Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:27/04/1978: Tổng thống Afghanistan bị lật đổ và giết hại
Nguồn: Afghan president is overthrown and murdered, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1978, Tổng thống Afghanistan, Sardar Mohammed Daoud, đã bị lật đổ và bị giết hại trong một cuộc đảo chính do phiến quân thân cộng sản dẫn đầu. Hành động tàn bạo này đã đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn biến động chính trị ở Afghanistan, dẫn đến sự can thiệp của quân đội Liên Xô chưa đầy hai năm sau đó.
Daoud lên nắm quyền tại Afghanistan sau một cuộc đảo chính vào năm 1973. Mối quan hệ của ông với nước láng giềng Liên Xô đã dần trở nên tồi tệ kể từ khi ông theo đuổi một chiến dịch chống lại những người cộng sản ở Afghanistan. Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Afghanistan vào đầu tháng 04/1978 có thể đã kích động phe cộng sản khởi động chiến dịch chống lại chế độ Daoud vào cuối tháng này.
Trong sự hỗn loạn chính trị sau cái chết của Daoud, Nur Mohammed Taraki, người đứng đầu Đảng Cộng sản Afghanistan, đã lên đảm nhận chức vụ Tổng thống. Tháng 12/1978, Afghanistan ký một “hiệp ước hữu nghị” dài 20 năm với Liên Xô, theo đó tăng số lượng binh lính và viện trợ kinh tế từ Liên Xô đổ vào nước này. Tuy nhiên, chẳng có sự hỗ trợ nào có thể ổn định chính phủ Taraki. Phong cách độc tài của ông và quyết định biến Afghanistan thành một nhà nước độc đảng đã làm chia rẽ rất nhiều người Hồi giáo trong nước. Tháng 09/1979, Taraki cũng bị lật đổ và bị giết chết. Ba tháng sau, quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan và xây dựng một chính phủ mà họ có thể chấp nhận được, và một cuộc chiến giữa phiến quân Afghanistan và binh lính Liên Xô đã nổ ra. Xung đột kéo dài cho đến khi lãnh đạo Mikhail Gorbachev rút quân vào năm 1988.
Trong những năm sau khi bị Liên Xô can thiệp, Afghanistan đã trở thành một chiến trường của Chiến tranh Lạnh. Mỹ phản ứng rất nhanh chóng và mạnh mẽ trước hành động của Liên Xô bằng cách đình chỉ đàm phán vũ khí, cắt giảm lượng lúa mì bán sang Liên Xô, và tẩy chay Thế vận hội Olympic 1980 tại Moskva.
Căng thẳng càng gia tăng sau khi Ronald Reagan trở thành Tổng thống năm 1981. Mỹ đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho những nhóm Reagan gọi là “các chiến binh tự do” ở Afghanistan. Đối với người Liên Xô, can thiệp vào Afghanistan là một thảm họa, làm tiêu hao cả tài chính và nhân lực của nước này. Tại Mỹ, các nhà bình luận nhanh chóng gọi cuộc chiến ở Afghanistan là “Việt Nam của người Nga.”
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:27/04/1978: Tổng thống Afghanistan bị lật đổ và giết hại
Nguồn: Afghan president is overthrown and murdered, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1978, Tổng thống Afghanistan, Sardar Mohammed Daoud, đã bị lật đổ và bị giết hại trong một cuộc đảo chính do phiến quân thân cộng sản dẫn đầu. Hành động tàn bạo này đã đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn biến động chính trị ở Afghanistan, dẫn đến sự can thiệp của quân đội Liên Xô chưa đầy hai năm sau đó.
Daoud lên nắm quyền tại Afghanistan sau một cuộc đảo chính vào năm 1973. Mối quan hệ của ông với nước láng giềng Liên Xô đã dần trở nên tồi tệ kể từ khi ông theo đuổi một chiến dịch chống lại những người cộng sản ở Afghanistan. Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Afghanistan vào đầu tháng 04/1978 có thể đã kích động phe cộng sản khởi động chiến dịch chống lại chế độ Daoud vào cuối tháng này.
Trong sự hỗn loạn chính trị sau cái chết của Daoud, Nur Mohammed Taraki, người đứng đầu Đảng Cộng sản Afghanistan, đã lên đảm nhận chức vụ Tổng thống. Tháng 12/1978, Afghanistan ký một “hiệp ước hữu nghị” dài 20 năm với Liên Xô, theo đó tăng số lượng binh lính và viện trợ kinh tế từ Liên Xô đổ vào nước này. Tuy nhiên, chẳng có sự hỗ trợ nào có thể ổn định chính phủ Taraki. Phong cách độc tài của ông và quyết định biến Afghanistan thành một nhà nước độc đảng đã làm chia rẽ rất nhiều người Hồi giáo trong nước. Tháng 09/1979, Taraki cũng bị lật đổ và bị giết chết. Ba tháng sau, quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan và xây dựng một chính phủ mà họ có thể chấp nhận được, và một cuộc chiến giữa phiến quân Afghanistan và binh lính Liên Xô đã nổ ra. Xung đột kéo dài cho đến khi lãnh đạo Mikhail Gorbachev rút quân vào năm 1988.
Trong những năm sau khi bị Liên Xô can thiệp, Afghanistan đã trở thành một chiến trường của Chiến tranh Lạnh. Mỹ phản ứng rất nhanh chóng và mạnh mẽ trước hành động của Liên Xô bằng cách đình chỉ đàm phán vũ khí, cắt giảm lượng lúa mì bán sang Liên Xô, và tẩy chay Thế vận hội Olympic 1980 tại Moskva.
Căng thẳng càng gia tăng sau khi Ronald Reagan trở thành Tổng thống năm 1981. Mỹ đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho những nhóm Reagan gọi là “các chiến binh tự do” ở Afghanistan. Đối với người Liên Xô, can thiệp vào Afghanistan là một thảm họa, làm tiêu hao cả tài chính và nhân lực của nước này. Tại Mỹ, các nhà bình luận nhanh chóng gọi cuộc chiến ở Afghanistan là “Việt Nam của người Nga.”
http://nghiencuuquocte.org