Kinh Đời
Người Bắc ở Sài Gòn
Có lẽ không thành phố nào của Việt Nam có hẳn một siêu thị chuyên bán đồ của một địa phương, trừ Sài Gòn. Ở quận 1, có một siêu thị mang tên Hà Nội. Chỗ này, tất nhiên bán đồ Hà Nội và nhiều thứ đặc sản miền Bắc.
Đối với nhiều người sinh ra ở miền Nam, Hà Nội có nghĩa là miền Bắc. Cho nên ở Sài Gòn, muốn nói về xuất xứ hàng hóa, người ta không nói cụ thể tên địa phương ở xứ Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ hay Bắc Ninh, Bắc Giang (trừ một số đặc sản đã gắn với xuất xứ), mà gắn chung với hai chữ “Hà Nội”.
Vì thế, ở Sài Gòn có thể dễ dàng nhìn thấy những tấm biển “Phở Hà Nội”, “Thịt chó Hà Nội”, “đậu hũ (đậu phụ) Hà Nội”… Thậm chí để phân biệt trái doi (người nam gọi là trái mận) với trái mận của miền Bắc, nhiều người bán hàng để tấm biển đề “mận Hà Nội” mặc dù trái mận và trái doi chả có họ hàng gì với nhau.
Đâm ra nhiều khi, cứ gắn chữ "Hà Nội” vào thì thứ bình thường cũng có thể mang hơi hướng đặc sản. Trong siêu thị Hà Nội, thấy người ta bán “cà rốt Hà Nội” nhưng cũng chả hiểu Hà Nội có nhiều đất đến mức trồng được cả mận, cả cà rốt mà mang vào Nam bán hay không?
Siêu thị Hà Nội giữa lòng Sài Gòn |
Cái “chất” Hà Nội chả biết có gì đặc biệt không, nhưng nay một số người cố ý gắn hai chữ này vào những mặt hàng chẳng liên quan, chắc để lòe mấy ông khách lơ ngơ.
Có bận, rẽ vào hàng đồ câu mua giun (trùn) hổ, nghe ông bán quảng cáo cái này là trùn hổ Hóc Môn, 40 ngàn đồng/lạng, còn cái này là trùn hổ Hà Nội, đắt hơn, tới 60 ngàn đồng/lạng. Hóa ra Hà Nội bây giờ cũng nuôi cả trùn hổ phục vụ dân câu tại Sài Gòn cơ đấy.
Có lẽ thế mà nhiều người Bắc nay “thích” nói quê ở Hà Nội, chắc để cho nhanh và dễ hiểu. Nghe bà bán đậu hũ đầu chợ nói giọng Bắc, hỏi chị quê đâu, chị bảo “quê Hà Nội chứ đâu”. Hỏi “Hà Nội cụ thể chỗ nào” thì bảo “Việt Yên, Bắc Giang”.
Cách hiểu này có lẽ bắt nguồn từ một số người Nam. Trả lời quê Hà Nội thì sẽ được hỏi tiếp, Hà Nội chỗ nào, Thanh Hóa hay Hà Tây, Nam Định! Mà chuyện này rất phổ biến, một phần bởi ở Sài Gòn đâu đâu cũng gặp người miền Bắc. Đông nhất là khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất và dọc đường Cộng Hòa, quận Tân Bình.
Người Bắc mới vào thường được các đồng hương ở Sài Gòn lâu năm mách: muốn ăn đồ Bắc thì cứ ra đằng sau sân bay, có đầy đủ bún chả, bún cá rô đồng, bún cua, thịt chó, nem nắm, rượu gạo Hải Hậu, nem Phùng, măng ngâm ớt cùng trái mắc mật Lạng Sơn, tiết canh lòng lợn, cá chép nấu riêu…
Muốn uống bia hơi Hà Nội thì lên quá Nam Kỳ Khởi Nghĩa một chút. Trước có quan bia hơi Hà Nội trên đường Mai Thị Lựu. Vẫn cái phông vàng chóe của nhà máy bia Hà Nội ở Hoàng Hoa Thám.
Vẫn mấy cái cốc hạng bét xanh xanh đầy bọt khí từ thời bao cấp.Thịt chó mắm tôm bày lên mẹt, cũng đầy đủ riềng sả, húng, lá mơ. Quán này còn có lòng lợn luộc trắng phau và cá chép om dưa đúng Hà Nội.
Nhưng sau thấy đóng cửa chuyển đi đâu không rõ. Còn nếu muốn uống bia Hà Nội thì vòng ra đường Hồng Hà sau sân bay.
Bún đậu mắm tôm thì đâu cũng có, bởi một thời gian Sài Gòn rộ lên phong trào mở quán bún đậu. Cũng mấy cái mẹt xâu lại treo lên, mấy chứ “bún”, “đậu”, “mắm”, “tôm” loằng ngoằng cho ra vẻ “thư pháp”, phong cách quán lê la kiểu Hà Nội. Nhưng chắc mở nhiều nên đâm ra một thời gian thành nhàm.
Tấp nập mua đào tết ở công viên Hoàng Văn Thụ |
Xưa nay có phong trào gì mà tồn tại lâu đâu. Thêm nữa, dân Sài Gòn ham thanh chuộng lạ cả thèm chóng chán. Ăn bún đậu mắm tôm mà gọi bia uống thì vô duyên. Nên giờ mấy quán bún đậu thư pháp vắng teo, chả mấy lúc mà đóng cửa hoặc xoay qua bán thứ khác.
Nhưng bún đậu không bán được có lẽ vì mở ra quá nhiều. Còn cái câu “ăn Bắc mặc Nam” vẫn đúng, ít ra là vế đầu. Hoặc không còn ý nghĩa như xưa. Bây giờ dân gian bảo, “ở Bắc, cave ăn mặc như sinh viên, ở Nam sinh viên ăn mặc như cave”.
Món ăn Bắc ở Sài Gòn thì nhiều, nhưng có lẽ người ta nhớ nhất là phở, thịt chó và cháo lòng. Khu vực chân cầu Thị Nghè, nơi giáp ranh quận 1 và Bình Thạnh là một dãy hàng thịt chó với toàn người Bắc làm chủ.
Trước đây Nhật Tân, Hà Nội nhộn nhịp thế nào thì khu Thị Nghè cũng sực mắm tôm, chanh, riềng, mẻ như thế.
Dường như dân Bắc có “nét”riêng hoặc được/bị xem là có “chất”. Cái “chất” ấy hay dở thì tùy quan điểm mỗi người. Nhưng một thực tế là vẫn có nhưng người Nam còn kì thị người nói giọng Bắc, không thích chơi, hoặc “ngại” người Bắc.Thường có câu: “Mặc dù ông là người Bắc, nhưng chơi được”.
Một nữ nhà báo, người Nam, lấy chồng gốc Bắc nói về những người Bắc vào sống ở Sài Gòn: “Họ tha hương nên hầu như ai cũng lanh lợi, khôn ngoan và láu cá hơn người”. Tôi đoán chị này chắc chả bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ chồng, dù giọng điệu chị có vẻ “dìm hàng” những đối tượng mà chị gọi là “Bắc kỳ” – từ người Nam hay dùng khi có chuyện không hài lòng người Bắc.
Bản thân tôi chả thấy có gì là bị xúc phạm với hai từ ấy, bởi đất nước có ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ…
Nhưng có câu “nhập gia tùy tục”. Người Bắc ở Nam thường cũng ít nhiều “lây nhiễm” Nam tính. Không hẳn là không còn căn cơ, tính toán nhưng dường như cũng thoáng hơn, “anh Hai Nam Bộ” hơn. Giọng nói tuy nhiều người có ý thức giữ, nhưng từ ngữ cũng thường chêm vào tí chất miền Nam, cũng một phần do tiếp xúc lâu ngày, một phần muốn người nghe dễ hiểu.
Thay vì “ra vào” thì nói “ra vô”, thay vì “tiêu” “dùng” thì nói “xài”. Đi ăn hàng, thay vì gọi “thanh toán” có khi lại bị hiểu đang muốn “xử đẹp” ai đó thì gay go.
Nhưng lắm lúc đi xe ôm, nhắc chỗ này rẽ phải, bác tài người Nam cũng hiểu ngay đó là “quọe quải”. Bởi người Bắc ở Sài Gòn chỗ nào chả có.
Cùng với người Trung, họ mang theo những phong tục, tập quán và cả ngôn ngữ, lối sống. Tết ở Sài Gòn, nay ngoài mai vàng, tắc (quất), còn có rất nhiều hoa đào.
Cận Tết hàng đoàn xe tải từ Hưng Yên, Hải Dương chở đủ loại đào cành, đào thế bày bán tưng bừng một góc công viên Hoàng Văn Thụ. Hình ảnh chiếc xe lôi Nam Bộ với cây đào thế miền Bắc ngất ngưởng đi giữa phố đông nắng vàng đang trở thành bình thường.
Ở một đoạn phố yên tĩnh gần cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Cộng Hòa, ngày cuối năm, nhiều gia đình gốc Bắc mấy năm nay hẹn nhau bày nồi bánh chưng lớn trước cửa nhà, củi đuốc sẵn sàng. Đêm đến, họp nhau một nhà, người thùng bia, kẻ con gà luộc, cùng lai rai bên nồi bánh chưng lục sục.
Người Bắc ở Nam, có thể đổi thay, khác đi nhiều thứ, nhưng hồn quê thì sao mà bỏ được, và cũng chẳng có lí do gì phải bỏ.
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Bắc ở Sài Gòn
Có lẽ không thành phố nào của Việt Nam có hẳn một siêu thị chuyên bán đồ của một địa phương, trừ Sài Gòn. Ở quận 1, có một siêu thị mang tên Hà Nội. Chỗ này, tất nhiên bán đồ Hà Nội và nhiều thứ đặc sản miền Bắc.
Đối với nhiều người sinh ra ở miền Nam, Hà Nội có nghĩa là miền Bắc. Cho nên ở Sài Gòn, muốn nói về xuất xứ hàng hóa, người ta không nói cụ thể tên địa phương ở xứ Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ hay Bắc Ninh, Bắc Giang (trừ một số đặc sản đã gắn với xuất xứ), mà gắn chung với hai chữ “Hà Nội”.
Vì thế, ở Sài Gòn có thể dễ dàng nhìn thấy những tấm biển “Phở Hà Nội”, “Thịt chó Hà Nội”, “đậu hũ (đậu phụ) Hà Nội”… Thậm chí để phân biệt trái doi (người nam gọi là trái mận) với trái mận của miền Bắc, nhiều người bán hàng để tấm biển đề “mận Hà Nội” mặc dù trái mận và trái doi chả có họ hàng gì với nhau.
Đâm ra nhiều khi, cứ gắn chữ "Hà Nội” vào thì thứ bình thường cũng có thể mang hơi hướng đặc sản. Trong siêu thị Hà Nội, thấy người ta bán “cà rốt Hà Nội” nhưng cũng chả hiểu Hà Nội có nhiều đất đến mức trồng được cả mận, cả cà rốt mà mang vào Nam bán hay không?
Siêu thị Hà Nội giữa lòng Sài Gòn |
Cái “chất” Hà Nội chả biết có gì đặc biệt không, nhưng nay một số người cố ý gắn hai chữ này vào những mặt hàng chẳng liên quan, chắc để lòe mấy ông khách lơ ngơ.
Có bận, rẽ vào hàng đồ câu mua giun (trùn) hổ, nghe ông bán quảng cáo cái này là trùn hổ Hóc Môn, 40 ngàn đồng/lạng, còn cái này là trùn hổ Hà Nội, đắt hơn, tới 60 ngàn đồng/lạng. Hóa ra Hà Nội bây giờ cũng nuôi cả trùn hổ phục vụ dân câu tại Sài Gòn cơ đấy.
Có lẽ thế mà nhiều người Bắc nay “thích” nói quê ở Hà Nội, chắc để cho nhanh và dễ hiểu. Nghe bà bán đậu hũ đầu chợ nói giọng Bắc, hỏi chị quê đâu, chị bảo “quê Hà Nội chứ đâu”. Hỏi “Hà Nội cụ thể chỗ nào” thì bảo “Việt Yên, Bắc Giang”.
Cách hiểu này có lẽ bắt nguồn từ một số người Nam. Trả lời quê Hà Nội thì sẽ được hỏi tiếp, Hà Nội chỗ nào, Thanh Hóa hay Hà Tây, Nam Định! Mà chuyện này rất phổ biến, một phần bởi ở Sài Gòn đâu đâu cũng gặp người miền Bắc. Đông nhất là khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất và dọc đường Cộng Hòa, quận Tân Bình.
Người Bắc mới vào thường được các đồng hương ở Sài Gòn lâu năm mách: muốn ăn đồ Bắc thì cứ ra đằng sau sân bay, có đầy đủ bún chả, bún cá rô đồng, bún cua, thịt chó, nem nắm, rượu gạo Hải Hậu, nem Phùng, măng ngâm ớt cùng trái mắc mật Lạng Sơn, tiết canh lòng lợn, cá chép nấu riêu…
Muốn uống bia hơi Hà Nội thì lên quá Nam Kỳ Khởi Nghĩa một chút. Trước có quan bia hơi Hà Nội trên đường Mai Thị Lựu. Vẫn cái phông vàng chóe của nhà máy bia Hà Nội ở Hoàng Hoa Thám.
Vẫn mấy cái cốc hạng bét xanh xanh đầy bọt khí từ thời bao cấp.Thịt chó mắm tôm bày lên mẹt, cũng đầy đủ riềng sả, húng, lá mơ. Quán này còn có lòng lợn luộc trắng phau và cá chép om dưa đúng Hà Nội.
Nhưng sau thấy đóng cửa chuyển đi đâu không rõ. Còn nếu muốn uống bia Hà Nội thì vòng ra đường Hồng Hà sau sân bay.
Bún đậu mắm tôm thì đâu cũng có, bởi một thời gian Sài Gòn rộ lên phong trào mở quán bún đậu. Cũng mấy cái mẹt xâu lại treo lên, mấy chứ “bún”, “đậu”, “mắm”, “tôm” loằng ngoằng cho ra vẻ “thư pháp”, phong cách quán lê la kiểu Hà Nội. Nhưng chắc mở nhiều nên đâm ra một thời gian thành nhàm.
Tấp nập mua đào tết ở công viên Hoàng Văn Thụ |
Xưa nay có phong trào gì mà tồn tại lâu đâu. Thêm nữa, dân Sài Gòn ham thanh chuộng lạ cả thèm chóng chán. Ăn bún đậu mắm tôm mà gọi bia uống thì vô duyên. Nên giờ mấy quán bún đậu thư pháp vắng teo, chả mấy lúc mà đóng cửa hoặc xoay qua bán thứ khác.
Nhưng bún đậu không bán được có lẽ vì mở ra quá nhiều. Còn cái câu “ăn Bắc mặc Nam” vẫn đúng, ít ra là vế đầu. Hoặc không còn ý nghĩa như xưa. Bây giờ dân gian bảo, “ở Bắc, cave ăn mặc như sinh viên, ở Nam sinh viên ăn mặc như cave”.
Món ăn Bắc ở Sài Gòn thì nhiều, nhưng có lẽ người ta nhớ nhất là phở, thịt chó và cháo lòng. Khu vực chân cầu Thị Nghè, nơi giáp ranh quận 1 và Bình Thạnh là một dãy hàng thịt chó với toàn người Bắc làm chủ.
Trước đây Nhật Tân, Hà Nội nhộn nhịp thế nào thì khu Thị Nghè cũng sực mắm tôm, chanh, riềng, mẻ như thế.
Dường như dân Bắc có “nét”riêng hoặc được/bị xem là có “chất”. Cái “chất” ấy hay dở thì tùy quan điểm mỗi người. Nhưng một thực tế là vẫn có nhưng người Nam còn kì thị người nói giọng Bắc, không thích chơi, hoặc “ngại” người Bắc.Thường có câu: “Mặc dù ông là người Bắc, nhưng chơi được”.
Một nữ nhà báo, người Nam, lấy chồng gốc Bắc nói về những người Bắc vào sống ở Sài Gòn: “Họ tha hương nên hầu như ai cũng lanh lợi, khôn ngoan và láu cá hơn người”. Tôi đoán chị này chắc chả bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ chồng, dù giọng điệu chị có vẻ “dìm hàng” những đối tượng mà chị gọi là “Bắc kỳ” – từ người Nam hay dùng khi có chuyện không hài lòng người Bắc.
Bản thân tôi chả thấy có gì là bị xúc phạm với hai từ ấy, bởi đất nước có ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ…
Nhưng có câu “nhập gia tùy tục”. Người Bắc ở Nam thường cũng ít nhiều “lây nhiễm” Nam tính. Không hẳn là không còn căn cơ, tính toán nhưng dường như cũng thoáng hơn, “anh Hai Nam Bộ” hơn. Giọng nói tuy nhiều người có ý thức giữ, nhưng từ ngữ cũng thường chêm vào tí chất miền Nam, cũng một phần do tiếp xúc lâu ngày, một phần muốn người nghe dễ hiểu.
Thay vì “ra vào” thì nói “ra vô”, thay vì “tiêu” “dùng” thì nói “xài”. Đi ăn hàng, thay vì gọi “thanh toán” có khi lại bị hiểu đang muốn “xử đẹp” ai đó thì gay go.
Nhưng lắm lúc đi xe ôm, nhắc chỗ này rẽ phải, bác tài người Nam cũng hiểu ngay đó là “quọe quải”. Bởi người Bắc ở Sài Gòn chỗ nào chả có.
Cùng với người Trung, họ mang theo những phong tục, tập quán và cả ngôn ngữ, lối sống. Tết ở Sài Gòn, nay ngoài mai vàng, tắc (quất), còn có rất nhiều hoa đào.
Cận Tết hàng đoàn xe tải từ Hưng Yên, Hải Dương chở đủ loại đào cành, đào thế bày bán tưng bừng một góc công viên Hoàng Văn Thụ. Hình ảnh chiếc xe lôi Nam Bộ với cây đào thế miền Bắc ngất ngưởng đi giữa phố đông nắng vàng đang trở thành bình thường.
Ở một đoạn phố yên tĩnh gần cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Cộng Hòa, ngày cuối năm, nhiều gia đình gốc Bắc mấy năm nay hẹn nhau bày nồi bánh chưng lớn trước cửa nhà, củi đuốc sẵn sàng. Đêm đến, họp nhau một nhà, người thùng bia, kẻ con gà luộc, cùng lai rai bên nồi bánh chưng lục sục.
Người Bắc ở Nam, có thể đổi thay, khác đi nhiều thứ, nhưng hồn quê thì sao mà bỏ được, và cũng chẳng có lí do gì phải bỏ.
MM chuyển