Tham Khảo
Ngồi sa lông bàn đại sự
“Vấn đề đặt ra từ những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua, nằm ở chỗ, dù không nên hoan hô hay cổ súy bạo lực thì cũng đừng vội nhận định đó là một âm mưu, hoặc khơi khơi khẳng định rằng, những công nhân đã tham gia đình công, biểu tình cuối cùng biến thành bạo loạn này là ‘ngu dốt’, cả đáng thương, lẫn đáng trách, bởi bị ‘lôi kéo, kích động’.”
Đồng Phụng Việt
14-05-2014
Những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua khiến nhiều người sửng sốt.
Đập phá, hôi của, đánh người, thậm chí có một vài nguồn cho biết đã có người chết rõ ràng là chuyện không thể hoan hô hay cổ súy.
Tuy nhiên đó là đặc trưng của mọi đám đông. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng vậy. Chẳng riêng ở Việt Nam.
Nếu có thời gian, các bạn thử search thông tin về lối hành xử của đám đông sau những thảm họa đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, các bạn cũng sẽ thấy điều đó.
Ngay cả tại Mỹ cũng thế. Nếu không đồng tình với ý kiến của mình, các bạn thử tìm thông tin, mô tả về Louisiana sau Katrina (2005) hoặc miền Đông Bắc Mỹ sau Sandy (2012).
***
Vấn đề đặt ra từ những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua, nằm ở chỗ, dù không nên hoan hô hay cổ súy bạo lực thì cũng đừng vội nhận định đó là một âm mưu, hoặc khơi khơi khẳng định rằng, những công nhân đã tham gia đình công, biểu tình cuối cùng biến thành bạo loạn này là “ngu dốt”, cả đáng thương, lẫn đáng trách, bởi bị “lôi kéo, kích động”.
Hy vọng những bạn nghiên cứu về xã hội học phân tích sâu và có những nhận định, khuyến cáo cần thiết quanh sự kiện đình công – biểu tình – bạo loạn vừa rồi. Rất mong các bạn nhập cuộc.
***
Lần đầu tiên sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên toàn Việt Nam, công nhân Việt Nam tự bày tỏ thái độ của họ trước một sự kiện chính trị, liên quan tới dân tộc và quốc gia của mình qua những vụ đình công – biểu tình khởi đầu ở Bình Dương và nay đang lan rộng khắp nơi.
Dẫu có những yếu tố không thể hoan hô hay cổ súy nhưng mình tin rằng phải nghĩ, phải phân tích một cách hết sức thận trọng, có trách nhiệm. Không thể vội vàng cảnh báo hay răn dạy.
Trước hàng loạt những cảnh báo, răn dạy, có một số bạn lên tiếng nhắc nhở mọi người phải chú ý tới những đặc điểm trong đời sống hiện tại của công nhân Việt Nam. Mình chân thành cám ơn các bạn đó. Với mình, những nhắc nhở này là hết sức cần thiết. Tiếc là chúng quá ít và hình như cũng chẳng làm mấy người bận tâm, nhiều người đang say sưa với các cảnh báo và trách nhiệm phải răn dạy công nhân.
Thành ra, mình đành xin góp thêm, trước khi cảnh báo hay răn dạy, mỗi người hãy hồi tưởng về quá khứ của chính mình cách nay vài thập niên, hoặc về cuộc sống của ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè mình thời ấy. Quá khứ đó, cuộc sống đó có nhiều điểm tương đồng với hoàn cảnh sống hiện giờ của những công nhân đã đình công, biểu tình rồi tạo thành những cuộc bạo loạn mà chẳng ai muốn như thế.
Xin đừng quên, trước khi bạn có thể ngồi ở sa lông để đưa ra những cảnh báo hay răn dạy, bạn đã từng phải sống cuộc sống ngột ngạt, thiếu thốn, cực nhục như vậy, ông bà, cha mẹ của bạn cũng đã từng trải qua hoàn cảnh như những công nhân Việt Nam hiện giờ.
Xin ráng nhớ xem, lúc đó bạn có thấy mình hay thân nhân, thân hữu của mình đáng khinh, hoặc đáng thương không?
Lúc đó, giả sử bạn và những người đồng cảnh ngộ muốn bày tỏ thái độ, bạn sẽ nghĩ gì nếu ai đó chụp lên đầu chiếc mũ “âm mưu” và bảo rằng phải cảnh giác, đừng để bị “xúi giục, lôi kéo, kích động”.
***
Bạn có hy vọng nào không cho tương lai của dân tộc và xứ sở của mình?
Nếu thật sự là có, xin xem những công nhân đã đình công, biểu tình ngày hôm qua là anh em, là đồng bào của mình. Xin hãy đến với họ, ngồi xuống với họ, trò chuyện với họ, mời gọi họ, thuyết phục họ cùng nhập cuộc, cùng đi trên con đường mà bạn tin là cả dân tộc phải đồng hành.
Giả dụ đã, đang và sẽ còn có “âm mưu” nào đó, biến các cuộc đình công, biểu tình thành bạo loạn thì chính bạn phải cùng những công nhân là đồng bào của bạn vạch trần những âm mưu ấy. Khuyến cáo để người ta sợ, không phải là điều nên làm.
Xin đừng khuyến khích, đừng ép những người thợ tiếp tục băm bổ lao vào cuộc đua tìm cơm áo, gạt bỏ thời cuộc, không bao giờ dám mơ ước gì. Ai cho bạn quyền xếp họ vào loại không có quyền bày tỏ thái độ vì dễ bị dẫn dụ?
Khoác cho những cuộc biểu tình, đình công sau đó chuyển thành bạo loạn cái mũ “âm mưu”, bày tỏ sự thương hại, chỉ trích những công nhân đang bị “lôi kéo, kích động”, chẳng khác gì đẩy họ trở lại vực thẳm tăm tối, bế tắc.
Xin đừng biến những cuộc biểu tình, đình công trong vài ngày qua thành “bài học kinh nghiệm” cho nông dân, tiểu thương, người lao động nghèo trên khắp Việt Nam. Phản đối đập phá, hôi của, đánh người là cần thiết nhưng không thể đồng hóa để răn đe, ngăn chặn quyền bày tỏ thái độ bằng đình công, biểu tình.
***
Có một thực tế mà những người quan tâm tới vận mệnh của dân tộc và tương lai của xứ sở thường xuyên bi quan, thậm chí tuyệt vọng là đa số đồng bào của mình chỉ quan tâm tới cơm, áo, không màng tới thời cuộc, dẫu cho các diễn biến của thời cuộc tác động trực tiếp tới miếng cơm, manh áo của họ.
Vì sao vậy?
Mồt lần nữa, mình tha thiết đề nghị những bạn nghiên cứu về xã hội học sớm có phân tích sâu về đặc điểm đám đông.
Đồng Phụng Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ngồi sa lông bàn đại sự
“Vấn đề đặt ra từ những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua, nằm ở chỗ, dù không nên hoan hô hay cổ súy bạo lực thì cũng đừng vội nhận định đó là một âm mưu, hoặc khơi khơi khẳng định rằng, những công nhân đã tham gia đình công, biểu tình cuối cùng biến thành bạo loạn này là ‘ngu dốt’, cả đáng thương, lẫn đáng trách, bởi bị ‘lôi kéo, kích động’.”
Đồng Phụng Việt
14-05-2014
Những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua khiến nhiều người sửng sốt.
Đập phá, hôi của, đánh người, thậm chí có một vài nguồn cho biết đã có người chết rõ ràng là chuyện không thể hoan hô hay cổ súy.
Tuy nhiên đó là đặc trưng của mọi đám đông. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng vậy. Chẳng riêng ở Việt Nam.
Nếu có thời gian, các bạn thử search thông tin về lối hành xử của đám đông sau những thảm họa đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, các bạn cũng sẽ thấy điều đó.
Ngay cả tại Mỹ cũng thế. Nếu không đồng tình với ý kiến của mình, các bạn thử tìm thông tin, mô tả về Louisiana sau Katrina (2005) hoặc miền Đông Bắc Mỹ sau Sandy (2012).
***
Vấn đề đặt ra từ những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua, nằm ở chỗ, dù không nên hoan hô hay cổ súy bạo lực thì cũng đừng vội nhận định đó là một âm mưu, hoặc khơi khơi khẳng định rằng, những công nhân đã tham gia đình công, biểu tình cuối cùng biến thành bạo loạn này là “ngu dốt”, cả đáng thương, lẫn đáng trách, bởi bị “lôi kéo, kích động”.
Hy vọng những bạn nghiên cứu về xã hội học phân tích sâu và có những nhận định, khuyến cáo cần thiết quanh sự kiện đình công – biểu tình – bạo loạn vừa rồi. Rất mong các bạn nhập cuộc.
***
Lần đầu tiên sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên toàn Việt Nam, công nhân Việt Nam tự bày tỏ thái độ của họ trước một sự kiện chính trị, liên quan tới dân tộc và quốc gia của mình qua những vụ đình công – biểu tình khởi đầu ở Bình Dương và nay đang lan rộng khắp nơi.
Dẫu có những yếu tố không thể hoan hô hay cổ súy nhưng mình tin rằng phải nghĩ, phải phân tích một cách hết sức thận trọng, có trách nhiệm. Không thể vội vàng cảnh báo hay răn dạy.
Trước hàng loạt những cảnh báo, răn dạy, có một số bạn lên tiếng nhắc nhở mọi người phải chú ý tới những đặc điểm trong đời sống hiện tại của công nhân Việt Nam. Mình chân thành cám ơn các bạn đó. Với mình, những nhắc nhở này là hết sức cần thiết. Tiếc là chúng quá ít và hình như cũng chẳng làm mấy người bận tâm, nhiều người đang say sưa với các cảnh báo và trách nhiệm phải răn dạy công nhân.
Thành ra, mình đành xin góp thêm, trước khi cảnh báo hay răn dạy, mỗi người hãy hồi tưởng về quá khứ của chính mình cách nay vài thập niên, hoặc về cuộc sống của ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè mình thời ấy. Quá khứ đó, cuộc sống đó có nhiều điểm tương đồng với hoàn cảnh sống hiện giờ của những công nhân đã đình công, biểu tình rồi tạo thành những cuộc bạo loạn mà chẳng ai muốn như thế.
Xin đừng quên, trước khi bạn có thể ngồi ở sa lông để đưa ra những cảnh báo hay răn dạy, bạn đã từng phải sống cuộc sống ngột ngạt, thiếu thốn, cực nhục như vậy, ông bà, cha mẹ của bạn cũng đã từng trải qua hoàn cảnh như những công nhân Việt Nam hiện giờ.
Xin ráng nhớ xem, lúc đó bạn có thấy mình hay thân nhân, thân hữu của mình đáng khinh, hoặc đáng thương không?
Lúc đó, giả sử bạn và những người đồng cảnh ngộ muốn bày tỏ thái độ, bạn sẽ nghĩ gì nếu ai đó chụp lên đầu chiếc mũ “âm mưu” và bảo rằng phải cảnh giác, đừng để bị “xúi giục, lôi kéo, kích động”.
***
Bạn có hy vọng nào không cho tương lai của dân tộc và xứ sở của mình?
Nếu thật sự là có, xin xem những công nhân đã đình công, biểu tình ngày hôm qua là anh em, là đồng bào của mình. Xin hãy đến với họ, ngồi xuống với họ, trò chuyện với họ, mời gọi họ, thuyết phục họ cùng nhập cuộc, cùng đi trên con đường mà bạn tin là cả dân tộc phải đồng hành.
Giả dụ đã, đang và sẽ còn có “âm mưu” nào đó, biến các cuộc đình công, biểu tình thành bạo loạn thì chính bạn phải cùng những công nhân là đồng bào của bạn vạch trần những âm mưu ấy. Khuyến cáo để người ta sợ, không phải là điều nên làm.
Xin đừng khuyến khích, đừng ép những người thợ tiếp tục băm bổ lao vào cuộc đua tìm cơm áo, gạt bỏ thời cuộc, không bao giờ dám mơ ước gì. Ai cho bạn quyền xếp họ vào loại không có quyền bày tỏ thái độ vì dễ bị dẫn dụ?
Khoác cho những cuộc biểu tình, đình công sau đó chuyển thành bạo loạn cái mũ “âm mưu”, bày tỏ sự thương hại, chỉ trích những công nhân đang bị “lôi kéo, kích động”, chẳng khác gì đẩy họ trở lại vực thẳm tăm tối, bế tắc.
Xin đừng biến những cuộc biểu tình, đình công trong vài ngày qua thành “bài học kinh nghiệm” cho nông dân, tiểu thương, người lao động nghèo trên khắp Việt Nam. Phản đối đập phá, hôi của, đánh người là cần thiết nhưng không thể đồng hóa để răn đe, ngăn chặn quyền bày tỏ thái độ bằng đình công, biểu tình.
***
Có một thực tế mà những người quan tâm tới vận mệnh của dân tộc và tương lai của xứ sở thường xuyên bi quan, thậm chí tuyệt vọng là đa số đồng bào của mình chỉ quan tâm tới cơm, áo, không màng tới thời cuộc, dẫu cho các diễn biến của thời cuộc tác động trực tiếp tới miếng cơm, manh áo của họ.
Vì sao vậy?
Mồt lần nữa, mình tha thiết đề nghị những bạn nghiên cứu về xã hội học sớm có phân tích sâu về đặc điểm đám đông.
Đồng Phụng Việt