Kinh Khổ
Người Buôn Gió - Việt Nam có cần nhất thể hoá chưa.? ( Gom lại một mối, vơ vét cho tiện )
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng người từng giữ chức phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội mới đây đã có bài viết trên Facebook của mình, đề cập đến vấn đề nhất thể hoá chức tổng bí thư với một chức khác như chủ tịch nước.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng người từng giữ chức phó chủ nhiệm văn phòng
quốc hội mới đây đã có bài viết trên Facebook của mình, đề cập đến vấn
đề nhất thể hoá chức tổng bí thư với một chức khác như chủ tịch nước.
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng |
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cũng đưa ra nhiều mô hình nhất thể, nhưng có vẻ
xu hướng của ông cho nghiêng về việc người đứng đầu đảng với người đứng
đầu nhà nước là một hơn. Nếu xét theo quan điểm nhất thể hoá thì điều
này hợp lý với Việt Nam vì mô hình Trung Quốc đã như vậy.
Những ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng trên lý thuyết là vậy. Tuy nhiên
Việt Nam có nhất thể hoá được hay không, nếu có bao giờ nhất thể hoá
được, đó là chuyện đáng bàn.
Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc về vấn đề đường lối, vì
chịu ảnh hưởng về đường lối dẫn đến phải bị chi phối về nhân sự. Tức
phải chọn nhân sự phù hợp với đường lối. Ở vấn đề này, Trung Quốc là
người dạy đường lối cho Việt Nam, đương nhiên là thầy. Ông thầy có quyền
chọn người học trò để theo đuổi môn phái của mình là đặc tính của người
Trung Quốc.
Nếu Việt Nam muốn nhất thể hoá như Trung Quốc, điều chắc chắn người
được chọn phải là người được Trung Quốc đồng ý nhưng cũng phải là người
được trung ương đảng CSVN nhất trí.
Trong trường hợp bây giờ xảy ra nhất thể hoá, ai sẽ là người ấy.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một ứng cử, nhưng ông ta quá già. Nếu
ông ta muốn mình là người nắm cả chức tổng bí thư lẫn chủ tịch nước, ông
ta phải cần hạ bệ được chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang. Nguyễn
Phú Trọng không phải là không có tham vọng này, hạ các đối thủ chính
trị trong nội bộ đảng là chuyên ngành của tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn
Phú Trọng. Lường xa là điều cần thiết, bởi thế trước trung ương 5 những
đòn tấn công của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc nhằm vào Trần Đại
Quang tăng với mật độ dày dặc. Trọng sử dụng một phần lực lượng công an,
quân đội mà mình nắm được tung những tài liệu tố cáo nhóm Trần Đại
Quang. Nguyễn Xuân Phúc lợi dụng quyền thủ tướng để thanh tra, đình chỉ
những cơ sở hậu cần của Trần Đại Quang. Cuộc tấn công này nếu chiến
thắng, hạ được Trần Đại Quang thì dù nhiều tuổi cũng không là vấn đề gì
với Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng có thể lươn lẹo và trơ tráo ngồi vào cái
ghế nhất thể hoá đấy và xua lũ bồi bút ca tụng đó là ý nguyện của toàn
đảng, toàn dân chọn ông ta. Khi đã đạt đến quyền lực ấy thì đổi trắng
thành đen không có gì là khó cả. Về phía Trung Quốc thì chọn người học
trò trung kiên với chủ nghĩa Mác Xít như Nguyễn Phú Trọng là điều chấp
nhận được.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang là ứng cử viên thứ hai, ông Quang có thuận
lợi đang giữ chức chủ tịch nước , trong khi ông Trọng đã quá già đang
giữ chức tổng bí thư. Lý do sức khoẻ để đưa ông Trọng về hưu luôn hợp lý
vào bất cứ lúc nào, nhưng có tạo được áp lực để thực hiện lý do đó
không lại là trở ngại lớn nhất. Hơn nữa bênh cạnh ông Quang là thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đang hừng hực tham vọng không cần che đậy mong muốn
được làm thống lĩnh chế độ. Trước trung ương 5 Phúc đi đến tỉnh nào cũng
khẳng định sắp tới sẽ làm tổng bí thư, khiến nhiều địa phương tưởng
thật chay về xin làm sân sau cho Phúc. Cũng bởi trước đại hội 12 cả năm
trời Phúc khẳng định mình sẽ làm thủ tướng vì có Tư Sang, Cả Trọng đã đỡ
đầu, kết quả đúng như lời Phúc, nên giờ Phúc nói sẽ làm tổng bí thư ,
nhiều người tin là không có gì khó hiểu. Phúc đang hợp lực với Trọng
tìm mọi cách để kỷ luật Trần Đại Quang vì những thiếu sót khi làm bộ
trưởng bộ công an đã không làm rõ một số vụ án kinh tế. Trần Đại Quang
còn gặp khó khăn ở phía quân đội, với sự ganh ghét và bì tị phía quân
đội và một số uỷ viên Bộ Chính Trị vốn trước kia là xuất thân từ công an
như Phạm Minh Chính, Tô Lâm.
Ứng cử viên thứ ba sáng giá nhất đó là Nguyễn Xuân Phúc, xin nói sự sáng
giá ở đây không phải nói về tài năng, đức độ . Sự sáng giá ở đây là cơ
hội tiếp cập vị trí và những thuận lợi của thời thế. Nguyễn Xuân Phúc là
trò cưng của Nguyễn Phú Trọng, là người giảo hoạt miễn được lợi bất cần
tư cách, Phúc có thể năn nỉ, nịnh nọt cả cấp dưới hay địa phương để
được phiếu bầu. Chính vì sự nịnh bợ, hứa hẹn với cả cấp dưới này mà Phúc
được nhiều tín nhiệm. Một chế độ khốn nạn thì sự tín nhiệm cũng mang
nghĩa khốn nạn. Tâm lý được cấp trên nịnh bợ, coi trọng sẽ khiến bọn
quan chức cấp thấp nghĩ rằng mình làm ơn cho cấp trên, ông ta càng lên
cao càng phải chú ý đến mình. Đấy là sự tín nhiệm của của cơ chế cộng
sản mà Phúc rất rành. Phúc có một thuận lợi nữa là những tâp đoàn sân
sau của Phúc đều có yếu tố Trung Quốc, bản thân Phúc là người gây được
thiện cảm với Trung Quốc khi có chuyến đi thăm sau vài tháng nhậm chức,
việc này thể hiện thái độ sẵn sàng thần phục biết nghe lời. Từ khi Phúc
làm thủ tướng đến nay đã không để xảy ra cuộc biểu tình nào ở Việt Nam
phản đối Trung Quốc xâm lược, dẹp tan được dư luận bức xúc về biển đảo.
Mới đây Phúc cùng với Trương Hoà Bình chỉ đạo trấn áp Formosa ở hội
nghị an ninh trật tự mà báo Nghệ An đã nêu. Trở ngại lớn nhất của Nguyễn
Xuân Phúc thật bất ngờ lại chính là Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ Phúc thừa
biết đồng minh lớn nhất lại là kẻ đáng ngại nhất. Trọng là kẻ mưu kế sâu
thẳm khó lường, Trọng dùng Phúc như dùng tay chân tin cẩn hay dùng như
một tên nô tài xảo trá, đó là nghệ thuật của kẻ làm vua mà chỉ có Trọng
mới hiểu.
Cuộc chiến tay ba Trọng và Phúc liên thủ đánh Quang nếu chiến thắng thì
Trọng là người được ngồi ghế nhất thể hoặc là Phúc. Nhưng nếu đánh
giằng co cả ba đều sa lầy , mất uy tín vì đấu đá tranh giành. Một người
mới sẽ lên để nắm chức nhất thể, Trọng đã phòng xa điều ấy khi đưa Huynh
làm con bài dự trữ ở chiếc ghế thường trực ban bí thư. Cuộc chiến không
ngã ngũ khiến tất cả phải rời vũ đài chính trị, tình thế ấy Trọng trên
cương vị tổng bí thư sẽ đưa nguyện vọng cuối cùng của mình là để Huynh
đảm nhận vị trí tối cao.
Trên lý thuyết việc nhất thể hoá tạo nhiều thuận lợi vì người đứng đầu
đảng cũng là người đứng đầu nhà nước, có tư cách tiếp xúc bang giao, ký
kết những hiệp định, bàn bạc và thoả thuận có sự chủ động hơn. Nhưng
nhìn bối cảnh nhân sự hiện nay như Việt Nam, để làm được điều đó quá khó
khăn vì nội bộ cộng sản giờ chỉ là những phe cánh rình rập triệt hạ
nhau, không có chuyện đồng tình thống nhất được việc chọn người nhất thể
hoá, điều đó chỉ xảy ra khi một phe nào đó thắng áp đảo và áp đẳt được ý
chí của mình.
Việt Nam cần nhất thể hoá, trong bối cảnh cần phát triển nâng cao quan
hệ quốc tế để phát triền kinh tế việc này cần gấp hơn bao giờ hết. Nhưng
chuyện những cái cần thiết mà không làm hoặc không làm được là vấn đề
muôn thuở của chế độ cộng sản Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Người Buôn Gió - Việt Nam có cần nhất thể hoá chưa.? ( Gom lại một mối, vơ vét cho tiện )
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng người từng giữ chức phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội mới đây đã có bài viết trên Facebook của mình, đề cập đến vấn đề nhất thể hoá chức tổng bí thư với một chức khác như chủ tịch nước.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng người từng giữ chức phó chủ nhiệm văn phòng
quốc hội mới đây đã có bài viết trên Facebook của mình, đề cập đến vấn
đề nhất thể hoá chức tổng bí thư với một chức khác như chủ tịch nước.
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng |
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cũng đưa ra nhiều mô hình nhất thể, nhưng có vẻ
xu hướng của ông cho nghiêng về việc người đứng đầu đảng với người đứng
đầu nhà nước là một hơn. Nếu xét theo quan điểm nhất thể hoá thì điều
này hợp lý với Việt Nam vì mô hình Trung Quốc đã như vậy.
Những ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng trên lý thuyết là vậy. Tuy nhiên
Việt Nam có nhất thể hoá được hay không, nếu có bao giờ nhất thể hoá
được, đó là chuyện đáng bàn.
Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc về vấn đề đường lối, vì
chịu ảnh hưởng về đường lối dẫn đến phải bị chi phối về nhân sự. Tức
phải chọn nhân sự phù hợp với đường lối. Ở vấn đề này, Trung Quốc là
người dạy đường lối cho Việt Nam, đương nhiên là thầy. Ông thầy có quyền
chọn người học trò để theo đuổi môn phái của mình là đặc tính của người
Trung Quốc.
Nếu Việt Nam muốn nhất thể hoá như Trung Quốc, điều chắc chắn người
được chọn phải là người được Trung Quốc đồng ý nhưng cũng phải là người
được trung ương đảng CSVN nhất trí.
Trong trường hợp bây giờ xảy ra nhất thể hoá, ai sẽ là người ấy.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một ứng cử, nhưng ông ta quá già. Nếu
ông ta muốn mình là người nắm cả chức tổng bí thư lẫn chủ tịch nước, ông
ta phải cần hạ bệ được chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang. Nguyễn
Phú Trọng không phải là không có tham vọng này, hạ các đối thủ chính
trị trong nội bộ đảng là chuyên ngành của tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn
Phú Trọng. Lường xa là điều cần thiết, bởi thế trước trung ương 5 những
đòn tấn công của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc nhằm vào Trần Đại
Quang tăng với mật độ dày dặc. Trọng sử dụng một phần lực lượng công an,
quân đội mà mình nắm được tung những tài liệu tố cáo nhóm Trần Đại
Quang. Nguyễn Xuân Phúc lợi dụng quyền thủ tướng để thanh tra, đình chỉ
những cơ sở hậu cần của Trần Đại Quang. Cuộc tấn công này nếu chiến
thắng, hạ được Trần Đại Quang thì dù nhiều tuổi cũng không là vấn đề gì
với Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng có thể lươn lẹo và trơ tráo ngồi vào cái
ghế nhất thể hoá đấy và xua lũ bồi bút ca tụng đó là ý nguyện của toàn
đảng, toàn dân chọn ông ta. Khi đã đạt đến quyền lực ấy thì đổi trắng
thành đen không có gì là khó cả. Về phía Trung Quốc thì chọn người học
trò trung kiên với chủ nghĩa Mác Xít như Nguyễn Phú Trọng là điều chấp
nhận được.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang là ứng cử viên thứ hai, ông Quang có thuận
lợi đang giữ chức chủ tịch nước , trong khi ông Trọng đã quá già đang
giữ chức tổng bí thư. Lý do sức khoẻ để đưa ông Trọng về hưu luôn hợp lý
vào bất cứ lúc nào, nhưng có tạo được áp lực để thực hiện lý do đó
không lại là trở ngại lớn nhất. Hơn nữa bênh cạnh ông Quang là thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đang hừng hực tham vọng không cần che đậy mong muốn
được làm thống lĩnh chế độ. Trước trung ương 5 Phúc đi đến tỉnh nào cũng
khẳng định sắp tới sẽ làm tổng bí thư, khiến nhiều địa phương tưởng
thật chay về xin làm sân sau cho Phúc. Cũng bởi trước đại hội 12 cả năm
trời Phúc khẳng định mình sẽ làm thủ tướng vì có Tư Sang, Cả Trọng đã đỡ
đầu, kết quả đúng như lời Phúc, nên giờ Phúc nói sẽ làm tổng bí thư ,
nhiều người tin là không có gì khó hiểu. Phúc đang hợp lực với Trọng
tìm mọi cách để kỷ luật Trần Đại Quang vì những thiếu sót khi làm bộ
trưởng bộ công an đã không làm rõ một số vụ án kinh tế. Trần Đại Quang
còn gặp khó khăn ở phía quân đội, với sự ganh ghét và bì tị phía quân
đội và một số uỷ viên Bộ Chính Trị vốn trước kia là xuất thân từ công an
như Phạm Minh Chính, Tô Lâm.
Ứng cử viên thứ ba sáng giá nhất đó là Nguyễn Xuân Phúc, xin nói sự sáng
giá ở đây không phải nói về tài năng, đức độ . Sự sáng giá ở đây là cơ
hội tiếp cập vị trí và những thuận lợi của thời thế. Nguyễn Xuân Phúc là
trò cưng của Nguyễn Phú Trọng, là người giảo hoạt miễn được lợi bất cần
tư cách, Phúc có thể năn nỉ, nịnh nọt cả cấp dưới hay địa phương để
được phiếu bầu. Chính vì sự nịnh bợ, hứa hẹn với cả cấp dưới này mà Phúc
được nhiều tín nhiệm. Một chế độ khốn nạn thì sự tín nhiệm cũng mang
nghĩa khốn nạn. Tâm lý được cấp trên nịnh bợ, coi trọng sẽ khiến bọn
quan chức cấp thấp nghĩ rằng mình làm ơn cho cấp trên, ông ta càng lên
cao càng phải chú ý đến mình. Đấy là sự tín nhiệm của của cơ chế cộng
sản mà Phúc rất rành. Phúc có một thuận lợi nữa là những tâp đoàn sân
sau của Phúc đều có yếu tố Trung Quốc, bản thân Phúc là người gây được
thiện cảm với Trung Quốc khi có chuyến đi thăm sau vài tháng nhậm chức,
việc này thể hiện thái độ sẵn sàng thần phục biết nghe lời. Từ khi Phúc
làm thủ tướng đến nay đã không để xảy ra cuộc biểu tình nào ở Việt Nam
phản đối Trung Quốc xâm lược, dẹp tan được dư luận bức xúc về biển đảo.
Mới đây Phúc cùng với Trương Hoà Bình chỉ đạo trấn áp Formosa ở hội
nghị an ninh trật tự mà báo Nghệ An đã nêu. Trở ngại lớn nhất của Nguyễn
Xuân Phúc thật bất ngờ lại chính là Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ Phúc thừa
biết đồng minh lớn nhất lại là kẻ đáng ngại nhất. Trọng là kẻ mưu kế sâu
thẳm khó lường, Trọng dùng Phúc như dùng tay chân tin cẩn hay dùng như
một tên nô tài xảo trá, đó là nghệ thuật của kẻ làm vua mà chỉ có Trọng
mới hiểu.
Cuộc chiến tay ba Trọng và Phúc liên thủ đánh Quang nếu chiến thắng thì
Trọng là người được ngồi ghế nhất thể hoặc là Phúc. Nhưng nếu đánh
giằng co cả ba đều sa lầy , mất uy tín vì đấu đá tranh giành. Một người
mới sẽ lên để nắm chức nhất thể, Trọng đã phòng xa điều ấy khi đưa Huynh
làm con bài dự trữ ở chiếc ghế thường trực ban bí thư. Cuộc chiến không
ngã ngũ khiến tất cả phải rời vũ đài chính trị, tình thế ấy Trọng trên
cương vị tổng bí thư sẽ đưa nguyện vọng cuối cùng của mình là để Huynh
đảm nhận vị trí tối cao.
Trên lý thuyết việc nhất thể hoá tạo nhiều thuận lợi vì người đứng đầu
đảng cũng là người đứng đầu nhà nước, có tư cách tiếp xúc bang giao, ký
kết những hiệp định, bàn bạc và thoả thuận có sự chủ động hơn. Nhưng
nhìn bối cảnh nhân sự hiện nay như Việt Nam, để làm được điều đó quá khó
khăn vì nội bộ cộng sản giờ chỉ là những phe cánh rình rập triệt hạ
nhau, không có chuyện đồng tình thống nhất được việc chọn người nhất thể
hoá, điều đó chỉ xảy ra khi một phe nào đó thắng áp đảo và áp đẳt được ý
chí của mình.
Việt Nam cần nhất thể hoá, trong bối cảnh cần phát triển nâng cao quan
hệ quốc tế để phát triền kinh tế việc này cần gấp hơn bao giờ hết. Nhưng
chuyện những cái cần thiết mà không làm hoặc không làm được là vấn đề
muôn thuở của chế độ cộng sản Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)