Xe cán chó
Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì? ( Nghĩ mãi không hiểu bài diễn văng của Trọng Lú nói gì)
27-7-2016
Nếu muốn lột tả sự mất mát của chiến tranh, thì Việt Nam vừa trải qua 3 cuộc chiến dằng dặc và tàn khốc, những vết thương còn chưa kịp lành, ngổn ngang bao vấn đề hậu chiến, sao phải sang tận Syria? Chỉ cần đi tận cùng nỗi đau của người Việt, đã đủ nhức nhối và lay động con tim rồi, đâu cần phải thương vay khóc mướn?
Nếu định truyền thông điệp cảnh báo chiến tranh, thì dân tộc Việt hàng ngàn năm qua, cứ mỗi khi bị xâm lược là “còn cái lai quần cũng đánh”, dù rất yêu hòa bình, chứ có sợ sự đe dọa bao giờ đâu?
Trở lại vụ em Lê Bình hẹn gặp Tổng thống
Syria nhưng rồi bỏ vì thích làm ký sự hơn bị báo chí cho là bịa, Lê
Bình trả lời vụ gặp do Lãnh sự (LS) quán Việt Nam ở Li-Băng sắp xếp,
không tin thì cứ mail bằng TIẾNG ANH (không phải tiếng Việt) để hỏi
Ngay lập tức, một diễn đàn của nhà báo đã cho biết, Việt Nam không có LS quán tại Li-băng, chỉ có LS quán danh dự, do một doanh nhân người Li -Băng làm đại diện.
Xin trích ý kiến của một vị đại sứ: “Ta có LS danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc LS danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với Tổng thống Syrie), trong khi ĐSQ ta tại Iran kiêm nhiệm Syrie không hề biết việc này. Vấn đề nữa là nếu cuộc phỏng vấn đã được thu xếp (cứ cho là như thế) mà nhóm VTV từ chối không thực hiện thì khó có thể chấp nhận được, có thể coi đó là “sự cố ngoại giao”, thậm chí ảnh hưởng quan hệ hai nước. Đến những vùng chiến sự như Syrie, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với ĐSQ để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.”
Link về Lãnh sự danh dự của VN tại Li-băng ở link đây ạ: http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-dan%E2%80%A6/vn2518493.html
______
LÃNH SỰ QUÁN HAY LÃNH SỰ DANH DỰ
27-7-2016
Mấy hôm nay, phây búc dậy sóng vì cái này của Lê Bình. Thú thật, mình chỉ lướt qua, không thích xem vì dài và giọng nói như ăn cướp của gái, chả có cảm tình. Thay vào đó, đọc nhiều bài viết về chị, cũng thấy hay và thú vị.
Tính chả viết gì vì bận tối mặt nhưng tối nay vô tình đọc được bài báo với câu này của Lê Bình: “Sự thật phụ thuộc vào bằng chứng. Các bạn hoàn toàn có thể gửi mail bằng tiếng Anh cho Lãnh sự quán Việt Nam tại Li-băng để hỏi về thông tin này. Tôi tin họ sẽ trả lời”. Hơi ngạc nhiên vì sao lại gửi email cho Lãnh sự quán VN ở Li Băng phải bằng tiếng Anh mà không bằng tiếng Việt.
Bèn hỏi ông Gu Gồ, thì ra ở Li Băng không có cơ quan đại sứ quán của VN cả (có lẽ do tình hình chính trị, chiến tranh chết chóc…) mà Đại sứ quán VN ở Ai cập kiêm nhiệm luôn. Không có đại sứ quán thì chắc chắn lãnh sự quán không mở. Mà 1 nước chả lớn, ít người Việt như Li – Băng chắc hẳn là ko cần có Lãnh sự quán rồi.
“Lãnh sự quán Việt nam” mà cô Bình nói ắt hẳn là ông lãnh sự danh dự VN tại Li – Băng. Có lẽ là ông này: http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-danh-du-cua-viet-nam-tai-li-bang-%E2%80%93-mot-dia-chi-huu-ich-cho-cac-doanh-nghiep-viet-nam/vn2518493.html
Cô Bình và VTV đã không phân biệt được đâu là Lãnh sự quán và Lãnh sự danh dự. Và nếu để ông lãnh sự danh sự là doanh nhân (như anh Huy mai linh làm lãnh sự danh dự cho Slovakia, anh luật sư PAT làm cho Phần Lan…) ở một nước Li Băng láng giềng hứa sắp xếp gặp anh Tổng thống Sirya thì thật là khôi hài. Như anh Huy mailinh hứa 1 sắp xếp 1 cô người Slovakia đi gặp Hun xen ở Campuchia vậy.
Chức năng và thẩm quyền của lãnh sự danh dự là gì, hãy gúc đi đừng lười.
______
Biếm: Thư của TT Assad gửi BTV Lê Bình
Nhà báo Jeremy Bowen phỏng vấn TT Syria Bashar al-Assad. Ảnh: BBC
Syria, ngày 24/7/2016,
Chị Lê Bình kính mến,
Cho đến lúc này tôi vẫn đang chưa dám cởi quần dài để đón chị tại Damascus. Tôi tin tưởng rằng, cuộc trả lời phỏng vấn với chị là cuộc trả lời phỏng vấn quan trọng nhất suốt sự nghiệp chính trị của tôi.
Việt Nam là đất nước đã trải qua chiến tranh và hẳn chị đã biết có rất nhiều phóng viên chiến trường là người Việt Nam đã tới đưa tin tại những vùng khói lửa. Các phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại Việt Nam thì nhiều vô kể. Mặc cho Saigon luôn trong tình trạng có thể bị đánh bom và những cánh rừng dừa nước luôn có đạn AK47 xé giời lao lên trực thăng. Họ vẫn ở đấy như cái anh Coppola quay phim trong bài hát Hello Vietnam của cô Phạm Quỳnh Anh. Thảm sát Mỹ Lai nếu không có nhà báo Seymour Hersh thì chắc mãi mãi nằm trong kí ức của những tên lính Mỹ.
Về mặt giới tính mà nói, năm 1964 có một nữ nhà báo Pháp đã tới Hà Nội để phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh. Một cuộc phỏng vấn mà tôi cho rằng rất lí thú. Hà Nội lúc ấy đương nhiên không thể nói là an toàn tuyệt đối vì bom đạn chả biết bay tới lúc nào và đám trộm cướp thì ngập thành phố.
Tôi biết chiến tranh là nguy hiểm, đất nước chúng tôi đang trong một tình trạng nguy hiểm. Xin chị hãy bớt chút thời gian trong lúc trang điểm lên hình để đọc nhật kí của một phóng viên chiến trường Iraq:
“Ánh sáng loé trên bầu trời tối, một loạt tiếng nổ ầm vang vọng tới chỗ chúng tôi trên biên giới Kuwait – Iraq. Đại uý Alex Deraney, chỉ huy đại đội công binh 535, nói: “Pháo đã nổ, đã đến lúc lên đường”. Theo lệnh của ông, toàn bộ binh lính vào xe và khởi động.
Tâm trạng mọi người căng thẳng pha lẫn hoảng sợ, họ vẫn chưa thực sự hoàn hồn sau vụ tấn công tên lửa Scud trước đó. Một tên lửa Iraq đã rơi xuống cách vị trí của chúng tôi có 5 km. Tất cả nhanh chóng mặc MOPP 2 – mức thứ 2 trong số 4 mức bảo vệ khỏi vũ khí sinh hoá, gồm một bộ quần áo dày và mặt nạ phòng độc”.
Đêm qua tôi có xem clip của các chị và tôi phải vắt tivi mấy lần mới hết nước. Chắc người dân Việt Nam cũng vừa xem vừa dùng máy sấy tóc xì vào màn hình. Tôi xin thành thật nói rằng đấy là tình trạng tương đối bình thường tại đất nước chúng tôi mà chị hoàn toàn có thể hình dung khi xem thời sự quốc tế. Nhẽ nào các chị cứ xách balo lên và đi mà không hề nghiên cứu gì sao?
Mặc dù thế, tại dinh thự của tôi tại Damas thì tình hình yên bình hơn rất nhiều. Tôi rất tiếc các nhân viên văn phòng tổng thống Syria không cung cấp kịp thời thông tin cho chị. Cái bọn điên này.
Xin chị hãy nhìn tấm hình tôi gửi kèm đây. Cuộc trả lời phỏng vấn với Jeremy Bowen của BBC vào tháng 2 năm 2015 khi Nga chưa bắt đầu cuộc không kích và tình trạng đất nước tôi kinh khủng hơn gấp bội. Ngay cả ở thủ đô. Có lẽ ông nhà báo của BBC vì tuổi tác nên không còn tiếc đời lắm, tôi không hiểu. Nhưng ông ấy không tèm nhem mũi dãi chạy ra sân bay chỉ vì những âm thanh giống chơi game Beach Head. Xin chị hãy tin tôi, cuộc phỏng vấn ấy đáng giá từng xu.
Người dân Việt Nam không muốn xem lại những hình ảnh đã đầy rẫy trên internet theo phiên bản Cao Văn Lầu. Tôi nghĩ họ muốn biết ông tổng thống Syria nói gì về tình hình đất nước và chia sẻ những góc các chị không thể tới như những khách du lịch đi phượt. Chẳng phải chị đã nói mục đích của chị đến đây là vì cuộc gặp với tôi sao?
Tôi tin chị sẽ quay lại bởi một nhà báo không chỉ là một người phụ nữ thút thít khi xem phim drama. Nếu chỉ xem dân lành chịu tai ương rồi khóc thì tôi nghĩ các chị đã hết nước mắt trước khi ra tới Nội Bài để đến nước tôi rồi.
Thân ái,
Người bạn mòn mỏi của chị
Bashar al-Assad
______
ĐỘNG CƠ CỦA CÔ LÊ BÌNH LÀ GÌ? CÁI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
27-7-2016
Lần trước mình đã thẽ thọt có đôi ý kiến về cái phóng sự “Giữa sự sống và cái chết” gì đó của cô Lê Bình cùng equipe.
Bây giờ lại thêm một phóng sự nữa – mình nghĩ chuyện này không ổn rồi. Lần trước đã thế, lần này lại vẫn thế, những lý do cũ rích. Nhưng người ta sẽ hỏi, “động cơ của chị Lê Bình là gì?” hay rộng hơn, “Vê Tê Vê, động cơ của các vị là gì?”
Mình đồng ý với cái nhìn về chiến tranh – không ai muốn nó cả, và chiến tranh là điều khủng khiếp, đau khổ nhất. Trừ trẻ con ra, những người lớn chúng ta, đặc biệt là người Việt Nam ai cũng biết điều đó, quá biết. Không cần ai đó khóc ồng ộc ra trên màn ảnh, cũng không phải lên giọng “sản phẩm khốn nạn nhất của con người” tất cả ai cũng biết.
Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài 5, 6 năm nay và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, và số lượng người nhiều hơn nhiều phải đi tị nạn, tha phương cầu thực, màn trời chiếu đất. Tại sao lại có cuộc nội chiến này? Lập trường của Nhà nước Việt Nam về cuộc chiến ra sao?
Xin nói rằng, cuộc nội chiến giữa một bên là các nhóm đối lập “được Phương Tây hậu thuẫn” và bên kia là Chính phủ Syria. Trong quan hệ quốc tế, thì các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa, đều là những chủ thể của luật quốc tế và quan hệ quốc tế, chứ không chỉ Chính phủ hay chính quyền của một nước. Chỉ hôm nay hoặc ngày mai, là bên tham chiến, khởi nghĩa đó có thể giành thắng lợi và lại trở thành lực lượng nắm quyền.
Lý lẽ của chuyện này là tổng thống Bassar Al-Assad đã lên nắm quyền bằng những cách phi dân chủ (chuyện này quá dài để nói, nhưng điều cần chú ý là ông bố cũng là cựu tổng thống và người ta cáo buộc ông con đã dùng những cách thức vi hiến để nắm quyền.) Đồng thời chính quyền của ông ta cũng bị cáo buộc những hành động vi phạm nhân quyền khác nữa, đặc biệt là gần đây là bị cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học tàn sát dân thường.
Xin trích một số đoạn của báo chí trong nước ta thôi như sau:
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận khung ngày 14/9/2013 giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 19/9, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với báo cáo mới đây của Phái đoàn thanh sát Liên Hợp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria và thỏa thuận khung Nga-Mỹ về tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:
“Lập trường của Việt Nam về vấn đề vũ khí hóa học đã được nêu rõ. Việt Nam lên án mạnh mẽ hành động sử dụng vũ khí hóa học giết hại thường dân và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ Công ước quốc tế về vũ khí hóa học.
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận khung ngày 14/9/2013 giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Việt Nam mong các bên liên quan triển khai nghiêm túc thỏa thuận trên, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Syria, sớm đem lại hòa bình và ổn định cho nhân dân Syria.
http://www.ngoaivuquangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=227&New=3383
Lên mạng chỉ cần đọc tin trong nước đã thấy hàng trăm tin về việc Liên hiệp quốc tổ chức thanh sát kho vũ khí hóa học của Syria, thậm chí Vnexpress còn có cả một chuyên trang hay topic riêng với từ khóa riêng cho dễ tìm kiếm. Ông tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon “ớn lạnh vì kho vũ khí hóa học của Syria.”
Có mỗi Nga đòi “phải khách quan khi thanh sát vũ khí hóa học Syria” (năm 2013, họ ám chỉ có thể đối lập ở Syria cũng có vũ khí hóa học.)
Riêng “đồng chí” Al-Assad thì cần đến… 1 tỷ đô la để xử lý đống vũ khí hóa học đó. Không có lửa, làm sao có khói. Nếu Al-Assad trong sạch thì dở hơi tự dưng cầm lửa tự đốt chân mình làm gì?
Nói một cách thẳng thắn, Al-Assad đi ngược lại những tư tưởng và giá trị dân chủ của phương Tây, mà tư tưởng dân chủ của họ có tính phổ quát – họ muốn áp dụng lên tất cả nhân loại. Ai đi ngược lại, sẽ bị cho là độc tài. Ủng hộ Al-Assad do đó chỉ còn các nước “đối lập phương Tây” như Nga, Bắc Hàn… Trung Quốc là đối tác khăng khít với Phương Tây về kinh tế, nhưng lại thường xuyên bị cáo buộc về nhân quyền, sẽ có thái độ lập lờ, lúc thế này, lúc thế khác.
Việt Nam với lập trường “không liên kết” với anh này để chống lại anh khác, đương nhiên không nên to tiếng làm gì. Chẳng gì thì chính quyền của ông Al-Assad trước mắt vẫn cứ là được bầu lên “hợp pháp” và đang có quan hệ ngoại giao chính thức, không nên có những lập trường thù địch với họ. Tuy nhiên, đó là một chính quyền đang bị cô lập và trong cuộc nội chiến hiện nay, đang chỉ chiếm đóng được có ¼ đến cùng lắm một phần ba diện tích lãnh thổ, vùng giàu có nhất thì trong tay… IS và đối lập.
Điều đó cũng có nghĩa là chính quyền này có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào. Chính xác, sẽ bị lật đổ khi nào Mỹ muốn, và Nga thì buông. Chuyện này phức tạp, thôi chúng ta chẳng đoán làm gì, để chờ xem vậy.
Cô Lê Bình và equipe đã đúng khi đi theo đường chính thống, nghĩa là tiếp cận từ góc độ quan hệ chính thức giữa hai nước. Tuy nhiên họ đã không chỉ mặt đặt tên được cho nguyên nhân của cuộc nội chiến là do đâu – họ chỉ vu vơ vào chỗ họ đang đứng, và bảo rằng quân Chính phủ Syria vừa chiếm được từ tay IS. Cộng đồng cư dân mạng Facebook Việt Nam thì phát hiện chỗ đó trước đó là của lực lượng đối lập chiếm…
Lại có một khía cạnh nữa, là Mỹ đã tấn công các mục tiêu của IS từ tháng 9/2014, trước Nga 1 năm. Nhưng Nga thì bị cáo buộc là “ngoài IS, có tấn công thêm lực lượng đối lập với Chính phủ Syria của ông Assad.”
Xin trích một đoạn phát ngôn từ năm 2014 của ông Lê Hải Bình:
TTXVN: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ tấn công các mục tiêu của IS ở Syria?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống lại những hành động khủng bố dưới mọi hình thức, với điều kiện những hành động này phải tuân thủ luật pháp quốc tế, chủ quyền của các quốc gia cũng như bảo đảm tính mạng cho dân thường.
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thông tin trên trong buổi họp báo chiều 25/9. Trước tình hình lực lượng Nhà nước Hồi giáo ngày càng phát triển và tàn bạo trong khi Mỹ và các đối tác đang thực hiện nhiều cuộc tấn công vào khu vực này, ông Bình cho biết hiện không có người Việt Nam nào ở Iraq. Công dân duy nhất còn ở Syria sẽ được sớm đưa về nước.
Tình thế đã rõ ràng, Việt Nam ta đương nhiên là phải bênh Nga, và bênh luôn cả Al-Assad. Chuyện nhân quyền, dân chủ tính sau, vớ vẩn! Từ góc độ đó, động cơ của cô Lê Bình là có lý. Nhưng từ góc độ sâu xa hơn, về nguyên nhân của cuộc nội chiến, những vi phạm về nhân quyền của chính quyền Al-Assad, thì e rằng không ổn. Đừng nói một chiều, cái gì cũng có nguyên nhân của nó, và chẳng cái gì nằm ngoài nhân quả cả.
Làm phóng sự từ góc độ chính thống, tức là tiếp cận từ phía Chính phủ Syria, nhưng quên rằng chính họ đang bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học và phải chấp nhận thanh sát từ Liên hiệp quốc – nào, cô Lê Bình và đồng sự, thấy điểm không ổn nó như thế nào chưa?
Trong những chuyện như thế này, tốt nhất là nên giữ im lặng. Nhà nước Việt Nam đã im lặng (anh Lê Hải Bình có nói gì đâu, chẳng lên án cái gì cả!) thì có lý gì một nhóm phóng viên cứ le te cầm đèn chạy trước ô tô? Các vị định cảnh báo cái gì đây – vì một khi cái “nghiệp chướng” của chúng ta có đến, thì các vị mỗi người có đến 10 cái lưỡi cũng chẳng thể ngăn được. Điều quan trọng là một chính quyền phải biết vì nhân dân, vì con người. Nếu không làm được điều đó, chỉ mong vơ vét, đục khoét… ních cho đầy túi, rồi tìm cách nhập… quốc tịch Malta thì thảm họa sẽ không thể tránh khỏi. Đừng nghĩ chạy đi rồi thì thoát, nghiệp báo các vị đã làm, các vị chạy trời không khỏi nắng. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát lắm các vị ạ.
Vì chỉ xin nhắc lại một điều đơn giản này thôi: chỉ một người bán hoa quả đã châm ngòi cho vị tổng thống chui ống cống, thì chẳng có gì là không thể xảy ra. Ngày hôm nay chúng ta có thể nói thế này, thì mai có dám nói thế khác được không, đó mới là vấn đề… Làm nghề gì ăn nghề ấy, gió chiều nào che chiều ấy là khôn ngoan, nhưng làm người mà nay nói trắng, mai nói đen, e cũng tổn phước lắm thay.
Đau nhất là chính cha Al-Assad này vừa ủng hộ Trung Quốc sau khi PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
( Anh Ba Sam )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì? ( Nghĩ mãi không hiểu bài diễn văng của Trọng Lú nói gì)
27-7-2016
Nếu muốn lột tả sự mất mát của chiến tranh, thì Việt Nam vừa trải qua 3 cuộc chiến dằng dặc và tàn khốc, những vết thương còn chưa kịp lành, ngổn ngang bao vấn đề hậu chiến, sao phải sang tận Syria? Chỉ cần đi tận cùng nỗi đau của người Việt, đã đủ nhức nhối và lay động con tim rồi, đâu cần phải thương vay khóc mướn?
Nếu định truyền thông điệp cảnh báo chiến tranh, thì dân tộc Việt hàng ngàn năm qua, cứ mỗi khi bị xâm lược là “còn cái lai quần cũng đánh”, dù rất yêu hòa bình, chứ có sợ sự đe dọa bao giờ đâu?
Trở lại vụ em Lê Bình hẹn gặp Tổng thống
Syria nhưng rồi bỏ vì thích làm ký sự hơn bị báo chí cho là bịa, Lê
Bình trả lời vụ gặp do Lãnh sự (LS) quán Việt Nam ở Li-Băng sắp xếp,
không tin thì cứ mail bằng TIẾNG ANH (không phải tiếng Việt) để hỏi
Ngay lập tức, một diễn đàn của nhà báo đã cho biết, Việt Nam không có LS quán tại Li-băng, chỉ có LS quán danh dự, do một doanh nhân người Li -Băng làm đại diện.
Xin trích ý kiến của một vị đại sứ: “Ta có LS danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc LS danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với Tổng thống Syrie), trong khi ĐSQ ta tại Iran kiêm nhiệm Syrie không hề biết việc này. Vấn đề nữa là nếu cuộc phỏng vấn đã được thu xếp (cứ cho là như thế) mà nhóm VTV từ chối không thực hiện thì khó có thể chấp nhận được, có thể coi đó là “sự cố ngoại giao”, thậm chí ảnh hưởng quan hệ hai nước. Đến những vùng chiến sự như Syrie, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với ĐSQ để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.”
Link về Lãnh sự danh dự của VN tại Li-băng ở link đây ạ: http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-dan%E2%80%A6/vn2518493.html
______
LÃNH SỰ QUÁN HAY LÃNH SỰ DANH DỰ
27-7-2016
Mấy hôm nay, phây búc dậy sóng vì cái này của Lê Bình. Thú thật, mình chỉ lướt qua, không thích xem vì dài và giọng nói như ăn cướp của gái, chả có cảm tình. Thay vào đó, đọc nhiều bài viết về chị, cũng thấy hay và thú vị.
Tính chả viết gì vì bận tối mặt nhưng tối nay vô tình đọc được bài báo với câu này của Lê Bình: “Sự thật phụ thuộc vào bằng chứng. Các bạn hoàn toàn có thể gửi mail bằng tiếng Anh cho Lãnh sự quán Việt Nam tại Li-băng để hỏi về thông tin này. Tôi tin họ sẽ trả lời”. Hơi ngạc nhiên vì sao lại gửi email cho Lãnh sự quán VN ở Li Băng phải bằng tiếng Anh mà không bằng tiếng Việt.
Bèn hỏi ông Gu Gồ, thì ra ở Li Băng không có cơ quan đại sứ quán của VN cả (có lẽ do tình hình chính trị, chiến tranh chết chóc…) mà Đại sứ quán VN ở Ai cập kiêm nhiệm luôn. Không có đại sứ quán thì chắc chắn lãnh sự quán không mở. Mà 1 nước chả lớn, ít người Việt như Li – Băng chắc hẳn là ko cần có Lãnh sự quán rồi.
“Lãnh sự quán Việt nam” mà cô Bình nói ắt hẳn là ông lãnh sự danh dự VN tại Li – Băng. Có lẽ là ông này: http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-danh-du-cua-viet-nam-tai-li-bang-%E2%80%93-mot-dia-chi-huu-ich-cho-cac-doanh-nghiep-viet-nam/vn2518493.html
Cô Bình và VTV đã không phân biệt được đâu là Lãnh sự quán và Lãnh sự danh dự. Và nếu để ông lãnh sự danh sự là doanh nhân (như anh Huy mai linh làm lãnh sự danh dự cho Slovakia, anh luật sư PAT làm cho Phần Lan…) ở một nước Li Băng láng giềng hứa sắp xếp gặp anh Tổng thống Sirya thì thật là khôi hài. Như anh Huy mailinh hứa 1 sắp xếp 1 cô người Slovakia đi gặp Hun xen ở Campuchia vậy.
Chức năng và thẩm quyền của lãnh sự danh dự là gì, hãy gúc đi đừng lười.
______
Biếm: Thư của TT Assad gửi BTV Lê Bình
Nhà báo Jeremy Bowen phỏng vấn TT Syria Bashar al-Assad. Ảnh: BBC
Syria, ngày 24/7/2016,
Chị Lê Bình kính mến,
Cho đến lúc này tôi vẫn đang chưa dám cởi quần dài để đón chị tại Damascus. Tôi tin tưởng rằng, cuộc trả lời phỏng vấn với chị là cuộc trả lời phỏng vấn quan trọng nhất suốt sự nghiệp chính trị của tôi.
Việt Nam là đất nước đã trải qua chiến tranh và hẳn chị đã biết có rất nhiều phóng viên chiến trường là người Việt Nam đã tới đưa tin tại những vùng khói lửa. Các phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại Việt Nam thì nhiều vô kể. Mặc cho Saigon luôn trong tình trạng có thể bị đánh bom và những cánh rừng dừa nước luôn có đạn AK47 xé giời lao lên trực thăng. Họ vẫn ở đấy như cái anh Coppola quay phim trong bài hát Hello Vietnam của cô Phạm Quỳnh Anh. Thảm sát Mỹ Lai nếu không có nhà báo Seymour Hersh thì chắc mãi mãi nằm trong kí ức của những tên lính Mỹ.
Về mặt giới tính mà nói, năm 1964 có một nữ nhà báo Pháp đã tới Hà Nội để phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh. Một cuộc phỏng vấn mà tôi cho rằng rất lí thú. Hà Nội lúc ấy đương nhiên không thể nói là an toàn tuyệt đối vì bom đạn chả biết bay tới lúc nào và đám trộm cướp thì ngập thành phố.
Tôi biết chiến tranh là nguy hiểm, đất nước chúng tôi đang trong một tình trạng nguy hiểm. Xin chị hãy bớt chút thời gian trong lúc trang điểm lên hình để đọc nhật kí của một phóng viên chiến trường Iraq:
“Ánh sáng loé trên bầu trời tối, một loạt tiếng nổ ầm vang vọng tới chỗ chúng tôi trên biên giới Kuwait – Iraq. Đại uý Alex Deraney, chỉ huy đại đội công binh 535, nói: “Pháo đã nổ, đã đến lúc lên đường”. Theo lệnh của ông, toàn bộ binh lính vào xe và khởi động.
Tâm trạng mọi người căng thẳng pha lẫn hoảng sợ, họ vẫn chưa thực sự hoàn hồn sau vụ tấn công tên lửa Scud trước đó. Một tên lửa Iraq đã rơi xuống cách vị trí của chúng tôi có 5 km. Tất cả nhanh chóng mặc MOPP 2 – mức thứ 2 trong số 4 mức bảo vệ khỏi vũ khí sinh hoá, gồm một bộ quần áo dày và mặt nạ phòng độc”.
Đêm qua tôi có xem clip của các chị và tôi phải vắt tivi mấy lần mới hết nước. Chắc người dân Việt Nam cũng vừa xem vừa dùng máy sấy tóc xì vào màn hình. Tôi xin thành thật nói rằng đấy là tình trạng tương đối bình thường tại đất nước chúng tôi mà chị hoàn toàn có thể hình dung khi xem thời sự quốc tế. Nhẽ nào các chị cứ xách balo lên và đi mà không hề nghiên cứu gì sao?
Mặc dù thế, tại dinh thự của tôi tại Damas thì tình hình yên bình hơn rất nhiều. Tôi rất tiếc các nhân viên văn phòng tổng thống Syria không cung cấp kịp thời thông tin cho chị. Cái bọn điên này.
Xin chị hãy nhìn tấm hình tôi gửi kèm đây. Cuộc trả lời phỏng vấn với Jeremy Bowen của BBC vào tháng 2 năm 2015 khi Nga chưa bắt đầu cuộc không kích và tình trạng đất nước tôi kinh khủng hơn gấp bội. Ngay cả ở thủ đô. Có lẽ ông nhà báo của BBC vì tuổi tác nên không còn tiếc đời lắm, tôi không hiểu. Nhưng ông ấy không tèm nhem mũi dãi chạy ra sân bay chỉ vì những âm thanh giống chơi game Beach Head. Xin chị hãy tin tôi, cuộc phỏng vấn ấy đáng giá từng xu.
Người dân Việt Nam không muốn xem lại những hình ảnh đã đầy rẫy trên internet theo phiên bản Cao Văn Lầu. Tôi nghĩ họ muốn biết ông tổng thống Syria nói gì về tình hình đất nước và chia sẻ những góc các chị không thể tới như những khách du lịch đi phượt. Chẳng phải chị đã nói mục đích của chị đến đây là vì cuộc gặp với tôi sao?
Tôi tin chị sẽ quay lại bởi một nhà báo không chỉ là một người phụ nữ thút thít khi xem phim drama. Nếu chỉ xem dân lành chịu tai ương rồi khóc thì tôi nghĩ các chị đã hết nước mắt trước khi ra tới Nội Bài để đến nước tôi rồi.
Thân ái,
Người bạn mòn mỏi của chị
Bashar al-Assad
______
ĐỘNG CƠ CỦA CÔ LÊ BÌNH LÀ GÌ? CÁI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
27-7-2016
Lần trước mình đã thẽ thọt có đôi ý kiến về cái phóng sự “Giữa sự sống và cái chết” gì đó của cô Lê Bình cùng equipe.
Bây giờ lại thêm một phóng sự nữa – mình nghĩ chuyện này không ổn rồi. Lần trước đã thế, lần này lại vẫn thế, những lý do cũ rích. Nhưng người ta sẽ hỏi, “động cơ của chị Lê Bình là gì?” hay rộng hơn, “Vê Tê Vê, động cơ của các vị là gì?”
Mình đồng ý với cái nhìn về chiến tranh – không ai muốn nó cả, và chiến tranh là điều khủng khiếp, đau khổ nhất. Trừ trẻ con ra, những người lớn chúng ta, đặc biệt là người Việt Nam ai cũng biết điều đó, quá biết. Không cần ai đó khóc ồng ộc ra trên màn ảnh, cũng không phải lên giọng “sản phẩm khốn nạn nhất của con người” tất cả ai cũng biết.
Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài 5, 6 năm nay và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, và số lượng người nhiều hơn nhiều phải đi tị nạn, tha phương cầu thực, màn trời chiếu đất. Tại sao lại có cuộc nội chiến này? Lập trường của Nhà nước Việt Nam về cuộc chiến ra sao?
Xin nói rằng, cuộc nội chiến giữa một bên là các nhóm đối lập “được Phương Tây hậu thuẫn” và bên kia là Chính phủ Syria. Trong quan hệ quốc tế, thì các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa, đều là những chủ thể của luật quốc tế và quan hệ quốc tế, chứ không chỉ Chính phủ hay chính quyền của một nước. Chỉ hôm nay hoặc ngày mai, là bên tham chiến, khởi nghĩa đó có thể giành thắng lợi và lại trở thành lực lượng nắm quyền.
Lý lẽ của chuyện này là tổng thống Bassar Al-Assad đã lên nắm quyền bằng những cách phi dân chủ (chuyện này quá dài để nói, nhưng điều cần chú ý là ông bố cũng là cựu tổng thống và người ta cáo buộc ông con đã dùng những cách thức vi hiến để nắm quyền.) Đồng thời chính quyền của ông ta cũng bị cáo buộc những hành động vi phạm nhân quyền khác nữa, đặc biệt là gần đây là bị cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học tàn sát dân thường.
Xin trích một số đoạn của báo chí trong nước ta thôi như sau:
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận khung ngày 14/9/2013 giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 19/9, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với báo cáo mới đây của Phái đoàn thanh sát Liên Hợp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria và thỏa thuận khung Nga-Mỹ về tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:
“Lập trường của Việt Nam về vấn đề vũ khí hóa học đã được nêu rõ. Việt Nam lên án mạnh mẽ hành động sử dụng vũ khí hóa học giết hại thường dân và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ Công ước quốc tế về vũ khí hóa học.
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận khung ngày 14/9/2013 giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Việt Nam mong các bên liên quan triển khai nghiêm túc thỏa thuận trên, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Syria, sớm đem lại hòa bình và ổn định cho nhân dân Syria.
http://www.ngoaivuquangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=227&New=3383
Lên mạng chỉ cần đọc tin trong nước đã thấy hàng trăm tin về việc Liên hiệp quốc tổ chức thanh sát kho vũ khí hóa học của Syria, thậm chí Vnexpress còn có cả một chuyên trang hay topic riêng với từ khóa riêng cho dễ tìm kiếm. Ông tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon “ớn lạnh vì kho vũ khí hóa học của Syria.”
Có mỗi Nga đòi “phải khách quan khi thanh sát vũ khí hóa học Syria” (năm 2013, họ ám chỉ có thể đối lập ở Syria cũng có vũ khí hóa học.)
Riêng “đồng chí” Al-Assad thì cần đến… 1 tỷ đô la để xử lý đống vũ khí hóa học đó. Không có lửa, làm sao có khói. Nếu Al-Assad trong sạch thì dở hơi tự dưng cầm lửa tự đốt chân mình làm gì?
Nói một cách thẳng thắn, Al-Assad đi ngược lại những tư tưởng và giá trị dân chủ của phương Tây, mà tư tưởng dân chủ của họ có tính phổ quát – họ muốn áp dụng lên tất cả nhân loại. Ai đi ngược lại, sẽ bị cho là độc tài. Ủng hộ Al-Assad do đó chỉ còn các nước “đối lập phương Tây” như Nga, Bắc Hàn… Trung Quốc là đối tác khăng khít với Phương Tây về kinh tế, nhưng lại thường xuyên bị cáo buộc về nhân quyền, sẽ có thái độ lập lờ, lúc thế này, lúc thế khác.
Việt Nam với lập trường “không liên kết” với anh này để chống lại anh khác, đương nhiên không nên to tiếng làm gì. Chẳng gì thì chính quyền của ông Al-Assad trước mắt vẫn cứ là được bầu lên “hợp pháp” và đang có quan hệ ngoại giao chính thức, không nên có những lập trường thù địch với họ. Tuy nhiên, đó là một chính quyền đang bị cô lập và trong cuộc nội chiến hiện nay, đang chỉ chiếm đóng được có ¼ đến cùng lắm một phần ba diện tích lãnh thổ, vùng giàu có nhất thì trong tay… IS và đối lập.
Điều đó cũng có nghĩa là chính quyền này có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào. Chính xác, sẽ bị lật đổ khi nào Mỹ muốn, và Nga thì buông. Chuyện này phức tạp, thôi chúng ta chẳng đoán làm gì, để chờ xem vậy.
Cô Lê Bình và equipe đã đúng khi đi theo đường chính thống, nghĩa là tiếp cận từ góc độ quan hệ chính thức giữa hai nước. Tuy nhiên họ đã không chỉ mặt đặt tên được cho nguyên nhân của cuộc nội chiến là do đâu – họ chỉ vu vơ vào chỗ họ đang đứng, và bảo rằng quân Chính phủ Syria vừa chiếm được từ tay IS. Cộng đồng cư dân mạng Facebook Việt Nam thì phát hiện chỗ đó trước đó là của lực lượng đối lập chiếm…
Lại có một khía cạnh nữa, là Mỹ đã tấn công các mục tiêu của IS từ tháng 9/2014, trước Nga 1 năm. Nhưng Nga thì bị cáo buộc là “ngoài IS, có tấn công thêm lực lượng đối lập với Chính phủ Syria của ông Assad.”
Xin trích một đoạn phát ngôn từ năm 2014 của ông Lê Hải Bình:
TTXVN: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ tấn công các mục tiêu của IS ở Syria?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống lại những hành động khủng bố dưới mọi hình thức, với điều kiện những hành động này phải tuân thủ luật pháp quốc tế, chủ quyền của các quốc gia cũng như bảo đảm tính mạng cho dân thường.
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thông tin trên trong buổi họp báo chiều 25/9. Trước tình hình lực lượng Nhà nước Hồi giáo ngày càng phát triển và tàn bạo trong khi Mỹ và các đối tác đang thực hiện nhiều cuộc tấn công vào khu vực này, ông Bình cho biết hiện không có người Việt Nam nào ở Iraq. Công dân duy nhất còn ở Syria sẽ được sớm đưa về nước.
Tình thế đã rõ ràng, Việt Nam ta đương nhiên là phải bênh Nga, và bênh luôn cả Al-Assad. Chuyện nhân quyền, dân chủ tính sau, vớ vẩn! Từ góc độ đó, động cơ của cô Lê Bình là có lý. Nhưng từ góc độ sâu xa hơn, về nguyên nhân của cuộc nội chiến, những vi phạm về nhân quyền của chính quyền Al-Assad, thì e rằng không ổn. Đừng nói một chiều, cái gì cũng có nguyên nhân của nó, và chẳng cái gì nằm ngoài nhân quả cả.
Làm phóng sự từ góc độ chính thống, tức là tiếp cận từ phía Chính phủ Syria, nhưng quên rằng chính họ đang bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học và phải chấp nhận thanh sát từ Liên hiệp quốc – nào, cô Lê Bình và đồng sự, thấy điểm không ổn nó như thế nào chưa?
Trong những chuyện như thế này, tốt nhất là nên giữ im lặng. Nhà nước Việt Nam đã im lặng (anh Lê Hải Bình có nói gì đâu, chẳng lên án cái gì cả!) thì có lý gì một nhóm phóng viên cứ le te cầm đèn chạy trước ô tô? Các vị định cảnh báo cái gì đây – vì một khi cái “nghiệp chướng” của chúng ta có đến, thì các vị mỗi người có đến 10 cái lưỡi cũng chẳng thể ngăn được. Điều quan trọng là một chính quyền phải biết vì nhân dân, vì con người. Nếu không làm được điều đó, chỉ mong vơ vét, đục khoét… ních cho đầy túi, rồi tìm cách nhập… quốc tịch Malta thì thảm họa sẽ không thể tránh khỏi. Đừng nghĩ chạy đi rồi thì thoát, nghiệp báo các vị đã làm, các vị chạy trời không khỏi nắng. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát lắm các vị ạ.
Vì chỉ xin nhắc lại một điều đơn giản này thôi: chỉ một người bán hoa quả đã châm ngòi cho vị tổng thống chui ống cống, thì chẳng có gì là không thể xảy ra. Ngày hôm nay chúng ta có thể nói thế này, thì mai có dám nói thế khác được không, đó mới là vấn đề… Làm nghề gì ăn nghề ấy, gió chiều nào che chiều ấy là khôn ngoan, nhưng làm người mà nay nói trắng, mai nói đen, e cũng tổn phước lắm thay.
Đau nhất là chính cha Al-Assad này vừa ủng hộ Trung Quốc sau khi PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
( Anh Ba Sam )