Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Ngày Xuân hoài niệm - Việt Nhân
Việt Nhân Ngày Xuân hoài niệm
(HNPĐ) Tính đến ngày xách khăn gói lìa quê tha phương, và trừ đi hơn chục năm mần thân tù biệt xứ nơi đất Việt Bắc, còn lại là được gần bốn chục năm sống tại miền Nam, so số tuổi hôm nay, cũng có thể gọi là được một nữa đời mần dân đất Sài Gòn.
Tuổi lên năm biết và nhớ, cái xóm nhỏ ở vàm Bến Nghé, và cái trường con trai Trương Minh Ký ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học (Boulevard Galliéni và Boulevard Kitchener) thì hổng thể nào quên, rồi lớn dần mà biết thêm Gia Định, Chợ Lớn hai nơi cùng hình thành nên thủ đô Sài Gòn của miền Nam xưa, từng góc phố con đường vẫn in trong trí.
Sài Gòn, tưởng rằng nó đã mất tên sau ngày 30 tháng Tư Đen, bị nhuộm đỏ đổi tên thành Hồ, nhưng dù cho chế độ xã nghĩa, ra sức trên giấy tờ hành chánh cố xóa, nhưng cái tên Sài Gòn, đất Bến Nghé vẫn là hòn ngọc trong tâm trí người dân Nam, với nhiều bài viết tiếc nuối về cái thuở, các nước lân bang thèm muốn địa vị của nó, và những tấm hình chụp trước 1975, được người ta trân quý nhớ thương gọi bằng ba tiếng ‘Sài Gòn Xưa’.
Người Việt sau biến cố đau thương tháng Tư, có phải lìa quê tha hương, nơi đâu dừng chân thì nơi đó được đặt tên là Saigon (Little Saigon), điều đó nói lên cái gắn bó với chốn cũ. Sài Gòn, thành Hồ, tuy hai mà một, nhưng một lại là hai, trong tâm những người Việt tỵ nạn xa xứ, đó vẫn là Sài Gòn, vẫn là đất Bến Nghé. Sống được trong lòng người như vậy, thì chuyện Sài Gòn sẽ lấy lại cái tên của mình là điều phải đến!
Đất Bến Nghé thật đẹp, như ông Y Vân viết trong câu hát: Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi… Nay những người về bển nói rằng, đĩ điếm cướp giựt đầy lền, một thành Hồ hỗn loạn, người dân một cổ hai tròng chịu đủ cả cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan đỏ. Trong buổi đông tàn nhớ quê đã buồn, nghe vậy lòng càng buồn hơn!
Cali mấy hôm nay, đã có cái nắng hanh, cùng cái se lạnh lúc chiều hôm như quê nhà, đã nhắc cho kẻ tha phương rằng Xuân đã về, mà bắt nhớ lạ lùng vàm Bến Nghé của thuở ấu thơ đời mình. Bày bàn ngồi dưới mái hiên, cùng ấm trà với dĩa mứt tạo cho mình cái hơi hướm ngày Tết quê hương, nơi góc sân cây đào nở rộ những cánh hoa mầu hồng phấn, Tết đâu đòi hỏi gì nhiều, có hoa, có mứt, có trà, như vậy là đủ!
Và ngồi vậy một mình với những tấm hình, của một bạn đọc gọi đó là ‘Sài Gòn Xưa’ gửi cho thay thiệp tết! Từ lúc mang thân phiêu bạt chưa một lần nhìn lại chốn cũ, thì trong trí cái nhớ vẫn là khung cảnh xưa, nay nhìn hình khác nào thuyền được con nước, đưa về bến cũ… Cảnh trong hình so với tuổi đời mình, hổng cách nhau là bao, nó nhắc nhớ nhiều về cái thời, Sài gòn với những chiếc xe thổ mộ. Con đường chạy qua Hội trường Diên Hồng, những chiếc thổ mộ đưa bạn hàng chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối, ra đầu vàm nơi có cái cột cờ Thủ Ngữ.
Sài gòn với bến xe ngựa, đầu đường Trần Hưng Đạo ngay đề-pô xe lửa (nhà ga Sài gòn) là bến thổ mộ, chạy xuống một chút quẹo trái Nguyễn Thái học vô chợ Cầu Muối, là thấy ngay bến xe cá, một thứ xe tải nhỏ không mui một hay hai ngựa kéo… Đất Bến Nghé ngày đó, tiếng móng ngựa khua dòn trên mặt lộ đá, là cái đậm sâu trong trí khó xóa, xe ngựa là phương tiện quen thuộc, đến trường cũng bằng xe ngựa, theo mẹ đi chợ tết cũng ngồi trên những chiếc thổ mộ đó.
Nhưng nó có cái gì rất khác trong những ngày gần tết, lúc đất trời chuyển tiết, thời khắc của năm cùng tháng tận, cái háo hức mong tết của trẻ nít, được thêm cái dập dìu ngựa xe, mà lòng nôn nao khôn tả, tất cả đều hối hả. Và con ngựa theo nhịp roi người xà ích, mà ra sức gõ móng dồn hơn cho kịp phiên chợ, đất Bến Nghé những ngày giáp tết đã mất đi cái bình lặng vốn có.
Trong năm cuộc sống thả trôi trong lệ thường, như giòng nước nơi đầu vàm nhẹ nhàng chậm chảy, mơn man mấy mố chân cầu quây (Le pont tounant) Khánh Hội. Cây cầu sau những năm bốn mươi, được lắp thêm đường sắt đi cảng Nhà Bè, và hổng còn quây xuôi nữa cho ghe bầu, hay tàu lớn cắt ngang, nhưng vẫn còn đó cái tên Cầu Quây… Và chiều chiều khi con nước lớn, vẵng đưa trong gió, ai đó hát câu quen thuộc, có từ người Pháp bắc xong cây cầu:
Chừng nào cầu quây nọ thôi quây
Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường…
Tâm tình người phương Nam là đây, và cái tam cang ngũ thường trong câu hát, hổng rườm như sách vở nói, cang thường đây chỉ là gọn cái tình nghĩa phu thê gắn bó giữa qua với bậu, lời thề keo sơn vợ chồng, đơn giản chỉ là vậy.
Lớn lên với bước chân người lính, khi xuôi theo những con nước quê mình, mới nhận ra rằng phương Nam câu hò tiếng hát, nơi nào cũng mang cùng một âm điệu, nó là cái hồn của ông cha đi mở cõi một thời, là tâm tình của những con người quý trọng nghĩa tình. Nó đúng lắm với câu: Đất nuôi con người, đất tạo nên tâm tánh. Vùng đất này được tưới mát bởi những giòng sông, cho nơi đây những con người luôn hiền hòa mộc mạc… Có xa mới có nhớ, có mất mới có tiếc, nhớ cái êm đềm của những con sông bến nước, tiếc cho mảnh đất phương Nam non trẻ, đang chịu chung cơn giông bão của vận nước.
Qua từng tấm hình bạn đọc cho, mà tâm trí tìm về những gì đã quá xa, đem trải lòng tâm sự với những ai, trong ngày Xuân lưu lạc xứ người, cùng nhớ về phương trời cũ… Nhưng nếu có ai đó, trong lúc đi tìm đôi chút hương xưa, mà nghe lòng mình chùng xuống, để rồi thấy buồn thêm trong cảnh chiều Xuân xứ người, thì xin đừng trách là gợi chi cho thêm nhớ… Tui đây đang xa quê, nhớ về đất Bến Nghé lòng cũng buồn hơ, đâu khác gì bạn!
Bến Nghé nói đây là phường Bến Nghé, mà tổ chức hành chánh quận Nhứt, thời VNCH cũng một cách theo dân mà gọi. Lúc đó Sài Gòn đất còn trống nhiều, và dân vẫn có thói quen tụ sống quanh vùng gần chợ, thì hai cái chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối tụ dân lại sống đông bên bờ rạch Bến Nghé là điều tự nhiên, con rạch nhận nước của sông Sài Gòn, chảy từ cầu Khánh Hội đến khu chợ Nancy cầu Chữ Y, đất của những tay anh chị một thời Bình Xuyên, Bảy Viễn.
Vì con rạch Bến Nghé cho ghe tàu nhỏ đậu bốc hàng, mà con đường cặp dọc theo, thời VNCH được đặt tên là Bến Chương Dương một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học có tên là Quai d’Arroyo Chinois, còn từ Nguyễn Thái Học đến đường Nguyễn Cảnh Chân thì tên Quai de Belgique.
Ngoài đầu vàm nơi con sông lớn, có bến đò Thủ Thiêm đưa người sang Giồng Ông Tố, An Khánh, đó là sông Sài Gòn hợp vô sông Đồng Nai rồi bằng cửa Cần Giờ đổ ra biển. Theo tay phải nhìn theo Đại lộ Hàm Nghi (Boulevard De la Somme) về hướng chợ Bến Thành, thấy trọn cả một khu rộng lớn. Và đi theo bến Bạch Đằng (Quai le Myre de Vilers) quá một chút là những con đường Nguyễn Huệ (Boulevard Charner), Tự Do (Boulevard Catina), còn xa hơn nữa là Công trường Mê Linh (Rigault de Genouilly) với trại Thủy Quân.
Về phía tay trái là hai cái chợ Cầu Muối và Cầu ông Lãnh, nhưng nay chỉ còn là ký ức. Đã xa quê trên hai ba chục năm, nơi chốn cũ vật đổi sao dời đã xảy ra, và những gì được ghi ra đây, là những gì của một đứa trẻ đang học tiểu học thời đó nhớ lại, cái thời 1950 của Sài Gòn còn lành lặn, có những chiếc xe điện, chạy trên con đường Trần Hưng Đạo (Boulevard Galliéni).
Đất Bến Nghé những ngày tết… Hổng sống gần chợ, thì cũng nhận ra được điều, chợ búa nơi có không khí tết trước nhứt, cho nên với đám con nít tết có là từ chợ, xin đừng cười cho câu nói lạ tai này. Vì nhà thì ngoài vàm đi học phải đi ngang chợ, trường và chợ, cái đầu đường cái cuối đường, cách nhau đâu đó chỉ bảy tám trăm thước, lại thêm lệ hàng năm mà bến xe cá ngay góc đường, ngày thường vẫn chở hàng cho các vựa rau cải, đã dời đâu đó, ra giêng mới thấy quay về.
Bên trái lòng đường, chỗ của nó nay lều bạt được giăng, những cúi rơm bện lót, và dưa hấu được chuyển lên, từ những ghe đang đậu chật cứng lòng rạch, trên bến dưới thuyền là đây, dọc một bên đường là những vựa dưa, có những đụn dưa chất cao cả thước. Tập tục người Nam mình, ngày tết món hổng thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên là cặp dưa cúng, và cái trái xanh vỏ đỏ lòng này trẻ nít đứa nào hổng ưa, nay thấy nó tràn ngập lề đường, lòng lũ trẻ nôn nao chuyện tết nhứt.
Từ tháng Mười (chưa cười đã tối), giờ học cũng vì vậy đã đổi, bắt đầu sớm hơn, một rưỡi học tới năm rưỡi về, tan trường cũng là lúc trời sụp tối, giờ đó để bán tết mà dọc con đường Nguyễn Thái Học, xuống tận bờ rạch đèn đã được giăng thêm, và các vựa dưa lại đốt thêm những ngọn đèn khí đá. Chợ đêm đất Sài Gòn bất luận lớn nhỏ, cứ tết bán đêm là đèn giăng như sao sa!
Xa kia nơi chợ Bến Thành, các sạp cũng đã dựng, và đèn cũng đã giăng bao quanh bốn mặt chợ, chắc vì chợ nhà giàu xài sang hơn và văn minh hơn, mà sạp nào cũng đốt thêm những ngọn đèn măng sông (manchon), sáng trưng một góc trời đêm. Đèn giăng quanh chợ, đèn giăng dọc con đường Lê Lợi (le boulevard Bonard), con đường này vẫn thường lệ cuối tuần, họp chợ dọc lề đường cho đến bùng binh Nguyễn Huệ, khách nhàn du hổng mua cũng đi chơi, gọi là ‘đi bát Bonard’, nay ngày tết cái buôn bán cùng khách qua lại nhộn nhịp hơn.
Nói rằng náo nhiệt cả một vùng rộng lớn là hổng trật! Từ bờ rạch Bến Nghé qua chợ Cầu Muối vòng đến chợ Bến Thành xuống đường Nguyễn Huệ, và hết cả con đường này ra tới bờ sông Sài Gòn, kẻ bán buôn người đi chơi ngắm chợ Tết, đó là cái đặc biệt của dân Sài Gòn. Riêng con đường Nguyễn Huệ, nó lại có cái đặc biệt riêng của nó, trên lề đường dọc theo Thương xá TAX bán buôn đủ mặt hàng, và dưới lòng giữa con lộ là chợ bông ngày tết.
Đây lại thêm một cái đẹp của đất Bến Nghé, từ bờ sông Sài Gòn kéo lấn qua công viên trước Dinh Đốc Lý (Tòa Đô chánh), ba hàng đèn giăng sáng choang, soi rõ đủ thứ bông khắp nơi đổ về, những chiếc xe ngựa từ Hóc Môn Bà Điểm chở bông lên, xa hơn là Chợ Lách, Vĩnh Long, Sa Đéc, Đồng Tháp, những ghe bông xuôi theo con sông Tiền sông Hậu, kéo về đây đậu ngợp ngoài vàm, và có cả những xe hàng chở bông từ Lâm Đồng Đà Lạt xuống, góp mặt thêm đông vui.
Nói về đất Bến Nghé, mà hổng nói đến Chợ Cũ là hổng phải dân Bến Nghé, tết đến nó cũng giăng đèn bán đêm, nhưng lọt giữa những điểm mua bán đông vui hơn, mà cái chợ một thời sầm uất này, hổng khác ngày thường là mấy. Chợ này cái tiếng và cái miếng nó có đủ, là nơi tụ tập hầu hết là ngườ gốc Hoa, từ bán lẻ đến những tiệm ăn, với các món đã mần nên tên tuổi cho nó cả trăm năm, cháo cá, cơm thố thịt quay xá xíu, vốn là món ngon của người Hoa.
Chợ cũ cũng từng mang tên Bến Thành, từ bị cháy bị sập, rồi nhường chỗ để xây tòa nhà Ngân Khố, lại thêm cái chợ mới bây giờ được xây (1914), mà nó mang tên chợ Cũ, và cuối cùng cái chợ trên đường Tôn Thất Đạm này cũng chết về tay nhà nước xã nghĩa (2017), chung số phận như chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh (2002) Thương xá TAX (2016), tất cả nay đâu còn nữa, chỉ còn là ký ức của người Sài Gòn Xưa.
Hình ảnh con đò đưa khách qua lại sông Sài Gòn cũng là một hình ảnh đẹp, nay cũng đã mất, và hơn sáu chục ngàn người của mảnh ‘đất vàng’ Thủ Thiêm, đã thành dân oan từ hai mươi năm rồi, tết này lại thêm một cái tết vô gia cư nữa… Tòa nhà Bưu điện, nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, đang trong tầm ngắm của những kẻ tham lam đục khoét, nhân danh xây dựng cái mới để thẳng tay đập phá. Giết Sài Gòn bằng cái tên thành Hồ, nay lại xóa sạch những gì biểu trưng!
Nhiều quốc gia phát triển, trong khi xây dựng thêm những đô thị hiện đại mới, thì họ vẫn trân quí giữ lại những thành phố xưa, và đó là điểm đến của du khách, còn Sài Gòn trong tay những kẻ tự xưng đầu óc đỉnh cao, nay đã tan hoang. Với họ giá trị lịch sử phải là hang Pắc bó, cây đa Tân Trào, địa đạo Củ Chi… và cái xác ướp!
Viết tới đây, chợt nhớ Ông Ngô Đình Diệm, sáu mươi năm trước đã có ước muốn, một thành phố dân cư Thủ Thiêm - An Khánh bên kia con sông Sài gòn, và một thành phố kỹ nghệ Biên Hòa, và hổng là đỉnh cao trí tuệ chỉ biết đập phá, mà Ông mong muốn giữ vẹn Sài gòn, để làm thành phố văn hóa, thương mại, du lịch.
Đây chỉ là trải lòng của kẻ xa quê nhớ về chốn cũ, nơi ông cha ta mở cõi và người Pháp có công xây dựng, còn chuyện có là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ hoặc ‘Paris phương Đông’ hay hôn, thì tùy mỗi người nhận xét. Ai xây nên, phải thực lòng mà nói đó là công, chỉ đáng kết tội là kẻ tâm địa tham lam, cùng cái lối rừng rú đang tay đập phá. Xót cho miền Nam bị kéo lui hàng trăm năm, và với người dân Bến Nghé xưa như tui: Sài Gòn đã mất dấu.
Là người dân Nam bởi vận nước nổi trôi, tiếp sau những năm tháng lửa đạn là tù đày, rồi là tha hương, nay Xuân về cách xa quê nhà cả một đại dương, hoài niệm về vùng đất cũ Bến Nghé, viết lên cho vơi nỗi nhớ, mà cũng là để chia sẻ với những ai đang có cùng tâm sự.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Sài Gòn có bến Chương Dương
Bến xe thổ mộ trước nhà ga Sài gòn
Đi chợ Tết
Cầu Quây (Khánh Hội)
Xe điện Saigon - Chợ Lớn
Chợ dưa Cầu Muối
Chợ tết Bến Thành và đường Lê Lợi
Thương xá TAX
Chợ bông tết Nguyễn Huệ
Chợ Cũ
Trăm năm bến cũ, con đò Thủ ThiêmNgày Xuân hoài niệm - Việt Nhân
Việt Nhân Ngày Xuân hoài niệm
(HNPĐ) Tính đến ngày xách khăn gói lìa quê tha phương, và trừ đi hơn chục năm mần thân tù biệt xứ nơi đất Việt Bắc, còn lại là được gần bốn chục năm sống tại miền Nam, so số tuổi hôm nay, cũng có thể gọi là được một nữa đời mần dân đất Sài Gòn.
Tuổi lên năm biết và nhớ, cái xóm nhỏ ở vàm Bến Nghé, và cái trường con trai Trương Minh Ký ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học (Boulevard Galliéni và Boulevard Kitchener) thì hổng thể nào quên, rồi lớn dần mà biết thêm Gia Định, Chợ Lớn hai nơi cùng hình thành nên thủ đô Sài Gòn của miền Nam xưa, từng góc phố con đường vẫn in trong trí.
Sài Gòn, tưởng rằng nó đã mất tên sau ngày 30 tháng Tư Đen, bị nhuộm đỏ đổi tên thành Hồ, nhưng dù cho chế độ xã nghĩa, ra sức trên giấy tờ hành chánh cố xóa, nhưng cái tên Sài Gòn, đất Bến Nghé vẫn là hòn ngọc trong tâm trí người dân Nam, với nhiều bài viết tiếc nuối về cái thuở, các nước lân bang thèm muốn địa vị của nó, và những tấm hình chụp trước 1975, được người ta trân quý nhớ thương gọi bằng ba tiếng ‘Sài Gòn Xưa’.
Người Việt sau biến cố đau thương tháng Tư, có phải lìa quê tha hương, nơi đâu dừng chân thì nơi đó được đặt tên là Saigon (Little Saigon), điều đó nói lên cái gắn bó với chốn cũ. Sài Gòn, thành Hồ, tuy hai mà một, nhưng một lại là hai, trong tâm những người Việt tỵ nạn xa xứ, đó vẫn là Sài Gòn, vẫn là đất Bến Nghé. Sống được trong lòng người như vậy, thì chuyện Sài Gòn sẽ lấy lại cái tên của mình là điều phải đến!
Đất Bến Nghé thật đẹp, như ông Y Vân viết trong câu hát: Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi… Nay những người về bển nói rằng, đĩ điếm cướp giựt đầy lền, một thành Hồ hỗn loạn, người dân một cổ hai tròng chịu đủ cả cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan đỏ. Trong buổi đông tàn nhớ quê đã buồn, nghe vậy lòng càng buồn hơn!
Cali mấy hôm nay, đã có cái nắng hanh, cùng cái se lạnh lúc chiều hôm như quê nhà, đã nhắc cho kẻ tha phương rằng Xuân đã về, mà bắt nhớ lạ lùng vàm Bến Nghé của thuở ấu thơ đời mình. Bày bàn ngồi dưới mái hiên, cùng ấm trà với dĩa mứt tạo cho mình cái hơi hướm ngày Tết quê hương, nơi góc sân cây đào nở rộ những cánh hoa mầu hồng phấn, Tết đâu đòi hỏi gì nhiều, có hoa, có mứt, có trà, như vậy là đủ!
Và ngồi vậy một mình với những tấm hình, của một bạn đọc gọi đó là ‘Sài Gòn Xưa’ gửi cho thay thiệp tết! Từ lúc mang thân phiêu bạt chưa một lần nhìn lại chốn cũ, thì trong trí cái nhớ vẫn là khung cảnh xưa, nay nhìn hình khác nào thuyền được con nước, đưa về bến cũ… Cảnh trong hình so với tuổi đời mình, hổng cách nhau là bao, nó nhắc nhớ nhiều về cái thời, Sài gòn với những chiếc xe thổ mộ. Con đường chạy qua Hội trường Diên Hồng, những chiếc thổ mộ đưa bạn hàng chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối, ra đầu vàm nơi có cái cột cờ Thủ Ngữ.
Sài gòn với bến xe ngựa, đầu đường Trần Hưng Đạo ngay đề-pô xe lửa (nhà ga Sài gòn) là bến thổ mộ, chạy xuống một chút quẹo trái Nguyễn Thái học vô chợ Cầu Muối, là thấy ngay bến xe cá, một thứ xe tải nhỏ không mui một hay hai ngựa kéo… Đất Bến Nghé ngày đó, tiếng móng ngựa khua dòn trên mặt lộ đá, là cái đậm sâu trong trí khó xóa, xe ngựa là phương tiện quen thuộc, đến trường cũng bằng xe ngựa, theo mẹ đi chợ tết cũng ngồi trên những chiếc thổ mộ đó.
Nhưng nó có cái gì rất khác trong những ngày gần tết, lúc đất trời chuyển tiết, thời khắc của năm cùng tháng tận, cái háo hức mong tết của trẻ nít, được thêm cái dập dìu ngựa xe, mà lòng nôn nao khôn tả, tất cả đều hối hả. Và con ngựa theo nhịp roi người xà ích, mà ra sức gõ móng dồn hơn cho kịp phiên chợ, đất Bến Nghé những ngày giáp tết đã mất đi cái bình lặng vốn có.
Trong năm cuộc sống thả trôi trong lệ thường, như giòng nước nơi đầu vàm nhẹ nhàng chậm chảy, mơn man mấy mố chân cầu quây (Le pont tounant) Khánh Hội. Cây cầu sau những năm bốn mươi, được lắp thêm đường sắt đi cảng Nhà Bè, và hổng còn quây xuôi nữa cho ghe bầu, hay tàu lớn cắt ngang, nhưng vẫn còn đó cái tên Cầu Quây… Và chiều chiều khi con nước lớn, vẵng đưa trong gió, ai đó hát câu quen thuộc, có từ người Pháp bắc xong cây cầu:
Chừng nào cầu quây nọ thôi quây
Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường…
Tâm tình người phương Nam là đây, và cái tam cang ngũ thường trong câu hát, hổng rườm như sách vở nói, cang thường đây chỉ là gọn cái tình nghĩa phu thê gắn bó giữa qua với bậu, lời thề keo sơn vợ chồng, đơn giản chỉ là vậy.
Lớn lên với bước chân người lính, khi xuôi theo những con nước quê mình, mới nhận ra rằng phương Nam câu hò tiếng hát, nơi nào cũng mang cùng một âm điệu, nó là cái hồn của ông cha đi mở cõi một thời, là tâm tình của những con người quý trọng nghĩa tình. Nó đúng lắm với câu: Đất nuôi con người, đất tạo nên tâm tánh. Vùng đất này được tưới mát bởi những giòng sông, cho nơi đây những con người luôn hiền hòa mộc mạc… Có xa mới có nhớ, có mất mới có tiếc, nhớ cái êm đềm của những con sông bến nước, tiếc cho mảnh đất phương Nam non trẻ, đang chịu chung cơn giông bão của vận nước.
Qua từng tấm hình bạn đọc cho, mà tâm trí tìm về những gì đã quá xa, đem trải lòng tâm sự với những ai, trong ngày Xuân lưu lạc xứ người, cùng nhớ về phương trời cũ… Nhưng nếu có ai đó, trong lúc đi tìm đôi chút hương xưa, mà nghe lòng mình chùng xuống, để rồi thấy buồn thêm trong cảnh chiều Xuân xứ người, thì xin đừng trách là gợi chi cho thêm nhớ… Tui đây đang xa quê, nhớ về đất Bến Nghé lòng cũng buồn hơ, đâu khác gì bạn!
Bến Nghé nói đây là phường Bến Nghé, mà tổ chức hành chánh quận Nhứt, thời VNCH cũng một cách theo dân mà gọi. Lúc đó Sài Gòn đất còn trống nhiều, và dân vẫn có thói quen tụ sống quanh vùng gần chợ, thì hai cái chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối tụ dân lại sống đông bên bờ rạch Bến Nghé là điều tự nhiên, con rạch nhận nước của sông Sài Gòn, chảy từ cầu Khánh Hội đến khu chợ Nancy cầu Chữ Y, đất của những tay anh chị một thời Bình Xuyên, Bảy Viễn.
Vì con rạch Bến Nghé cho ghe tàu nhỏ đậu bốc hàng, mà con đường cặp dọc theo, thời VNCH được đặt tên là Bến Chương Dương một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học có tên là Quai d’Arroyo Chinois, còn từ Nguyễn Thái Học đến đường Nguyễn Cảnh Chân thì tên Quai de Belgique.
Ngoài đầu vàm nơi con sông lớn, có bến đò Thủ Thiêm đưa người sang Giồng Ông Tố, An Khánh, đó là sông Sài Gòn hợp vô sông Đồng Nai rồi bằng cửa Cần Giờ đổ ra biển. Theo tay phải nhìn theo Đại lộ Hàm Nghi (Boulevard De la Somme) về hướng chợ Bến Thành, thấy trọn cả một khu rộng lớn. Và đi theo bến Bạch Đằng (Quai le Myre de Vilers) quá một chút là những con đường Nguyễn Huệ (Boulevard Charner), Tự Do (Boulevard Catina), còn xa hơn nữa là Công trường Mê Linh (Rigault de Genouilly) với trại Thủy Quân.
Về phía tay trái là hai cái chợ Cầu Muối và Cầu ông Lãnh, nhưng nay chỉ còn là ký ức. Đã xa quê trên hai ba chục năm, nơi chốn cũ vật đổi sao dời đã xảy ra, và những gì được ghi ra đây, là những gì của một đứa trẻ đang học tiểu học thời đó nhớ lại, cái thời 1950 của Sài Gòn còn lành lặn, có những chiếc xe điện, chạy trên con đường Trần Hưng Đạo (Boulevard Galliéni).
Đất Bến Nghé những ngày tết… Hổng sống gần chợ, thì cũng nhận ra được điều, chợ búa nơi có không khí tết trước nhứt, cho nên với đám con nít tết có là từ chợ, xin đừng cười cho câu nói lạ tai này. Vì nhà thì ngoài vàm đi học phải đi ngang chợ, trường và chợ, cái đầu đường cái cuối đường, cách nhau đâu đó chỉ bảy tám trăm thước, lại thêm lệ hàng năm mà bến xe cá ngay góc đường, ngày thường vẫn chở hàng cho các vựa rau cải, đã dời đâu đó, ra giêng mới thấy quay về.
Bên trái lòng đường, chỗ của nó nay lều bạt được giăng, những cúi rơm bện lót, và dưa hấu được chuyển lên, từ những ghe đang đậu chật cứng lòng rạch, trên bến dưới thuyền là đây, dọc một bên đường là những vựa dưa, có những đụn dưa chất cao cả thước. Tập tục người Nam mình, ngày tết món hổng thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên là cặp dưa cúng, và cái trái xanh vỏ đỏ lòng này trẻ nít đứa nào hổng ưa, nay thấy nó tràn ngập lề đường, lòng lũ trẻ nôn nao chuyện tết nhứt.
Từ tháng Mười (chưa cười đã tối), giờ học cũng vì vậy đã đổi, bắt đầu sớm hơn, một rưỡi học tới năm rưỡi về, tan trường cũng là lúc trời sụp tối, giờ đó để bán tết mà dọc con đường Nguyễn Thái Học, xuống tận bờ rạch đèn đã được giăng thêm, và các vựa dưa lại đốt thêm những ngọn đèn khí đá. Chợ đêm đất Sài Gòn bất luận lớn nhỏ, cứ tết bán đêm là đèn giăng như sao sa!
Xa kia nơi chợ Bến Thành, các sạp cũng đã dựng, và đèn cũng đã giăng bao quanh bốn mặt chợ, chắc vì chợ nhà giàu xài sang hơn và văn minh hơn, mà sạp nào cũng đốt thêm những ngọn đèn măng sông (manchon), sáng trưng một góc trời đêm. Đèn giăng quanh chợ, đèn giăng dọc con đường Lê Lợi (le boulevard Bonard), con đường này vẫn thường lệ cuối tuần, họp chợ dọc lề đường cho đến bùng binh Nguyễn Huệ, khách nhàn du hổng mua cũng đi chơi, gọi là ‘đi bát Bonard’, nay ngày tết cái buôn bán cùng khách qua lại nhộn nhịp hơn.
Nói rằng náo nhiệt cả một vùng rộng lớn là hổng trật! Từ bờ rạch Bến Nghé qua chợ Cầu Muối vòng đến chợ Bến Thành xuống đường Nguyễn Huệ, và hết cả con đường này ra tới bờ sông Sài Gòn, kẻ bán buôn người đi chơi ngắm chợ Tết, đó là cái đặc biệt của dân Sài Gòn. Riêng con đường Nguyễn Huệ, nó lại có cái đặc biệt riêng của nó, trên lề đường dọc theo Thương xá TAX bán buôn đủ mặt hàng, và dưới lòng giữa con lộ là chợ bông ngày tết.
Đây lại thêm một cái đẹp của đất Bến Nghé, từ bờ sông Sài Gòn kéo lấn qua công viên trước Dinh Đốc Lý (Tòa Đô chánh), ba hàng đèn giăng sáng choang, soi rõ đủ thứ bông khắp nơi đổ về, những chiếc xe ngựa từ Hóc Môn Bà Điểm chở bông lên, xa hơn là Chợ Lách, Vĩnh Long, Sa Đéc, Đồng Tháp, những ghe bông xuôi theo con sông Tiền sông Hậu, kéo về đây đậu ngợp ngoài vàm, và có cả những xe hàng chở bông từ Lâm Đồng Đà Lạt xuống, góp mặt thêm đông vui.
Nói về đất Bến Nghé, mà hổng nói đến Chợ Cũ là hổng phải dân Bến Nghé, tết đến nó cũng giăng đèn bán đêm, nhưng lọt giữa những điểm mua bán đông vui hơn, mà cái chợ một thời sầm uất này, hổng khác ngày thường là mấy. Chợ này cái tiếng và cái miếng nó có đủ, là nơi tụ tập hầu hết là ngườ gốc Hoa, từ bán lẻ đến những tiệm ăn, với các món đã mần nên tên tuổi cho nó cả trăm năm, cháo cá, cơm thố thịt quay xá xíu, vốn là món ngon của người Hoa.
Chợ cũ cũng từng mang tên Bến Thành, từ bị cháy bị sập, rồi nhường chỗ để xây tòa nhà Ngân Khố, lại thêm cái chợ mới bây giờ được xây (1914), mà nó mang tên chợ Cũ, và cuối cùng cái chợ trên đường Tôn Thất Đạm này cũng chết về tay nhà nước xã nghĩa (2017), chung số phận như chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh (2002) Thương xá TAX (2016), tất cả nay đâu còn nữa, chỉ còn là ký ức của người Sài Gòn Xưa.
Hình ảnh con đò đưa khách qua lại sông Sài Gòn cũng là một hình ảnh đẹp, nay cũng đã mất, và hơn sáu chục ngàn người của mảnh ‘đất vàng’ Thủ Thiêm, đã thành dân oan từ hai mươi năm rồi, tết này lại thêm một cái tết vô gia cư nữa… Tòa nhà Bưu điện, nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, đang trong tầm ngắm của những kẻ tham lam đục khoét, nhân danh xây dựng cái mới để thẳng tay đập phá. Giết Sài Gòn bằng cái tên thành Hồ, nay lại xóa sạch những gì biểu trưng!
Nhiều quốc gia phát triển, trong khi xây dựng thêm những đô thị hiện đại mới, thì họ vẫn trân quí giữ lại những thành phố xưa, và đó là điểm đến của du khách, còn Sài Gòn trong tay những kẻ tự xưng đầu óc đỉnh cao, nay đã tan hoang. Với họ giá trị lịch sử phải là hang Pắc bó, cây đa Tân Trào, địa đạo Củ Chi… và cái xác ướp!
Viết tới đây, chợt nhớ Ông Ngô Đình Diệm, sáu mươi năm trước đã có ước muốn, một thành phố dân cư Thủ Thiêm - An Khánh bên kia con sông Sài gòn, và một thành phố kỹ nghệ Biên Hòa, và hổng là đỉnh cao trí tuệ chỉ biết đập phá, mà Ông mong muốn giữ vẹn Sài gòn, để làm thành phố văn hóa, thương mại, du lịch.
Đây chỉ là trải lòng của kẻ xa quê nhớ về chốn cũ, nơi ông cha ta mở cõi và người Pháp có công xây dựng, còn chuyện có là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ hoặc ‘Paris phương Đông’ hay hôn, thì tùy mỗi người nhận xét. Ai xây nên, phải thực lòng mà nói đó là công, chỉ đáng kết tội là kẻ tâm địa tham lam, cùng cái lối rừng rú đang tay đập phá. Xót cho miền Nam bị kéo lui hàng trăm năm, và với người dân Bến Nghé xưa như tui: Sài Gòn đã mất dấu.
Là người dân Nam bởi vận nước nổi trôi, tiếp sau những năm tháng lửa đạn là tù đày, rồi là tha hương, nay Xuân về cách xa quê nhà cả một đại dương, hoài niệm về vùng đất cũ Bến Nghé, viết lên cho vơi nỗi nhớ, mà cũng là để chia sẻ với những ai đang có cùng tâm sự.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Sài Gòn có bến Chương Dương
Bến xe thổ mộ trước nhà ga Sài gòn
Đi chợ Tết
Cầu Quây (Khánh Hội)
Xe điện Saigon - Chợ Lớn
Chợ dưa Cầu Muối
Chợ tết Bến Thành và đường Lê Lợi
Thương xá TAX
Chợ bông tết Nguyễn Huệ
Chợ Cũ
Trăm năm bến cũ, con đò Thủ Thiêm