Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Nghĩa địa ngàn con tàu chìm nơi đáy biển

Cách khoảng sáu dặm từ bờ biển Deal ở vùng phía đông tỉnh Kent, Anh Quốc, hải cẩu non vui đùa trên bờ cát luôn biến đổi nhiều hình dạng hoa văn lạ lẫm khi nước thủy triều xuống



Fiona Young-Brown BBC Earth

Cách khoảng sáu dặm từ bờ biển Deal ở vùng phía đông tỉnh Kent, Anh Quốc, hải cẩu non vui đùa trên bờ cát luôn biến đổi nhiều hình dạng hoa văn lạ lẫm khi nước thủy triều xuống. Bên dưới mặt nước là một hệ sinh thái dày đặc của loài trai xanh, lươn biển và cua lột.

Đó là bãi cát bồi Goodwin Sands trải dài suốt 10 dặm từng được Tổ chức Wildlife Trusts đề xuất khoanh vùng làm Khu bảo tồn biển trong tương lai. Vừa là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật trong lòng biển, bãi bồi còn giúp tăng cường bảo vệ bờ biển chống lại hiện tượng xói mòn.

Nhưng bãi bồi có thể sẽ biến mất. Ban Quản lý Cảng Dover hiện đang muốn nạo vét 2,5 triệu tấn cát từ bãi bồi Goodwin Sands, là một phần kế hoạch mở rộng cảng - vốn là một trong những cảng đông đúc nhất Châu u - nhằm tái tạo lại bờ biển Dover.

Tuy nhiên, ban quản lý đã vấp phải sự phản đối. Một số nguyên nhân là từ yếu tố môi trường. Nhưng còn một nguyên nhân khác nữa: bãi bồi Goodwin Sands là một trong những nghĩa địa chìm lớn nhất ở Anh.

Ẩn sâu bên dưới mặt nước biển và những con sóng cao vút, bãi bồi là một trong những vị trí nguy hiểm nhất trên eo biển nằm giữa Anh và Pháp - eo biển Anh, mà người Pháp gọi là eo biển Manche. Khi có bão, khu vực này nguy hiểm chết người.

Vào cuối tháng 11/1703, miền Nam nước Anh gặp phải thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ chưa từng có trong lịch sử, bị cơn lốc xoáy khổng lồ Great Storm đánh vào, khiến 1.000 người đi biển thiệt mạng ở bãi bồi Goodwin Sands.

Trong số những con tàu bị đánh đắm đêm đó có cả chiếc tàu HMS Stirling Castle, được thợ lặn địa phương tìm ra vào năm 1979.

Kể từ năm 1980, nơi này trở thành bãi đắm tàu được chính thức bảo vệ theo Đạo luật Bảo vệ Xác tàu 1973 - nghĩa là cấm các hoạt động trong khu vực này nhằm tránh bị phá hoại và trục vớt.

Một thế kỷ sau, vào ngày 24/1/1809, tàu của Công ty Đông Ấn, chiếc Admiral Gardner khởi hành từ London đến Madras. Con tàu chở theo kim loại, súng, mỏ neo, và 48 tấn tiền đồng của công ty - loại tiền để trả lương cho công nhân ở Ấn Độ.

Khi con tàu đi ngang qua bờ biển Kent, một cơn lốc dữ thổi qua. Chiếc tàu mắc kẹt ở Bãi bồi Goodwin Sands cùng với hai tàu khác của Công ty Đông Ấn đêm đó. Nỗ lực cứu tàu hoàn toàn vô vọng, dù thật kỳ diệu là chỉ có một người trên tàu bị thiệt mạng.
Nguy cơ bãi bồi bị đe doạ

Ba con tàu đó của Công ty Đông Ấn, cũng như tàu HMS Stirling Castle, chỉ là vài trong số những xác tàu đã vùi mình dưới bãi bồi Goodwind Sands. Một số người tin rằng số tàu bị đắm ở đó có thể lên đến 2.000 chiếc.

Khi bãi bồi được nạo vét vào năm 1979 để xây dựng Cảng Dover, công nhân đã tìm thấy những đồng tiền của Công ty Đông Ấn. Vài năm sau, nhiệm vụ trục vớt con tàu Admiral Gardner đã giúp tìm lại hơn 1 triệu đồng tiền trước khi xác tàu được xếp vào khu vực bảo vệ. Hiện giờ, khu vực 300m xung quanh xác tàu là vùng cấm xâm phạm.

Ban Quản lý Cảng Dover cho biết những khu vực được bảo vệ này sẽ được giữ nguyên trạng. Quá trình nạo vét sẽ chỉ giới hạn trong khoảng 0,22% tổng số lượng cát của bãi bồi Goodwin Sands, người phát ngôn của ban điều hành cảng ông Antony Greenwood nói.

Hơn nữa, tất cả những thứ đồ vật một khi được xác định rõ qua các khảo sát khảo cổ học - là hoạt động có thể sẽ tiến hành trên các xác tàu khác - sẽ được giữ nguyên trạng.

Nhưng phe phản đối chỉ ra rằng Bãi bồi Goodwin Sands là một hệ thống kín, nghĩa là cát trong bãi bồi là một thể thống nhất, thường xuyên di động theo hướng vòng tròn, và rất ít khi cát trôi ra hay vào.

Do đó, như Stephen Eades từ tổ chức bảo vệ môi trường biển Marinet cho biết, "Nếu họ nạo vét ở một điểm thì những cái hố mà họ tạo ra sẽ được cát từ nơi khác trong hệ thống của bãi bồi Goodwin Sands trôi đến để lấp đầy, và bởi vậy sẽ làm tổn hại tới các điểm khác trong cả khu vực."

Nói cách khác, tác động lên một khu vực có thể sẽ khiến toàn bộ bãi bồi gặp nguy hiểm.

Greenwood không đồng ý, nhắc lại rằng một lượng cát lớn đã được nạo vét trong khu vực vào hồi thập niên 1970 và hồi thập niên 1990 khi xây dựng hầm kênh đào.

Quá trình này có vẻ đã ảnh hưởng rất ít đến bãi bồi Goodwin Sands - dù khảo sát chi tiết trước và sau đó vẫn chưa được tiến hành để đo đạc tác động của việc nạo vét này đến hệ sinh thái biển.

Hệ sinh thái ở bãi bồi cũng là một lý do nữa khiến các nhà bảo tồn phản đối việc nạo vét. Bãi bồi Goodwin Sands còn là khu vực sinh nở cho loài hải cẩu địa phương, và là nơi đẻ trứng của cá trích và các loài cá khác.

Bãi bồi cũng là lá chắn bờ biển chống xói mòn và lụt lội. Là bức tường chắn sóng tự nhiên, bãi bồi hấp thụ năng lượng từ các cơn sóng đập vào vùng biển này. Điều này đặc biệt quan trọng với các cộng đồng ở Deal và Kingsdown, nơi đê chống lũ đang được xây dựng với số tiền khoảng 10 triệu bảng Anh.

Tuy nhiên, lý do tốt nhất giúp các nhà bảo tồn chống nạo vét thành công lại không hẳn là lũ lụt, sinh vật biển hay xác tàu, mà là "Cả vùng này là một nghĩa địa chiến tranh tập thể," Eades nói.

Tìm xác người, xác máy bay dưới cát

Vào năm 2013, chiếc máy bay ném bom Dornier cuối cùng còn sót lại của Đại chiến Thế giới thứ hai đã được trục vớt lên từ bãi Goodwin Sands, nơi nó bị bắn hạ trong Trận chiến Anh Quốc. Chiếc máy bay của Đức giờ đây đang được phục chế tại RAF Cosford.

Nhưng một số máy bay từ Đại chiế Thế giới thứ hai và cả phi hành đoàn vẫn còn bị chôn vùi dưới bãi bồi. David Brocklehurst từ Bảo tàng Trận chiến Anh quốc tại Kent đã biên soạn một danh sách 60 máy bay được cho là đã rơi xuống hoặc bị lao xuống Bãi bồi Goodwin chỉ riêng trong năm 1940. Trong số đó, ít nhất có 50 chiếc có thành viên phi hành đoàn được cho là đã thiệt mạng hoặc mất tích.

Các sử gia chuyên nghiên cứu lịch sử không quân Anh đang kiểm tra lại sự chính xác từ danh sách của Brocklehurst. Thông tin này có thể đảo lộn kế hoạch nạo vét bãi bồi. Theo các điều khoản được nêu trong Đạo luật Bảo vệ Di tích Quân đội (1986), tác động đến một khu vực có xác máy bay quân đội và thi thể người là hành vi phạm tội.

Greenwood chỉ ra một loạt các phương pháp có thể sẽ làm giảm nhẹ nguy cơ gây hư hại các khu vực lịch sử, chẳng hạn như có một cố vấn khảo cổ trên tàu nạo vét để đảm bảo tiến hành đúng phương pháp, trình tự. Nhưng những người chỉ trích cho rằng cần phải làm nhiều hơn thế nữa.

Trong bức thư gửi cho Cơ quan Quản lý Hàng hải nhằm phản đối đơn xin phép nạo vét bãi bồi, Hội Khảo cổ Hàng hải lập luận rằng sự hiện diện của các nhà quan sát trên các tàu nạo vét sẽ không ích gì, vì "họ chỉ thấy những hư hại hay sự phá huỷ sau khi nó đã xảy ra mà thôi".

Thời gian để công chúng đưa ra ý kiến về việc nạo vét kết thúc vào tháng 11/2016, sau đó Cơ quan Quản lý Hàng hải sẽ ra quyết định. Thậm chí cho dù có được giấy phép, Bộ Quốc phòng vẫn có thể cấm bất cứ hành động nào trong khi cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các máy bay trong Thế chiến Thứ Hai.

Và nếu người ta xin được giấy phép nạo vét? Liệu có thể nạo vét mà không để lại tác động gì với Bãi bồi hay Thị trấn bờ biển Kent?

Nhưng với rủi ro tiềm năng cho dân địa phương, câu hỏi là liệu những người đã chết có được yên nghỉ trên con tàu của họ - và bãi bồi Goodwin Sands được phép giữ kín những bí ẩn bên trong đó hay không.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
( BBC )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghĩa địa ngàn con tàu chìm nơi đáy biển

Cách khoảng sáu dặm từ bờ biển Deal ở vùng phía đông tỉnh Kent, Anh Quốc, hải cẩu non vui đùa trên bờ cát luôn biến đổi nhiều hình dạng hoa văn lạ lẫm khi nước thủy triều xuống



Fiona Young-Brown BBC Earth

Cách khoảng sáu dặm từ bờ biển Deal ở vùng phía đông tỉnh Kent, Anh Quốc, hải cẩu non vui đùa trên bờ cát luôn biến đổi nhiều hình dạng hoa văn lạ lẫm khi nước thủy triều xuống. Bên dưới mặt nước là một hệ sinh thái dày đặc của loài trai xanh, lươn biển và cua lột.

Đó là bãi cát bồi Goodwin Sands trải dài suốt 10 dặm từng được Tổ chức Wildlife Trusts đề xuất khoanh vùng làm Khu bảo tồn biển trong tương lai. Vừa là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật trong lòng biển, bãi bồi còn giúp tăng cường bảo vệ bờ biển chống lại hiện tượng xói mòn.

Nhưng bãi bồi có thể sẽ biến mất. Ban Quản lý Cảng Dover hiện đang muốn nạo vét 2,5 triệu tấn cát từ bãi bồi Goodwin Sands, là một phần kế hoạch mở rộng cảng - vốn là một trong những cảng đông đúc nhất Châu u - nhằm tái tạo lại bờ biển Dover.

Tuy nhiên, ban quản lý đã vấp phải sự phản đối. Một số nguyên nhân là từ yếu tố môi trường. Nhưng còn một nguyên nhân khác nữa: bãi bồi Goodwin Sands là một trong những nghĩa địa chìm lớn nhất ở Anh.

Ẩn sâu bên dưới mặt nước biển và những con sóng cao vút, bãi bồi là một trong những vị trí nguy hiểm nhất trên eo biển nằm giữa Anh và Pháp - eo biển Anh, mà người Pháp gọi là eo biển Manche. Khi có bão, khu vực này nguy hiểm chết người.

Vào cuối tháng 11/1703, miền Nam nước Anh gặp phải thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ chưa từng có trong lịch sử, bị cơn lốc xoáy khổng lồ Great Storm đánh vào, khiến 1.000 người đi biển thiệt mạng ở bãi bồi Goodwin Sands.

Trong số những con tàu bị đánh đắm đêm đó có cả chiếc tàu HMS Stirling Castle, được thợ lặn địa phương tìm ra vào năm 1979.

Kể từ năm 1980, nơi này trở thành bãi đắm tàu được chính thức bảo vệ theo Đạo luật Bảo vệ Xác tàu 1973 - nghĩa là cấm các hoạt động trong khu vực này nhằm tránh bị phá hoại và trục vớt.

Một thế kỷ sau, vào ngày 24/1/1809, tàu của Công ty Đông Ấn, chiếc Admiral Gardner khởi hành từ London đến Madras. Con tàu chở theo kim loại, súng, mỏ neo, và 48 tấn tiền đồng của công ty - loại tiền để trả lương cho công nhân ở Ấn Độ.

Khi con tàu đi ngang qua bờ biển Kent, một cơn lốc dữ thổi qua. Chiếc tàu mắc kẹt ở Bãi bồi Goodwin Sands cùng với hai tàu khác của Công ty Đông Ấn đêm đó. Nỗ lực cứu tàu hoàn toàn vô vọng, dù thật kỳ diệu là chỉ có một người trên tàu bị thiệt mạng.
Nguy cơ bãi bồi bị đe doạ

Ba con tàu đó của Công ty Đông Ấn, cũng như tàu HMS Stirling Castle, chỉ là vài trong số những xác tàu đã vùi mình dưới bãi bồi Goodwind Sands. Một số người tin rằng số tàu bị đắm ở đó có thể lên đến 2.000 chiếc.

Khi bãi bồi được nạo vét vào năm 1979 để xây dựng Cảng Dover, công nhân đã tìm thấy những đồng tiền của Công ty Đông Ấn. Vài năm sau, nhiệm vụ trục vớt con tàu Admiral Gardner đã giúp tìm lại hơn 1 triệu đồng tiền trước khi xác tàu được xếp vào khu vực bảo vệ. Hiện giờ, khu vực 300m xung quanh xác tàu là vùng cấm xâm phạm.

Ban Quản lý Cảng Dover cho biết những khu vực được bảo vệ này sẽ được giữ nguyên trạng. Quá trình nạo vét sẽ chỉ giới hạn trong khoảng 0,22% tổng số lượng cát của bãi bồi Goodwin Sands, người phát ngôn của ban điều hành cảng ông Antony Greenwood nói.

Hơn nữa, tất cả những thứ đồ vật một khi được xác định rõ qua các khảo sát khảo cổ học - là hoạt động có thể sẽ tiến hành trên các xác tàu khác - sẽ được giữ nguyên trạng.

Nhưng phe phản đối chỉ ra rằng Bãi bồi Goodwin Sands là một hệ thống kín, nghĩa là cát trong bãi bồi là một thể thống nhất, thường xuyên di động theo hướng vòng tròn, và rất ít khi cát trôi ra hay vào.

Do đó, như Stephen Eades từ tổ chức bảo vệ môi trường biển Marinet cho biết, "Nếu họ nạo vét ở một điểm thì những cái hố mà họ tạo ra sẽ được cát từ nơi khác trong hệ thống của bãi bồi Goodwin Sands trôi đến để lấp đầy, và bởi vậy sẽ làm tổn hại tới các điểm khác trong cả khu vực."

Nói cách khác, tác động lên một khu vực có thể sẽ khiến toàn bộ bãi bồi gặp nguy hiểm.

Greenwood không đồng ý, nhắc lại rằng một lượng cát lớn đã được nạo vét trong khu vực vào hồi thập niên 1970 và hồi thập niên 1990 khi xây dựng hầm kênh đào.

Quá trình này có vẻ đã ảnh hưởng rất ít đến bãi bồi Goodwin Sands - dù khảo sát chi tiết trước và sau đó vẫn chưa được tiến hành để đo đạc tác động của việc nạo vét này đến hệ sinh thái biển.

Hệ sinh thái ở bãi bồi cũng là một lý do nữa khiến các nhà bảo tồn phản đối việc nạo vét. Bãi bồi Goodwin Sands còn là khu vực sinh nở cho loài hải cẩu địa phương, và là nơi đẻ trứng của cá trích và các loài cá khác.

Bãi bồi cũng là lá chắn bờ biển chống xói mòn và lụt lội. Là bức tường chắn sóng tự nhiên, bãi bồi hấp thụ năng lượng từ các cơn sóng đập vào vùng biển này. Điều này đặc biệt quan trọng với các cộng đồng ở Deal và Kingsdown, nơi đê chống lũ đang được xây dựng với số tiền khoảng 10 triệu bảng Anh.

Tuy nhiên, lý do tốt nhất giúp các nhà bảo tồn chống nạo vét thành công lại không hẳn là lũ lụt, sinh vật biển hay xác tàu, mà là "Cả vùng này là một nghĩa địa chiến tranh tập thể," Eades nói.

Tìm xác người, xác máy bay dưới cát

Vào năm 2013, chiếc máy bay ném bom Dornier cuối cùng còn sót lại của Đại chiến Thế giới thứ hai đã được trục vớt lên từ bãi Goodwin Sands, nơi nó bị bắn hạ trong Trận chiến Anh Quốc. Chiếc máy bay của Đức giờ đây đang được phục chế tại RAF Cosford.

Nhưng một số máy bay từ Đại chiế Thế giới thứ hai và cả phi hành đoàn vẫn còn bị chôn vùi dưới bãi bồi. David Brocklehurst từ Bảo tàng Trận chiến Anh quốc tại Kent đã biên soạn một danh sách 60 máy bay được cho là đã rơi xuống hoặc bị lao xuống Bãi bồi Goodwin chỉ riêng trong năm 1940. Trong số đó, ít nhất có 50 chiếc có thành viên phi hành đoàn được cho là đã thiệt mạng hoặc mất tích.

Các sử gia chuyên nghiên cứu lịch sử không quân Anh đang kiểm tra lại sự chính xác từ danh sách của Brocklehurst. Thông tin này có thể đảo lộn kế hoạch nạo vét bãi bồi. Theo các điều khoản được nêu trong Đạo luật Bảo vệ Di tích Quân đội (1986), tác động đến một khu vực có xác máy bay quân đội và thi thể người là hành vi phạm tội.

Greenwood chỉ ra một loạt các phương pháp có thể sẽ làm giảm nhẹ nguy cơ gây hư hại các khu vực lịch sử, chẳng hạn như có một cố vấn khảo cổ trên tàu nạo vét để đảm bảo tiến hành đúng phương pháp, trình tự. Nhưng những người chỉ trích cho rằng cần phải làm nhiều hơn thế nữa.

Trong bức thư gửi cho Cơ quan Quản lý Hàng hải nhằm phản đối đơn xin phép nạo vét bãi bồi, Hội Khảo cổ Hàng hải lập luận rằng sự hiện diện của các nhà quan sát trên các tàu nạo vét sẽ không ích gì, vì "họ chỉ thấy những hư hại hay sự phá huỷ sau khi nó đã xảy ra mà thôi".

Thời gian để công chúng đưa ra ý kiến về việc nạo vét kết thúc vào tháng 11/2016, sau đó Cơ quan Quản lý Hàng hải sẽ ra quyết định. Thậm chí cho dù có được giấy phép, Bộ Quốc phòng vẫn có thể cấm bất cứ hành động nào trong khi cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các máy bay trong Thế chiến Thứ Hai.

Và nếu người ta xin được giấy phép nạo vét? Liệu có thể nạo vét mà không để lại tác động gì với Bãi bồi hay Thị trấn bờ biển Kent?

Nhưng với rủi ro tiềm năng cho dân địa phương, câu hỏi là liệu những người đã chết có được yên nghỉ trên con tàu của họ - và bãi bồi Goodwin Sands được phép giữ kín những bí ẩn bên trong đó hay không.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
( BBC )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm