Hình Ảnh & Sự Kiện
Ngựa trong Hoàng cung Huế xưa
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, năm 1826 triều Nguyễn đã đặt ra Viện Thượng Tứ ở trong Kinh thành để làm nơi nuôi dưỡng và huấn luyện ngựa. Triều đình đã quy định rất cụ thể về các hạng ngựa, chăn nuôi ngựa, mua ngựa, diễn tập ngựa, thậm chí cả những thứ lặt vặt nhưng không kém phần quan trọng trong nghi thức đó là trang sức cho ngựa.
Tuy nhiên, trong hoạt động quân sự, ngựa thời Nguyễn không để lại dấu ấn gì đậm nét. Phần lớn việc sử dụng ngựa và mã binh chỉ tập trung vào công việc vận tải, phát chuyển thư tín, công văn, giấy tờ; dùng vào các dịp tế lễ như lễ tế Xã tắc, tế Giao… và trở thành đội nghi thức của triều đình cùng một số hoạt động khác.
Vào thời Nguyễn, ngựa là một biên chế quan trọng đối với nhiều hoạt động, nhất là phục vụ trực tiếp cho đội nghi thức của triều đình. Do vậy, năm dưới triều vua Minh Mạng, hình ảnh con ngựa đã được chọn đúc trên Huyền Đỉnh và Anh Đỉnh của bộ Cửu Đỉnh (9 Đỉnh đồng trong Đại Nội, ở khu vực Thế Miếu hiện nay) – nay là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Dưới đây là một số ảnh tư liệu Trung tâm Bảo tồn di
tích cố đô Huế lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng về ngựa dưới thời
vua Nguyễn. Đa số ảnh được chụp bởi người Pháp sau khi đặt chế độ đô hộ
lên đất nước ta dưới thời vua Tự Đức.
Nghi mã trong chốn trường thi thời Nguyễn
Xe ngựa trong lễ tế đàn Nam Giao
Đội ngựa nghi lễ đứng ở cửa Điện Thái Hòa
Mã binh thời Nguyễn
Con ngựa đã được khắc lên Cửu Đỉnh Huế từ thời vua Nguyễn thứ 2 - vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840)
Cổ xe ngựa hoàng gia thời vua Nguyễn trên Cửu Đỉnh
Đoàn xe ngựa hoàng gia đi qua cầu Trung đạo ra cửa Ngọ Môn
Tại Đại Nội bây giờ, ngựa đã xuất hiện trở lại vài năm nay với 2 loại là: xe ngựa hoặc ngựa riêng lẻ, có nhiệm vụ cho du khách cưỡi du lịch và chụp ảnh lưu niệm
Đại Dương
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Ngựa trong Hoàng cung Huế xưa
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, năm 1826 triều Nguyễn đã đặt ra Viện Thượng Tứ ở trong Kinh thành để làm nơi nuôi dưỡng và huấn luyện ngựa. Triều đình đã quy định rất cụ thể về các hạng ngựa, chăn nuôi ngựa, mua ngựa, diễn tập ngựa, thậm chí cả những thứ lặt vặt nhưng không kém phần quan trọng trong nghi thức đó là trang sức cho ngựa.
Tuy nhiên, trong hoạt động quân sự, ngựa thời Nguyễn không để lại dấu ấn gì đậm nét. Phần lớn việc sử dụng ngựa và mã binh chỉ tập trung vào công việc vận tải, phát chuyển thư tín, công văn, giấy tờ; dùng vào các dịp tế lễ như lễ tế Xã tắc, tế Giao… và trở thành đội nghi thức của triều đình cùng một số hoạt động khác.
Vào thời Nguyễn, ngựa là một biên chế quan trọng đối với nhiều hoạt động, nhất là phục vụ trực tiếp cho đội nghi thức của triều đình. Do vậy, năm dưới triều vua Minh Mạng, hình ảnh con ngựa đã được chọn đúc trên Huyền Đỉnh và Anh Đỉnh của bộ Cửu Đỉnh (9 Đỉnh đồng trong Đại Nội, ở khu vực Thế Miếu hiện nay) – nay là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Dưới đây là một số ảnh tư liệu Trung tâm Bảo tồn di
tích cố đô Huế lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng về ngựa dưới thời
vua Nguyễn. Đa số ảnh được chụp bởi người Pháp sau khi đặt chế độ đô hộ
lên đất nước ta dưới thời vua Tự Đức.
Nghi mã trong chốn trường thi thời Nguyễn
Xe ngựa trong lễ tế đàn Nam Giao
Đội ngựa nghi lễ đứng ở cửa Điện Thái Hòa
Mã binh thời Nguyễn
Con ngựa đã được khắc lên Cửu Đỉnh Huế từ thời vua Nguyễn thứ 2 - vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840)
Cổ xe ngựa hoàng gia thời vua Nguyễn trên Cửu Đỉnh
Đoàn xe ngựa hoàng gia đi qua cầu Trung đạo ra cửa Ngọ Môn
Tại Đại Nội bây giờ, ngựa đã xuất hiện trở lại vài năm nay với 2 loại là: xe ngựa hoặc ngựa riêng lẻ, có nhiệm vụ cho du khách cưỡi du lịch và chụp ảnh lưu niệm
Đại Dương