Kinh Đời
Người Buôn Gió - Chế độ Hồ Ly Tinh.
Thay vì phải làm rõ việc công an đánh chết người, cơ quan công an lại đi theo hướng làm sao để xoá dấu vết, để chối tội, để buộc trách nhiệm vào người bị chết.
Ngày 14 tháng 4 năm 2016 trên mạng xã hội xuất hiện một clip công an tấn công một người bán rong.
Người bán rong đã vi phạm gia thông khi đậu xe lòng đường, ở Việt Nam chuyện này xảy ra thường xuyên. Lỗi như vậy không lớn, thường khi công an bắt được sẽ kéo phương tiện về trụ sở. Người vi phạm đến trụ sở công an nộp phạt. Sau đó mọi việc lại diễn như cũ.
Thông thường người bán rong khi nhác thấy bóng công an sẽ bỏ chạy, bởi thế chúng ta thấy nhiều hình ảnh công an và dân phòng giằng kéo xe, quang gánh của những người bán rong.
Người thanh niên bán rong trong clip ngày 14 cũng vậy, anh ta định nhảy lên xe và tránh đi. Nhưng viên thượng sĩ công an đã kéo lại, trong lúc người bán rong giằng co để đi, anh bị viên thượng sĩ dùng một thế võ Judo hất ngã đột ngột xuống nền đất cứng. Những người học judo đều hiểu khi sử dụng thế võ này trên nền đất cứng, đối phương bị nguy hiểm.
Và đúng như vậy, người bán rong đã nhập viện và xuất huyết não, đang trong tình trạng hôn mê.
Một số ý kiến cho rằng người bán rong đã chống đối. Đây là ý kiến nguỵ biện để bao che cho hành vi bạo lực của công an. Hành vi của người bán rong là không chấp hành mệnh lệnh. Anh ta chủ định bỏ đi chứ không phải là có ý định chống đối gây hại đến sức khoẻ, thân thể của viên công an. Hành vi của anh ta là không nghiêm trọng.
Nhưng chủ đích của viên công an dùng vũ thuật triệt hạ gây tổn thương cho người bán rong chỉ vì anh ta định bỏ chạy, là vi phạm pháp luật mức độ nghiêm trọng.
Từ hành động này, có được clip ghi lại diễn biến cụ thể. Chúng ta có thể hình dung tại sao có nhiều người gặp công an hay bị ngã chết, đột tử chết. Nếu không có clip này, mặc dù nhiều người trông thấy tận mắt. Công an có thể nói rằng do xô đẩy và anh bán rong trượt chân ngã. Cái chết hoặc chấn thương là ngoài ý muốn, không phải là chủ đích. Như bao nhiêu vụ khác đã từng xảy ra.
Thay vì phải làm rõ việc công an đánh chết người, cơ quan công an lại đi theo hướng làm sao để xoá dấu vết, để chối tội, để buộc trách nhiệm vào người bị chết. Hành xử pháp luật theo cách vậy không khác gì khuyến khích công an tiếp tục đánh chết người vì cái giá phải trả quá nhẹ. Chủ ý reo rắc sợ hãi cho người dân rằng, chống lại hoặc không chấp hành công an chỉ có thiệt thân. Dân chết còn công an chẳng làm sao cả. Tâm lý sợ hãi sẽ lan trong dân khi làm việc với công an, đấy là cái được của chế độ, trong những vụ công an giết người mà không bị sao hoặc bị xử lý nhẹ. Đồng thời nó làm cho công an thi hành nhiệm vụ cảm thấy mạnh tay hơn vì được che chở bởi hệ thống pháp luật.
Chế độ này đang cần những mạng người dân chết như vậy để reo rắc sợ hãi. Cần máu người dân đổ theo cách vậy, để tạo ra sự sợ hãi, và sự sợ hãi đấy là nguồn bảo vệ chế độ tồn tại. Cho nên hết năm này sang năm khác, không có năm nào không có chuyện công an giết người dân và che đậy, đổ lỗi tại người dân.
Có thể đầu tiên chỉ là sự quá tay của một viên công an, hệ thống pháp luật vì uy tín chế độ phải bao che . Đâm lao theo lao, một vài vụ sau cũng phải bao che. Thế rồi quan sát thực tế, chế độ nhận ra rằng việc bao che cho công an giết người như thế, cũng đem lại cái lợi là nỗi sợ hãi trong dân chúng. Làm dân chúng tê liệt và luôn khiếp sợ. Từ đó họ chủ trương ngầm dung túng cho công an làm. Họ không ra chính sách, phương án, văn bản. Nhưng cái cách họ bao che là thông điệp ngầm để các công an hiểu rằng chế độ ủng hộ và tán thành việc giết người như thế.
Đến nay thì càng rõ ràng hơn khi chứng kiến những vụ công an tấn công ngày càng lan rộng nhằm vào những người đấu tranh trên khắp cả nước từ Hà Nội, Vinh, Sài Gòn và Tây Nguyên....
Chẳng khác nào Hồ Ly Tinh trong chuyện cổ cần máu người dân vô tội để tồn tại. Chế độ công an trị ngày nay cũng vậy. Chúng như những con ác thú luôn cần đến máu người , mạng người để tồn tại. Chúng cần sự sợ hãi của người dân trước chúng, và không cách nào gây sợ hãi hơn là cách giết người.
Những người dân Việt Nam đang phải sống dưới chế độ công an trị, một chế độ hành xử không khác nào giống Hồ Ly Tinh uống máu người. Chỉ khác nhau là Hồ Ly Tinh cần máu người để trở thành người, còn chế độ công trị thì cần máu người để chúng được trở thành Hồ Ly Tinh, khiến thiên hạ phải sợ hãi chúng.
Hiện nay tên công an thượng sĩ Lương Việt Hà trong clip trên chỉ tạm thời bị đình chỉ công tác. Nếu đúng ra với hành vi và hậu quả mà hắn gây ra phải bắt giam khẩn cấp vì hành vi cố ý gây thương tích, hậu quả ngiêm trọng. Nhưng hắn vẫn được tự do để theo dõi tình hình nạn nhân. Tự do dung cấp thông tin cho báo chí để hướng dư luận có lợi cho mình.
Tương tự như thiếu uý cảnh sát Trần Minh Trung ở Hải Dương đánh bạn gái tàn bạo, gây chấn thương sọ não. Nhưng không bị bắt giữ, tên Trung tha hồ đến thăm hỏi bệnh nhân, thực chất là đe doạ nạn nhân không được đơn từ khiếu kiện hắn.
Đấy là những bao dung ngầm của chế độ, tạo điều kiện cho thủ phạm công an có điều kiện tác động vụ án theo hướng có lợi cho thủ phạm và bất lợi cho nạn nhân.
Và lại một lần nữa, sau nhiều vụ án mạng công an giết người, đánh người. Đến vụ án này, cách hành xử vẫn mang màu sắc bao che của chế độ. Nó chứng tỏ muốn đưa thông điệp rõ ràng hơn đến người dân. Ở chế độ công an trị này, việc công an giết người là điều mà người dân nên cảm thấy đáng sợ chứ không phải là lên án việc đó.
Như trong chuyện cổ, người dân thường sợ Hồ Ly Tinh hơn là lên án đấu tranh với nó.
Người Buôn Gió
(Người Buôn Gió Blog)
(Người Buôn Gió Blog)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Buôn Gió - Chế độ Hồ Ly Tinh.
Thay vì phải làm rõ việc công an đánh chết người, cơ quan công an lại đi theo hướng làm sao để xoá dấu vết, để chối tội, để buộc trách nhiệm vào người bị chết.
Ngày 14 tháng 4 năm 2016 trên mạng xã hội xuất hiện một clip công an tấn công một người bán rong.
Người bán rong đã vi phạm gia thông khi đậu xe lòng đường, ở Việt Nam chuyện này xảy ra thường xuyên. Lỗi như vậy không lớn, thường khi công an bắt được sẽ kéo phương tiện về trụ sở. Người vi phạm đến trụ sở công an nộp phạt. Sau đó mọi việc lại diễn như cũ.
Thông thường người bán rong khi nhác thấy bóng công an sẽ bỏ chạy, bởi thế chúng ta thấy nhiều hình ảnh công an và dân phòng giằng kéo xe, quang gánh của những người bán rong.
Người thanh niên bán rong trong clip ngày 14 cũng vậy, anh ta định nhảy lên xe và tránh đi. Nhưng viên thượng sĩ công an đã kéo lại, trong lúc người bán rong giằng co để đi, anh bị viên thượng sĩ dùng một thế võ Judo hất ngã đột ngột xuống nền đất cứng. Những người học judo đều hiểu khi sử dụng thế võ này trên nền đất cứng, đối phương bị nguy hiểm.
Và đúng như vậy, người bán rong đã nhập viện và xuất huyết não, đang trong tình trạng hôn mê.
Một số ý kiến cho rằng người bán rong đã chống đối. Đây là ý kiến nguỵ biện để bao che cho hành vi bạo lực của công an. Hành vi của người bán rong là không chấp hành mệnh lệnh. Anh ta chủ định bỏ đi chứ không phải là có ý định chống đối gây hại đến sức khoẻ, thân thể của viên công an. Hành vi của anh ta là không nghiêm trọng.
Nhưng chủ đích của viên công an dùng vũ thuật triệt hạ gây tổn thương cho người bán rong chỉ vì anh ta định bỏ chạy, là vi phạm pháp luật mức độ nghiêm trọng.
Từ hành động này, có được clip ghi lại diễn biến cụ thể. Chúng ta có thể hình dung tại sao có nhiều người gặp công an hay bị ngã chết, đột tử chết. Nếu không có clip này, mặc dù nhiều người trông thấy tận mắt. Công an có thể nói rằng do xô đẩy và anh bán rong trượt chân ngã. Cái chết hoặc chấn thương là ngoài ý muốn, không phải là chủ đích. Như bao nhiêu vụ khác đã từng xảy ra.
Thay vì phải làm rõ việc công an đánh chết người, cơ quan công an lại đi theo hướng làm sao để xoá dấu vết, để chối tội, để buộc trách nhiệm vào người bị chết. Hành xử pháp luật theo cách vậy không khác gì khuyến khích công an tiếp tục đánh chết người vì cái giá phải trả quá nhẹ. Chủ ý reo rắc sợ hãi cho người dân rằng, chống lại hoặc không chấp hành công an chỉ có thiệt thân. Dân chết còn công an chẳng làm sao cả. Tâm lý sợ hãi sẽ lan trong dân khi làm việc với công an, đấy là cái được của chế độ, trong những vụ công an giết người mà không bị sao hoặc bị xử lý nhẹ. Đồng thời nó làm cho công an thi hành nhiệm vụ cảm thấy mạnh tay hơn vì được che chở bởi hệ thống pháp luật.
Chế độ này đang cần những mạng người dân chết như vậy để reo rắc sợ hãi. Cần máu người dân đổ theo cách vậy, để tạo ra sự sợ hãi, và sự sợ hãi đấy là nguồn bảo vệ chế độ tồn tại. Cho nên hết năm này sang năm khác, không có năm nào không có chuyện công an giết người dân và che đậy, đổ lỗi tại người dân.
Có thể đầu tiên chỉ là sự quá tay của một viên công an, hệ thống pháp luật vì uy tín chế độ phải bao che . Đâm lao theo lao, một vài vụ sau cũng phải bao che. Thế rồi quan sát thực tế, chế độ nhận ra rằng việc bao che cho công an giết người như thế, cũng đem lại cái lợi là nỗi sợ hãi trong dân chúng. Làm dân chúng tê liệt và luôn khiếp sợ. Từ đó họ chủ trương ngầm dung túng cho công an làm. Họ không ra chính sách, phương án, văn bản. Nhưng cái cách họ bao che là thông điệp ngầm để các công an hiểu rằng chế độ ủng hộ và tán thành việc giết người như thế.
Đến nay thì càng rõ ràng hơn khi chứng kiến những vụ công an tấn công ngày càng lan rộng nhằm vào những người đấu tranh trên khắp cả nước từ Hà Nội, Vinh, Sài Gòn và Tây Nguyên....
Chẳng khác nào Hồ Ly Tinh trong chuyện cổ cần máu người dân vô tội để tồn tại. Chế độ công an trị ngày nay cũng vậy. Chúng như những con ác thú luôn cần đến máu người , mạng người để tồn tại. Chúng cần sự sợ hãi của người dân trước chúng, và không cách nào gây sợ hãi hơn là cách giết người.
Những người dân Việt Nam đang phải sống dưới chế độ công an trị, một chế độ hành xử không khác nào giống Hồ Ly Tinh uống máu người. Chỉ khác nhau là Hồ Ly Tinh cần máu người để trở thành người, còn chế độ công trị thì cần máu người để chúng được trở thành Hồ Ly Tinh, khiến thiên hạ phải sợ hãi chúng.
Hiện nay tên công an thượng sĩ Lương Việt Hà trong clip trên chỉ tạm thời bị đình chỉ công tác. Nếu đúng ra với hành vi và hậu quả mà hắn gây ra phải bắt giam khẩn cấp vì hành vi cố ý gây thương tích, hậu quả ngiêm trọng. Nhưng hắn vẫn được tự do để theo dõi tình hình nạn nhân. Tự do dung cấp thông tin cho báo chí để hướng dư luận có lợi cho mình.
Tương tự như thiếu uý cảnh sát Trần Minh Trung ở Hải Dương đánh bạn gái tàn bạo, gây chấn thương sọ não. Nhưng không bị bắt giữ, tên Trung tha hồ đến thăm hỏi bệnh nhân, thực chất là đe doạ nạn nhân không được đơn từ khiếu kiện hắn.
Đấy là những bao dung ngầm của chế độ, tạo điều kiện cho thủ phạm công an có điều kiện tác động vụ án theo hướng có lợi cho thủ phạm và bất lợi cho nạn nhân.
Và lại một lần nữa, sau nhiều vụ án mạng công an giết người, đánh người. Đến vụ án này, cách hành xử vẫn mang màu sắc bao che của chế độ. Nó chứng tỏ muốn đưa thông điệp rõ ràng hơn đến người dân. Ở chế độ công an trị này, việc công an giết người là điều mà người dân nên cảm thấy đáng sợ chứ không phải là lên án việc đó.
Như trong chuyện cổ, người dân thường sợ Hồ Ly Tinh hơn là lên án đấu tranh với nó.
Người Buôn Gió
(Người Buôn Gió Blog)
(Người Buôn Gió Blog)