Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy
Nguồn:Rosetta Stone found, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm.
Khi Napoleon, một hoàng đế nổi tiếng với quan điểm khai sáng về giáo dục, nghệ thuật và văn hoá, chiếm Ai Cập vào năm 1798, ông đã đem theo một nhóm các học giả và bảo họ tìm kiếm tất cả các hiện vật văn hoá quan trọng về cho nước Pháp. Pierre Bouchard, một trong những người lính của Napoleon, đã nhớ đến mệnh lệnh này khi ông tìm thấy phiến đá bazan, dài gần 1,2mvà rộng 76cm, tại một pháo đài gần Rosetta. Khi người Anh đánh bại Napoleon vào năm 1801, họ đã chiếm được Phiến đá Rosetta.
Một số học giả, bao gồm cả nhà nghiên cứu người Anh Thomas Young, đã đạt được một số tiến bộ khi phân tích các chữ tượng hình trên Phiến đá Rosetta. Nhà Ai Cập học người Pháp, Jean-Francois Champollion (1790-1832), người đã tự học các ngôn ngữ cổ xưa, cuối cùng đã giải mã được các chữ tượng hình bằng cách sử dụng chữ Hy Lạp làm hướng dẫn. Chữ tượng hình sử dụng hình ảnh đại diện cho các sự vật, âm thanh và nhóm các âm thanh. Một khi Phiến đá Rosetta Stone được dịch ra, ngôn ngữ và văn hoá của Ai Cập cổ đại cũng được mở ra cho các nhà khoa học.
Phiến đá Rosetta đã được đặt tại Bảo tàng Anh quốc ở London kể từ năm 1802, trừ một thời gian ngắn trong Thế chiến I. Vào thời điểm đó, các nhân viên bảo tàng đã di chuyển nó tới một địa điểm ngầm dưới lòng đất, cùng với các bảo vật không thể thay thế trong bộ sưu tập của viện bảo tàng, để bảo vệ nó khỏi sự đe dọa của bom.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy
Nguồn:Rosetta Stone found, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm.
Khi Napoleon, một hoàng đế nổi tiếng với quan điểm khai sáng về giáo dục, nghệ thuật và văn hoá, chiếm Ai Cập vào năm 1798, ông đã đem theo một nhóm các học giả và bảo họ tìm kiếm tất cả các hiện vật văn hoá quan trọng về cho nước Pháp. Pierre Bouchard, một trong những người lính của Napoleon, đã nhớ đến mệnh lệnh này khi ông tìm thấy phiến đá bazan, dài gần 1,2mvà rộng 76cm, tại một pháo đài gần Rosetta. Khi người Anh đánh bại Napoleon vào năm 1801, họ đã chiếm được Phiến đá Rosetta.
Một số học giả, bao gồm cả nhà nghiên cứu người Anh Thomas Young, đã đạt được một số tiến bộ khi phân tích các chữ tượng hình trên Phiến đá Rosetta. Nhà Ai Cập học người Pháp, Jean-Francois Champollion (1790-1832), người đã tự học các ngôn ngữ cổ xưa, cuối cùng đã giải mã được các chữ tượng hình bằng cách sử dụng chữ Hy Lạp làm hướng dẫn. Chữ tượng hình sử dụng hình ảnh đại diện cho các sự vật, âm thanh và nhóm các âm thanh. Một khi Phiến đá Rosetta Stone được dịch ra, ngôn ngữ và văn hoá của Ai Cập cổ đại cũng được mở ra cho các nhà khoa học.
Phiến đá Rosetta đã được đặt tại Bảo tàng Anh quốc ở London kể từ năm 1802, trừ một thời gian ngắn trong Thế chiến I. Vào thời điểm đó, các nhân viên bảo tàng đã di chuyển nó tới một địa điểm ngầm dưới lòng đất, cùng với các bảo vật không thể thay thế trong bộ sưu tập của viện bảo tàng, để bảo vệ nó khỏi sự đe dọa của bom.
http://nghiencuuquocte.org