Cà Kê Dê Ngỗng
Người Đà Nẵng nói về “phố Trung Quốc” ( Cả nước VC biến thành Trung quốc )
Một thành phố từng được mệnh danh là nơi đáng sống nhất Việt Nam, một thành phố không có trộm cắp, không có xì ke ma túy, không có cướp giật, không có người ăn xin, lang thang
Một thành phố từng được mệnh danh là nơi đáng sống nhất Việt Nam, một
thành phố không có trộm cắp, không có xì ke ma túy, không có cướp giật,
không có người ăn xin, lang thang cơ nhỡ… và ông Nguyễn Bá Thanh, lúc
sinh thời còn lạc quan tin rằng Đà Nẵng là thành phố có bờ biển đẹp nhất
hành tinh.
Sông Hàn, Đà Nẵng.AFP photo |
Nhưng câu chuyện lạc quan ấy có vẻ như đã hoàn toàn khép lại kể từ khi ông Thanh nhắm mắt xuôi tay.
Hiện tại, Đà Nẵng có tất cả mọi thứ mà thời ông Thanh không có như trộm
cướp, xì ke ma túy, giết người, bờ biển lở lói, và đặc biệt, người Trung
Quốc đầy rẫy trên thành phố đáng sống này.
Giờ chừ mà Trung Quốc xây dựng trên quê hương của Nguyễn Bá Thanh thì quá vô lý đi. Nếu ông Thanh còn sống thì không có chuyện này đâu.
- Bà Vỹ, người dân Đà Nẵng
Một người dân Đà Nẵng tên Vỹ, chia sẻ:
“Giờ chừ mà Trung Quốc xây dựng trên quê hương của Nguyễn Bá Thanh
thì quá vô lý đi. Nếu ông Thanh còn sống thì không có chuyện này đâu.
Bởi thế với những công trình xây dựng của Trung Quốc thì cứ đập, đập
càng sớm càng tốt chứ bây giờ mọi nơi trên đất nước này đều có Trung
Quốc sang xâm lấn thì… Tui thấy tình hình bất ổn quá đi! Ý kiến của tôi
là đập hết, còn quý vị cho ý kiến chứ tôi thì tôi đập hết.”
Với thâm niên hơn sáu chục năm sống và làm việc tại Đà Nẵng, chứng kiến
những đổi thay của thành phố, bà Vỹ cho rằng giá như ông Thanh giữ lại
điều ông muốn nói và kín tiếng về cái thành phố đáng sống này, chỉ để
trong di chúc thì Đà Nẵng không đến nỗi xuống cấp như hiện tại.
Cái lỗi của ông Thanh là ông đã nỗ lực cả một đời để xây dựng Đà Nẵng và
tuyên bố nó đáng sống. Và ông không lường trước được là dòng chảy người
Trung Quốc tị nạn môi trường tại Việt Nam ngày càng nhiều. Mà một khi
người tị nạn nắm thế thượng phong, chính quyền của họ nắm chóp bu chính
quyền nước cho tị nạn thì họ sẽ nhảy tót lên ghế làm ông chủ.
Bà Vỹ nói rằng bà không ngoa một chút nào khi nói người Trung Quốc đã
nhảy tót lên ghế làm chủ. Vì hầu hết, họ có nhà cửa, cơ sở trên đất Việt
Nam mà không phải tốn kém nhiều, họ chỉ cần nắm lấy cái thóp ham tiền
của một bộ phận người Việt, sau đó ném cho nhóm người này một cục tiền
để biến họ thành tay sai và tha hồ sai khiến họ đi tìm đất, mua đất,
đứng tên chủ đất để phục vụ cho họ, xây nhà cửa cho họ.
Bà Vỹ nói thêm là sở dĩ người Trung Quốc sẵn sàng ném tiền cho dân Việt
Nam đứng tên mua nhà là vì họ không những nắm cái thóp ham tiền, hèn
nhát của một bộ phận người dân mà nắm luôn cái thóp mê tiền, mê quyền
lực của giới quan chức. Một khi lấy cái vũ khí quan hệ với đám quan chức
ra hù dọa, dân sẽ sợ họ và không dám lừa gạt, mà cũng chẳng có đứa nào
gạt được họ một khi họ đã có thế lực, có tay trong tay ngoài, đám dân
đứng làm lá chắn đạn, làm chủ danh nghĩa các lô đất của họ chẳng qua là
những con tép riu, chẳng thể làm gì được họ.
Phố đáng sống của ai?
Bên ngoài khu nhà được cho là của người Trung Quốc xây dựng ở đường Phạm Hùng, Đà Nẵng. RFA photo |
Một nhà thơ sống tại Đà Nẵng, không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Chuyện xây dựng trái phép ở Đà Nẵng là một thực trạng. Người ta xây
dựng trước rồi hợp thức hóa sau, không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nơi khác ở
Việt Nam nữa. Nếu mình theo dõi người xây dựng, họ nói là họ cải tạo
thôi! Nhưng người ta tính con đường này rồi, chấp nhận xây rồi chấp nhận
bị phạt để đi vào hoạt động.”
Anh này ví von Đà Nẵng là một bài thơ. Mà đã là thơ thì đương nhiên nó
khác văn xuôi và khác báo chí, nó phải du dương, để hút hồn người ta. Và
đã là thơ thì có lúc người ta viết bằng chữ quốc ngữ, có lúc viết bằng
tiếng Tây, có lúc viết bằng tiếng Tàu, tùy vào khả năng ngôn ngữ và nhu
cầu về nhuận bút tức thời của nhà thơ.
Có vẻ như hiện tại, bài thơ Đà Nẵng là bài thơ theo thể Đường Luật và
viết để ngâm ngợi chứ không phải để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cái thời mà
bài thơ Đà Nẵng hiện đại, đậm chất lửa thi ca có vẻ như đã qua rồi, và
hiện tại, một Đà Nẵng với rác ngập các con kênh đen, với bờ biển lở lói,
với nạn xì ke ma túy, cướp giật, và trên hết là đi đâu cũng gặp người
Trung Quốc.
Chuyện xây dựng trái phép ở Đà Nẵng là một thực trạng. Người ta xây dựng trước rồi hợp thức hóa sau, không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nơi khác ở Việt Nam nữa.
- Một nhà thơ, Đà Nẵng
Ông bạn nhà thơ này nói thêm là ông không hề phản đối sự có mặt của
người Trung Quốc hay bất cứ người nào trong thành phố của ông, bởi thời
đại thế giới phẵng, người ta có thể đi du lịch khắp mặt đất, thậm chí có
thể ra khỏi hành tinh để du lịch. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ để người dân
của một quốc gia đang xâm lăng biển đảo và biên giới đi sâu vào nội điạ
du lịch mà không thể đoán được đâu là người du lịch thuần túy, đâu là
gián điệp thì mối nguy không hề nhỏ một chút nào.
Nhà thơ này đưa ra quan điểm rằng ông không hề sợ nếu như thực sự khu
nhà xây theo kiến trúc Trung Quốc là do người Trung Quốc xây dựng. Mà
ông rất là sợ nếu như khu nhà kia do người Việt Nam xây dựng theo chỉ
định, theo sự giật dây của các ông chủ Trung Quốc và khi nó hoạt động
vẫn núp bóng người Việt nhưng lại mang linh hồn Trung Hoa. Đều đó thật
đáng sợ bởi không riêng gì số ít đã ngã sang làm Việt Gian mà ngay cả
những người dân lương thiện vì đói nghèo, vì thiếu thốn và mặc cảm bởi
cái nghèo đã tự bán mình cho quỉ sứ.
Và có vẻ như hiện nay, với hàng ngàn ngôi nhà và lô đất do các ông chủ
người Việt Nam đứng tên nhưng chẳng bao giờ đến ở và bản thân họ nếu xét
về khả năng kinh tế thì có tưởng tượng cỡ nào cũng không chạm đến được
những lô đất vàng mà họ đang đứng tên. Như vậy chắc chắn phải có một sự
bất minh nào đó trong vấn đề nhà cửa tại Đà Nẵng.
Một nữ bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tư ở Đà Nẵng, cho biết,số lượng
người Trung Quốc chữa bệnh ở các bệnh viện tại Đà nẵng ngày càng đông.
Như vậy chứng tỏ họ không đơn thuần đi du lịch mà họ phải lưu trú lâu
dài. Bởi hiếm có trường hợp nào khách du lịch lại quyết định chữa những
căn bệnh không có tính cấp thời như mổ ruột thừa, chữa nhiễm trùng đường
ruột hay ngộ độc thực phẩm… mà họ chữa các căn bệnh đòi hỏi thời gian
điều trị lâu dài và chưa đến nỗi phải chữa liền như thấp khớp, viêm
xoang, chữa nha khoa, chữa mắt, đau lưng… Trong khi đó, các căn bệnh này
chữa ở Trung Quốc lại tốt hơn.
Có thể nói rằng hiện tại, không riêng gì Đà Nẵng mà hầu hết các tỉnh
thành Việt Nam, trận lốc Trung Quốc đã cuốn phăng mọi giá trị mang Việt
tính, trong đó lòng yêu nước và tính tự trọng cũng bị cuốn đi quá nhiều.
Nhóm Tường Trình Từ Việt Nam
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người Đà Nẵng nói về “phố Trung Quốc” ( Cả nước VC biến thành Trung quốc )
Một thành phố từng được mệnh danh là nơi đáng sống nhất Việt Nam, một thành phố không có trộm cắp, không có xì ke ma túy, không có cướp giật, không có người ăn xin, lang thang
Một thành phố từng được mệnh danh là nơi đáng sống nhất Việt Nam, một
thành phố không có trộm cắp, không có xì ke ma túy, không có cướp giật,
không có người ăn xin, lang thang cơ nhỡ… và ông Nguyễn Bá Thanh, lúc
sinh thời còn lạc quan tin rằng Đà Nẵng là thành phố có bờ biển đẹp nhất
hành tinh.
Sông Hàn, Đà Nẵng.AFP photo |
Nhưng câu chuyện lạc quan ấy có vẻ như đã hoàn toàn khép lại kể từ khi ông Thanh nhắm mắt xuôi tay.
Hiện tại, Đà Nẵng có tất cả mọi thứ mà thời ông Thanh không có như trộm
cướp, xì ke ma túy, giết người, bờ biển lở lói, và đặc biệt, người Trung
Quốc đầy rẫy trên thành phố đáng sống này.
Giờ chừ mà Trung Quốc xây dựng trên quê hương của Nguyễn Bá Thanh thì quá vô lý đi. Nếu ông Thanh còn sống thì không có chuyện này đâu.
- Bà Vỹ, người dân Đà Nẵng
Một người dân Đà Nẵng tên Vỹ, chia sẻ:
“Giờ chừ mà Trung Quốc xây dựng trên quê hương của Nguyễn Bá Thanh
thì quá vô lý đi. Nếu ông Thanh còn sống thì không có chuyện này đâu.
Bởi thế với những công trình xây dựng của Trung Quốc thì cứ đập, đập
càng sớm càng tốt chứ bây giờ mọi nơi trên đất nước này đều có Trung
Quốc sang xâm lấn thì… Tui thấy tình hình bất ổn quá đi! Ý kiến của tôi
là đập hết, còn quý vị cho ý kiến chứ tôi thì tôi đập hết.”
Với thâm niên hơn sáu chục năm sống và làm việc tại Đà Nẵng, chứng kiến
những đổi thay của thành phố, bà Vỹ cho rằng giá như ông Thanh giữ lại
điều ông muốn nói và kín tiếng về cái thành phố đáng sống này, chỉ để
trong di chúc thì Đà Nẵng không đến nỗi xuống cấp như hiện tại.
Cái lỗi của ông Thanh là ông đã nỗ lực cả một đời để xây dựng Đà Nẵng và
tuyên bố nó đáng sống. Và ông không lường trước được là dòng chảy người
Trung Quốc tị nạn môi trường tại Việt Nam ngày càng nhiều. Mà một khi
người tị nạn nắm thế thượng phong, chính quyền của họ nắm chóp bu chính
quyền nước cho tị nạn thì họ sẽ nhảy tót lên ghế làm ông chủ.
Bà Vỹ nói rằng bà không ngoa một chút nào khi nói người Trung Quốc đã
nhảy tót lên ghế làm chủ. Vì hầu hết, họ có nhà cửa, cơ sở trên đất Việt
Nam mà không phải tốn kém nhiều, họ chỉ cần nắm lấy cái thóp ham tiền
của một bộ phận người Việt, sau đó ném cho nhóm người này một cục tiền
để biến họ thành tay sai và tha hồ sai khiến họ đi tìm đất, mua đất,
đứng tên chủ đất để phục vụ cho họ, xây nhà cửa cho họ.
Bà Vỹ nói thêm là sở dĩ người Trung Quốc sẵn sàng ném tiền cho dân Việt
Nam đứng tên mua nhà là vì họ không những nắm cái thóp ham tiền, hèn
nhát của một bộ phận người dân mà nắm luôn cái thóp mê tiền, mê quyền
lực của giới quan chức. Một khi lấy cái vũ khí quan hệ với đám quan chức
ra hù dọa, dân sẽ sợ họ và không dám lừa gạt, mà cũng chẳng có đứa nào
gạt được họ một khi họ đã có thế lực, có tay trong tay ngoài, đám dân
đứng làm lá chắn đạn, làm chủ danh nghĩa các lô đất của họ chẳng qua là
những con tép riu, chẳng thể làm gì được họ.
Phố đáng sống của ai?
Bên ngoài khu nhà được cho là của người Trung Quốc xây dựng ở đường Phạm Hùng, Đà Nẵng. RFA photo |
Một nhà thơ sống tại Đà Nẵng, không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Chuyện xây dựng trái phép ở Đà Nẵng là một thực trạng. Người ta xây
dựng trước rồi hợp thức hóa sau, không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nơi khác ở
Việt Nam nữa. Nếu mình theo dõi người xây dựng, họ nói là họ cải tạo
thôi! Nhưng người ta tính con đường này rồi, chấp nhận xây rồi chấp nhận
bị phạt để đi vào hoạt động.”
Anh này ví von Đà Nẵng là một bài thơ. Mà đã là thơ thì đương nhiên nó
khác văn xuôi và khác báo chí, nó phải du dương, để hút hồn người ta. Và
đã là thơ thì có lúc người ta viết bằng chữ quốc ngữ, có lúc viết bằng
tiếng Tây, có lúc viết bằng tiếng Tàu, tùy vào khả năng ngôn ngữ và nhu
cầu về nhuận bút tức thời của nhà thơ.
Có vẻ như hiện tại, bài thơ Đà Nẵng là bài thơ theo thể Đường Luật và
viết để ngâm ngợi chứ không phải để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cái thời mà
bài thơ Đà Nẵng hiện đại, đậm chất lửa thi ca có vẻ như đã qua rồi, và
hiện tại, một Đà Nẵng với rác ngập các con kênh đen, với bờ biển lở lói,
với nạn xì ke ma túy, cướp giật, và trên hết là đi đâu cũng gặp người
Trung Quốc.
Chuyện xây dựng trái phép ở Đà Nẵng là một thực trạng. Người ta xây dựng trước rồi hợp thức hóa sau, không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nơi khác ở Việt Nam nữa.
- Một nhà thơ, Đà Nẵng
Ông bạn nhà thơ này nói thêm là ông không hề phản đối sự có mặt của
người Trung Quốc hay bất cứ người nào trong thành phố của ông, bởi thời
đại thế giới phẵng, người ta có thể đi du lịch khắp mặt đất, thậm chí có
thể ra khỏi hành tinh để du lịch. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ để người dân
của một quốc gia đang xâm lăng biển đảo và biên giới đi sâu vào nội điạ
du lịch mà không thể đoán được đâu là người du lịch thuần túy, đâu là
gián điệp thì mối nguy không hề nhỏ một chút nào.
Nhà thơ này đưa ra quan điểm rằng ông không hề sợ nếu như thực sự khu
nhà xây theo kiến trúc Trung Quốc là do người Trung Quốc xây dựng. Mà
ông rất là sợ nếu như khu nhà kia do người Việt Nam xây dựng theo chỉ
định, theo sự giật dây của các ông chủ Trung Quốc và khi nó hoạt động
vẫn núp bóng người Việt nhưng lại mang linh hồn Trung Hoa. Đều đó thật
đáng sợ bởi không riêng gì số ít đã ngã sang làm Việt Gian mà ngay cả
những người dân lương thiện vì đói nghèo, vì thiếu thốn và mặc cảm bởi
cái nghèo đã tự bán mình cho quỉ sứ.
Và có vẻ như hiện nay, với hàng ngàn ngôi nhà và lô đất do các ông chủ
người Việt Nam đứng tên nhưng chẳng bao giờ đến ở và bản thân họ nếu xét
về khả năng kinh tế thì có tưởng tượng cỡ nào cũng không chạm đến được
những lô đất vàng mà họ đang đứng tên. Như vậy chắc chắn phải có một sự
bất minh nào đó trong vấn đề nhà cửa tại Đà Nẵng.
Một nữ bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tư ở Đà Nẵng, cho biết,số lượng
người Trung Quốc chữa bệnh ở các bệnh viện tại Đà nẵng ngày càng đông.
Như vậy chứng tỏ họ không đơn thuần đi du lịch mà họ phải lưu trú lâu
dài. Bởi hiếm có trường hợp nào khách du lịch lại quyết định chữa những
căn bệnh không có tính cấp thời như mổ ruột thừa, chữa nhiễm trùng đường
ruột hay ngộ độc thực phẩm… mà họ chữa các căn bệnh đòi hỏi thời gian
điều trị lâu dài và chưa đến nỗi phải chữa liền như thấp khớp, viêm
xoang, chữa nha khoa, chữa mắt, đau lưng… Trong khi đó, các căn bệnh này
chữa ở Trung Quốc lại tốt hơn.
Có thể nói rằng hiện tại, không riêng gì Đà Nẵng mà hầu hết các tỉnh
thành Việt Nam, trận lốc Trung Quốc đã cuốn phăng mọi giá trị mang Việt
tính, trong đó lòng yêu nước và tính tự trọng cũng bị cuốn đi quá nhiều.
Nhóm Tường Trình Từ Việt Nam
(RFA)