Hình Ảnh & Sự Kiện
Ngày nầy năm xưa, 03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản
03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản
Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.
Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện.
Tờ New York Times tuyên bố quyết định của đa số đã ủng hộ Luật Feinberg, ủng hộ niềm tin rằng “nhà nước có quyền hiến định để bảo vệ những tâm hồn non nớt của trẻ em trong các trường công lập khỏi tuyên truyền lật đổ, dù là kín đáo hay lộ liễu, được phổ biến bởi chính những người ‘mà các em noi theo để nhận sự hướng dẫn, uy quyền và lãnh đạo.’”
Ý kiến bất đồng quan điểm của các thẩm phán William O. Douglas, Hugo Black và Felix Frankfurter đã cáo buộc rằng đạo luật của bang New York đã “biến hệ thống trường học thành một dự án gián điệp.” Ở New York, Liên đoàn Giáo viên tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối Luật Feinberg. Đã có tám giáo viên bị sa thải theo quy định của đạo luật và nhiều người khác phải đối mặt với các phiên điều trần.
Quyết định của Tối cao Pháp viện là một thước đo cho tình hình của cả nước. Trong những năm trước vụ việc, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alger Hiss đã bị kết án về tội khai man liên quan đến lời khai về mối liên hệ của ông với Đảng Cộng sản; Julius và Ethel Rosenberg đã bị luận tội và kết án tử hình vì đã chuyển giao bí mật nguyên tử cho Liên Xô; và Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã có một sự nghiệp lẫy lừng nhờ việc săn lùng thành viên cộng sản trong chính phủ.
Đến năm 1952, nhiều người Mỹ đã bị thuyết phục rằng rất nhiều đặc vụ cộng sản và những người ủng hộ họ đang hoạt động tích cực tại Mỹ và lực lượng của họ đã thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống nước Mỹ. Luật Feinberg tiếp tục có hiệu lực cho đến khi một quyết định của Tối cao Pháp viện năm 1967 tuyên bố hầu hết các điều khoản của nó là vi hiến.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Ngày nầy năm xưa, 03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản
03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản
Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.
Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện.
Tờ New York Times tuyên bố quyết định của đa số đã ủng hộ Luật Feinberg, ủng hộ niềm tin rằng “nhà nước có quyền hiến định để bảo vệ những tâm hồn non nớt của trẻ em trong các trường công lập khỏi tuyên truyền lật đổ, dù là kín đáo hay lộ liễu, được phổ biến bởi chính những người ‘mà các em noi theo để nhận sự hướng dẫn, uy quyền và lãnh đạo.’”
Ý kiến bất đồng quan điểm của các thẩm phán William O. Douglas, Hugo Black và Felix Frankfurter đã cáo buộc rằng đạo luật của bang New York đã “biến hệ thống trường học thành một dự án gián điệp.” Ở New York, Liên đoàn Giáo viên tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối Luật Feinberg. Đã có tám giáo viên bị sa thải theo quy định của đạo luật và nhiều người khác phải đối mặt với các phiên điều trần.
Quyết định của Tối cao Pháp viện là một thước đo cho tình hình của cả nước. Trong những năm trước vụ việc, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alger Hiss đã bị kết án về tội khai man liên quan đến lời khai về mối liên hệ của ông với Đảng Cộng sản; Julius và Ethel Rosenberg đã bị luận tội và kết án tử hình vì đã chuyển giao bí mật nguyên tử cho Liên Xô; và Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã có một sự nghiệp lẫy lừng nhờ việc săn lùng thành viên cộng sản trong chính phủ.
Đến năm 1952, nhiều người Mỹ đã bị thuyết phục rằng rất nhiều đặc vụ cộng sản và những người ủng hộ họ đang hoạt động tích cực tại Mỹ và lực lượng của họ đã thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống nước Mỹ. Luật Feinberg tiếp tục có hiệu lực cho đến khi một quyết định của Tối cao Pháp viện năm 1967 tuyên bố hầu hết các điều khoản của nó là vi hiến.