Di Sản Hồ Chí Minh
Người Buôn Gió - Truyền thống hữu nghị lâu đời từ khi nào.?
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn tại chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 2 tại tỉnh Lào Cai tháng 5/2015
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn tại chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 2 tại tỉnh Lào Cai tháng 5/2015
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn tại chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 2 tại tỉnh Lào Cai tháng 5/2015
Báo Việt Nam đưa tin bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn sẽ
sang Việt Nam để phản bác những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về tình
hình thắm thiết giữa hai nước Việt Nam.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/295742/bo-truong-quoc-phong-tq-tham-vn-phan-bac-luan-dieu-xuyen-tac.html
Điều khôi hài là bài báo nhắc có đoạn.
Trích.
''Hai bên sẽ đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng trong thời gian qua,
thống nhất nội dung, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song
phương giữa hai nước thời gian tới đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết
thực; góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu
đời giữa quân đội và nhân dân hai nước ''
Hết trích.
Từ lâu đời có thể định nghĩa thế nào? Tính theo kết quả điều tra mới
nhất thì tuổi thọ của đời người Việt Nam trung bình là 72 tuổi.
Nếu như vậy, mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với Trung Quốc không
thể hữu nghị nổi nửa đời. Bắt đầu cuộc chiến xâm lược từ năm 1979 ở 6
tỉnh biên giới phía Bắc, đốt phá làng mạc và giết chóc người dân Việt
Nam một cách tàn bạo, đối xử dã man với tù binh Việt Nam. Đến năm 1988
tức cách đây chưa được 30 năm, Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hạ sát 64
chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quyet-dinh-lich-su-trong-vu-tham-sat-gac-ma-1988-2961698.html
Kéo dài từ đó đến nay, quân đội Trung Quốc tiếp tục thôn tính biển đảo của Việt Nam và tàn sát ngư dân Việt Nam.
Nói về lâu đời, lịch sử Việt Nam phải đến cả ngàn năm gồng mình chống
chọi với sự xâm lược của Trung Quốc. Chính xác thì quan hệ lâu đời của
Việt Trung là quan hệ xâm lược và chống xâm lược.
Vậy là chuyến thăm của bộ trưởng Trung Quốc đến Việt Nam là để xuyên
tạc chứ không phải để chống xuyên tạc. Một sự xuyên tạc lịch sử trắng
trợn được chế độ cộng sản Việt Nam tô vẽ ra.
Nhưng có lẽ đời ở đây không phải là đời người như người bình thường hay
nghĩ. Đời ở đây là đời của những người cộng sản chóp bu cầm quyền, tính
theo nhiệm kỳ của họ. Như người ta hay tính đời Tổng bí thư này, đời
tổng bí thư kia. Nếu tính thế thì bắt đầu từ đời Nguyễn Văn Linh, Đỗ
Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến đời Nguyễn Phú Trọng được cả thảy 6
đời.
Hoá ra cái lâu đời ở đây là đời nhiệm kỳ của các Tổng bí thư Đảng Cộng
Sản Việt Nam, không phải là đời người. Thật nhập nhèm và bịp bợm để mê
hoặc dân chúng quên đi những thảm khốc mà quân đội Trung Quốc đã gây ra
mới đây cho người dân Việt Nam.
Theo như thông báo thì Thường Vạn Toàn sẽ sang thăm và làm việc tại
Việt Nam từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 31 tháng 3. Một chuyến thăm và làm
việc quá dài của một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Thường Vạn Toàn
phải ở lại Việt Nam lâu đến thế để thực hiện gì, chả lẽ chỉ là cuộc
viếng thăm, trao đổi hàn huyên đến nỗi bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc
phải kéo dài dầm dề bao nhiêu ngày ở Việt Nam như vậy.?
Các thông tin liên quan cho biết, Hoa Kỳ đang nỗ lực đầy mạnh các biện
pháp đảm bảo an toàn cho hàng hải ở khu vực biển Đông và chủ quyền cho
đồng minh Phi Luật Tân. Chuyến thăm dài ngày của Thường Vạn Toàn ắt là
để kiểm tra tình hình thái độ của quân đội Việt Nam, giáo huấn và răn
dạy quân đội Việt Nam phải đi vào khuôn khổ mà lãnh đạo Đảng cao cấp hai
nước đã thống nhất. Ngăn chặn những tư tưởng trong quân đội và nhân dân
Việt Nam có xu hướng muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trong tình huống
bất ngờ. Ví dụ như tình huống Trung Quốc đột ngột gây chiến ở biển Đông.
Bởi thế bài báo có đoạn nhắc đến hai bên thảo luận tình hình khu vực và
chia sẽ những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng hai nước và
Thường Vạn Toàn sẽ thăm một số đơn vị quân đội Việt Nam. Cũng như Toàn
sẽ gặp hai đầu não thống lĩnh trong quân uỷ trung ương Việt Nam là
Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch.
Quân uỷ trung ương là cái đầu chỉ huy quân đội , chuyền đi thăm của
Thường Vạn Toàn là nắm cái đầu của quân đội nhân dân Việt Nam, làm tê
liệt và thuần phục não bộ đó.
Nhưng đổi lại Thường Vạn Toàn cũng sang để giúp sức cho bộ sậu lãnh đạo
mới của Đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng, Ngô Xuân Lịch ,
Trần Đại Quang được tiếp nhận quyền lực cai trị Việt Nam được suôn sẻ.
Ngày30 và ngày 31 tháng 3 quốc hội Việt Nam bầu chủ tịch quốc hội mới,
chủ tịch nước mới, sau đó chủ tịch nước sẽ trình quốc hội bãi miễn thủ
tướng cũ. Đây là một việc làm vi hiến, vì quốc hội cũ đã hết nhiệm kỳ.
Lẽ ra phải đợi quốc hội mới thành lập bãi miễn và bầu ra các chức danh
trên.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/295326/ngay-7-4-thu-tuong-moi-tuyen-the.html
Chính vì vi hiến như vậy, e ngại những biến cố có thể xảy ra. Nguyễn
Phú Trọng đã cầu cứu sự có mặt của Thường Vạn Toàn ở Việt Nam.
Thử hỏi ai dám chính biến khi bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đang ở
Việt Nam. Một cuộc dập tắt chính biến dưới chiêu bài đưa quân giải cứu
bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc ắt sẽ xảy ra. Với các nước nào thì
còn e ngại, trong thời điểm truyền thống hữu nghị quân đội hai nước như
Việt Nam và Trung Quốc như bây giờ thì điều ấy đâu có gì phải đắn đo.
Bởi thế, để đảm bảo thắng lợi trọn vẹn cho cái đầu não đã nắm được
thóp, Thường Vạn Toàn phải thân chinh sang canh giữ cuộc tiếm ngôi vi
hiến của hàng ngũ lãnh đạo mới Việt Nam được an toàn. Thường Vạn Toàn
phải ăn nằm dầm dề đến tận ngày 31, khi mọi việc đã êm thắm mới về
nước.
Vì sao Thường Vạn Toàn chỉ cần ở đến ngày 31 tháng 3 khi quốc hội Việt
Nam bầu xong chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước mới. Mà không cần đến
ngày 7 tháng 4 quốc hội bãi miễn thủ tướng. ?
Vì không cần thiết. Lúc ấy chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đã là tổng
tư lệnh quân đội rồi. Ông ta sẽ cùng chủ tịch quân uỷ trung ương Nguyễn
Phú Trọng, bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đủ sức và công cụ đảm bảo
giữ gìn cái gọi là truyền thống hữu nghị quân đội lâu đời, đập tan các
luận điệu xuyên tạc về quan hệ quân đội hai nước.
Như thế quan hệ hữu nghị hai nước Việt Trung ít ra cũng thêm được đời nữa bảo đảm vào khuôn khổ.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Buôn Gió - Truyền thống hữu nghị lâu đời từ khi nào.?
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn tại chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 2 tại tỉnh Lào Cai tháng 5/2015
Bộ
trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường
Vạn Toàn tại chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt -
Trung lần thứ 2 tại tỉnh Lào Cai tháng 5/2015
Báo Việt Nam đưa tin bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn sẽ
sang Việt Nam để phản bác những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về tình
hình thắm thiết giữa hai nước Việt Nam.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/295742/bo-truong-quoc-phong-tq-tham-vn-phan-bac-luan-dieu-xuyen-tac.html
Điều khôi hài là bài báo nhắc có đoạn.
Trích.
''Hai bên sẽ đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng trong thời gian qua,
thống nhất nội dung, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song
phương giữa hai nước thời gian tới đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết
thực; góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu
đời giữa quân đội và nhân dân hai nước ''
Hết trích.
Từ lâu đời có thể định nghĩa thế nào? Tính theo kết quả điều tra mới
nhất thì tuổi thọ của đời người Việt Nam trung bình là 72 tuổi.
Nếu như vậy, mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với Trung Quốc không
thể hữu nghị nổi nửa đời. Bắt đầu cuộc chiến xâm lược từ năm 1979 ở 6
tỉnh biên giới phía Bắc, đốt phá làng mạc và giết chóc người dân Việt
Nam một cách tàn bạo, đối xử dã man với tù binh Việt Nam. Đến năm 1988
tức cách đây chưa được 30 năm, Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hạ sát 64
chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quyet-dinh-lich-su-trong-vu-tham-sat-gac-ma-1988-2961698.html
Kéo dài từ đó đến nay, quân đội Trung Quốc tiếp tục thôn tính biển đảo của Việt Nam và tàn sát ngư dân Việt Nam.
Nói về lâu đời, lịch sử Việt Nam phải đến cả ngàn năm gồng mình chống
chọi với sự xâm lược của Trung Quốc. Chính xác thì quan hệ lâu đời của
Việt Trung là quan hệ xâm lược và chống xâm lược.
Vậy là chuyến thăm của bộ trưởng Trung Quốc đến Việt Nam là để xuyên
tạc chứ không phải để chống xuyên tạc. Một sự xuyên tạc lịch sử trắng
trợn được chế độ cộng sản Việt Nam tô vẽ ra.
Nhưng có lẽ đời ở đây không phải là đời người như người bình thường hay
nghĩ. Đời ở đây là đời của những người cộng sản chóp bu cầm quyền, tính
theo nhiệm kỳ của họ. Như người ta hay tính đời Tổng bí thư này, đời
tổng bí thư kia. Nếu tính thế thì bắt đầu từ đời Nguyễn Văn Linh, Đỗ
Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến đời Nguyễn Phú Trọng được cả thảy 6
đời.
Hoá ra cái lâu đời ở đây là đời nhiệm kỳ của các Tổng bí thư Đảng Cộng
Sản Việt Nam, không phải là đời người. Thật nhập nhèm và bịp bợm để mê
hoặc dân chúng quên đi những thảm khốc mà quân đội Trung Quốc đã gây ra
mới đây cho người dân Việt Nam.
Theo như thông báo thì Thường Vạn Toàn sẽ sang thăm và làm việc tại
Việt Nam từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 31 tháng 3. Một chuyến thăm và làm
việc quá dài của một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Thường Vạn Toàn
phải ở lại Việt Nam lâu đến thế để thực hiện gì, chả lẽ chỉ là cuộc
viếng thăm, trao đổi hàn huyên đến nỗi bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc
phải kéo dài dầm dề bao nhiêu ngày ở Việt Nam như vậy.?
Các thông tin liên quan cho biết, Hoa Kỳ đang nỗ lực đầy mạnh các biện
pháp đảm bảo an toàn cho hàng hải ở khu vực biển Đông và chủ quyền cho
đồng minh Phi Luật Tân. Chuyến thăm dài ngày của Thường Vạn Toàn ắt là
để kiểm tra tình hình thái độ của quân đội Việt Nam, giáo huấn và răn
dạy quân đội Việt Nam phải đi vào khuôn khổ mà lãnh đạo Đảng cao cấp hai
nước đã thống nhất. Ngăn chặn những tư tưởng trong quân đội và nhân dân
Việt Nam có xu hướng muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trong tình huống
bất ngờ. Ví dụ như tình huống Trung Quốc đột ngột gây chiến ở biển Đông.
Bởi thế bài báo có đoạn nhắc đến hai bên thảo luận tình hình khu vực và
chia sẽ những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng hai nước và
Thường Vạn Toàn sẽ thăm một số đơn vị quân đội Việt Nam. Cũng như Toàn
sẽ gặp hai đầu não thống lĩnh trong quân uỷ trung ương Việt Nam là
Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch.
Quân uỷ trung ương là cái đầu chỉ huy quân đội , chuyền đi thăm của
Thường Vạn Toàn là nắm cái đầu của quân đội nhân dân Việt Nam, làm tê
liệt và thuần phục não bộ đó.
Nhưng đổi lại Thường Vạn Toàn cũng sang để giúp sức cho bộ sậu lãnh đạo
mới của Đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng, Ngô Xuân Lịch ,
Trần Đại Quang được tiếp nhận quyền lực cai trị Việt Nam được suôn sẻ.
Ngày30 và ngày 31 tháng 3 quốc hội Việt Nam bầu chủ tịch quốc hội mới,
chủ tịch nước mới, sau đó chủ tịch nước sẽ trình quốc hội bãi miễn thủ
tướng cũ. Đây là một việc làm vi hiến, vì quốc hội cũ đã hết nhiệm kỳ.
Lẽ ra phải đợi quốc hội mới thành lập bãi miễn và bầu ra các chức danh
trên.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/295326/ngay-7-4-thu-tuong-moi-tuyen-the.html
Chính vì vi hiến như vậy, e ngại những biến cố có thể xảy ra. Nguyễn
Phú Trọng đã cầu cứu sự có mặt của Thường Vạn Toàn ở Việt Nam.
Thử hỏi ai dám chính biến khi bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đang ở
Việt Nam. Một cuộc dập tắt chính biến dưới chiêu bài đưa quân giải cứu
bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc ắt sẽ xảy ra. Với các nước nào thì
còn e ngại, trong thời điểm truyền thống hữu nghị quân đội hai nước như
Việt Nam và Trung Quốc như bây giờ thì điều ấy đâu có gì phải đắn đo.
Bởi thế, để đảm bảo thắng lợi trọn vẹn cho cái đầu não đã nắm được
thóp, Thường Vạn Toàn phải thân chinh sang canh giữ cuộc tiếm ngôi vi
hiến của hàng ngũ lãnh đạo mới Việt Nam được an toàn. Thường Vạn Toàn
phải ăn nằm dầm dề đến tận ngày 31, khi mọi việc đã êm thắm mới về
nước.
Vì sao Thường Vạn Toàn chỉ cần ở đến ngày 31 tháng 3 khi quốc hội Việt
Nam bầu xong chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước mới. Mà không cần đến
ngày 7 tháng 4 quốc hội bãi miễn thủ tướng. ?
Vì không cần thiết. Lúc ấy chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đã là tổng
tư lệnh quân đội rồi. Ông ta sẽ cùng chủ tịch quân uỷ trung ương Nguyễn
Phú Trọng, bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đủ sức và công cụ đảm bảo
giữ gìn cái gọi là truyền thống hữu nghị quân đội lâu đời, đập tan các
luận điệu xuyên tạc về quan hệ quân đội hai nước.
Như thế quan hệ hữu nghị hai nước Việt Trung ít ra cũng thêm được đời nữa bảo đảm vào khuôn khổ.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)