Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời
Nguồn: Chiang Kai-Shek is born, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1887, tại Chiết Giang, Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo chính phủ Quốc Dân Đảng (giai đoạn 1928-1949) đã ra đời.
Từng được huấn luyện trong quân đội Nhật Bản, Tưởng được tiếp cận với những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hòa. Khi trở về Trung Quốc, ông đã chiến đấu chống lại triều đại Mãn Châu. Sau đó, ông gia nhập lực lượng Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Cả Tôn và Tưởng đều tin theo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và thậm chí còn cơ cấu lại Quốc Dân Đảng dựa trên một mô hình của Liên Xô. Sau khi Tôn qua đời, nhóm cộng sản Trung Quốc, những người đã được kết nạp vào Đảng, đã xảy ra xung đột với nhóm cộng hòa.
Chính lúc này sự khôn ngoan chính trị của Tưởng được thể hiện, khi ông ngăn chặn ảnh hưởng của những người cộng sản trong đảng của mình, dù vẫn xem Moskva như một đồng minh, mãi cho đến khi Tưởng dẫn đầu một cuộc đảo chính nhằm trục xuất những người cộng sản, vì cho rằng họ đã đủ mạnh để thách thức quyền kiểm soát của ông trong đảng. Tưởng sau đó đã cùng lính Quốc Dân Đảng hành quân về Bắc Kinh, hình thành một chính phủ mới do ông nắm quyền.
Thống nhất đất nước và không để cộng sản nắm quyền giờ đã là điều quan trọng nhất với Tưởng, thậm chí còn quan trọng hơn các cải cách xã hội của ông, hay cuộc xâm lược Mãn Châu của người Nhật, điều ông ít nỗ lực chống lại. Nhưng khi chiến tranh toàn diện với Nhật nổ ra vào năm 1937, ông buộc phải cùng kẻ thù cộng sản của mình lập lực lượng đẩy lùi quân Nhật.
Người Trung Quốc đã một mình chiến đấu chống lại Nhật Bản trong suốt bốn năm, cho đến khi quân Đồng minh tuyên chiến vào năm 1941. Mặc dù các nước Đồng minh tung hô Tưởng là anh hùng dân tộc, mô tả ông là một “David chống lại Goliath Nhật Bản”, nhưng thực ra ông ta là một bạo chúa thiển cận, kẻ quan tâm đến việc duy trì quyền lực và đặc quyền của mình hơn là chiến đấu chống Đế quốc Nhật.
Ông ta từ chối những nỗ lực của Tướng Mỹ Joseph Stilwell nhằm tạo ra một đội quân Trung Quốc hiện đại, chiến đấu dưới quyền kiểm soát chung của Đồng Minh và Trung Quốc. Tưởng quan tâm nhiều hơn đến việc giành lấy tiền viện trợ trong chương trình Lend-Lease cho mục đích riêng của mình.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời
Nguồn: Chiang Kai-Shek is born, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1887, tại Chiết Giang, Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo chính phủ Quốc Dân Đảng (giai đoạn 1928-1949) đã ra đời.
Từng được huấn luyện trong quân đội Nhật Bản, Tưởng được tiếp cận với những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hòa. Khi trở về Trung Quốc, ông đã chiến đấu chống lại triều đại Mãn Châu. Sau đó, ông gia nhập lực lượng Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Cả Tôn và Tưởng đều tin theo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và thậm chí còn cơ cấu lại Quốc Dân Đảng dựa trên một mô hình của Liên Xô. Sau khi Tôn qua đời, nhóm cộng sản Trung Quốc, những người đã được kết nạp vào Đảng, đã xảy ra xung đột với nhóm cộng hòa.
Chính lúc này sự khôn ngoan chính trị của Tưởng được thể hiện, khi ông ngăn chặn ảnh hưởng của những người cộng sản trong đảng của mình, dù vẫn xem Moskva như một đồng minh, mãi cho đến khi Tưởng dẫn đầu một cuộc đảo chính nhằm trục xuất những người cộng sản, vì cho rằng họ đã đủ mạnh để thách thức quyền kiểm soát của ông trong đảng. Tưởng sau đó đã cùng lính Quốc Dân Đảng hành quân về Bắc Kinh, hình thành một chính phủ mới do ông nắm quyền.
Thống nhất đất nước và không để cộng sản nắm quyền giờ đã là điều quan trọng nhất với Tưởng, thậm chí còn quan trọng hơn các cải cách xã hội của ông, hay cuộc xâm lược Mãn Châu của người Nhật, điều ông ít nỗ lực chống lại. Nhưng khi chiến tranh toàn diện với Nhật nổ ra vào năm 1937, ông buộc phải cùng kẻ thù cộng sản của mình lập lực lượng đẩy lùi quân Nhật.
Người Trung Quốc đã một mình chiến đấu chống lại Nhật Bản trong suốt bốn năm, cho đến khi quân Đồng minh tuyên chiến vào năm 1941. Mặc dù các nước Đồng minh tung hô Tưởng là anh hùng dân tộc, mô tả ông là một “David chống lại Goliath Nhật Bản”, nhưng thực ra ông ta là một bạo chúa thiển cận, kẻ quan tâm đến việc duy trì quyền lực và đặc quyền của mình hơn là chiến đấu chống Đế quốc Nhật.
Ông ta từ chối những nỗ lực của Tướng Mỹ Joseph Stilwell nhằm tạo ra một đội quân Trung Quốc hiện đại, chiến đấu dưới quyền kiểm soát chung của Đồng Minh và Trung Quốc. Tưởng quan tâm nhiều hơn đến việc giành lấy tiền viện trợ trong chương trình Lend-Lease cho mục đích riêng của mình.
http://nghiencuuquocte.org