Hình Ảnh & Sự Kiện
Ngày Quốc Hận 30-4-1975 !!!
NGÀY NẦY, GIỜ NẦY, NĂM 1975.
Tiểu Tử
Năm nay tôi 85 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam … “
Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…
Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…
* * *
…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…
Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !
Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: ” Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút ! “. Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là ” Xếp ” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :” Bonjour ! çà va ?” ( Chào ông ! Mạnh hả ?)
Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !
Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về ! “. Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en ! ” ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng ” Allez vous en ! ” (Ông hãy đi, đi ! ) …
Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì ” họ ” dán… đầy đường cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình ” khắn khít “, rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng ” thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình ” !
Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: ” Chánh quyền Mỹ từ chối ! “. Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore , cũng chỉ bằng một câu: ” Không có hộ tống “. Họ trả lời ngay: ” OK ! Good Luck ! ” ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !
Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: ” Sao về vậy anh ? “. Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! “
Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !
Hình Ảnh Tuổi Thơ Cũng Chạy “ Giặc Từ Miền Bắc Vô Đây!” Trong Tháng Tư Buồn
Tại Quảng Trị và Huế Người phụ nữ này 1 mình dẩn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nổi lo âu
Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn cọng sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender
Hình ảnh: 1975 Dân Nam Chạy Trốn CS Bắc Việt như thế nào
Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cọng sản
Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô
Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung
Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio
Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản
Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975
Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản
Với chút hành trang còn lại người cha cõng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 - 4 -1975
Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cọng sản
Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975
Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu
Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn
Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản
Tại Sài Gòn
Ngày 24 - 4 - 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn
Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào hành phố Sài Gòn
Ngày 28 - 4 - 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn
Ngày 28 - 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
Tại Bến Sông Bạch Đằng
Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng
Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cãng để trốn thoát khỏi Sài gòn
Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây
Và những người sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản
Ngày 29 - 4 - 1975
Những Hình Ảnh Không Bao Giờ Quên Trong Tháng Tư Buồn
Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975
Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông
Đêm 29 - 4 - 1975, chuyến di tản của chiến hạm HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm.
Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biển đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng
Hoa Kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ
di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ
Ngày 30 - 4 - 1975 , việt cọng tiến vào, những người Mỹ cuối cùng với đoàn người di tản đã được những chiếc trực thăng của TQLC Mỹ đưa ra HKMH đang chờ ngoài biển khơi. Chiến tranh VN đã chính thức đi qua
Hộ tống hạm USS Kirk FF-1087, tiến vào Côn Sơn ngày 1 tháng 5, 1975, nơi 30 chiến thuyền.
Hàng chục ghe đánh cá và tàu buôn của Nam Việt .
Một số tư liệu lịch sử cho rằng đã có đến 30000 người dân tị nạn đang chờ được đưa ra khỏi Việt Nam
Một chiếc tàu đưa những người tị nạn Việt Nam đến Chiến Hạm USS Kirk
Một sử gia của Bộ Y tế Hải quân Mỹ, Jan Herman, người ghi lại câu chuyện của con tàu Kirk:
HKMH Kirk đi gấp rút trong đêm và đến đảo Côn Sơn thì trời vừa sáng ngày 1- 5-1975.
Nơi Côn Sơn đang hổn loạn vì có khoảng 30 ngàn người tị nạn đang tuyệt vọng trên đường ra khỏi Việt Nam.
Những con tàu nhồi nhét đầy người .
Không thể nhìn được bên dưới lòng tàu, nhưng ở trên boong tàu thì người người chặt cứng san sát nhau". Không đếm được chính xác có bao nhiêu người trên những con tàu.
Lời của đô đốc Donald Whitmire, chỉ huy chiến dịch di tản đã nói : "Chúng ta đã quên họ rồi... Và nếu chúng ta không cứu được một số nào hay tất cả, chắc chắn họ sẽ bị giết chết hết".
Người Thủy Thủ của USS Kirk săn sóc đứa bé Việt Nam trong chuyến hành trình di tản
Đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975 đoàn tàu làm lễ hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa, và dựng cờ Hoa Kỳ. Hạm trưởng Jacobs phái qua mỗi tàu một sĩ quan để nhận bàn giao quyền hành.
Giây phút khai tử của đoàn tàu Hạ cờ VNCH bàn giao tàu chiến cho sĩ quan Mỹ để vào Subic Bay, Phillipines. Hạm trưởng Việt Nam Cộng Hòa trong hình là Thiếu Tá Phạm Đình San.
Lính và thường dân trên tàu Chí Linh HQ-11 chào cờ lần cuối trước khi trao quyền chỉ huy cho Hải Quân Hoa Kỳ để có thể vào căn cứ Subic Bay
Các phóng viên ngoại quốc phỏng vấn Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng
Trên chiếc hộ tống hạm Chí Linh, thủy thủ đoàn phải vứt bỏ súng đạn để được chính quyền Philippines cho phép vào hải phận
Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên chiếc tàu này có sự bào vệ của
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đó là chiếc GREEN FOREST trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân sau khi cập bến Subic Bay
Một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang
chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Ngày Quốc Hận 30-4-1975 !!!
NGÀY NẦY, GIỜ NẦY, NĂM 1975.
Tiểu Tử
Năm nay tôi 85 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam … “
Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…
Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…
* * *
…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…
Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !
Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: ” Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút ! “. Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là ” Xếp ” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :” Bonjour ! çà va ?” ( Chào ông ! Mạnh hả ?)
Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !
Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về ! “. Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en ! ” ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng ” Allez vous en ! ” (Ông hãy đi, đi ! ) …
Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì ” họ ” dán… đầy đường cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình ” khắn khít “, rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng ” thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình ” !
Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: ” Chánh quyền Mỹ từ chối ! “. Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore , cũng chỉ bằng một câu: ” Không có hộ tống “. Họ trả lời ngay: ” OK ! Good Luck ! ” ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !
Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: ” Sao về vậy anh ? “. Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! “
Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !
Hình Ảnh Tuổi Thơ Cũng Chạy “ Giặc Từ Miền Bắc Vô Đây!” Trong Tháng Tư Buồn
Tại Quảng Trị và Huế Người phụ nữ này 1 mình dẩn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nổi lo âu
Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn cọng sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender
Hình ảnh: 1975 Dân Nam Chạy Trốn CS Bắc Việt như thế nào
Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cọng sản
Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô
Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung
Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio
Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản
Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975
Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản
Với chút hành trang còn lại người cha cõng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 - 4 -1975
Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cọng sản
Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975
Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu
Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn
Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản
Tại Sài Gòn
Ngày 24 - 4 - 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn
Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào hành phố Sài Gòn
Ngày 28 - 4 - 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn
Ngày 28 - 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
Tại Bến Sông Bạch Đằng
Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng
Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cãng để trốn thoát khỏi Sài gòn
Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây
Và những người sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản
Ngày 29 - 4 - 1975
Những Hình Ảnh Không Bao Giờ Quên Trong Tháng Tư Buồn
Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975
Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông
Đêm 29 - 4 - 1975, chuyến di tản của chiến hạm HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm.
Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biển đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng
Hoa Kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ
di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ
Ngày 30 - 4 - 1975 , việt cọng tiến vào, những người Mỹ cuối cùng với đoàn người di tản đã được những chiếc trực thăng của TQLC Mỹ đưa ra HKMH đang chờ ngoài biển khơi. Chiến tranh VN đã chính thức đi qua
Hộ tống hạm USS Kirk FF-1087, tiến vào Côn Sơn ngày 1 tháng 5, 1975, nơi 30 chiến thuyền.
Hàng chục ghe đánh cá và tàu buôn của Nam Việt .
Một số tư liệu lịch sử cho rằng đã có đến 30000 người dân tị nạn đang chờ được đưa ra khỏi Việt Nam
Một chiếc tàu đưa những người tị nạn Việt Nam đến Chiến Hạm USS Kirk
Một sử gia của Bộ Y tế Hải quân Mỹ, Jan Herman, người ghi lại câu chuyện của con tàu Kirk:
HKMH Kirk đi gấp rút trong đêm và đến đảo Côn Sơn thì trời vừa sáng ngày 1- 5-1975.
Nơi Côn Sơn đang hổn loạn vì có khoảng 30 ngàn người tị nạn đang tuyệt vọng trên đường ra khỏi Việt Nam.
Những con tàu nhồi nhét đầy người .
Không thể nhìn được bên dưới lòng tàu, nhưng ở trên boong tàu thì người người chặt cứng san sát nhau". Không đếm được chính xác có bao nhiêu người trên những con tàu.
Lời của đô đốc Donald Whitmire, chỉ huy chiến dịch di tản đã nói : "Chúng ta đã quên họ rồi... Và nếu chúng ta không cứu được một số nào hay tất cả, chắc chắn họ sẽ bị giết chết hết".
Người Thủy Thủ của USS Kirk săn sóc đứa bé Việt Nam trong chuyến hành trình di tản
Đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975 đoàn tàu làm lễ hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa, và dựng cờ Hoa Kỳ. Hạm trưởng Jacobs phái qua mỗi tàu một sĩ quan để nhận bàn giao quyền hành.
Giây phút khai tử của đoàn tàu Hạ cờ VNCH bàn giao tàu chiến cho sĩ quan Mỹ để vào Subic Bay, Phillipines. Hạm trưởng Việt Nam Cộng Hòa trong hình là Thiếu Tá Phạm Đình San.
Lính và thường dân trên tàu Chí Linh HQ-11 chào cờ lần cuối trước khi trao quyền chỉ huy cho Hải Quân Hoa Kỳ để có thể vào căn cứ Subic Bay
Các phóng viên ngoại quốc phỏng vấn Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng
Trên chiếc hộ tống hạm Chí Linh, thủy thủ đoàn phải vứt bỏ súng đạn để được chính quyền Philippines cho phép vào hải phận
Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên chiếc tàu này có sự bào vệ của
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đó là chiếc GREEN FOREST trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân sau khi cập bến Subic Bay
Một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang
chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người