Tham Khảo
Ngộ nhận về chính sách “đại học miễn phí” của Hillary Clinton
Ngộ nhận về chính sách “đại học miễn phí” của Hillary Clinton
Đây là một đoạn được trích từ cuốn sách Nước Mỹ Của Hillary do Cafe Ku Búa chuyển ngữ và phát triển.
Hillary Clinton có một ý tưởng lớn mà bà dự định sẽ là trung tâm của chiến dịch vận động năm 2016. Bà muốn biến giáo dục đại học thành một quyền lợimới, như chăm sóc sức khỏe. Tóm lại, bà có một đề nghị đầy tham vọng để giúp trang trải chi phí của các bậc giáo dục cao hơn. “Theo kế hoạch của tôi,” bà ta nói, “học phí sẽ ở mức phải chăng cho tất cả mọi gia đình. Sinh viên sẽ không còn phải vay nợ để trả học phí tại các trường đại học công lập của tiểu bang.”
Đề nghị của Hillary không phải là “đại học miễn phí” mà “đại học miễn nợ.” Đối với “đại học miễn phí” – hay chí ít là giáo dục công lập miễn phí ở bậc đại học – chúng ta phải quay sang Berni Sanders. Hillary đang đề xuất một chương trình giảm giá trong khi Bernie đến gần nhất trong việc cung cấp một chương trình hoàn toàn miễn phí. Kế hoạch của Bernie là không thu học phí hay các chi phí khác tại các trường đại học công lập. Trong khi kế hoạch của Hillary ước tính tốn khoảng 350 tỉ đô trong 10 năm, kế hoạch của Bernie sẽ tốn khoảng 70 tỉ đô một năm.
Theo đề nghị của Hillary, các sinh viên và cha mẹ của họ vẫn sẽ chi trả dựa trên khả năng. Chính phủ liên bang sẽ gửi tiền đến các tiểu bang để trợ giá cho các đại học công lập, như một loại áp lực để giảm chi phí. Theo đó các sinh viên tại trường đại học tiểu bang đoán chừng sẽ nhận được một chương trình đào tạo miễn nợ. Chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí sẽ chỉ cung cấp cho một vài sinh viên: sinh viên có thu nhập thấp và sinh viên đăng ký vào các chương trình chính phủ như Americorps.
Những người chỉ trích chương trình của Hillary, như Douglas Holtz-Eakin của Diễn Đàn Nước Mỹ Hành Động (American Action Forum) gọi những kế hoạch này là “Obamacare cho giáo dục bậc cao.” Obama, theo tôi nghĩ, sẽ cho phép nhãn hiệu này. Vài năm về trước, Obama tự đưa ra một đề nghị trị giá 60 tỷ đô để làm cho các đại học cộng đồng miễn phí. Mặc dù kế hoạch của Obama chờ đợi mòn mỏi trong Quốc Hội do đảng Cộng Hòa chiếm ưu thế, Bernie và Hillary tiếp tục xây dựng trên chủ trương đó, mặc dù họ còn có ý định mang nó đi xa hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Cả 2 chiến dịch của Hillary và Bernie thu hút rất nhiều người trẻ tuổi. Nợ đại học là một vấn đề nghiêm trọng – nó lên tới khoảng 1.3 nghìn tỷ đô trong lần thống kê cuối – cho nên miễn nợ nghe có vẻ ổn. Ý tưởng hấp dẫn hơn nữa là không cần phải trả xu nào cho đại học hết. Những người trẻ tuổi đã có lịch sử phản ứng lâu dài rất tốt đối với những lời đề nghị kiểu “thức ăn miễn phí” hay “đồng uống miễn phí.” Vậy thì có lý do gì để họ không trả lời tương tự trước những ý tưởng về giáo dục đại học miễn phí?
Dĩ nhiên những người trẻ tuổi ấy sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện làm việc miễn phí sau khi tốt nghiệp. Và, họ chắc chắn sẽ nhận ra nếu họ cân nhắc kỹ về điều đó, đại học không hẳn là miễn phí. Rõ ràng có những công trình cần xây dựng và bảo trì, các cơ sở cân được hoạt động, giáo viên cần được trả lương và các chi phí không đếm xuể khác phải được chi trả. Phải có người đứng ra chịu các hóa đơn cho những điều này.
Nếu sinh viên và gia đình họ không phải người chi trả, thì là ai? Hillary và Bernie đều trả lời: những người đóng thuế. Chính phủ sẽ trả. Đại học không miễn phí, nhưng nó sẽ miễn phí cho bạn. Quyền lợi của bạn sẽ được chi trả bằng công sức của người khác.
Chính phủ sẽ trả, nhưng chính phủ, rõ ràng là, họ không có tiền. Ngoài những phần phân cho cho Pell Grants và những trợ cấp liên bang khác, không có quỹ nào như những lời nói dối đó có thể được sử dụng để tài trợ cho giáo dục đại học của giới trẻ cả.
Hillary và Bernie đều muốn moi tiền cho các chương trình trợ cấp đại học từ Wall Street. Có nghĩa là quốc hội sẽ phải cho phép mức thuế cao hơn. Nếu quốc hội không làm vậy, chỉ có 1 cách khác để chi trả: chính phủ sẽ phải vay mượn. Chính phủ Mỹ đang có gói nợ 19,000 tỷ đô và còn đang tăng. Vậy với kế hoạch của Hillary, 350 tỷ đô nữa sẽ được thêm vào nợ công quốc gia trong thập niên tới. Kế hoạch của Bernie còn tốn kém hơn nữa.
Chuyện gì xảy ra với số nợ này? Cuối cùng thì nó cũng phải được thanh toán. Nếu thế hệ này không trả, thì nó sẽ được giao cho thế hệ tiếp theo. Dĩ nhiên, nói cách khác, nó sẽ đổ lên đầu những người trẻ tuổi. Họ kế thừa khoản nợ và cả lãi kép từ sự hoang phí của những người tiền nhiệm. Cuối cùng, những khoản nợ công quốc gia cũng được bòn rút từ thu nhập tương lai của thế hệ trẻ hơn.
Điều mà Hillary đề nghị, khách quan mà nói, nghĩa là chuyển đổi thu nhập từ tương lai đến hiện tại. Bà ta đang thò tay vào túi sau của những người trẻ tuổi, lấy đi thu nhập tương lai của chính họ, và dùng thu nhập đó để chi trả cho việc học của những người trẻ hiện tại. Nó không phải là cướp của Peter để chia cho Paul; nó là cướp của Paul để trả cho Paul. Quyền lợi này không miễn phí chút nào hết.
Điểm thiên tài của ý tưởng của Hillary là bà ta đưa ra một ấn tượng sai lầm cho các người trẻ tuổi rằng bà ta cung cấp giáo dục miễn phí, trong khi, như chúng ta vừa thấy, những người trẻ rốt cuộc cũng phải trả chi phí cho chính mình, cộng thêm lãi suất. Với một vài sáng tạo về tài chính, họ đã có thể tự vay trên thu nhập tương lai của chính mình. Hillary chẳng “cho” họ cái gì hết.
Nhưng bà ta đang đặt cược vào những kẻ ăn bám để tin rằng bà ta làm vậy. Người hưởng lợi thực sự từ cả thương vụ này chỉ có Hillary mà thôi. Nếu bà ta có thể thúc đẩy nó, bà ta sẽ được xem như người đã làm cho giáo dục bậc cao trở thành miễn phí, hệt như cách Obama được xem như người đã cung cấp chăm sóc sức khỏe cho mọi người Mỹ. Nó không tuyệt vời sao để đạt được danh tiếng cỡ đó về lòng hào hiệp mà chẳng phải bỏ ra một xu? Đây là trò lừa cơ bản của chính trị cấp tiến.
Mục tiêu thực sự của Hillary không phải là giúp đỡ sinh viên; nó là thành lập sự kiểm soát của chính phủ – điều được gọi là kiểm soát cấp tiến – đối với giáo dục bậc cao. Những nhà cấp tiến đã hoàn thành thống trị bậc giáo dục tiểu học và trung học, bởi vì trường công lập là cánh tay của tiểu bang. Nếu Hillary thành công, bà ta sã mang đến thêm một cánh tay đắc lực nữa của khối tư nhân vào quỹ đạo liên bang sẽ lần lượt cho ra các cử tri Dân Chủ trong nhiều thập niên sắp tới.
Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ngộ nhận về chính sách “đại học miễn phí” của Hillary Clinton
Ngộ nhận về chính sách “đại học miễn phí” của Hillary Clinton
Đây là một đoạn được trích từ cuốn sách Nước Mỹ Của Hillary do Cafe Ku Búa chuyển ngữ và phát triển.
Hillary Clinton có một ý tưởng lớn mà bà dự định sẽ là trung tâm của chiến dịch vận động năm 2016. Bà muốn biến giáo dục đại học thành một quyền lợimới, như chăm sóc sức khỏe. Tóm lại, bà có một đề nghị đầy tham vọng để giúp trang trải chi phí của các bậc giáo dục cao hơn. “Theo kế hoạch của tôi,” bà ta nói, “học phí sẽ ở mức phải chăng cho tất cả mọi gia đình. Sinh viên sẽ không còn phải vay nợ để trả học phí tại các trường đại học công lập của tiểu bang.”
Đề nghị của Hillary không phải là “đại học miễn phí” mà “đại học miễn nợ.” Đối với “đại học miễn phí” – hay chí ít là giáo dục công lập miễn phí ở bậc đại học – chúng ta phải quay sang Berni Sanders. Hillary đang đề xuất một chương trình giảm giá trong khi Bernie đến gần nhất trong việc cung cấp một chương trình hoàn toàn miễn phí. Kế hoạch của Bernie là không thu học phí hay các chi phí khác tại các trường đại học công lập. Trong khi kế hoạch của Hillary ước tính tốn khoảng 350 tỉ đô trong 10 năm, kế hoạch của Bernie sẽ tốn khoảng 70 tỉ đô một năm.
Theo đề nghị của Hillary, các sinh viên và cha mẹ của họ vẫn sẽ chi trả dựa trên khả năng. Chính phủ liên bang sẽ gửi tiền đến các tiểu bang để trợ giá cho các đại học công lập, như một loại áp lực để giảm chi phí. Theo đó các sinh viên tại trường đại học tiểu bang đoán chừng sẽ nhận được một chương trình đào tạo miễn nợ. Chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí sẽ chỉ cung cấp cho một vài sinh viên: sinh viên có thu nhập thấp và sinh viên đăng ký vào các chương trình chính phủ như Americorps.
Những người chỉ trích chương trình của Hillary, như Douglas Holtz-Eakin của Diễn Đàn Nước Mỹ Hành Động (American Action Forum) gọi những kế hoạch này là “Obamacare cho giáo dục bậc cao.” Obama, theo tôi nghĩ, sẽ cho phép nhãn hiệu này. Vài năm về trước, Obama tự đưa ra một đề nghị trị giá 60 tỷ đô để làm cho các đại học cộng đồng miễn phí. Mặc dù kế hoạch của Obama chờ đợi mòn mỏi trong Quốc Hội do đảng Cộng Hòa chiếm ưu thế, Bernie và Hillary tiếp tục xây dựng trên chủ trương đó, mặc dù họ còn có ý định mang nó đi xa hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Cả 2 chiến dịch của Hillary và Bernie thu hút rất nhiều người trẻ tuổi. Nợ đại học là một vấn đề nghiêm trọng – nó lên tới khoảng 1.3 nghìn tỷ đô trong lần thống kê cuối – cho nên miễn nợ nghe có vẻ ổn. Ý tưởng hấp dẫn hơn nữa là không cần phải trả xu nào cho đại học hết. Những người trẻ tuổi đã có lịch sử phản ứng lâu dài rất tốt đối với những lời đề nghị kiểu “thức ăn miễn phí” hay “đồng uống miễn phí.” Vậy thì có lý do gì để họ không trả lời tương tự trước những ý tưởng về giáo dục đại học miễn phí?
Dĩ nhiên những người trẻ tuổi ấy sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện làm việc miễn phí sau khi tốt nghiệp. Và, họ chắc chắn sẽ nhận ra nếu họ cân nhắc kỹ về điều đó, đại học không hẳn là miễn phí. Rõ ràng có những công trình cần xây dựng và bảo trì, các cơ sở cân được hoạt động, giáo viên cần được trả lương và các chi phí không đếm xuể khác phải được chi trả. Phải có người đứng ra chịu các hóa đơn cho những điều này.
Nếu sinh viên và gia đình họ không phải người chi trả, thì là ai? Hillary và Bernie đều trả lời: những người đóng thuế. Chính phủ sẽ trả. Đại học không miễn phí, nhưng nó sẽ miễn phí cho bạn. Quyền lợi của bạn sẽ được chi trả bằng công sức của người khác.
Chính phủ sẽ trả, nhưng chính phủ, rõ ràng là, họ không có tiền. Ngoài những phần phân cho cho Pell Grants và những trợ cấp liên bang khác, không có quỹ nào như những lời nói dối đó có thể được sử dụng để tài trợ cho giáo dục đại học của giới trẻ cả.
Hillary và Bernie đều muốn moi tiền cho các chương trình trợ cấp đại học từ Wall Street. Có nghĩa là quốc hội sẽ phải cho phép mức thuế cao hơn. Nếu quốc hội không làm vậy, chỉ có 1 cách khác để chi trả: chính phủ sẽ phải vay mượn. Chính phủ Mỹ đang có gói nợ 19,000 tỷ đô và còn đang tăng. Vậy với kế hoạch của Hillary, 350 tỷ đô nữa sẽ được thêm vào nợ công quốc gia trong thập niên tới. Kế hoạch của Bernie còn tốn kém hơn nữa.
Chuyện gì xảy ra với số nợ này? Cuối cùng thì nó cũng phải được thanh toán. Nếu thế hệ này không trả, thì nó sẽ được giao cho thế hệ tiếp theo. Dĩ nhiên, nói cách khác, nó sẽ đổ lên đầu những người trẻ tuổi. Họ kế thừa khoản nợ và cả lãi kép từ sự hoang phí của những người tiền nhiệm. Cuối cùng, những khoản nợ công quốc gia cũng được bòn rút từ thu nhập tương lai của thế hệ trẻ hơn.
Điều mà Hillary đề nghị, khách quan mà nói, nghĩa là chuyển đổi thu nhập từ tương lai đến hiện tại. Bà ta đang thò tay vào túi sau của những người trẻ tuổi, lấy đi thu nhập tương lai của chính họ, và dùng thu nhập đó để chi trả cho việc học của những người trẻ hiện tại. Nó không phải là cướp của Peter để chia cho Paul; nó là cướp của Paul để trả cho Paul. Quyền lợi này không miễn phí chút nào hết.
Điểm thiên tài của ý tưởng của Hillary là bà ta đưa ra một ấn tượng sai lầm cho các người trẻ tuổi rằng bà ta cung cấp giáo dục miễn phí, trong khi, như chúng ta vừa thấy, những người trẻ rốt cuộc cũng phải trả chi phí cho chính mình, cộng thêm lãi suất. Với một vài sáng tạo về tài chính, họ đã có thể tự vay trên thu nhập tương lai của chính mình. Hillary chẳng “cho” họ cái gì hết.
Nhưng bà ta đang đặt cược vào những kẻ ăn bám để tin rằng bà ta làm vậy. Người hưởng lợi thực sự từ cả thương vụ này chỉ có Hillary mà thôi. Nếu bà ta có thể thúc đẩy nó, bà ta sẽ được xem như người đã làm cho giáo dục bậc cao trở thành miễn phí, hệt như cách Obama được xem như người đã cung cấp chăm sóc sức khỏe cho mọi người Mỹ. Nó không tuyệt vời sao để đạt được danh tiếng cỡ đó về lòng hào hiệp mà chẳng phải bỏ ra một xu? Đây là trò lừa cơ bản của chính trị cấp tiến.
Mục tiêu thực sự của Hillary không phải là giúp đỡ sinh viên; nó là thành lập sự kiểm soát của chính phủ – điều được gọi là kiểm soát cấp tiến – đối với giáo dục bậc cao. Những nhà cấp tiến đã hoàn thành thống trị bậc giáo dục tiểu học và trung học, bởi vì trường công lập là cánh tay của tiểu bang. Nếu Hillary thành công, bà ta sã mang đến thêm một cánh tay đắc lực nữa của khối tư nhân vào quỹ đạo liên bang sẽ lần lượt cho ra các cử tri Dân Chủ trong nhiều thập niên sắp tới.
Cafe Ku Búa