Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa:27/06/1976: Ebola bùng phát ở Sudan
Nguồn: Ebola breaks out in Sudan, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1976, một chủ cửa hàng tại thị trấn Nzara, Sudan, bất ngờ bị bệnh. Năm ngày sau đó, anh qua đời, và dịch cúm Ebola đầu tiên trên thế giới bắt đầu lan truyền khắp khu vực. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, đã có 284 ca mắc bệnh được báo cáo, với khoảng một nửa số nạn nhân đã chết.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết Ebola thường bắt đầu khoảng 4 đến 15 ngày sau khi người bệnh nhiễm virus. Nạn nhân đầu tiên sẽ có các triệu chứng giống của bệnh cúm, như sốt cao, đau nhức và suy nhược cơ thể. Thường thì các triệu chứng này sẽ được theo sau bởi tiêu chảy, nôn mửa và phát ban khắp cơ thể. Sau đó, người bệnh có thể bị chảy máu từ bất kỳ lỗ nào trên cơ thể và bắt đầu bị tổn thương nội tạng. Trong vòng 7 đến 10 ngày, họ sẽ kiệt sức, mất nước và bắt đầu bị sốc.
Sau khi người chủ cửa hàng ở Nzara qua đời, bệnh nhân thứ hai trong thành phố cũng mất vào ngày 06/07. Anh trai của người này cũng mắc bệnh ngay sau đó, nhưng đã may mắn phục hồi. Nhưng người đồng nghiệp của anh này thì phải nhập viện vào ngày 12/07 với các triệu chứng bệnh và đã chết sau hai ngày; vợ của người đồng nghiệp cũng đã chết năm ngày sau đó. Một tuần sau, một người hàng xóm của họ cũng qua đời. Cuối cùng, đã có 48 ca nhiễm bệnh và 27 ca tử vong được truy ngược về người hàng xóm ấy.
Với mẫu hình lây nhiễm này và thực tế là các nhân viên bệnh viện cũng bắt đầu có triệu chứng bệnh, các bác sĩ mới nhận ra rằng virus có thể lan truyền qua tiếp xúc gần. Tại bệnh viện Maridi ở miền nam Sudan, 33 trong số 61 y tá đã chết vì sốt Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới cuối cùng đã đến Sudan vào tháng 10 và giúp ngăn ngừa bệnh dịch. Khi mọi người biết được rằng cô lập các nạn nhân sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan, dịch bệnh đã kết thúc nhanh chóng như khi nó xuất hiện. Đã có rất nhiều đợt Ebola khác xảy ra kể từ năm 1976, nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh hay cách chữa bệnh.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa:27/06/1976: Ebola bùng phát ở Sudan
Nguồn: Ebola breaks out in Sudan, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1976, một chủ cửa hàng tại thị trấn Nzara, Sudan, bất ngờ bị bệnh. Năm ngày sau đó, anh qua đời, và dịch cúm Ebola đầu tiên trên thế giới bắt đầu lan truyền khắp khu vực. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, đã có 284 ca mắc bệnh được báo cáo, với khoảng một nửa số nạn nhân đã chết.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết Ebola thường bắt đầu khoảng 4 đến 15 ngày sau khi người bệnh nhiễm virus. Nạn nhân đầu tiên sẽ có các triệu chứng giống của bệnh cúm, như sốt cao, đau nhức và suy nhược cơ thể. Thường thì các triệu chứng này sẽ được theo sau bởi tiêu chảy, nôn mửa và phát ban khắp cơ thể. Sau đó, người bệnh có thể bị chảy máu từ bất kỳ lỗ nào trên cơ thể và bắt đầu bị tổn thương nội tạng. Trong vòng 7 đến 10 ngày, họ sẽ kiệt sức, mất nước và bắt đầu bị sốc.
Sau khi người chủ cửa hàng ở Nzara qua đời, bệnh nhân thứ hai trong thành phố cũng mất vào ngày 06/07. Anh trai của người này cũng mắc bệnh ngay sau đó, nhưng đã may mắn phục hồi. Nhưng người đồng nghiệp của anh này thì phải nhập viện vào ngày 12/07 với các triệu chứng bệnh và đã chết sau hai ngày; vợ của người đồng nghiệp cũng đã chết năm ngày sau đó. Một tuần sau, một người hàng xóm của họ cũng qua đời. Cuối cùng, đã có 48 ca nhiễm bệnh và 27 ca tử vong được truy ngược về người hàng xóm ấy.
Với mẫu hình lây nhiễm này và thực tế là các nhân viên bệnh viện cũng bắt đầu có triệu chứng bệnh, các bác sĩ mới nhận ra rằng virus có thể lan truyền qua tiếp xúc gần. Tại bệnh viện Maridi ở miền nam Sudan, 33 trong số 61 y tá đã chết vì sốt Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới cuối cùng đã đến Sudan vào tháng 10 và giúp ngăn ngừa bệnh dịch. Khi mọi người biết được rằng cô lập các nạn nhân sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan, dịch bệnh đã kết thúc nhanh chóng như khi nó xuất hiện. Đã có rất nhiều đợt Ebola khác xảy ra kể từ năm 1976, nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh hay cách chữa bệnh.
http://nghiencuuquocte.org