Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nghiên cứu lớn nhất về trải nghiệm cận tử: Những ký ức khi tim đã ngừng đập *
Trong những trường hợp được gọi là trải nghiệm thoát xác (OBE) hay trải nghiệm cận tử (NDE), lời kể lại thường bị xem là ảo giác hay hão huyền, tuy nhiên, nghiên cứu khách quan về những trải nghiệm này vẫn còn khá hạn hẹp.
Một nghiên cứu quy mô lớn trên 2060 bệnh nhân ở 15 bệnh viện tại Anh, Mỹ và Úc đã được tiến hành năm 2008. Nghiên cứu mang tên “Nhận thức sau khi sống lại” (AWAreness during REsuscitation – viết tắt là AWARE) do ĐH Southampton tài trợ, đã xem xét các trải nghiệm tinh thần đa dạng khi người ta qua đời. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu đã dùng thang đo khách quan để xem xem lời kể về trải nghiệm thoát xác chỉ là ảo giác hay những sự kiện có thật.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Resuscitation với những kết luận sau:
- Những chủ đề liên quan tới trải nghiệm khi chết xuất hiện rộng hơn rất nhiều những gì chúng ta đã biết, những điều mà người ta chỉ hay gọi là trải nghiệm cận tử.
- Trong một số trường hợp tim ngừng đập tạm thời, ký ức về nhận thức hình ảnh là tương đồng với trải nghiệm thoát xác, có thể tương đồng với sự kiện có thật.
- Tỷ lệ người có trải nghiệm mạnh mẽ khi tử vong có thể là cao hơn, nhưng họ không nhớ được vì bị tổn thương não hay bị thuốc giảm đau làm mất trí nhớ.
- Những thuật ngữ thường dùng nhưng thiếu chính xác như “trải nghiệm cận tử” và “trải nghiệm thoát xác” là không đủ để mô tả trải nghiệm thực sự khi con người qua đời. Các nghiên cứu tương lai nên tập trung vào việc tim ngừng đập, tức tử vong theo sinh học, hơn là những trạng thái không rõ ràng mà đôi khi người ta hay gọi là “cận tử”.
- Những trải nghiệm tử vong được nhớ lại xứng đáng được các nhà khoa học điều tra cẩn thận, khách quan và không có thành kiến.
TS. Sam Parnia, Giám đốc trung tâm nghiên cứu các trường hợp sống lại (Resuscitation) ở ĐH Bang New York, là tác giả chính của nghiên cứu.
Ông giải thích: “Trái ngược với nhận thức thông thường, tử vong không phải một khoảnh khắc cụ thể mà là một quá trình có tiềm năng đảo ngược, xảy ra sau khi các bệnh nặng hay tai nạn làm cho tim, phổi và não ngừng hoạt động. Nếu chúng ta cố gắng đảo ngược được, quá trình này sẽ gọi là ‘tim ngừng đập tạm thời’, còn nếu thất bại thì sẽ gọi là ‘tử vong’. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn vượt qua thuật ngữ ‘trải nghiệm cận tử’ vốn rất gợi cảm xúc nhưng lại thiếu rõ ràng, để khám phá một cách khách quan điều gì thật sự xảy ra khi chúng ta chết.”
Các con số đáng chú ý
39% bệnh nhân vượt qua được trạng thái tim ngừng đập và có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Họ mô tả rằng họ đã có nhận thức trong khoảng thời gian đó, nhưng lại không thể nhớ lại rõ ràng sự việc.
“Điều này cho thấy nhiều người có thể đã có hoạt động tinh thần nhưng sau khi hồi phục thì bị mất trí nhớ, có thể do ảnh hưởng của chấn thương não hoặc thuốc giảm đau lên trí nhớ,” TS. Parnia giải thích.
Trong số những người được phỏng vấn, gần 1/3 cho biết thời gian trôi chậm lại hoặc tăng tốc. Một số người cho biết nhìn thấy ánh sáng flash vàng hay ánh sáng mặt trời. Có người lại cảm giác sợ hãi, chết đuối hoặc bị kéo qua vùng nước sâu. Và có 13% nói rằng họ đã cảm thấy bị tách ra khỏi thân thể.
Trong những người báo cáo có nhận thức và hoàn thành thêm các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, 46% đã nhớ lại nhiều trải nghiệm tinh thần về cái chết, bao gồm các trải nghiệm sợ hãi và bị khổ sở. Chỉ 9% có trải nghiệm tương thích với trải nghiệm cận tử, và 2% có nhận thức đầy đủ tương thích với khái niệm ‘hồn lìa khỏi xác’ – nhớ lại được những điều đã ‘thấy’ và đã ‘nghe’.
Trường hợp trải nghiệm thoát xác đáng chú ý
Một trong những phát hiện quan trọng nhất là trường hợp của người đàn ông 57 tuổi – bệnh nhân đầu tiên xác nhận về trải nghiệm thoát xác. Sau khi tim ngừng đập, người đàn ông này có thể nhớ chính xác đến kỳ lạ về những gì xảy ra xung quanh. Đây là trường hợp đã được xác minh và đo thời gian bằng kích thích âm thanh trong suốt quá trình tim ngừng đập.
TS Parnia đã kết luận, “Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì người ta thường xem các trải nghiệm liên quan tới cái chết đều là ảo ảnh hoặc hão huyền, xảy ra trước khi tim ngừng đập hay sau khi tim hoạt động trở lại, chứ không phải là trải nghiệm tương ứng với sự kiện ‘có thật’ khi tim đang ngừng đập.
“Trong trường hợp trên, ý thức và sự nhận thức đã xuất hiện trong thời gian 3 phút không có nhịp đập tim. Điều này là một nghịch lý, vì bộ não thường ngưng hoạt động sau khi tim ngừng đập khoảng 20-30 giây và sẽ chỉ tái hoạt động sau khi tim đã đập lại. Ngoài ra, những ký ức hình ảnh chi tiết trong trường hợp này là tương đồng với các sự kiện đã được xác minh.
“Như vậy, dù không thể chứng minh chắc chắn thực tế hay ý nghĩa của các trải nghiệm và khẳng định về nhận thức của bệnh nhân (do tỉ lệ thấp (chỉ 2%) các trường hợp nhớ lại rõ ràng hình ảnh khi trải nghiệm hay cái gọi là ‘trải nghiệm thoát xác’), cũng không thể bác bỏ những trường hợp này và vẫn cần thêm nghiên cứu. Rõ ràng là, ký ức về những trải nghiệm tử vong xứng đáng được các nhà khoa học điều tra sâu hơn mà không có thành kiến.”
Ý nghĩa của nghiên cứu
“Các nhà nghiên cứu AWARE xứng đáng được chúc mừng vì đã hoàn thành một nghiên cứu thú vị, mở cánh cửa cho những nghiên cứu rộng hơn về những gì xảy ra khi chúng ta chết,” TS Jerry Lona, tổng biên tập của tạp chí Resuscitation, đã viết.
Đã có nhiều nghiên cứu về trải nghiệm cận tử nhưng công trình của TS. Parnia được cho là có quy mô lớn nhất.
Thông thường con mắt người có thể thấy các bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 390-750 nm. Còn tai chúng ta chỉ nghe được tần số từ 15Hz tới 20KHz. Như vậy những chuyện xảy ra ngoài khoảng đó thì cơ bản là chúng ra nhìn không thấy, nghe cũng không được, do đó rất khó để chứng minh bằng thực chứng các hiện tượng như trải nghiệm thoát xác hay trải nghiệm cận tử. Tuy các nghiên cứu đã bắt đầu được giới khoa học nhìn nhận, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế.
Nếu các trải nghiệm này được chứng thực, điều này sẽ mang đến sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của con người, nhân sinh quan và các vấn đề tinh thần, tín ngưỡng… đồng thời cũng sẽ mở ra một chương hoàn toàn mới trong khoa học.
Kiên Thành tổng hợp
( Trí Thứ VN )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nghiên cứu lớn nhất về trải nghiệm cận tử: Những ký ức khi tim đã ngừng đập *
Trong những trường hợp được gọi là trải nghiệm thoát xác (OBE) hay trải nghiệm cận tử (NDE), lời kể lại thường bị xem là ảo giác hay hão huyền, tuy nhiên, nghiên cứu khách quan về những trải nghiệm này vẫn còn khá hạn hẹp.
Một nghiên cứu quy mô lớn trên 2060 bệnh nhân ở 15 bệnh viện tại Anh, Mỹ và Úc đã được tiến hành năm 2008. Nghiên cứu mang tên “Nhận thức sau khi sống lại” (AWAreness during REsuscitation – viết tắt là AWARE) do ĐH Southampton tài trợ, đã xem xét các trải nghiệm tinh thần đa dạng khi người ta qua đời. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu đã dùng thang đo khách quan để xem xem lời kể về trải nghiệm thoát xác chỉ là ảo giác hay những sự kiện có thật.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Resuscitation với những kết luận sau:
- Những chủ đề liên quan tới trải nghiệm khi chết xuất hiện rộng hơn rất nhiều những gì chúng ta đã biết, những điều mà người ta chỉ hay gọi là trải nghiệm cận tử.
- Trong một số trường hợp tim ngừng đập tạm thời, ký ức về nhận thức hình ảnh là tương đồng với trải nghiệm thoát xác, có thể tương đồng với sự kiện có thật.
- Tỷ lệ người có trải nghiệm mạnh mẽ khi tử vong có thể là cao hơn, nhưng họ không nhớ được vì bị tổn thương não hay bị thuốc giảm đau làm mất trí nhớ.
- Những thuật ngữ thường dùng nhưng thiếu chính xác như “trải nghiệm cận tử” và “trải nghiệm thoát xác” là không đủ để mô tả trải nghiệm thực sự khi con người qua đời. Các nghiên cứu tương lai nên tập trung vào việc tim ngừng đập, tức tử vong theo sinh học, hơn là những trạng thái không rõ ràng mà đôi khi người ta hay gọi là “cận tử”.
- Những trải nghiệm tử vong được nhớ lại xứng đáng được các nhà khoa học điều tra cẩn thận, khách quan và không có thành kiến.
TS. Sam Parnia, Giám đốc trung tâm nghiên cứu các trường hợp sống lại (Resuscitation) ở ĐH Bang New York, là tác giả chính của nghiên cứu.
Ông giải thích: “Trái ngược với nhận thức thông thường, tử vong không phải một khoảnh khắc cụ thể mà là một quá trình có tiềm năng đảo ngược, xảy ra sau khi các bệnh nặng hay tai nạn làm cho tim, phổi và não ngừng hoạt động. Nếu chúng ta cố gắng đảo ngược được, quá trình này sẽ gọi là ‘tim ngừng đập tạm thời’, còn nếu thất bại thì sẽ gọi là ‘tử vong’. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn vượt qua thuật ngữ ‘trải nghiệm cận tử’ vốn rất gợi cảm xúc nhưng lại thiếu rõ ràng, để khám phá một cách khách quan điều gì thật sự xảy ra khi chúng ta chết.”
Các con số đáng chú ý
39% bệnh nhân vượt qua được trạng thái tim ngừng đập và có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Họ mô tả rằng họ đã có nhận thức trong khoảng thời gian đó, nhưng lại không thể nhớ lại rõ ràng sự việc.
“Điều này cho thấy nhiều người có thể đã có hoạt động tinh thần nhưng sau khi hồi phục thì bị mất trí nhớ, có thể do ảnh hưởng của chấn thương não hoặc thuốc giảm đau lên trí nhớ,” TS. Parnia giải thích.
Trong số những người được phỏng vấn, gần 1/3 cho biết thời gian trôi chậm lại hoặc tăng tốc. Một số người cho biết nhìn thấy ánh sáng flash vàng hay ánh sáng mặt trời. Có người lại cảm giác sợ hãi, chết đuối hoặc bị kéo qua vùng nước sâu. Và có 13% nói rằng họ đã cảm thấy bị tách ra khỏi thân thể.
Trong những người báo cáo có nhận thức và hoàn thành thêm các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, 46% đã nhớ lại nhiều trải nghiệm tinh thần về cái chết, bao gồm các trải nghiệm sợ hãi và bị khổ sở. Chỉ 9% có trải nghiệm tương thích với trải nghiệm cận tử, và 2% có nhận thức đầy đủ tương thích với khái niệm ‘hồn lìa khỏi xác’ – nhớ lại được những điều đã ‘thấy’ và đã ‘nghe’.
Trường hợp trải nghiệm thoát xác đáng chú ý
Một trong những phát hiện quan trọng nhất là trường hợp của người đàn ông 57 tuổi – bệnh nhân đầu tiên xác nhận về trải nghiệm thoát xác. Sau khi tim ngừng đập, người đàn ông này có thể nhớ chính xác đến kỳ lạ về những gì xảy ra xung quanh. Đây là trường hợp đã được xác minh và đo thời gian bằng kích thích âm thanh trong suốt quá trình tim ngừng đập.
TS Parnia đã kết luận, “Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì người ta thường xem các trải nghiệm liên quan tới cái chết đều là ảo ảnh hoặc hão huyền, xảy ra trước khi tim ngừng đập hay sau khi tim hoạt động trở lại, chứ không phải là trải nghiệm tương ứng với sự kiện ‘có thật’ khi tim đang ngừng đập.
“Trong trường hợp trên, ý thức và sự nhận thức đã xuất hiện trong thời gian 3 phút không có nhịp đập tim. Điều này là một nghịch lý, vì bộ não thường ngưng hoạt động sau khi tim ngừng đập khoảng 20-30 giây và sẽ chỉ tái hoạt động sau khi tim đã đập lại. Ngoài ra, những ký ức hình ảnh chi tiết trong trường hợp này là tương đồng với các sự kiện đã được xác minh.
“Như vậy, dù không thể chứng minh chắc chắn thực tế hay ý nghĩa của các trải nghiệm và khẳng định về nhận thức của bệnh nhân (do tỉ lệ thấp (chỉ 2%) các trường hợp nhớ lại rõ ràng hình ảnh khi trải nghiệm hay cái gọi là ‘trải nghiệm thoát xác’), cũng không thể bác bỏ những trường hợp này và vẫn cần thêm nghiên cứu. Rõ ràng là, ký ức về những trải nghiệm tử vong xứng đáng được các nhà khoa học điều tra sâu hơn mà không có thành kiến.”
Ý nghĩa của nghiên cứu
“Các nhà nghiên cứu AWARE xứng đáng được chúc mừng vì đã hoàn thành một nghiên cứu thú vị, mở cánh cửa cho những nghiên cứu rộng hơn về những gì xảy ra khi chúng ta chết,” TS Jerry Lona, tổng biên tập của tạp chí Resuscitation, đã viết.
Đã có nhiều nghiên cứu về trải nghiệm cận tử nhưng công trình của TS. Parnia được cho là có quy mô lớn nhất.
Thông thường con mắt người có thể thấy các bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 390-750 nm. Còn tai chúng ta chỉ nghe được tần số từ 15Hz tới 20KHz. Như vậy những chuyện xảy ra ngoài khoảng đó thì cơ bản là chúng ra nhìn không thấy, nghe cũng không được, do đó rất khó để chứng minh bằng thực chứng các hiện tượng như trải nghiệm thoát xác hay trải nghiệm cận tử. Tuy các nghiên cứu đã bắt đầu được giới khoa học nhìn nhận, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế.
Nếu các trải nghiệm này được chứng thực, điều này sẽ mang đến sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của con người, nhân sinh quan và các vấn đề tinh thần, tín ngưỡng… đồng thời cũng sẽ mở ra một chương hoàn toàn mới trong khoa học.
Kiên Thành tổng hợp
( Trí Thứ VN )