội Mỹ đã che giấu các hoạt động bí mật này. Trong thông báo về kế hoạch, người phát ngôn của quân đội đơn thuần chỉ nói rằng một số nhà khoa học Đức, những người có kinh nghiệm phát triển tên lửa đã “tình nguyện” đến làm việc tại Mỹ với một “mức lương khiêm tốn.”
Thế nhưng, bản chất của sự “tự nguyện” này thực ra là “bị tạm giữ”, như chính phía Mỹ đã thừa nhận. Khi các nhà khoa học Đức đến Mỹ, cánh nhà báo và nhiếp ảnh gia không được phép phỏng vấn hay chụp ảnh họ. Vài ngày sau đó, một nguồn tin từ Thụy Điển khẳng định rằng các nhà khoa học này là thành viên của nhóm phát xít tại Peenemeunde, nơi các tên lửa dòng V đã được sản xuất. Dù vậy, chính phủ Mỹ tiếp tục mập mờ rằng “một số các nhà khoa học và kỹ thuật viên tài năng người Đức” đã được mời về nhằm “tận dụng những thành tựu đáng kể và vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia.”
Sự kiện này là một trong những trớ trêu có liên quan tới Chiến tranh Lạnh. Mỹ và Liên Xô đã từng là đồng minh chống lại Đức và chế độ Đức Quốc xã trong Thế chiến II, nhưng nay lại tham gia vào cuộc tranh giành khốc liệt để có được các nhà khoa học tài năng nhất, những người đã từng làm việc cho quân Đức. Mục đích của họ đều là nhằm xây dựng hệ thống vũ khí để đe dọa lẫn nhau.
http://nghiencuuquocte.org/2016/11/16/nha-khoa-hoc-duc-bat-sang-my/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ
Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức.
Nhưng họ cũng hiểu rằng việc dùng các nhà khoa học đã từng làm việc cho Đức Quốc xã mà người Mỹ căm ghét là điều rất dễ gây kích động. Thế nên quân đội Mỹ đã che giấu các hoạt động bí mật này. Trong thông báo về kế hoạch, người phát ngôn của quân đội đơn thuần chỉ nói rằng một số nhà khoa học Đức, những người có kinh nghiệm phát triển tên lửa đã “tình nguyện” đến làm việc tại Mỹ với một “mức lương khiêm tốn.”
Thế nhưng, bản chất của sự “tự nguyện” này thực ra là “bị tạm giữ”, như chính phía Mỹ đã thừa nhận. Khi các nhà khoa học Đức đến Mỹ, cánh nhà báo và nhiếp ảnh gia không được phép phỏng vấn hay chụp ảnh họ. Vài ngày sau đó, một nguồn tin từ Thụy Điển khẳng định rằng các nhà khoa học này là thành viên của nhóm phát xít tại Peenemeunde, nơi các tên lửa dòng V đã được sản xuất. Dù vậy, chính phủ Mỹ tiếp tục mập mờ rằng “một số các nhà khoa học và kỹ thuật viên tài năng người Đức” đã được mời về nhằm “tận dụng những thành tựu đáng kể và vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia.”
Sự kiện này là một trong những trớ trêu có liên quan tới Chiến tranh Lạnh. Mỹ và Liên Xô đã từng là đồng minh chống lại Đức và chế độ Đức Quốc xã trong Thế chiến II, nhưng nay lại tham gia vào cuộc tranh giành khốc liệt để có được các nhà khoa học tài năng nhất, những người đã từng làm việc cho quân Đức. Mục đích của họ đều là nhằm xây dựng hệ thống vũ khí để đe dọa lẫn nhau.
http://nghiencuuquocte.org/2016/11/16/nha-khoa-hoc-duc-bat-sang-my/