Nhân Vật
Nghi can Đức Quốc Xã 98 tuổi vừa qua đời
BUDAPEST — Một người Hungary 98 tuổi đứng đầu danh sách rất ít nghi can Đức Quốc Xã còn sót lại trên thế giới đã qua đời tại một bệnh viện, trong khi chờ bị xử về tội đưa gần 16.000 người Do Thái vào các trại tử thần. Thông tín viên VOA Stefan Bos tường trình từ Budapest, nơi người ta vừa loan báo cái chết của ông này hôm thứ Hai.
Nghi can Đức Quốc Xã 98 tuổi vừa qua đời
BUDAPEST — Một người Hungary 98 tuổi đứng đầu danh sách rất ít nghi can Đức Quốc Xã còn sót lại trên thế giới đã qua đời tại một bệnh viện, trong khi chờ bị xử về tội đưa gần 16.000 người Do Thái vào các trại tử thần. Thông tín viên VOA Stefan Bos tường trình từ Budapest, nơi người ta vừa loan báo cái chết của ông này hôm thứ Hai.
Luật sư của ông Laszlo Csatary nói rằng viên công an người Hugary hợp tác với Đức Quốc Xã này qua đời hôm cuối tuần vì viêm phổi. Cái chết của ông là một tin buồn cho gia đình các nạn nhân Đức Quốc Xã muốn đòi hỏi công lý.
Ông Csatary bị tố giác là người mà trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã can dự vào vụ xua đuổi 15.700 người Do Thái sống trong một thị trấn của nước Tiệp Khắc trước đây để đưa vào các trại tử thần của Đức Quốc Xã.
Sau khi bị kêu án tử hình vắng mặt vào năm 1948, ông đã tìm cách bỏ trốn được sang Canada. Tại đây ông sống bình yên trong nhiều năm với nghề buôn bán các sản phẩm mỹ thuật cho tới khi bị phát hiện và tước bỏ quốc tịch vào những năm 1990.
Ông trở về Hungary và tiếp tục sống thầm lặng cho tới khi nhà chức trách mở cuộc điều tra vào cuối năm 2011, theo lời yêu cầu của Simon Wiesenthal, một tổ chức của người Do Thái chuyên săn lùng các thành viên Đức Quốc Xã.
Cuối cùng, ông Csatary bị khởi tố về tội giúp đỡ trục xuất người Do Thái vào năm 1944, sống trong thị trấn lúc bấy giờ là thị trấn Kassa thuộc nước Tiệp Khắc; nhưng bây giờ là thị trấn Kosice thuộc nước Slovakia.
Ông Csatary còn bị tố giác là đã “thường xuyên đánh đập người Do Thái bị giam cầm bằng tay không hoặc quất họ bằng roi mà chẳng cần biết lý do; cho dù là đàn ông đàn bà già trẻ lớn bé, mạnh khỏe hay bệnh tật.”
Ông Csatary đã bị quản chế tại gia kể từ tháng 6 năm ngoái, và các nhà hoạt động đòi phải mang ông ra xử.
Nhiều người biểu tình cả già lẫn trẻ đứng bên ngoài căn nhà của ông ở Budapest, nắm tay thành một dây xích, hô to các khẩu hiệu như “Chúng tôi không thể nào quên được.”
Cuối cùng, tòa án đã quyết định hủy vụ xử, lấy lý do ông ta đã bị kết tội và đã có bản án khi trước.
Nhiều người cho rằng khởi tố một người già cả, yếu đuối có phải là một điều tốt hay không.
Nhưng ông Efraim Zuroff của tổ chức Simon Wiesenthal tin rằng mang những người như ông Csatary ra trước ánh sáng công lý không bao giờ là một chuyện muộn màng. Ông nói:
“Khi ta nhìn một người như Csatary, ta không nên thấy đó là một cá nhân già cả yếu đuối. Chúng ta hãy nghĩ đến những người ở vào thời kỳ sung mãn nắm giữ quyền lực, rất nhiệt tình dùng hết sinh lực của mình để tàn sát tập thể những người vô tội. Tuổi già không phải là một cái cớ để miễn xử những người đã từng phạm những tội ác kinh tởm. Rất nhiều nạn nhân không có dịp để thành già cả yếu đuối, đơn giản chỉ vì họ đã bị tàn sát trong các trại tử thần.”
Tổ chức Simon Wiesenthal tiếp tục truy lùng các thành viên Đức Quốc Xã vẫn sòn sống sót trên khắp thế giới, bây giờ ước tính cũng còn vài chục.
Cho đến lúc chết, Csatary vẫn nói mình vô tội.
Luật sư của ông Laszlo Csatary nói rằng viên công an người Hugary hợp tác với Đức Quốc Xã này qua đời hôm cuối tuần vì viêm phổi. Cái chết của ông là một tin buồn cho gia đình các nạn nhân Đức Quốc Xã muốn đòi hỏi công lý.
Ông Csatary bị tố giác là người mà trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã can dự vào vụ xua đuổi 15.700 người Do Thái sống trong một thị trấn của nước Tiệp Khắc trước đây để đưa vào các trại tử thần của Đức Quốc Xã.
Sau khi bị kêu án tử hình vắng mặt vào năm 1948, ông đã tìm cách bỏ trốn được sang Canada. Tại đây ông sống bình yên trong nhiều năm với nghề buôn bán các sản phẩm mỹ thuật cho tới khi bị phát hiện và tước bỏ quốc tịch vào những năm 1990.
Ông trở về Hungary và tiếp tục sống thầm lặng cho tới khi nhà chức trách mở cuộc điều tra vào cuối năm 2011, theo lời yêu cầu của Simon Wiesenthal, một tổ chức của người Do Thái chuyên săn lùng các thành viên Đức Quốc Xã.
Cuối cùng, ông Csatary bị khởi tố về tội giúp đỡ trục xuất người Do Thái vào năm 1944, sống trong thị trấn lúc bấy giờ là thị trấn Kassa thuộc nước Tiệp Khắc; nhưng bây giờ là thị trấn Kosice thuộc nước Slovakia.
Ông Csatary còn bị tố giác là đã “thường xuyên đánh đập người Do Thái bị giam cầm bằng tay không hoặc quất họ bằng roi mà chẳng cần biết lý do; cho dù là đàn ông đàn bà già trẻ lớn bé, mạnh khỏe hay bệnh tật.”
Ông Csatary đã bị quản chế tại gia kể từ tháng 6 năm ngoái, và các nhà hoạt động đòi phải mang ông ra xử.
Nhiều người biểu tình cả già lẫn trẻ đứng bên ngoài căn nhà của ông ở Budapest, nắm tay thành một dây xích, hô to các khẩu hiệu như “Chúng tôi không thể nào quên được.”
Cuối cùng, tòa án đã quyết định hủy vụ xử, lấy lý do ông ta đã bị kết tội và đã có bản án khi trước.
Nhiều người cho rằng khởi tố một người già cả, yếu đuối có phải là một điều tốt hay không.
Nhưng ông Efraim Zuroff của tổ chức Simon Wiesenthal tin rằng mang những người như ông Csatary ra trước ánh sáng công lý không bao giờ là một chuyện muộn màng. Ông nói:
“Khi ta nhìn một người như Csatary, ta không nên thấy đó là một cá nhân già cả yếu đuối. Chúng ta hãy nghĩ đến những người ở vào thời kỳ sung mãn nắm giữ quyền lực, rất nhiệt tình dùng hết sinh lực của mình để tàn sát tập thể những người vô tội. Tuổi già không phải là một cái cớ để miễn xử những người đã từng phạm những tội ác kinh tởm. Rất nhiều nạn nhân không có dịp để thành già cả yếu đuối, đơn giản chỉ vì họ đã bị tàn sát trong các trại tử thần.”
Tổ chức Simon Wiesenthal tiếp tục truy lùng các thành viên Đức Quốc Xã vẫn sòn sống sót trên khắp thế giới, bây giờ ước tính cũng còn vài chục.
Cho đến lúc chết, Csatary vẫn nói mình vô tội.
KaLua Chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nghi can Đức Quốc Xã 98 tuổi vừa qua đời
BUDAPEST — Một người Hungary 98 tuổi đứng đầu danh sách rất ít nghi can Đức Quốc Xã còn sót lại trên thế giới đã qua đời tại một bệnh viện, trong khi chờ bị xử về tội đưa gần 16.000 người Do Thái vào các trại tử thần. Thông tín viên VOA Stefan Bos tường trình từ Budapest, nơi người ta vừa loan báo cái chết của ông này hôm thứ Hai.
Nghi can Đức Quốc Xã 98 tuổi vừa qua đời
BUDAPEST — Một người Hungary 98 tuổi đứng đầu danh sách rất ít nghi can Đức Quốc Xã còn sót lại trên thế giới đã qua đời tại một bệnh viện, trong khi chờ bị xử về tội đưa gần 16.000 người Do Thái vào các trại tử thần. Thông tín viên VOA Stefan Bos tường trình từ Budapest, nơi người ta vừa loan báo cái chết của ông này hôm thứ Hai.
Luật sư của ông Laszlo Csatary nói rằng viên công an người Hugary hợp tác với Đức Quốc Xã này qua đời hôm cuối tuần vì viêm phổi. Cái chết của ông là một tin buồn cho gia đình các nạn nhân Đức Quốc Xã muốn đòi hỏi công lý.
Ông Csatary bị tố giác là người mà trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã can dự vào vụ xua đuổi 15.700 người Do Thái sống trong một thị trấn của nước Tiệp Khắc trước đây để đưa vào các trại tử thần của Đức Quốc Xã.
Sau khi bị kêu án tử hình vắng mặt vào năm 1948, ông đã tìm cách bỏ trốn được sang Canada. Tại đây ông sống bình yên trong nhiều năm với nghề buôn bán các sản phẩm mỹ thuật cho tới khi bị phát hiện và tước bỏ quốc tịch vào những năm 1990.
Ông trở về Hungary và tiếp tục sống thầm lặng cho tới khi nhà chức trách mở cuộc điều tra vào cuối năm 2011, theo lời yêu cầu của Simon Wiesenthal, một tổ chức của người Do Thái chuyên săn lùng các thành viên Đức Quốc Xã.
Cuối cùng, ông Csatary bị khởi tố về tội giúp đỡ trục xuất người Do Thái vào năm 1944, sống trong thị trấn lúc bấy giờ là thị trấn Kassa thuộc nước Tiệp Khắc; nhưng bây giờ là thị trấn Kosice thuộc nước Slovakia.
Ông Csatary còn bị tố giác là đã “thường xuyên đánh đập người Do Thái bị giam cầm bằng tay không hoặc quất họ bằng roi mà chẳng cần biết lý do; cho dù là đàn ông đàn bà già trẻ lớn bé, mạnh khỏe hay bệnh tật.”
Ông Csatary đã bị quản chế tại gia kể từ tháng 6 năm ngoái, và các nhà hoạt động đòi phải mang ông ra xử.
Nhiều người biểu tình cả già lẫn trẻ đứng bên ngoài căn nhà của ông ở Budapest, nắm tay thành một dây xích, hô to các khẩu hiệu như “Chúng tôi không thể nào quên được.”
Cuối cùng, tòa án đã quyết định hủy vụ xử, lấy lý do ông ta đã bị kết tội và đã có bản án khi trước.
Nhiều người cho rằng khởi tố một người già cả, yếu đuối có phải là một điều tốt hay không.
Nhưng ông Efraim Zuroff của tổ chức Simon Wiesenthal tin rằng mang những người như ông Csatary ra trước ánh sáng công lý không bao giờ là một chuyện muộn màng. Ông nói:
“Khi ta nhìn một người như Csatary, ta không nên thấy đó là một cá nhân già cả yếu đuối. Chúng ta hãy nghĩ đến những người ở vào thời kỳ sung mãn nắm giữ quyền lực, rất nhiệt tình dùng hết sinh lực của mình để tàn sát tập thể những người vô tội. Tuổi già không phải là một cái cớ để miễn xử những người đã từng phạm những tội ác kinh tởm. Rất nhiều nạn nhân không có dịp để thành già cả yếu đuối, đơn giản chỉ vì họ đã bị tàn sát trong các trại tử thần.”
Tổ chức Simon Wiesenthal tiếp tục truy lùng các thành viên Đức Quốc Xã vẫn sòn sống sót trên khắp thế giới, bây giờ ước tính cũng còn vài chục.
Cho đến lúc chết, Csatary vẫn nói mình vô tội.
Luật sư của ông Laszlo Csatary nói rằng viên công an người Hugary hợp tác với Đức Quốc Xã này qua đời hôm cuối tuần vì viêm phổi. Cái chết của ông là một tin buồn cho gia đình các nạn nhân Đức Quốc Xã muốn đòi hỏi công lý.
Ông Csatary bị tố giác là người mà trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã can dự vào vụ xua đuổi 15.700 người Do Thái sống trong một thị trấn của nước Tiệp Khắc trước đây để đưa vào các trại tử thần của Đức Quốc Xã.
Sau khi bị kêu án tử hình vắng mặt vào năm 1948, ông đã tìm cách bỏ trốn được sang Canada. Tại đây ông sống bình yên trong nhiều năm với nghề buôn bán các sản phẩm mỹ thuật cho tới khi bị phát hiện và tước bỏ quốc tịch vào những năm 1990.
Ông trở về Hungary và tiếp tục sống thầm lặng cho tới khi nhà chức trách mở cuộc điều tra vào cuối năm 2011, theo lời yêu cầu của Simon Wiesenthal, một tổ chức của người Do Thái chuyên săn lùng các thành viên Đức Quốc Xã.
Cuối cùng, ông Csatary bị khởi tố về tội giúp đỡ trục xuất người Do Thái vào năm 1944, sống trong thị trấn lúc bấy giờ là thị trấn Kassa thuộc nước Tiệp Khắc; nhưng bây giờ là thị trấn Kosice thuộc nước Slovakia.
Ông Csatary còn bị tố giác là đã “thường xuyên đánh đập người Do Thái bị giam cầm bằng tay không hoặc quất họ bằng roi mà chẳng cần biết lý do; cho dù là đàn ông đàn bà già trẻ lớn bé, mạnh khỏe hay bệnh tật.”
Ông Csatary đã bị quản chế tại gia kể từ tháng 6 năm ngoái, và các nhà hoạt động đòi phải mang ông ra xử.
Nhiều người biểu tình cả già lẫn trẻ đứng bên ngoài căn nhà của ông ở Budapest, nắm tay thành một dây xích, hô to các khẩu hiệu như “Chúng tôi không thể nào quên được.”
Cuối cùng, tòa án đã quyết định hủy vụ xử, lấy lý do ông ta đã bị kết tội và đã có bản án khi trước.
Nhiều người cho rằng khởi tố một người già cả, yếu đuối có phải là một điều tốt hay không.
Nhưng ông Efraim Zuroff của tổ chức Simon Wiesenthal tin rằng mang những người như ông Csatary ra trước ánh sáng công lý không bao giờ là một chuyện muộn màng. Ông nói:
“Khi ta nhìn một người như Csatary, ta không nên thấy đó là một cá nhân già cả yếu đuối. Chúng ta hãy nghĩ đến những người ở vào thời kỳ sung mãn nắm giữ quyền lực, rất nhiệt tình dùng hết sinh lực của mình để tàn sát tập thể những người vô tội. Tuổi già không phải là một cái cớ để miễn xử những người đã từng phạm những tội ác kinh tởm. Rất nhiều nạn nhân không có dịp để thành già cả yếu đuối, đơn giản chỉ vì họ đã bị tàn sát trong các trại tử thần.”
Tổ chức Simon Wiesenthal tiếp tục truy lùng các thành viên Đức Quốc Xã vẫn sòn sống sót trên khắp thế giới, bây giờ ước tính cũng còn vài chục.
Cho đến lúc chết, Csatary vẫn nói mình vô tội.
KaLua Chuyển