Kinh Đời
Người Buôn Gió - Những con chim ở trời Âu.
Trước đó tôi chỉ hình dung các nước chung quanh Việt Nam như Mã Lai, Phi Luật Tân, Căm Pốt..dều na ná như Việt Nam. Thủ đô của Mã Lai cách Sài Gòn chỉ chút ít giờ bay. Khi đặt chân đến thủ đô của Mã La
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Lần đầu tiên tôi đi nước ngoài, đó là chuyến đi đến Mã Lai.
Trước đó tôi chỉ hình dung các nước chung quanh Việt Nam như Mã Lai, Phi
Luật Tân, Căm Pốt..dều na ná như Việt Nam. Thủ đô của Mã Lai cách Sài
Gòn chỉ chút ít giờ bay. Khi đặt chân đến thủ đô của Mã Lai, điều đầu
tiên tôi thấy kinh ngạc không phải vì quang cảnh, vì nó không khác với
những gì tôi hình dung, tôi cũng không ngạc nhiên khi một vài người đứng
ở cửa khách sạn đưa cho tôi tấm các để gọi gái.
Cái làm tôi ngạc nhiên là ở đó có quá nhiều cây cổ thụ và quá nhiều
chim. Tôi nhìn thấy bọn chào mào, sáo, khướu, khuyên và cả hoạ mi, sơn
ca nữa, chúng bay nhảy, hót véo von ầm ĩ ở ngay trên đường phố.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi về lũ chim này là ý nghĩ về một đống tiền đang
nhởn nhơ trước mặt. Bởi tôi chơi với mấy người nuôi chim ở Hà Nội. Tôi
ước lượng riêng cái số chim tôi thấy ở đoạn phố này của thủ đô Mã Lại
cũng là cả một gia tài, nếu nó được đưa về Việt Nam bán cho những người
chơi chim.
Làm sao mà các loại chim quý hiếm này có thể nhởn nhơ sống đàng hoàng ở
nơi thành phố đông người như vậy.? Đến cả những khu rừng Việt Nam mà tôi
đã đi cũng chẳng có được nhiều chim các loại như vậy. Câu hỏi ấy chỉ
thoáng qua rồi vào quên lãng trong đầu tôi.
Thế rồi từ Mã Lai tôi đến một quốc đảo của Châu Âu.
Bước ra cửa sân bay là một lũ bồ câu bệ vệ đi lại, những con chim bồ câu
ưỡn ngực theo bước chân nhấc cao như người lính diễu hành. Chúng đi như
thế giữa những đôi chân người qua lại chảng hề e ngại con người.
Ở trên phố của quốc đảo này, tôi thấy những loại chim biển mà tôi chưa
bao giờ từng thấy, những con chim tôi không biết tên, cứ áng chừng chúng
là bọn lele, mòng két, hải âu, bói cá...bọn chim này bay lượn trên bầu
trời thành phố và đậu xuống thành cầu. Tôi đến gần chúng chỉ một tay với
mà chúng vẫn thản nhiên như không.
Trên con đường cao tốc, nhìn sang hai bên có những cánh đồng là bọn cò
hoặc bọn hạc, bọn thiên nga và cả bọn bồ nông đang kiếm ăn. Đôi khi có
thể thấy gà lôi hay chim trĩ gì đó lông cánh sặc sỡ.
Ở Việt Nam tôi chưa bao giờ thấy con quạ. Cho dù con quạ là con vật
thường được nhắc tới trong nhiều câu tục ngữ hay câu chuyện mà tôi nghe
từ nhỏ. Ở tuổi tứ tuần, tôi lần đầu tiên thấy quạ, rất nhiều quạ nữa
đằng khác, nhưng ở nơi cách quê hương tôi hơn 10 ngàn cây số. Hồi nhỏ mẹ
tôi hay mắng tôi
- Đi cắt tóc đi, đầu như tổ quạ ý.
Tôi không biết và không thấy tổ quạ suốt cả thời ấu thơ đến khi tóc rụng
và nhiều sợi bạc. Bây giờ thì tôi nhìn thấy cái tổ quạ khắp nơi đây.
Chúng chỉ là những cái que xếp gang, xếp chéo rất hời hợt và lôm côm.
Ở Châu Âu bạn có thể thấy vịt trời , ngỗng, thiên nga hàng đàn trên các
mặt hồ. Và cá bơi cũng vô số dưới làn nước trong văn vắt. Câu nước
trong không có cá chẳng đúng ở dây. Có một bãi cỏ thấp ở khu Rathaus
schöneberg, bỗng nhiên một ngày ngập nước. Tôi nghĩ chắc do mưa bị úng,
nhưng không phải. Sau này tôi mới biết người ta chặn chỗ thoát nước để
nó biến thành một cái đầm nhỏ, sâu chỉ chừng 1 mét nước. Tháng nào tôi
cũng đi qua đó, đầu tiên tôi thấy cái đầm đó có rêu, rồi nhưng cây sậy
mọc, những con vịt trời. Tháng sau tôi thấy những con cá li ti. Bẵng đi
vài tháng tôi thấy cá to bằng chai coca loại 250 mlm. Rồi bẵng đi nửa
năm nữa tôi dừng lại cái đầm, nhìn thấy những con cá to bằng cái bắp
chân người lớn.
Nước ở đầm vẫn trong, dù rêu trong đầm mọc ngày càng nhiều hơn và dày
đến mức những con chim nhỏ đi trên mặt đám rêu ấy. Sự sống thiên nhiên
hoang dã được hình thành rất nhanh giữa thành phố, từ một bãi cỏ ngập
nước chỉ vòng hai năm đã có đầy đủ những sinh vật , thực vật của đặc
trưng của một cái đầm.
Con trai tôi có lần ngồi ăn trên biển, bị một lũ chim hàng trăm con
xông tới cướp bánh mỳ trên tay. Cậu lúc đầu còn đứng dậy xua chúng đi,
nhưng chúng đông và hung hăng đến mức cậu sợ ném bánh ra xa và bỏ chạy.
Lần khác cậu ngồi ăn trên quảng trường, lũ chim sẻ nhỏ bay sà tới để
rình lấy thức ăn trên đĩa của cậu. Cậu xua đi đầy bực bội và nói hậm
hực.
- Cái bọn chim này ở Việt Nam chỉ dám đậu tít trên cây hay nóc nhà cao, làm gì dám xuống đất như bọn này.
Cậu gặp khó chịu với bọn chim nhiều lần, mùa hè ở châu Âu mặt trời lên
rất sớm, mới 4 giờ sáng lũ chim đã đậu ở lan can ngoài cửa sổ phòng ngủ
của cậu hót véo von. Cậu đuổi chúng đi không ăn thua, đành chấp nhận
đóng cửa kính kín để tiếng chim hót không lọt vào. May cửa sổ ở đây cách
âm hoàn hảo, cậu mới có thể yên giấc.
Thấy cậu khó chịu với bọn chim. Tôi bảo.
- Hay là bố sẽ bắt bọn này làm thịt, mình sẽ rắc thức ăn cho nó bay vào nhà, đóng cửa lại là có món chim quay ngon lành.
Món câu quay là món Tí Hớn rất thích, hồi Tí Hớn ở nhà lúc bác Hằng
chưa bị bắt tù. Biết bố đi xa, bác Bùi Hằng hay chú Bạch Hồng Quyền
thỉnh thoảng vẫn mua chim quay ở 13 Tạ Hiện cho Tí Hớn ăn. Ở hàng khác
Tí Hớn ăn kêu không ngon bằng chỗ đó.
Tí Hớn nghe bố nói, cậu tròn mắt ngạc nhiên trách bố.
- Sao bố lại có ý nghĩ lạ như vậy, bố nghĩ toàn cái chả giống ai. Không nên bắt chúng nó làm thịt.
Tôi hỏi lý do vì sao, Tí Hớn nói.
- Vì không ai làm thế, bố cũng không được làm thế.
Tôi gặng hỏi để Tí Hớn giải thích lý do rõ ràng thế nào mà người ta ở
đây không bắt chim này thịt. Tí Hớn cũng không biết rõ lắm, cậu chỉ biết
không ai ở đây làm thế, mình không được làm thế. Vậy thôi chẳng phải
hỏi nhiều.
Vậy là cậu đã kém khôn hơn lúc ở nhà. Lúc ở nhà trước kia, cách lúc tôi
hỏi thịt lũ chim này đến 3 năm. Cậu mới 5 tuổi mà lý luận và giải thích
mọi thứ đâu ra đó. Cậu nói rằng bọn Trung Quốc nó không cần đánh Việt
Nam làm gì. Nó chỉ cần chiếu phim hoạt hình có đồ chơi cho trẻ con Việt
Nam xem, rồi nó sản xuất đồ chơi bằng nhựa độc hại. Trẻ con Việt Nam
chơi hít vào là ốm yếu, bị bệnh. Thế là nó chả cần đánh mình, mình cũng
chết bố ạ.
Giờ thì cậu chẳng thèm tìm hiểu vì sao không được bắt chim thịt, dù cậu
có khi vẫn còn thèm món chim quay. Cậu chỉ cần biết đơn giản là không
được làm thế vì không ai ở dây người ta làm thế. Còn vì sao người ta ở
đây không làm thế thì cậu chẳng cần quan tâm.
Không phải chuyện bắt chim thịt, nhiều chuyện khác như vất rác, đi
đứng, ăn uống cậu cứ thế làm theo những người ở đây. Khỏi cần phải thắc
mắc vì sao không làm như ở nhà. Đầu óc cậu không suy nghĩ để luận đoán
những việc như vậy nữa. Cậu suy nghĩ về sự hình thành của sự sống bắt
đầu từ đâu, từ loại vi sinh vật nhỏ rồi thành cá hay thành loại bò sát
lưỡng cư rồi dần dần thành các con thú, hoặc cậu nghĩ về mặt trời, mặt
trăng quay thế nào. Có khi cậu nghĩ về Nã Phá Luân, Anhxtanh hồi nhỏ
từng sống ra sao. Những thứ vô bổ mà ở Việt Nam cậu không nghĩ đến giờ
lại là sự ưa thích của câu.
Lúc bằng tuổi cậu, bố cậu và đám bạn hàng ngày đi rình tổ chim, bắt
chim con về nuôi. Nuôi thường không được làm chim non chết mang vất đi.
Dùng bẫy nhựa bắt chim sẻ to, bắt được vặt lông rồi xiên que đũa nướng
trên than hồng . Cả lũ trẻ con xâu xé một vài con chim bé tí, xé ra nhấm
nhấp như ăn mực khô nướng. Hoặc sắm cần câu tôm, đào giun ra hồ câu.
Khi câu mót ị, mót tè chơi luôn xuống chỗ câu với lý do có chất dụ cá
tới.
Hồi nhỏ tôi đọc một câu truyện, giờ tôi không thể nhớ tên tác giả hay
tên truyện. Chỉ nhớ rằng trong nội dung câu chuyện có một chú chim sống ở
vùng CNXH, một ngày nọ chú tò mò muốn phiêu lưu, khám phá thế giới. Chú
chim bay đi sang vùng đất của bọn tư bản, chú nhìn thấy những ống khói
công nghiệp toả khói mù mịt khiến chú nghẹt thở. Chú bay qua những cánh
đồng bị ô nhiễm thành hoang mạc, không có gì ăn. Chú bay mãi rồi đến một
thành phố toàn nhà bê tông, cửa kính. Bất ngờ chú thấy những hàng cây
xanh trên phố, chú chim CNXH vui mừng đậu xuống những cái cây của bọn tư
bản dãy chết. Khi vừa chạm chân xuống cành cây, chú bay vọt lên đầy
hoảng loạn. Vì chú phát hiện ra tất cả hàng cây đó đều làm bằng nhựa.
Rồi chú phát hiện ra không có con chim nào sống trên đất nước của bọn
tư bản. Vì môi trường thiên nhiên đã bị nhiễm độc chất thải đến mức cây
cối cũng không còn sống được. Chú khóc nức nở vì đã dại dột bay đến nơi
này. Chú hối tiếc và muốn bay về nhà, mảnh đất thiên đường CNXH.
Nhưng đường xa quá , chú lạc lối về...
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Buôn Gió - Những con chim ở trời Âu.
Trước đó tôi chỉ hình dung các nước chung quanh Việt Nam như Mã Lai, Phi Luật Tân, Căm Pốt..dều na ná như Việt Nam. Thủ đô của Mã Lai cách Sài Gòn chỉ chút ít giờ bay. Khi đặt chân đến thủ đô của Mã La
Ảnh minh họa
Lần đầu tiên tôi đi nước ngoài, đó là chuyến đi đến Mã Lai.
Trước đó tôi chỉ hình dung các nước chung quanh Việt Nam như Mã Lai, Phi
Luật Tân, Căm Pốt..dều na ná như Việt Nam. Thủ đô của Mã Lai cách Sài
Gòn chỉ chút ít giờ bay. Khi đặt chân đến thủ đô của Mã Lai, điều đầu
tiên tôi thấy kinh ngạc không phải vì quang cảnh, vì nó không khác với
những gì tôi hình dung, tôi cũng không ngạc nhiên khi một vài người đứng
ở cửa khách sạn đưa cho tôi tấm các để gọi gái.
Cái làm tôi ngạc nhiên là ở đó có quá nhiều cây cổ thụ và quá nhiều
chim. Tôi nhìn thấy bọn chào mào, sáo, khướu, khuyên và cả hoạ mi, sơn
ca nữa, chúng bay nhảy, hót véo von ầm ĩ ở ngay trên đường phố.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi về lũ chim này là ý nghĩ về một đống tiền đang
nhởn nhơ trước mặt. Bởi tôi chơi với mấy người nuôi chim ở Hà Nội. Tôi
ước lượng riêng cái số chim tôi thấy ở đoạn phố này của thủ đô Mã Lại
cũng là cả một gia tài, nếu nó được đưa về Việt Nam bán cho những người
chơi chim.
Làm sao mà các loại chim quý hiếm này có thể nhởn nhơ sống đàng hoàng ở
nơi thành phố đông người như vậy.? Đến cả những khu rừng Việt Nam mà tôi
đã đi cũng chẳng có được nhiều chim các loại như vậy. Câu hỏi ấy chỉ
thoáng qua rồi vào quên lãng trong đầu tôi.
Thế rồi từ Mã Lai tôi đến một quốc đảo của Châu Âu.
Bước ra cửa sân bay là một lũ bồ câu bệ vệ đi lại, những con chim bồ câu
ưỡn ngực theo bước chân nhấc cao như người lính diễu hành. Chúng đi như
thế giữa những đôi chân người qua lại chảng hề e ngại con người.
Ở trên phố của quốc đảo này, tôi thấy những loại chim biển mà tôi chưa
bao giờ từng thấy, những con chim tôi không biết tên, cứ áng chừng chúng
là bọn lele, mòng két, hải âu, bói cá...bọn chim này bay lượn trên bầu
trời thành phố và đậu xuống thành cầu. Tôi đến gần chúng chỉ một tay với
mà chúng vẫn thản nhiên như không.
Trên con đường cao tốc, nhìn sang hai bên có những cánh đồng là bọn cò
hoặc bọn hạc, bọn thiên nga và cả bọn bồ nông đang kiếm ăn. Đôi khi có
thể thấy gà lôi hay chim trĩ gì đó lông cánh sặc sỡ.
Ở Việt Nam tôi chưa bao giờ thấy con quạ. Cho dù con quạ là con vật
thường được nhắc tới trong nhiều câu tục ngữ hay câu chuyện mà tôi nghe
từ nhỏ. Ở tuổi tứ tuần, tôi lần đầu tiên thấy quạ, rất nhiều quạ nữa
đằng khác, nhưng ở nơi cách quê hương tôi hơn 10 ngàn cây số. Hồi nhỏ mẹ
tôi hay mắng tôi
- Đi cắt tóc đi, đầu như tổ quạ ý.
Tôi không biết và không thấy tổ quạ suốt cả thời ấu thơ đến khi tóc rụng
và nhiều sợi bạc. Bây giờ thì tôi nhìn thấy cái tổ quạ khắp nơi đây.
Chúng chỉ là những cái que xếp gang, xếp chéo rất hời hợt và lôm côm.
Ở Châu Âu bạn có thể thấy vịt trời , ngỗng, thiên nga hàng đàn trên các
mặt hồ. Và cá bơi cũng vô số dưới làn nước trong văn vắt. Câu nước
trong không có cá chẳng đúng ở dây. Có một bãi cỏ thấp ở khu Rathaus
schöneberg, bỗng nhiên một ngày ngập nước. Tôi nghĩ chắc do mưa bị úng,
nhưng không phải. Sau này tôi mới biết người ta chặn chỗ thoát nước để
nó biến thành một cái đầm nhỏ, sâu chỉ chừng 1 mét nước. Tháng nào tôi
cũng đi qua đó, đầu tiên tôi thấy cái đầm đó có rêu, rồi nhưng cây sậy
mọc, những con vịt trời. Tháng sau tôi thấy những con cá li ti. Bẵng đi
vài tháng tôi thấy cá to bằng chai coca loại 250 mlm. Rồi bẵng đi nửa
năm nữa tôi dừng lại cái đầm, nhìn thấy những con cá to bằng cái bắp
chân người lớn.
Nước ở đầm vẫn trong, dù rêu trong đầm mọc ngày càng nhiều hơn và dày
đến mức những con chim nhỏ đi trên mặt đám rêu ấy. Sự sống thiên nhiên
hoang dã được hình thành rất nhanh giữa thành phố, từ một bãi cỏ ngập
nước chỉ vòng hai năm đã có đầy đủ những sinh vật , thực vật của đặc
trưng của một cái đầm.
Con trai tôi có lần ngồi ăn trên biển, bị một lũ chim hàng trăm con
xông tới cướp bánh mỳ trên tay. Cậu lúc đầu còn đứng dậy xua chúng đi,
nhưng chúng đông và hung hăng đến mức cậu sợ ném bánh ra xa và bỏ chạy.
Lần khác cậu ngồi ăn trên quảng trường, lũ chim sẻ nhỏ bay sà tới để
rình lấy thức ăn trên đĩa của cậu. Cậu xua đi đầy bực bội và nói hậm
hực.
- Cái bọn chim này ở Việt Nam chỉ dám đậu tít trên cây hay nóc nhà cao, làm gì dám xuống đất như bọn này.
Cậu gặp khó chịu với bọn chim nhiều lần, mùa hè ở châu Âu mặt trời lên
rất sớm, mới 4 giờ sáng lũ chim đã đậu ở lan can ngoài cửa sổ phòng ngủ
của cậu hót véo von. Cậu đuổi chúng đi không ăn thua, đành chấp nhận
đóng cửa kính kín để tiếng chim hót không lọt vào. May cửa sổ ở đây cách
âm hoàn hảo, cậu mới có thể yên giấc.
Thấy cậu khó chịu với bọn chim. Tôi bảo.
- Hay là bố sẽ bắt bọn này làm thịt, mình sẽ rắc thức ăn cho nó bay vào nhà, đóng cửa lại là có món chim quay ngon lành.
Món câu quay là món Tí Hớn rất thích, hồi Tí Hớn ở nhà lúc bác Hằng
chưa bị bắt tù. Biết bố đi xa, bác Bùi Hằng hay chú Bạch Hồng Quyền
thỉnh thoảng vẫn mua chim quay ở 13 Tạ Hiện cho Tí Hớn ăn. Ở hàng khác
Tí Hớn ăn kêu không ngon bằng chỗ đó.
Tí Hớn nghe bố nói, cậu tròn mắt ngạc nhiên trách bố.
- Sao bố lại có ý nghĩ lạ như vậy, bố nghĩ toàn cái chả giống ai. Không nên bắt chúng nó làm thịt.
Tôi hỏi lý do vì sao, Tí Hớn nói.
- Vì không ai làm thế, bố cũng không được làm thế.
Tôi gặng hỏi để Tí Hớn giải thích lý do rõ ràng thế nào mà người ta ở
đây không bắt chim này thịt. Tí Hớn cũng không biết rõ lắm, cậu chỉ biết
không ai ở đây làm thế, mình không được làm thế. Vậy thôi chẳng phải
hỏi nhiều.
Vậy là cậu đã kém khôn hơn lúc ở nhà. Lúc ở nhà trước kia, cách lúc tôi
hỏi thịt lũ chim này đến 3 năm. Cậu mới 5 tuổi mà lý luận và giải thích
mọi thứ đâu ra đó. Cậu nói rằng bọn Trung Quốc nó không cần đánh Việt
Nam làm gì. Nó chỉ cần chiếu phim hoạt hình có đồ chơi cho trẻ con Việt
Nam xem, rồi nó sản xuất đồ chơi bằng nhựa độc hại. Trẻ con Việt Nam
chơi hít vào là ốm yếu, bị bệnh. Thế là nó chả cần đánh mình, mình cũng
chết bố ạ.
Giờ thì cậu chẳng thèm tìm hiểu vì sao không được bắt chim thịt, dù cậu
có khi vẫn còn thèm món chim quay. Cậu chỉ cần biết đơn giản là không
được làm thế vì không ai ở dây người ta làm thế. Còn vì sao người ta ở
đây không làm thế thì cậu chẳng cần quan tâm.
Không phải chuyện bắt chim thịt, nhiều chuyện khác như vất rác, đi
đứng, ăn uống cậu cứ thế làm theo những người ở đây. Khỏi cần phải thắc
mắc vì sao không làm như ở nhà. Đầu óc cậu không suy nghĩ để luận đoán
những việc như vậy nữa. Cậu suy nghĩ về sự hình thành của sự sống bắt
đầu từ đâu, từ loại vi sinh vật nhỏ rồi thành cá hay thành loại bò sát
lưỡng cư rồi dần dần thành các con thú, hoặc cậu nghĩ về mặt trời, mặt
trăng quay thế nào. Có khi cậu nghĩ về Nã Phá Luân, Anhxtanh hồi nhỏ
từng sống ra sao. Những thứ vô bổ mà ở Việt Nam cậu không nghĩ đến giờ
lại là sự ưa thích của câu.
Lúc bằng tuổi cậu, bố cậu và đám bạn hàng ngày đi rình tổ chim, bắt
chim con về nuôi. Nuôi thường không được làm chim non chết mang vất đi.
Dùng bẫy nhựa bắt chim sẻ to, bắt được vặt lông rồi xiên que đũa nướng
trên than hồng . Cả lũ trẻ con xâu xé một vài con chim bé tí, xé ra nhấm
nhấp như ăn mực khô nướng. Hoặc sắm cần câu tôm, đào giun ra hồ câu.
Khi câu mót ị, mót tè chơi luôn xuống chỗ câu với lý do có chất dụ cá
tới.
Hồi nhỏ tôi đọc một câu truyện, giờ tôi không thể nhớ tên tác giả hay
tên truyện. Chỉ nhớ rằng trong nội dung câu chuyện có một chú chim sống ở
vùng CNXH, một ngày nọ chú tò mò muốn phiêu lưu, khám phá thế giới. Chú
chim bay đi sang vùng đất của bọn tư bản, chú nhìn thấy những ống khói
công nghiệp toả khói mù mịt khiến chú nghẹt thở. Chú bay qua những cánh
đồng bị ô nhiễm thành hoang mạc, không có gì ăn. Chú bay mãi rồi đến một
thành phố toàn nhà bê tông, cửa kính. Bất ngờ chú thấy những hàng cây
xanh trên phố, chú chim CNXH vui mừng đậu xuống những cái cây của bọn tư
bản dãy chết. Khi vừa chạm chân xuống cành cây, chú bay vọt lên đầy
hoảng loạn. Vì chú phát hiện ra tất cả hàng cây đó đều làm bằng nhựa.
Rồi chú phát hiện ra không có con chim nào sống trên đất nước của bọn
tư bản. Vì môi trường thiên nhiên đã bị nhiễm độc chất thải đến mức cây
cối cũng không còn sống được. Chú khóc nức nở vì đã dại dột bay đến nơi
này. Chú hối tiếc và muốn bay về nhà, mảnh đất thiên đường CNXH.
Nhưng đường xa quá , chú lạc lối về...
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)