Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Ngày Này Năm Xưa: 28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền,

28

Nguồn: Enrico Fermi, architect of the nuclear age, dies; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền, đồng thời là một trong những nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 53.

Fermi sinh tại Rome vào ngày 01/09/1901. Ông quyết định trở thành một nhà vật lý học khi chỉ mới 17 tuổi, và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Pisa vào năm 21 tuổi. Fermi từng theo học tại Đức cùng thầy giáo là Max Born, nhà vật lý nổi tiếng với công trình về cơ học lượng tử vốn sau này giữ vai trò rất quan trọng trong công trình của chính Fermi. Sau quãng thời gian ở Đức, Fermi trở về Italia để dạy toán tại Đại học Florence. Đến năm 1926, ông trở thành giáo sư vật lý lý thuyết, giảng dạy cho một nhóm các nhà vật lý trẻ khác. Năm 1929, Fermi trở thành người trẻ nhất được bầu vào Viện Hàn lâm Hoàng gia của Italia.

Sau khi được biết về khám phá hạt neutron của Sir James Chadwick và quá trình sản xuất phóng xạ nhân tạo của vợ chồng nhà Curie, Fermi đã chuyển từ vật lý lý thuyết sang vật lý ứng dụng. Từ đó, ông bắt đầu tìm cách tạo ra chất phóng xạ bằng cách điều khiển tốc độ của các neutron tách từ phát xạ berili. Ông cũng tiến hành thử nghiệm tương tự với các nguyên tố khác, gồm cả uranium 92, và đã tạo ra chất phóng xạ mới.

Đồng nghiệp của Fermi tin rằng ông đã tạo ra được một nguyên tố mới – siêu uranium (transuranic) với số hiệu nguyên tử 93, kết quả khi hạt nhân nguyên tử uranium 92 nhận thêm một neutron trong quá trình bắn phá, từ đó làm tăng khối lượng hạt nhân.

Bất chấp sự nhiệt tình của các đồng nghiệp, Fermi vẫn hoài nghi, và mãi đến năm 1938, khi nhận giải Nobel Vật lý nhờ “Tìm ra các nguyên tố phóng xạ mới”, ông mới thực sự tin tưởng. Mặc dù những người làm công việc quan trọng đối với an ninh quốc gia đều bị hạn chế đi lại, Fermi đã được phép đến Thụy Điển để nhận giải. Ông và vợ, Laura, một người Do Thái, đã ra đi và không bao giờ quay trở lại; vì vừa sợ vừa khinh bỉ chế độ phát xít của Mussolini.

Fermi rời Thụy Điển đến New York, cụ thể là ông đến làm việc tại Đại học Columbia, nơi ông tái tạo lại nhiều thí nghiệm cùng với Niels Bohr, nhà vật lí người Đan Mạch, người đã gợi ý về khả năng xảy ra một phản ứng hạt nhân dây chuyền. Fermi và những người khác mau chóng nhận ra ứng dụng quân sự của loại “chất nổ” mới và nhanh chóng soạn một lá thư cảnh báo Tổng thống Roosevelt về những mối nguy hiểm từ một quả bom nguyên tử của Đức. Lá thư sau đó được Albert Einstein ký và gửi tới Tổng thống ngày 11/10/1939. Kết quả là Dự án Manhattan, chương trình chế tạo ra bom nguyên tử của riêng người Mỹ, đã ra đời.

Fermi là người chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng hạt nhân dây chuyền đầu tiên, mà nếu không có nó, sẽ chẳng có một quả bom nguyên tử. Ông đã tạo ra một phòng thí nghiệm “tạm thời” với “đống nguyên tử” của chính mình, trong một sân bóng quần (squash) ở tầng hầm tòa nhà Stagg Field tại Đại học Chicago. Ở đó, Fermi, dưới sự quan sát của các nhà vật lý khác, đã tạo ra phản ứng dây chuyền kiểm soát đầu tiên vào ngày 02/12/1942. Vậy là Thời đại Nguyên tử đã bắt đầu. “Hoa tiêu người Ý vừa đặt chân đến thế giới mới” là thông điệp được mã hóa được gửi đến cho Tổng thống Roosevelt.

Thiết bị hạt nhân đầu tiên, do các nhà khoa học Dự án Manhattan sáng tạo, đã được thử nghiệm vào ngày 16/07/1945. Chưa đầy một tháng sau đó, hai quả bom nguyên tử được thả ở Hiroshima và Nagasaki. Sau thế chiến, Fermi, lúc bấy giờ đã là một công dân Mỹ, trở thành Giáo sư Chuyên ngành Nghiên cứu hạt nhân tại Đại học Chicago và làm cố vấn cho quá trình xây dựng máy gia tốc hạt nhân quy mô lớn đầu tiên. Fermi cũng nhận được Huân chương Quốc Hội và được bầu làm một thành viên nước ngoài của Hội Hoàng gia London.

Ngoài ra, nhà khoa học còn được tưởng nhớ bằng nhiều cách. Nguyên tố số 100, fermium, đã được đặt theo tên Fermi. Enrico Fermi Award – một trong những giải thưởng khoa học và công nghệ lâu đời nhất và uy tín nhất của chính phủ Hoa Kỳ đã được lập ra để vinh danh ông.

http://nghiencuuquocte.org/2016/11/28/enrico-fermi-qua-doi/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngày Này Năm Xưa: 28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền,

28

Nguồn: Enrico Fermi, architect of the nuclear age, dies; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền, đồng thời là một trong những nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 53.

Fermi sinh tại Rome vào ngày 01/09/1901. Ông quyết định trở thành một nhà vật lý học khi chỉ mới 17 tuổi, và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Pisa vào năm 21 tuổi. Fermi từng theo học tại Đức cùng thầy giáo là Max Born, nhà vật lý nổi tiếng với công trình về cơ học lượng tử vốn sau này giữ vai trò rất quan trọng trong công trình của chính Fermi. Sau quãng thời gian ở Đức, Fermi trở về Italia để dạy toán tại Đại học Florence. Đến năm 1926, ông trở thành giáo sư vật lý lý thuyết, giảng dạy cho một nhóm các nhà vật lý trẻ khác. Năm 1929, Fermi trở thành người trẻ nhất được bầu vào Viện Hàn lâm Hoàng gia của Italia.

Sau khi được biết về khám phá hạt neutron của Sir James Chadwick và quá trình sản xuất phóng xạ nhân tạo của vợ chồng nhà Curie, Fermi đã chuyển từ vật lý lý thuyết sang vật lý ứng dụng. Từ đó, ông bắt đầu tìm cách tạo ra chất phóng xạ bằng cách điều khiển tốc độ của các neutron tách từ phát xạ berili. Ông cũng tiến hành thử nghiệm tương tự với các nguyên tố khác, gồm cả uranium 92, và đã tạo ra chất phóng xạ mới.

Đồng nghiệp của Fermi tin rằng ông đã tạo ra được một nguyên tố mới – siêu uranium (transuranic) với số hiệu nguyên tử 93, kết quả khi hạt nhân nguyên tử uranium 92 nhận thêm một neutron trong quá trình bắn phá, từ đó làm tăng khối lượng hạt nhân.

Bất chấp sự nhiệt tình của các đồng nghiệp, Fermi vẫn hoài nghi, và mãi đến năm 1938, khi nhận giải Nobel Vật lý nhờ “Tìm ra các nguyên tố phóng xạ mới”, ông mới thực sự tin tưởng. Mặc dù những người làm công việc quan trọng đối với an ninh quốc gia đều bị hạn chế đi lại, Fermi đã được phép đến Thụy Điển để nhận giải. Ông và vợ, Laura, một người Do Thái, đã ra đi và không bao giờ quay trở lại; vì vừa sợ vừa khinh bỉ chế độ phát xít của Mussolini.

Fermi rời Thụy Điển đến New York, cụ thể là ông đến làm việc tại Đại học Columbia, nơi ông tái tạo lại nhiều thí nghiệm cùng với Niels Bohr, nhà vật lí người Đan Mạch, người đã gợi ý về khả năng xảy ra một phản ứng hạt nhân dây chuyền. Fermi và những người khác mau chóng nhận ra ứng dụng quân sự của loại “chất nổ” mới và nhanh chóng soạn một lá thư cảnh báo Tổng thống Roosevelt về những mối nguy hiểm từ một quả bom nguyên tử của Đức. Lá thư sau đó được Albert Einstein ký và gửi tới Tổng thống ngày 11/10/1939. Kết quả là Dự án Manhattan, chương trình chế tạo ra bom nguyên tử của riêng người Mỹ, đã ra đời.

Fermi là người chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng hạt nhân dây chuyền đầu tiên, mà nếu không có nó, sẽ chẳng có một quả bom nguyên tử. Ông đã tạo ra một phòng thí nghiệm “tạm thời” với “đống nguyên tử” của chính mình, trong một sân bóng quần (squash) ở tầng hầm tòa nhà Stagg Field tại Đại học Chicago. Ở đó, Fermi, dưới sự quan sát của các nhà vật lý khác, đã tạo ra phản ứng dây chuyền kiểm soát đầu tiên vào ngày 02/12/1942. Vậy là Thời đại Nguyên tử đã bắt đầu. “Hoa tiêu người Ý vừa đặt chân đến thế giới mới” là thông điệp được mã hóa được gửi đến cho Tổng thống Roosevelt.

Thiết bị hạt nhân đầu tiên, do các nhà khoa học Dự án Manhattan sáng tạo, đã được thử nghiệm vào ngày 16/07/1945. Chưa đầy một tháng sau đó, hai quả bom nguyên tử được thả ở Hiroshima và Nagasaki. Sau thế chiến, Fermi, lúc bấy giờ đã là một công dân Mỹ, trở thành Giáo sư Chuyên ngành Nghiên cứu hạt nhân tại Đại học Chicago và làm cố vấn cho quá trình xây dựng máy gia tốc hạt nhân quy mô lớn đầu tiên. Fermi cũng nhận được Huân chương Quốc Hội và được bầu làm một thành viên nước ngoài của Hội Hoàng gia London.

Ngoài ra, nhà khoa học còn được tưởng nhớ bằng nhiều cách. Nguyên tố số 100, fermium, đã được đặt theo tên Fermi. Enrico Fermi Award – một trong những giải thưởng khoa học và công nghệ lâu đời nhất và uy tín nhất của chính phủ Hoa Kỳ đã được lập ra để vinh danh ông.

http://nghiencuuquocte.org/2016/11/28/enrico-fermi-qua-doi/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm