Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ
Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt
Nguồn: “Japanese prime minister requests a summit meeting with FDR”, History.com (truy cập ngày 28/08/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt để ngăn chặn các cuộc xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc mở rộng thành chiến tranh thế giới.
Konoye – một luật sư được đào tạo bài bản và am hiểu triết học phương Tây, văn học, và kinh tế – tham gia thượng viện Nhật Bản nhờ địa vị hoàng tử của mình và ngay lập tức theo đuổi một chương trình cải cách. Ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông là việc cải cách bộ tổng tham mưu quân đội để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của cơ quan này vào các quyết định chính sách đối ngoại. Ông cũng tìm cách gia tăng sức mạnh của quốc hội. Là một người chống chủ nghĩa phát xít, Konoye cũng ủng hộ việc chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt trong cấu trúc chính trị Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Mãn Châu bắt đầu vào năm 1931.
Được bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1933, nội các đầu tiên của Konoye đã sụp đổ sau khi chiến tranh toàn diện nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 1940, Konoye được yêu cầu thành lập một nội các thứ hai. Nhưng trong khi ông tìm cách kiềm chế chiến tranh với Trung Quốc thì quan hệ với Mỹ lại xấu đi, đến mức mà Nhật Bản đã hầu như bị bao vây bởi sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và nguy cơ bị trừng phạt kinh tế.
Ngày 27 tháng 8 năm 1941, Konoye yêu cầu tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Roosevelt để giảm bớt căng thẳng đang dâng cao. Hai bên trao đổi các đặc phái viên nhưng không có cuộc họp trực tiếp nào với Roosevelt được tiến hành. Vào tháng 10, Konoye từ chức vì mâu thuẫn gia tăng với bộ trưởng quốc phòng Tojo Hideki, người kế nhiệm ông làm thủ tướng. Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Konoye bị giám sát quân sự, sự nghiệp chính trị của ông coi như chấm dứt cho đến năm 1945 khi hoàng đế Nhật cân nhắc việc cử ông đến Moskva để đàm phán hòa bình. Nhưng cuộc họp đó cũng không bao giờ diễn ra.
Sự trớ trêu lớn trong sự nghiệp của Hoàng tử Konoye xảy ra tại thời điểm kết thúc cuộc chiến khi ông bị phát lệnh bắt giữ bởi lực lượng chiếm đóng của Hoa Kỳ do nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh. Thay vì chịu bắt giữ, ông đã tự tử bằng cách uống thuốc độc.
Hình: Báo chí đưa tin về việc Hoàng tử Konoye tự tử.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org
Nguồn: “Japanese prime minister requests a summit meeting with FDR”, History.com (truy cập ngày 28/08/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt để ngăn chặn các cuộc xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc mở rộng thành chiến tranh thế giới.
Konoye – một luật sư được đào tạo bài bản và am hiểu triết học phương Tây, văn học, và kinh tế – tham gia thượng viện Nhật Bản nhờ địa vị hoàng tử của mình và ngay lập tức theo đuổi một chương trình cải cách. Ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông là việc cải cách bộ tổng tham mưu quân đội để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của cơ quan này vào các quyết định chính sách đối ngoại. Ông cũng tìm cách gia tăng sức mạnh của quốc hội. Là một người chống chủ nghĩa phát xít, Konoye cũng ủng hộ việc chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt trong cấu trúc chính trị Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Mãn Châu bắt đầu vào năm 1931.
Được bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1933, nội các đầu tiên của Konoye đã sụp đổ sau khi chiến tranh toàn diện nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 1940, Konoye được yêu cầu thành lập một nội các thứ hai. Nhưng trong khi ông tìm cách kiềm chế chiến tranh với Trung Quốc thì quan hệ với Mỹ lại xấu đi, đến mức mà Nhật Bản đã hầu như bị bao vây bởi sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và nguy cơ bị trừng phạt kinh tế.
Ngày 27 tháng 8 năm 1941, Konoye yêu cầu tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Roosevelt để giảm bớt căng thẳng đang dâng cao. Hai bên trao đổi các đặc phái viên nhưng không có cuộc họp trực tiếp nào với Roosevelt được tiến hành. Vào tháng 10, Konoye từ chức vì mâu thuẫn gia tăng với bộ trưởng quốc phòng Tojo Hideki, người kế nhiệm ông làm thủ tướng. Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Konoye bị giám sát quân sự, sự nghiệp chính trị của ông coi như chấm dứt cho đến năm 1945 khi hoàng đế Nhật cân nhắc việc cử ông đến Moskva để đàm phán hòa bình. Nhưng cuộc họp đó cũng không bao giờ diễn ra.
Sự trớ trêu lớn trong sự nghiệp của Hoàng tử Konoye xảy ra tại thời điểm kết thúc cuộc chiến khi ông bị phát lệnh bắt giữ bởi lực lượng chiếm đóng của Hoa Kỳ do nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh. Thay vì chịu bắt giữ, ông đã tự tử bằng cách uống thuốc độc.
Hình: Báo chí đưa tin về việc Hoàng tử Konoye tự tử.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ
Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt
Nguồn: “Japanese prime minister requests a summit meeting with FDR”, History.com (truy cập ngày 28/08/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt để ngăn chặn các cuộc xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc mở rộng thành chiến tranh thế giới.
Konoye – một luật sư được đào tạo bài bản và am hiểu triết học phương Tây, văn học, và kinh tế – tham gia thượng viện Nhật Bản nhờ địa vị hoàng tử của mình và ngay lập tức theo đuổi một chương trình cải cách. Ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông là việc cải cách bộ tổng tham mưu quân đội để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của cơ quan này vào các quyết định chính sách đối ngoại. Ông cũng tìm cách gia tăng sức mạnh của quốc hội. Là một người chống chủ nghĩa phát xít, Konoye cũng ủng hộ việc chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt trong cấu trúc chính trị Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Mãn Châu bắt đầu vào năm 1931.
Được bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1933, nội các đầu tiên của Konoye đã sụp đổ sau khi chiến tranh toàn diện nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 1940, Konoye được yêu cầu thành lập một nội các thứ hai. Nhưng trong khi ông tìm cách kiềm chế chiến tranh với Trung Quốc thì quan hệ với Mỹ lại xấu đi, đến mức mà Nhật Bản đã hầu như bị bao vây bởi sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và nguy cơ bị trừng phạt kinh tế.
Ngày 27 tháng 8 năm 1941, Konoye yêu cầu tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Roosevelt để giảm bớt căng thẳng đang dâng cao. Hai bên trao đổi các đặc phái viên nhưng không có cuộc họp trực tiếp nào với Roosevelt được tiến hành. Vào tháng 10, Konoye từ chức vì mâu thuẫn gia tăng với bộ trưởng quốc phòng Tojo Hideki, người kế nhiệm ông làm thủ tướng. Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Konoye bị giám sát quân sự, sự nghiệp chính trị của ông coi như chấm dứt cho đến năm 1945 khi hoàng đế Nhật cân nhắc việc cử ông đến Moskva để đàm phán hòa bình. Nhưng cuộc họp đó cũng không bao giờ diễn ra.
Sự trớ trêu lớn trong sự nghiệp của Hoàng tử Konoye xảy ra tại thời điểm kết thúc cuộc chiến khi ông bị phát lệnh bắt giữ bởi lực lượng chiếm đóng của Hoa Kỳ do nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh. Thay vì chịu bắt giữ, ông đã tự tử bằng cách uống thuốc độc.
Hình: Báo chí đưa tin về việc Hoàng tử Konoye tự tử.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org