Tham Khảo
Nghi vấn về tương lai chính sách của Mỹ tái cân bằng lực lượng sang Châu Á - VOA
TOÀ BẠCH ỐC —
Tương lai của chính sách tái cân bằng lực lượng sang Châu Á của Mỹ đang mập mờ giữa lúc Tổng thống Barack Obama chuẩn bị thực hiện chuyến công du cuối cùng của ông tới thăm khu vực trong cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Obama sẽ đối mặt với một loạt vấn đề. Kế đó ông sẽ lên đường sang Vientiane, Lào để dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN,và hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Trong chuyến công du lần thứ 11 và cũng là chuyến đi cuối cùng của ông sang thăm Châu Á, kế hoạch của Tổng thống Obama củng cố vị trí nước Mỹ như một lãnh đạo khu vực có thành công hay không còn tuỳ thuộc vào liệu ông có thuyết phục được người dân trong nước ủng hộ Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay không.
Tổng thống Obama hồi gần đây phát biểu về hiệp định này như sau:
“Vâng, ngay trong lúc này, tôi là Tổng thống, và tôi ủng hộ TPP. Tôi tin rằng lập luận của tôi ủng hộ hiệp định TPP vững chắc hơn.”
Ông phải thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua hiệp định thương mại bao gồm 12 nước, có tên là Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống Obama:
“Chúng ta không thể nào tách nước Mỹ ra riêng, xét các nền kinh tế của chúng ta hợp nhất với nhau như thế nào.”
Tuy nhiên ông Obama đang vấp phải sức kháng cự ở trong nước trong một năm có bầu cử, giữa lúc cả hai ứng cử viên Tổng thống chủ yếu của Mỹ đều lên tiếng chống đối hiệp định TPP.
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hoà Donald Trump nói:
“Chúng tôi sẽ rút ra khỏi thoả thuận này trước khi hiệp định có thể
thành hình. Sẽ không có hiệp định này, không bao giờ có hiệp định TPP.”
Và đây là ý kiến của đối thủ của ông Trump, ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton:
“Tôi chống đối hiệp định TPP bây giờ, tôi sẽ chống đối TPP sau bầu cử, và tôi sẽ chống đối nó trong cương vị Tổng thống.”
Ngay cả với những thắng lợi trên các mặt trận ngoại giao và an ninh, nếu không có hiệp định TPP, yếu tố kinh tế của chính sách tái cân bằng lực lượng sang Châu Á sẽ tan vỡ.
Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định:
“Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
Nếu tình huống này xảy ra, nhiều quốc gia Á châu sẽ tỏ ra hoài nghi. Nhà nghiên cứu Paal:
“Các nước Á châu sẽ chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất. Đó là Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ mất đi tính hấp dẫn đối với họ.”
Tại các hội nghị cấp cao ASEAN và Đông Á ở Lào, Tổng thống Obama sẽ tìm cách trấn an các nước thành viên về sự cam kết của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng sang Châu Á.
Tại hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông sẽ trấn an Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ không chống đối sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn thảo về các vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như lập trường hung hăng của Trung Quốc trong Biển Đông và các hoạt động của nước này trên không gian ảo.
Nhà phân tích Douglas Paal nhận định:
“Theo tôi, điều quan trọng đối với Tổng thống Obama trong cuộc gặp gỡ
với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là vạch ra những làn ranh đỏ, về
những điều mà chúng ta sẽ không thể nào chấp nhận.”
Các nhà lãnh đạo G20 còn thảo luận về những phương án nhằm kích thích
một nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu, và làm sao để đẩy mạnh tới phía
trước các phương cách để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nghi vấn về tương lai chính sách của Mỹ tái cân bằng lực lượng sang Châu Á - VOA
TOÀ BẠCH ỐC —
Tương lai của chính sách tái cân bằng lực lượng sang Châu Á của Mỹ đang mập mờ giữa lúc Tổng thống Barack Obama chuẩn bị thực hiện chuyến công du cuối cùng của ông tới thăm khu vực trong cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Obama sẽ đối mặt với một loạt vấn đề. Kế đó ông sẽ lên đường sang Vientiane, Lào để dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN,và hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Trong chuyến công du lần thứ 11 và cũng là chuyến đi cuối cùng của ông sang thăm Châu Á, kế hoạch của Tổng thống Obama củng cố vị trí nước Mỹ như một lãnh đạo khu vực có thành công hay không còn tuỳ thuộc vào liệu ông có thuyết phục được người dân trong nước ủng hộ Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay không.
Tổng thống Obama hồi gần đây phát biểu về hiệp định này như sau:
“Vâng, ngay trong lúc này, tôi là Tổng thống, và tôi ủng hộ TPP. Tôi tin rằng lập luận của tôi ủng hộ hiệp định TPP vững chắc hơn.”
Ông phải thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua hiệp định thương mại bao gồm 12 nước, có tên là Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống Obama:
“Chúng ta không thể nào tách nước Mỹ ra riêng, xét các nền kinh tế của chúng ta hợp nhất với nhau như thế nào.”
Tuy nhiên ông Obama đang vấp phải sức kháng cự ở trong nước trong một năm có bầu cử, giữa lúc cả hai ứng cử viên Tổng thống chủ yếu của Mỹ đều lên tiếng chống đối hiệp định TPP.
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hoà Donald Trump nói:
“Chúng tôi sẽ rút ra khỏi thoả thuận này trước khi hiệp định có thể
thành hình. Sẽ không có hiệp định này, không bao giờ có hiệp định TPP.”
Và đây là ý kiến của đối thủ của ông Trump, ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton:
“Tôi chống đối hiệp định TPP bây giờ, tôi sẽ chống đối TPP sau bầu cử, và tôi sẽ chống đối nó trong cương vị Tổng thống.”
Ngay cả với những thắng lợi trên các mặt trận ngoại giao và an ninh, nếu không có hiệp định TPP, yếu tố kinh tế của chính sách tái cân bằng lực lượng sang Châu Á sẽ tan vỡ.
Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định:
“Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
Nếu tình huống này xảy ra, nhiều quốc gia Á châu sẽ tỏ ra hoài nghi. Nhà nghiên cứu Paal:
“Các nước Á châu sẽ chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất. Đó là Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ mất đi tính hấp dẫn đối với họ.”
Tại các hội nghị cấp cao ASEAN và Đông Á ở Lào, Tổng thống Obama sẽ tìm cách trấn an các nước thành viên về sự cam kết của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng sang Châu Á.
Tại hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông sẽ trấn an Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ không chống đối sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn thảo về các vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như lập trường hung hăng của Trung Quốc trong Biển Đông và các hoạt động của nước này trên không gian ảo.
Nhà phân tích Douglas Paal nhận định:
“Theo tôi, điều quan trọng đối với Tổng thống Obama trong cuộc gặp gỡ
với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là vạch ra những làn ranh đỏ, về
những điều mà chúng ta sẽ không thể nào chấp nhận.”
Các nhà lãnh đạo G20 còn thảo luận về những phương án nhằm kích thích
một nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu, và làm sao để đẩy mạnh tới phía
trước các phương cách để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.