Kinh Đời
Nghĩa trang Oak Hill – DC
Nghĩa trang Oak Hill – DC
Cuối cùng UBND TP Hà Nội quyết lấy một phần công viên Thống Nhất, lá phổi xanh, làm gara giữ xe hơi. Trước đó họ còn định xây khác sạn, rồi dự án Disneyland. Trước sau công viên này thế nào cũng bị xóa sổ.
Nhớ phố Âm phủ 19-12, cũng chôn bao liệt sỹ vì Hà Nội khói lửa những năm kháng chiến, cuối cùng bị cải tạo thành một phố sau bao tranh cãi vì dự án xây trung tâm thương mại.
Xem người mà ngẫm đến ta. Họ giữ nghĩa trang trong thành phố để làm công viên, bên mình phá cả công viên làm gara, một thứ tư duy quản lý đô thị có một không hai trên thế giới.
Cuối tuần, tôi đưa bọn trẻ đi tập karate bên Georgetown (Washington DC). Ngồi đợi các cậu 1 tiếng, nên hay lang thang ngắm phố.
Mấy hôm trước là phóng sự ảnh mùa thu vàng. Hôm nay là phóng sự ảnh về nghĩa trang. Bạn đọc thấy buồn cười không.
Nghĩa địa thì có gì hay mà đưa lên báo, thế mà Tổng Cua lang thang vào đó một mình thăm các cụ từ mấy thế kỷ trước. Có lần tôi đã viết qua về nghĩa trang quốc gia Arlington.
Georgetown là khu phố cổ, nhà cửa đắt như bên Hàng Đào, Hàng Ngang nhà ta. Thế mà họ để cả một khu đất rộng 15 Acres (hơn 6 hecta) để làm nghĩa địa giữa thành phố.
Khu nghĩa trang Oak Hill (đồi cây sồi) được xây dựng từ thế kỷ 19, do ông William Wilson Corcoran, chủ nhà bank Riggs, một người giầu có, chuyên làm từ thiện, mua lại từ George Corbin Washington, cháu của George Washington, Tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Đây là nghĩa trang và xen với công viên có thể cạnh tranh với nghĩa trang nổi tiếng ở vùng đồi Auburn tại Boston.
Khi có công ty nghĩa trang thành lập ở DC, ông Corcoran đã tặng 6 hecta đất này cho công ty. Ông George F. de la Roche đã thiết kế thành một khu công viên và nghĩa trang, hài hòa với khu dân cư.
Ông James Renwick, kiến trúc sư xây dựng tòa nhà bảo tàng Smithsonian, đã thiết kế hàng rào và nhà tang lễ (the Chapel) vào năm 1849, mang đặc trưng Gothic, mái nhọn cao và trang trí cầu kỳ.
Mộ chỉ có những tấm đá hoa cương, hoặc những tháp cao như bút chì ở National Mall, cây thánh giá hoặc đơn ginả là tấm bia đơn giản.
Có khu nhà mộ như thời Romeo và Juliet. Tiếc là hôm đi lại quá vội nên không chụp được khu hầm mộ này vì hết giờ phải về đón bọn trẻ.
Cây cối được trồng theo kiểu tự nhiên như trong rừng, có đường đi lối lại. Vì nằm ở thung lũng nên phong cảnh càng tuyệt đẹp.
Trước cửa ra vào là tượng của Corcoran và nhà tang lễ hiện vẫn còn nguyên vẹn. Cổng nghĩa trang nằm giữa đường 30 và R, mang vẻ kiến trúc của lâu đài (the Castel) nằm trong khu bảo tàng Smithsonian ở National Mall.
Nơi đây chôn cất rất nhiều người nổi tiếng, văn nghệ sỹ, tướng tá từ thời nội chiến Mỹ cách đây mấy trăm năm.
Người được chôn đầu tiên là Eleanor Washington, không hiểu có liên quan gì đến Tổng thống Washington hay không.
Mộ của Corcoran, kiến trúc sư de la Roche, Renwick vẫn thấy ở đây. Philip Barton Key, bác ruột của Francis Key, người viết lời cho quốc ca Hoa Kỳ cũng có mộ phần.
Có mộ của bà Peggy O’Neal Eaton, phu nhân của TNS John Eaton. Bà gây lục đục giữa TNS và tổng thống Andrew Jackson. Khi mất bà muốn viết trên bia mộ của mình “She was never dull – Bà ấy chẳng bao giờ ngu”.
Khu nghĩa trang này vẫn còn một số đất trống và tiếp tục cho phép chôn cất. Tuy nhiên những khu đó hầu như đã được mua từ trước hoặc do di chúc của dòng họ để lại.
Xung quanh, là khu phố cổ của Georgetown, nhà dân vẫn ở nhìn ra nghĩa địa. Có lẽ tây không mê tín hoặc do nghĩa trang được thiết kế khá thân thiện với môi trường nên chẳng ai có cảm giác ở gần với ma.
Nhớ đến chợ Âm Phủ bị phá, nay công viên Thống Nhất đang bị xâu xé, Hỏa Lò bị cưa đôi, thấy những người quản lý Hà Nội có vấn đề trí tuệ về hiểu biết văn hóa và lịch sử. Sài Gòn còn có nghĩa trang nổi tiếng cũng bị bứng ra ngoài vì lý do phát triển.
Đang mông lung nghĩ ngợi lúc ra khỏi nghĩa trang thì nghe tiếng huỳnh huỵch chạy theo, như có người thở hổn hển. Mình quay lại chẳng thấy ai. Cắm cúi đi tiếp thì tiếng chân lại theo mình. Thấy rợn cả người. Mình đứng lại và bảo “Cụ định làm gì đây. Tổng Cua này đi học học một mình từ bé, đi qua bao bãi tha ma, nên không sợ gì hết”.
Bỗng tiếng nói cất lên giữa không gian tĩnh lặng. Tôi là quí bà Peggy O’Neal Eaton. Khi chết, tôi có đề nghị viết lên mộ chí một dòng chữ “She was never dull”, nhưng đám con cháu không làm.
Nay, tôi muốn tặng bản quyền đó cho mấy người quyết định lấy công viên làm gara, nhưng thay đổi nội dung chút cho phù hợp. Hãy viết lên bia mộ của họ “Tại đây, những kẻ ngu dốt quản lý thành phố đang ăn đất”.
Bài và ảnh: HM. 11-11-2012
Gửi các bạn vài ảnh trong nghĩa trang Oak Hill – Đồi cây sồi tại Georgetown (Washington DC).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nghĩa trang Oak Hill – DC
Nghĩa trang Oak Hill – DC
Cuối cùng UBND TP Hà Nội quyết lấy một phần công viên Thống Nhất, lá phổi xanh, làm gara giữ xe hơi. Trước đó họ còn định xây khác sạn, rồi dự án Disneyland. Trước sau công viên này thế nào cũng bị xóa sổ.
Nhớ phố Âm phủ 19-12, cũng chôn bao liệt sỹ vì Hà Nội khói lửa những năm kháng chiến, cuối cùng bị cải tạo thành một phố sau bao tranh cãi vì dự án xây trung tâm thương mại.
Xem người mà ngẫm đến ta. Họ giữ nghĩa trang trong thành phố để làm công viên, bên mình phá cả công viên làm gara, một thứ tư duy quản lý đô thị có một không hai trên thế giới.
Cuối tuần, tôi đưa bọn trẻ đi tập karate bên Georgetown (Washington DC). Ngồi đợi các cậu 1 tiếng, nên hay lang thang ngắm phố.
Mấy hôm trước là phóng sự ảnh mùa thu vàng. Hôm nay là phóng sự ảnh về nghĩa trang. Bạn đọc thấy buồn cười không.
Nghĩa địa thì có gì hay mà đưa lên báo, thế mà Tổng Cua lang thang vào đó một mình thăm các cụ từ mấy thế kỷ trước. Có lần tôi đã viết qua về nghĩa trang quốc gia Arlington.
Georgetown là khu phố cổ, nhà cửa đắt như bên Hàng Đào, Hàng Ngang nhà ta. Thế mà họ để cả một khu đất rộng 15 Acres (hơn 6 hecta) để làm nghĩa địa giữa thành phố.
Khu nghĩa trang Oak Hill (đồi cây sồi) được xây dựng từ thế kỷ 19, do ông William Wilson Corcoran, chủ nhà bank Riggs, một người giầu có, chuyên làm từ thiện, mua lại từ George Corbin Washington, cháu của George Washington, Tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Đây là nghĩa trang và xen với công viên có thể cạnh tranh với nghĩa trang nổi tiếng ở vùng đồi Auburn tại Boston.
Khi có công ty nghĩa trang thành lập ở DC, ông Corcoran đã tặng 6 hecta đất này cho công ty. Ông George F. de la Roche đã thiết kế thành một khu công viên và nghĩa trang, hài hòa với khu dân cư.
Ông James Renwick, kiến trúc sư xây dựng tòa nhà bảo tàng Smithsonian, đã thiết kế hàng rào và nhà tang lễ (the Chapel) vào năm 1849, mang đặc trưng Gothic, mái nhọn cao và trang trí cầu kỳ.
Mộ chỉ có những tấm đá hoa cương, hoặc những tháp cao như bút chì ở National Mall, cây thánh giá hoặc đơn ginả là tấm bia đơn giản.
Có khu nhà mộ như thời Romeo và Juliet. Tiếc là hôm đi lại quá vội nên không chụp được khu hầm mộ này vì hết giờ phải về đón bọn trẻ.
Cây cối được trồng theo kiểu tự nhiên như trong rừng, có đường đi lối lại. Vì nằm ở thung lũng nên phong cảnh càng tuyệt đẹp.
Trước cửa ra vào là tượng của Corcoran và nhà tang lễ hiện vẫn còn nguyên vẹn. Cổng nghĩa trang nằm giữa đường 30 và R, mang vẻ kiến trúc của lâu đài (the Castel) nằm trong khu bảo tàng Smithsonian ở National Mall.
Nơi đây chôn cất rất nhiều người nổi tiếng, văn nghệ sỹ, tướng tá từ thời nội chiến Mỹ cách đây mấy trăm năm.
Người được chôn đầu tiên là Eleanor Washington, không hiểu có liên quan gì đến Tổng thống Washington hay không.
Mộ của Corcoran, kiến trúc sư de la Roche, Renwick vẫn thấy ở đây. Philip Barton Key, bác ruột của Francis Key, người viết lời cho quốc ca Hoa Kỳ cũng có mộ phần.
Có mộ của bà Peggy O’Neal Eaton, phu nhân của TNS John Eaton. Bà gây lục đục giữa TNS và tổng thống Andrew Jackson. Khi mất bà muốn viết trên bia mộ của mình “She was never dull – Bà ấy chẳng bao giờ ngu”.
Khu nghĩa trang này vẫn còn một số đất trống và tiếp tục cho phép chôn cất. Tuy nhiên những khu đó hầu như đã được mua từ trước hoặc do di chúc của dòng họ để lại.
Xung quanh, là khu phố cổ của Georgetown, nhà dân vẫn ở nhìn ra nghĩa địa. Có lẽ tây không mê tín hoặc do nghĩa trang được thiết kế khá thân thiện với môi trường nên chẳng ai có cảm giác ở gần với ma.
Nhớ đến chợ Âm Phủ bị phá, nay công viên Thống Nhất đang bị xâu xé, Hỏa Lò bị cưa đôi, thấy những người quản lý Hà Nội có vấn đề trí tuệ về hiểu biết văn hóa và lịch sử. Sài Gòn còn có nghĩa trang nổi tiếng cũng bị bứng ra ngoài vì lý do phát triển.
Đang mông lung nghĩ ngợi lúc ra khỏi nghĩa trang thì nghe tiếng huỳnh huỵch chạy theo, như có người thở hổn hển. Mình quay lại chẳng thấy ai. Cắm cúi đi tiếp thì tiếng chân lại theo mình. Thấy rợn cả người. Mình đứng lại và bảo “Cụ định làm gì đây. Tổng Cua này đi học học một mình từ bé, đi qua bao bãi tha ma, nên không sợ gì hết”.
Bỗng tiếng nói cất lên giữa không gian tĩnh lặng. Tôi là quí bà Peggy O’Neal Eaton. Khi chết, tôi có đề nghị viết lên mộ chí một dòng chữ “She was never dull”, nhưng đám con cháu không làm.
Nay, tôi muốn tặng bản quyền đó cho mấy người quyết định lấy công viên làm gara, nhưng thay đổi nội dung chút cho phù hợp. Hãy viết lên bia mộ của họ “Tại đây, những kẻ ngu dốt quản lý thành phố đang ăn đất”.
Bài và ảnh: HM. 11-11-2012
Gửi các bạn vài ảnh trong nghĩa trang Oak Hill – Đồi cây sồi tại Georgetown (Washington DC).