Đoạn Đường Chiến Binh

Người Lính Không Quân Bá Nghệ

Tôi có người bạn, trước năm 1975 anh đã từng phục vụ trong quân chủng Không Quân QLVNCH. Anh tên là Nguyễn Vĩnh Chinh, theo Chính kể thì anh sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Việt Nam

Tôi có người bạn, trước năm 1975 anh đã từng phục vụ trong quân chủng Không Quân QLVNCH. Anh tên là Nguyễn Vĩnh Chinh, theo Chính kể thì anh sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Việt Nam, người ta thường nói: “Sinh Bắc, tử Nam”. Nhưng bạn tôi thì lại: “Sinh Bắc, Cực Nam”. Lớn lên và vật lộn với cuộc sống cực khổ ở cả hai miền. Đến nỗi sau năm 1975 tìm được tự do tại Úc Châu rồi, mà anh vẫn còn lận đận.

 

Nam 1954, lúc 6 tuổi Chính theo cha mẹ di cư vào Nam và được chính phủ Ngô Ðình Diệm đưa đến trại định cư Lạc An, Tân Uyên, Biên Hòa, bên bờ tả ngạn sông Ðồng Nai lập nghiệp. Thời đó trại định cư được thiết lập giữa vùng rừng núi hoang vu, nên ruộng vườn chưa được khai phá vào sâu trong rừng núi, nông cụ dùng để phá hoang ruộng đất còn lạc hậu và thô sơ.

 

Hàng ngày Chính phải theo bố, băng rừng vượt suối, lên mãi thượng nguồn sông Ðồng Nai để đốn tre và giang, bó lại thành từng bó, rồi lao xuống sông, thả trôi theo giòng nước về cuối nguồn nơi trại định cư, vớt lên, cưa ra thành từng khúc ngắn, chẻ thành nan, đan thúng mủng, rổ rá, nong nia, bán để kiếm tiền sinh sống.

Mẹ và chị của Chính có nhiệm vụ đem ra chợ bán sỉ cho con buôn, đem về Sàigòn bán lẻ đi khắp nơi. 

Mỗi ngày sau khi đi học về, Chính phải đan tới 5 cái phên rổ rá hoặc thúng, cho bố lên khuôn, cạp vành. 

Chính nói với tôi: Mày biết không? “Trong xóm đạo của tao có thói quen, mỗi tối các gia đình phải đọc kinh cả tiếng đồng hồ. Những lúc tụng kinh như vậy, thì cả nhà, miệng đọc kinh ê! a!! Nhưng hai tay thì cứ lùa nan, đan thúng và rổ rá đều đều, cho nên Chính rất thuần nhuyễn nghề đan lát.

 

Gần hai năm sống trong trại định cư Lạc An đã qua, ruộng rẫy và tài nguyên không mấy sáng sủa. Các linh mục lãnh đạo tinh thần công giáo của trại, đã xin chính phủ cho dân chúng đi nơi khác.

Phủ đặc ủy di cư chấp thuận và tổ chức cho toàn trại xuống chành luá (ghe lớn chở thóc, mỗi chiếc chở khoảng 50 gia đình). Một đoàn ghe như vậy gồm 10 chành lúa, cột dây nối đuôi nhau, do một chiếc tàu kéo, xuôi theo dòng Đồng Nai qua các sông và kênh rạch di cư lần thư II xuống dinh điền Cái Sắn, nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá, mãi tận cuối cùng của miền tây nam, nước Việt. Nơi đây Chính lớn khôn trong cảnh hoa thơm đồng nội, quanh năm cấy lúa và chăn trâu.

Khi vừa đặt chân xuống miền Cái Sắn, chính phủ tặng cho mỗi gia đình một con trâu hay một con bò, cùng với một căn nhà tranh vách lá, với 3 mẫu Tây ruộng.

Mỗi căn nhà tọa lạc trên một thửa đất được chia đều, ngang 30m, dài 1,200m, ruộng vườn thênh thang. Người dân bắt đầu đi vào khai khẩn ruộng vườn.

Lúc đầu chính phủ cho tổ hợp nông nghiệp đem mấy chục chiếc máy cày đến, để cày bừa khai phá đất hoang, giúp cho dân chúng gieo trồng, gầy giống lúa mạ.

Chính cũng được cha mẹ cho nhập cuộc một cách miễn cưỡng. Đến mùa gặt, anh được Bố chia cho mỗi ngày phải cắt xong một công lúa. Hết gặt thì lại xuốt lúa, rồi lại dẫn bò đạp lúa, trục lúa, gẩy rơm ra ngoài sân, chất thành đống, trong sân chỉ còn lại thóc, để mẹ Chính và các chị hốt thóc lúa lên, xàng xẩy những hạt lúa mẩy, thải hết các hạt lúa lép bay đi, rồi cho những hạt lúa tốt vô cót (bồ lúa). Lúa lép gom lại, làm mồi lửa nấu bếp.

Lúc rảnh rỗi Chính cùng với ông nội, chặt tre phất sáo diều, buông chơi, rất tài nghệ. Diều của Chính có chiếc lớn tới 3m ngang, cao 1,5 mét, có gắn giàn sáo 6 ống tiêu trên diều, lúc ban đêm ở đồng quê thanh vắng, nằm trong nhà nghe tiếng sáo diều huýt lên, thật vi vút và du dương.

 

Sau mùa gặt, mỗi buổi sáng, Chính phải thức dậy sớm đọc kinh, vội vàng ăn sáng, rồi cắp sách đi bộ khoảng 2 cây số từ nhà tới trường học. Đến chiều phải nấu cám cho heo ăn, rồi đi chăn trâu cắt cỏ như bao trẻ thơ khác cùng cảnh ngộ.

Bọn trẻ trong làng, rủ nhau đi chăn trâu, bắt chuột đồng rất là vui và cùng hát nghêu ngao:

Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ.

Ngồi mình trâu, ta rờ xừng trâu, rồi ta vuốt cái đuôi trâu” 

Có thằng còn chế ra hát: “Ngồi mình trâu, ta rờ cái lìn trâu rồi ta vuốt cái đuôi trâu” cả bọn cùng cười.

 

Vĩnh Chính kể lại cho tôi nghe: Số là vào một sáng sớm năm đó, anh chuẩn bị dắt bò ra khỏi chuồng, cho bò ăn cỏ rồi đi cầy. Anh ta vừa tháo róng chuồng bò, cầm dây dắt con bò ra khỏi cửa chuồng, thì con bò đực hứng tình, tưởng anh là con bò cái đi trước, bất chợt nhảy chồm hai chân lên, quặp lấy vai anh, nhẩy đực.

Bị sức nặng nhẩy lên vai, đè bất chợt, khiến Chính bị xụm bè chè, qụy xuống, cụp xương sống, Ba của Chính phải vội vàng lấy xuồng chở đi bệnh viện trên tỉnh cấp cứu, điều trị, nẹp xương sống. Chính bị té quị, đau toát mồ hôi, tá hỏa tam tinh, nên tức quá chử thề với con bò:

Đ.M. mày! Tao đâu có phải là con bò cái, mà mày nhảy đực tao”.

 

Sau vài tháng chữa trị lành bệnh, xương sống đã hết đau, nhưng sức khoẻ của Chính có vẻ sút giảm thấy rõ. Lo ngại cho sức khoẻ của con, bố mẹ của Chính cho anh đổi nghề.

 

Nhờ tiền dành dụm, ông bà Bô mua cho Chính một chiếc đò máy đuôi tôm, loại Tắc Rán làm đò chợ, đưa rước khách mỗi ngày. Từ đó anh trở thành người lái đò đưa khách trên sông.

 

Cứ mỗi buổi sáng, anh đón khách đi chợ, cặp bến, thu tiền khách xong, gửi đò, rồi cắp sách đến trường. Sau giờ tan học buổi trưa, đò anh lại đưa khách về nhà. Ngày ngày anh làm công việc lái đò, cũng thu được đủ tiền đóng học phí và góp thêm tài chánh giúp gia đình mua thức ăn tươi hàng ngày. Cuộc sống gia đình, từ ngày có con đò đưa khách, gia đình đã trở nên khấm khá và dễ chịu hơn.

 

Đồng lúa vùng dinh điền Cái Sắn ngày càng phát triển, dân chúng phá hoang, khai khẩn thêm ruộng đất, biến thành một dinh điền trù phú. Bỗng dưng năm 1961 – 62 một trận lũ lụt lớn tại miền Tây đã làm tan hoang ruộng vườn nhà cửa. Người dân vùng Cái Sắn lại phải tha phương cầu thực khắp đó đây để kiếm sống. Có người di chuyển cả gia đình bỏ cơ ngơi, lên vùng rừng núi, như: La Ngà, Xuân Lộc, Lâm Đồng, có người thì đi tỉnh khác lập nghiệp. Riêng Chính còn nhờ được số tiền dành dụm của nghề lái đò. Bố mẹ lo cho anh lên Sàigòn trọ học, gửi lưu trú nơi nhà của người bác họ, để Chính tiếp tục con đường học vấn, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn.

Lên Sàigòn nơi thành đô hoa lệ, nhất nhất cái gì cũng phải cần đến tiền. Chính không muốn gia đình phải bận tâm, lo lắng quá nhiều cho mình. Ngoài thời giờ đến trường, Chính đã được thằng bạn học cùng lớp, mách đi tìm việc làm để có tiền mua sách vở và tiêu vặt.

 

Đọc trên báo, mục quảng cáo cần người. Vĩnh Chính đến tòa báo tiếng Vang trên đường Phạm Ngũ Lão, xin ông chủ nhiệm Quốc Phong cho chân chạy báo và sai vặt. Sau khi kể lể hoàn cảnh của một thằng học sinh nhà quê. Ông Quốc Phong thấy Chính tướng tá có vẻ khôi ngô tuấn tú, ông nhận Chính vào làm việc và giao cho công tác tương đối nhẹ nhàng là đem các hình ảnh và bản thảo bài viết của các ký giả đến công ty Clisé Dầu đúc thành bản kẽm, rồi giao cho nhà in.

Song song với những công việc đó, Chính phải đến các quầy đại lý phân phối báo ngoại quốc trong thương xá Eden để lấy tài liệu đem về toà soạn cho Ban Biên Tập dịch và soạn thành tạp chí Điện Ảnh, xuất bản tung ra thị trường.

Ông Quốc Phong trao cho Chính chiếc xe đạp để liên lạc lo công việc. Nhờ công việc này mà trí tuệ của Chính cũng hiểu rộng thêm và biết nhiều hơn trong lãnh vực thông tin báo chí.

 

Vào thời kỳ khủng hoảng chính trị, báo chí bị kiểm soát gắt gao, một số tòa báo có khuynh hướng phản chiến, đã bị đóng cửa. Chính nghỉ việc chạy báo từ đó, anh xin ghi danh học khóa chuyên nghiệp điện tử vào buổi tối tại trường kỹ thuật Lê Văn Khương trên đường Lê Văn Duyệt, trước cổng trại quân vụ thị trấn. Chính học qua các khóa sửa chữa Radio, ráp amplifies và đã tốt nghiệp.

Một hôm thằng bạn học cùng lớp gợi ý: Mày có khiếu về ngành điện tử, tao sẽ dẫn mày đến nhà ông Bảy Xía láng giềng, kế bên nhà tao ở khu Bàn Cờ, coi họ ráp đờn điện và amplifies. Mày thử xin việc, may ra họ nhận vào ráp amplifies, thì có tiền xài lai rai đỡ khổ.  

Bảy Xía là người Hoa có óc kinh doanh về ngành điện tử, ông ta chuyên lãnh và thầu khoán các mối hàng sản xuất nhạc cụ, từ các tiệm lớn bán nhạc cụ trên đường Hồ Văn Ngà đem về nhà làm gia công, hoàn chỉnh mặt hàng, rồi giao lại cho chủ tiệm.

 

Nghe lời thằng bạn học, Chính vào gặp Bảy Xía xin thử việc, ông Bảy cho Chính quấn ổ dây điện mobile và ráp con chips cho đàn guitar điện. Bảy Xía quan sát thấy Chính cầm mỏ hàn, hàn những mối chì nối các mạch điện tử lại với nhau, có vẻ vững tay nghề, chì chảy bóng láng và chắc. Khi thử âm thanh, nghe tiếng đàn điện rất hay, không bị rè, chẳng thua gì nhạc cụ ngoại quốc.

 

Bảy Xía đắc ý, liền nhận Chính vào làm việc ngay, nhưng Chính cứ chần chừ, suy đi tính lại: “Nếu mà đi làm full time thì có tiền xài rủng rỉnh, nhưng sẽ bị thất học. Học mới là chuyện cần thiết để ấm thân và báo hiếu cha mẹ, sau này sẽ giúp cho gia đình và các em của Chính”.

 

Vĩnh Chính ngỏ ý xin Bảy Xía cho anh làm nửa buổi, tức là buổi sáng đi học, buổi chiều đến ráp đờn điện và amplifies cho ông.

 

Bảy Xía đã kết anh, nên ông ta miễn cưỡng đồng ý, rồi dặn Chính: “Nếu tao cần ra đồ gấp, thì mày phải ráng giúp tao nghe cưng. Tao có tiền, thì mày cũng có ăn”. Thế là ngày hôm sau Vĩnh Chính bắt tay vào làm việc cho Bảy Xía ngay, không chần chờ.

 

Mỗi buổi chiều, Chính ráp cho Bảy Xía được ba mặt chips, cho ba cây đờn điện (electric giutars). Bảy Xía có vẻ đắc chí về tay nghề của Chính, nên ông ta đãi ngộ cách đặc biệt, trả tiền cho Chính rất hậu hĩ. Mỗi mặt chip, Bảy Xía trả cho Chính $50 đồng tiền VN thời đó. Vị chi mỗi tháng, lương của Chính có gần $4,500 đồng. Lúc bấy giờ tiền học phí chỉ phải đóng $500 một tháng.

 

Vào thời điểm này, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam, nên phong trào nhạc kích động bắt đầu vùng lên rất mạnh. Các tiệm sản xuất nhạc cụ trên đường Hồ Văn Ngà ở Sàigòn đua nhau sản xuất các nhạc cụ điện tử, ăn cắp mốt của các hãng sản xuất nhạc cụ ngoại quốc như: Fender USA, Hofner German, Yamaha và Kawai Japan..v..v..

Chinh làm không hết việc, tối đến anh vừa phải gạo bài, vừa làm thêm. Lao động nhiều nên có vẻ mệt mỏi và biếng học.

Làm được hơn một năm, các tiệm sản xuất và bán nhạc cụ như: Quảng Thành, Phúc Trung và Phùng Đinh trên đường Hồ Văn Ngà cho người chiêu dụ Chính đến làm trực tiếp cho họ. Mấy tiệm này hứa trả lương cao hơn, khỏi qua trung gian Bảy Xía.

Vĩnh Chính giờ đây đã vững tay nghề, nên anh xin Bảy Xía nghỉ việc, ở nhà âm thầm lãnh hàng từ các tiệm về gia công, do chính chủ nhân chở tới cho anh, giống như Bảy Xía. Công việc chẳng khác gì, những người lãnh hàng may quần áo bên Úc vậy.

Cứ một cây guitar điện, ráp hoàn chỉnh 100% thì chủ nhân trả cho Chính $250 đồng VN. 

Lúc này Chính mướn nhà riêng để làm công nghệ, cùng với hai thằng bạn. Không còn lưu trú với gia đình người bác nữa.  

 

Đầu năm 1968 tết Mậu Thân, VC tấn công vào Sàigòn, khu nhà Chính ở lọt trong vùng giao chiến với VC nên bị cháy sập tan tành. Đồ đạc, sách vở bị thiêu hủy hết. Chính buồn đi lang thang trong các trại tạm trú. Cuối năm anh thi rớt tú tài, đáo hạn tuổi quân dịch, Chính tình nguyện nhập ngũ vào Không Quân ngành kỹ thuật. Qua đợt khám sức khoẻ, anh trúng tuyển.

 

Sau khi trình diện Ban Tuyển Mộ để nhận quân trang, Chính được dẫn đến phòng Nhân Viên BTLKQ, rồi đưa đi tập trung tạm trú trong Ngôi Nhà Ma gần câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Mỗi sáng sớm thức dậy, sau khi ăn sáng, đại đội tân binh của Chính được các chuẩn úy cán bộ mới ra trường từ Thủ Đức, vừa được tuyển sang Không Quân học hoa tiêu, chờ khóa học Anh Văn, hướng dẫn bọn Chính cách tập họp, tập cơ bản thao diễn và làm tạp dịch.

Đại đội tân binh của Chính được xếp thành hàng ngang ra sân cỏ tập cơ bản thao diễn, tấn công đạp lên các lùm cỏ cao qua đầu gối.

Tập dậm chân tại chỗ (các tân binh đặt cho cái tên tiếng lóng, là đạp thắng máy bay) và bước đều 1, 2, 3, 4.

Mục đích tập ở đây là để dậm cho cỏ dại nát bét và chết khô, khỏi phải cắt cỏ. 

Cứ mỗi ngày đạp thắng máy bay trên các bãi cỏ dại như vậy, 5 hoặc 6 tiếng đồng hồ. 

Chỉ trong vòng có một tuần lễ, thì các sân cỏ chung quanh Ngôi Nhà Ma đã quang đãng, trống trơn và sạch sẽ, chết hết, không còn một cọng cỏ dại.

 

Ngôi Nhà Ma tuy là một biệt thự lớn, nhưng quân số trên một đại đội tân binh, khoảng trên 100 người lưu trú, không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn vệ sinh, nên các tiểu đội phải nhận lệnh, đi lãnh xẻng cuốc về đào thêm hầm cầu tiêu dã chiến, ở ngoài sân, kế sát bên hàng rào, và lãnh gỗ cũ tháo từ két đạn ra từng mảnh, ghép thành các bàn cầu tiêu, hố xí dã chiến, ngồi lộ thiên, rồi đóng các cọc sắt chung quanh cầu tiêu, vây lại bằng vải bao bố.

Nhiều khi tân binh đang ngồi đi cầu, bị các cơn gió lớn, vén màn, thấy từng con nhộng, đang ngồi enjoy thả bom khinh khí. Nhìn mà tức cười.

 

Có những ngày Chính phải đi làm tạp dịch cắt cỏ chung quanh khu cư xá sĩ quan độc thân ở  Không Đoàn (KĐ) 33, hay được dẫn lên trình diện phòng nhân viên, lãnh việc công việc sắp xếp và soạn lại các hồ sơ quân bạ hành chánh cho thứ tự ngăn nắp. Công tác này do một quân nhân, nhân viên hành chánh hướng dẫn.

Chính còn nhớ, một hôm toán của anh được dẫn đến phòng An Phi KĐ33 trình diện làm tạp dịch, nơi đây cho xe chở 6 tân binh ra trước cổng Phi Long, với cuốc xẻng, đào lỗ chôn một tấm bảng thật to với hai câu phương châm:

Bay bổng an toàn

Lái xe cẩn thận

Phòng An Phi chỉ thị, trồng tấm bảng này, ngay trước cổng phi trường, để nhắc nhở tất cả quân nhân Không Quân cẩn trọng mỗi khi lái máy bay, hay lái xe.

 

Ngày hôm sau, toán của Chính lại được phòng An Phi dẫn ra phi đạo máy bay trực thăng, gần chỗ các Ụ Parking máy bay, dựng tấm bảng xanh chữ trắng, hai câu:

Bay dưỡng máy, sống an toàn. 

Kéo over torque trở thành sát nhân.

Để nhắn nhủ các phi công trực thăng, nên cất cánh nhẹ nhàng và đáp êm đềm (Smoothness). 

Không cất cánh kiểu cao bồi. Tăng tốc, kéo máy bay vọt nhanh lên trời cao một cách đột ngột, sẽ làm cho động cơ bị triệt sức nâng dễ bị rớt. (Kéo Over Torque)

 

Thế là Chính lại học thêm được mấy nghề nữa, như: Làm thợ mộc đóng cầu tiêu, nhân viên hành chánh, dựng bảng quảng cáo..vv.và.vv..

Qua hơn một tháng nhập ngũ, chờ khóa học, Chính đã trải qua nhiều ngành nghề, từ trong nhà ra đến ngoài trời, đều có mặt.

 

Thế rồi ngày lên đường nhập học quân sự cũng phải tới. Một buổi sáng sớm, sau khi thức dậy, đại đội tân binh của Chính được lệnh tập họp, theo thứ tự leo lên 6 chiếc xe GMC có Quân Cảnh hộ tống, chở thẳng đến khu huấn luyện quân sự trong phi trường Biên Hòa.

Đoàn convoy đến nơi, vừa dừng lại, thì những tiếng còi thổi inh ỏi ra lệnh cho tân binh vội vã khẩn cấp xuống xe, các huynh trưởng khóa đàn anh đã giàn chào sẵn, đón đại đội của Chính, một cách ân cần, bằng một màn xếp hàng, chạy 50 vòng chung quanh sân cờ, rộng khoảng 2 mẫu tây, nơi tập cơ bản thao diễn, với Sarc Marin cá nhân vác trên vai. Huynh trưởng nại lý do: Tân binh tập họp lè phè chậm trễ.

Chính kể, thằng ông nội tân binh chạy kế bên, gia đình hắn mua cho một chai xì dầu và làm cho hắn một loong Guigoz thịt chà bông mang theo, vào quân trường ăn. Có tin đồn, cơm quân trường gạo mốc, nấu nhão nhoẹt khó ăn, lại không đủ thức ăn, nên hắn đem theo thức ăn để ăn phụ.

Khi vác Sarc Marin chạy, giây cột túi bị lỏng, loong Guigoz đựng chà bông và chai xì dầu gần rớt văng ra ngoài, rơi xuống đất. Huynh trưởng trông thấy, bắt thằng nhỏ ngồi tại chỗ, đổ nguyên chai xì dầu vào loong Guigoz chà bông, yêu cầu hắn ăn cho bằng hết và ăn thật nhanh.

Thằng ông nội mới ăn được mấy miếng, thì ói mửa ra mật xanh, mật vàng. Vì chà bông khô, lại trộn lẫn với xì dầu mặn, ăn không nổi, hai thứ này quá mặn. Sau khi ói mửa, hắn mệt lử, bị té xỉu, nằm một đống.

Huynh trưởng thấy thằng nhỏ bị xỉu, một tên huynh trưởng liền chạy đi lấy xô nước lạnh xối lên mặt, rồi cởi áo hắn ra. Quạt quạt cho hắn tỉnh lại.

 

Một hồi sau, thẳng nhỏ tỉnh dậy, miệng lẩm bẩm: Thưa huynh trưởng, như thế này thì em chết mất. Tên huynh trưởng quát lớn: Ông bị phạt vì tội chê đồ ăn của “Nhà Bàn” quân đội, đứng dậy ngay, làm cho tôi 10 cái nhảy xổm rõ chưa? Thế là thằng nhỏ không dám nói năng gì nữa, vừa nhảy xổm vừa khóc hu! hu! Mặt mày tái xanh.

 

Trong thời gian huấn luyện quân sự, thỉnh thoảng đại đội của Chính được gửi sang ứng chiến tăng cường canh gác các ụ đậu máy bay của Không Đoàn 23 chiến thuật với lính cơ hữu. Có một đêm vì mệt, nên Chính ngủ quên trong thùng Conex, dùng để chứa trang cụ phi cơ. Sáng trở về trại trễ, Chính bị phạt dã chiếm, phải rửa cầu tiêu và vác cái đuôi bom bự có cánh lái, chạy mấy chục vòng sân. Chính cứ tưởng tượng như mình đang được bay phi thuyền Appollo. Vừa chạy, vừa nghĩ đến hai câu thơ các bạn cùng khóa chế ra, sau một đêm bị phạt dã chiến:

Bay Apollo ta cảm thấy bơ vơ

Đêm dã chiến hết giờ ta đợi sáng.

 

Qua 4 tháng học căn bản quân sự, Chính được chuyển về Sàigòn trình diện BTLKQ chờ khóa học sinh ngữ. Trong khi chời đợi, đại đội của Chính thường được bổ xung, thay nhau đi ứng chiến giữ an ninh vòng đai phi trường.

Chính khoái nhất là được ra ngoài đứng gác các nút chặn xét quân dịch, đối diện trung tâm tiếp huyết, hoặc đi hành quân phối hợp với cảnh sát vào khu Ngã Ba Chú Ía, hay Ngã Năm Chuồng Chó xét các động mãi dâm, dân chơi. Chính xét rất tỷ mỉ không xót một em gái nào trong khu ả đào. “Thà xét kỹ, còn hơn bỏ sót

 

Sau 3, 4 tuần chờ đợi, Chính được gửi sang trường sinh ngữ quân đội trên đường Nguyễn Văn Tráng học Anh Văn, học được 6 tháng, thi ECL xong, Chính được gửi về trường kỹ thuật Tân Sơn Nhất gần khu hàng không dân sự, học sửa máy bay trực thăng do huấn luyện viên người Mỹ hướng dẫn.

Trong thời gian học Anh Văn và học kỹ thuật Chính được cấp Sự Vụ Lệnh ngoại trú, nên mỗi tối Chính có thì giờ đi đến trường, học thêm các Course luyện thi, ôn lại lớp Đệ Nhị. Cuối năm Chính xin phép đi thi và đã đậu bằng Tú Tài I. Được trớn, anh ghi danh tiếp tục học lớp tối Đệ Nhất tại trường Văn Học trên đường Phan Thanh Giản gần quận Ba.

 

Vì có cái mã quân đội, được bớt điểm thi, nên cuối năm 1970 Chính lại dựt được cái bằng Tú Tài II ban A.

Thấy đà tiến thân rất phấn khởi, Chính liền ghi danh vào Đại Học Luật Khoa Sàigòn, anh theo học ban Quốc Tế Công Pháp.

Trong lúc còn thực tập định nghiệp, những ngày xuống ca, Chính thường đến trường Luật tham dự lớp học.

Vĩnh Chính có 3 người bạn gái rất thân, học cùng lớp ở trường luật, là: Phượng, Hoa và Bích Hằng. Ba bạn gái này thấy Chính là lính KQ hào hoa và bô trai, mặc dù là lính nhưng có tinh thần cầu tiến, nên các nàng dành cho cảm tình đặc biệt, họ đã tích cực giúp Chính, lấy tài liệu về giảng lại cho Chính những bài đã học, những ngày Chính vắng mặt ở lớp.

Bích Hằng là đệ tử ruột của thầy Lê Đình Chân và Nguyễn Huy Chiểu dạy môn hình luật, Bích Hằng làm bài thuyết trình luôn được các thầy chấm điểm cao, nhờ vậy mà Chính có cơ hội học hỏi được rất nhiều từ Bích Hằng.

Riêng Mai Hoa thì dành Chính cảm tình ưu ái nhiều hơn, nên nàng lo lắng mua các bài course của các thầy và đem về nhà, giảng giải lại cho Chính một cách tỉ mỉ rõ ràng, như một cô giáo. Chính thường hay thăm các bạn gái này để trao đổi học hỏi vào những tối học bài chung.

Sau này, khi Chính ra phục vụ đơn vị, có lần M. Hoa đã âm thầm xuống Cần Thơ thăm, với lý do tiện đi thăm bà con, rồi ghé thăm Chính.

Chính dẫn Mai Hoa đi du hí, dạo chơi khắp phố Cần Thơ, đưa Hoa đến Vườn Ổi tâm tình, dẫn nàng vào nhà hàng nổi Mỹ Xuyên, Vĩnh Ký và Bảy Rùa để thưởng thức các món ăn đặc sản đồng quê Tây Đô đề cảm ơn cô giáo Mai Hoa.

Vĩnh Chính mời Mai Hoa ở lại chơi cả tuần, nàng đưa rất nhiều tài liệu xuống Cần Thơ và giảng bài cho Chính, không thua gì các giáo sư của trường luật, thật đúng với câu: “Học thầy, không tầy học bạn”...Đặc biệt Chính được truyền đạt và học hỏi từ bạn gái nữa, thì kết quả phải là perfect rồi.            

Những ngày nghỉ tại đơn vị, Chính hay la cà vào các thư viện trong đại học Cần Thơ trau dồi sách vở, nên cuối năm 1974 Chính xin nghỉ phép thường niên về SG cùng với các bạn gái ôn bài thi. May mắn Chính đã đậu văn bằng Cử Nhân Luật cùng với bạn đồng lớp như: Đ/u K.... phòng Quân Báo Cần Thơ và Tr/ú Cao T L phi đoàn 217 và Đ/ú Hùng thương phế binh BĐQ.

 

Trong thời gian Chính còn thực tập sửa máy bay ở TSN, anh được đưa ra phục vụ ngoài phi đạo. Thoạt mới đầu toán khóa sinh của Chính được điều vào ban làm thẩm mỹ phi cơ. Nghe tên cái nghề này, cứ tưởng là oai lắm, nhưng thực tế là làm các việc tạp lục như: Lau chùi, rửa ráy các máy bay vừa đi hành quân về, lắp ráp dụng cụ phi trang, gắn ghế, cánh cửa, seat belts cho máy bay mới làm kiểm kỳ và trung tu ra xưởng..v..vv..

 

Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí. Ra đơn vị phục vụ được hơn một năm. Vào thời kỳ KQVN đang trên đà bành trướng và phát triển để thay thế quân đội Hoa Kỳ. Các phi đoàn mới được ồ ạt thành lập, nhất là các phi đoàn trực thăng đang được quân đội Hoa Kỳ chuyển giao tới tấp. KQVN mở các đợt tuyển cơ phi và xạ thủ. Chính làm đơn xin chuyển ngành sang học khóa cấp tốc Cơ Khí Viên Phi Hành.

Chính được thuyên chuyển về BTLKQ nhập chung toán khoá sinh gửi đi học phi huấn. Vì Chính đã có bằng kỹ thuật bảo trì phi cơ, nên anh được gửi ra phi đoàn 215 Thần Tượng KĐ62/SĐ2KQ Nha Trang học phi huấn trên trực thăng UH-1H 3 tháng.

 

Sau khi mãn khóa Cơ Khí Viên Phi Hành (Flight Engineering). Chính được chuyển về khu huấn luyện quân sự trong phi trường TSN học khóa đào tạo HSQ.

Mãn khóa HSQ, Chính bốc thăm và trúng cái thăn đi phục vụ Phi Đoàn tân lập 227 Hải Âu đồn trú tại Sóc Trăng.

 

Vì 227 là phi đoàn tân lập, trong thời gian chờ bổ xung quân số, Chính được gửi sang phòng kỹ thuật vũ khí, học sửa chữa súng M60 và súng Minigun 6 nòng, sau đó Chính được biệt phái qua các biệt đội Sea Wolfves Navy Gunships đóng tại Đồng Tâm Mỹ Tho, Cần Thơ, Rạch Rỏi và Năm Căn Cà Mau, thực tập cơ phi với các xạ thủ bay Gunships escort các đoàn tàu thủy tiếp tế hoặc chuyển quân bộ binh, hành quân trên các sông ngòi và sình lầy thuộc vùng 4CT.

 

Khi PĐ227 trưởng thành, chính thức nhận lệnh đảm trách hành quân, đổ quân. Pilots, Cơ phi, Xạ Thủ được gửi đi bay huấn luyện Seawofves, nhận lệnh trở về PĐ227 tham gia hành quân Vài tháng sau, Phi Đoàn Hải Âu 227 nhận được chỉ thị gửi 2 PHĐ đi học tải thương. Chính ghi tên xin tình nguyện.

Thế là Chính cùng với 2 PHĐ được Thiếu tá Phi Đoàn Trưởng cấp Sự Vụ Lệnh khăn gói rời Sóc Trăng, lên phi trường Hải Quân Bình Thủy (Binh Thuy Navy Air Field) học bay tản thương với 2 biệt đội: 57th Dust Off và 82nd Medevac của quân đội Hoa Kỳ.

 

Khi trình diện học tản thương, các PHĐ biệt phái của 4 phi đoàn: 211, 217, 225 và 227 đến trình diện Đại úy Phạm Thành Qưới trưởng toán biệt phái tản thương.

Các PHĐ biệt phái, tuy thuộc 4 phi đoàn khác nhau, nhưng coi nhau như huynh đệ, rất thân tình, hơn nữa các Pilots, Cơ Khí Viên Phi Hành và Y Tá Phi Hành đều được cắt bay riêng rẽ. Khi cắt bay Phi Vụ Lệnh thì KQVN và Hoa Kỳ bay chung với nhau để huấn luyện và học hỏi. PHĐ thường được cắt cử như sau:

-TPC Mỹ + Copilot VNAF + 1 Cơ Phi VN + 1 Y Tá Phi Hành US  hoặc 

-1 Pilot Mỹ + 1 Pilot VN + 1 Cơ Phi US + 1 Y Tá Phi Hành VN. 

 

Bay tản thương chung với quân đội Hoa Kỳ, nên phe ta dàn xếp, bỏ nhỏ với nhau, bay gồnh thêm giờ, để có dư thời giờ zọt về Sàigòn du hí.

Làm như vậy sẽ có nhiều giờ nghỉ hơn. Bởi vì mỗi người đều cầm Sự Vụ Lệnh đặc biệt trong tay, biệt phái tản thương, nên có quyền về Sàigòn bất cứ lúc nào, kể cả những ngày cấm quân. Hễ có chuyến bay tản thương nào về Sàigòn, hay có phi vụ bay liên lạc supply Sàigòn là phe ta leo lên quá giang. Đôi khi quá giang cả phi cơ Hỏa Long AC47 biệt phái xuống Cần Thơ thả hỏa châu.

Tuần nào Chính cũng có mặt ở Sàigòn 2 hoặc 3 ngày. Thời gian này PHĐ biệt phái học tản thương, rất là tự do và huy hoàng nhất. Ăn ngủ trong căn cứ Hải Quân Mỹ, cơm nhà bàn Mỹ cho ăn free, tiền lương ung dung bỏ túi, đi chơi thì dùng Sự Vụ Lệnh biệt phái học bay tản thương với US Army.

 

Những tuần đầu mới đến Bình Thủy, biệt đội Dust Off gửi Chính sang bệnh viện 3 dã chiến Hoa Kỳ trong căn cứ Hải Quân học khóa cấp y tá Paramedics (căn bản First Aid về Y Tế tản thương và cấp cứu). Học cách băng bó, sang nước biển, loading băng ca lên máy bay, cách điều khiển rescue hoist (cần trục) thả nôi, băng ca xuống bốc thương binh, nơi những bãi đáp mà máy bay không thể đáp xuống bốc thương binh được, phải hover trên không. Bay lên phi trường Trảng Lớn, thực tập bốc thương với toán Lôi Hổ trong rừng, bay ra biển Râch Giá thực tập đáp ở các hòn đào như: Hòn Khoai, Hòn Rái, trên núi như: Núi Sóc, núi Dài, núi Cấm..vv...

 

Trong thời gian phục vụ cho Biệt Đội Tản Thương, Chính được Phi Đội Trưởng giao trách nhiệm làm trưởng toán Cơ Khí Viên Phi Hành (Crewchief Flight Leader), điều hành và cắt phi vụ lệnh cho các HSQ Cơ Phi của Biệt Đội, kiêm HSQ chiến tranh chính trị Biệt Đội.

Sau khi thành lập Biệt Đội Tản Thương Việt Nam, cứ mỗi tam cá nguyệt, Chính cùng với SQ chiến tranh chính trị của Biệt Đội cho xuất bản tờ bích báo Hồng Điểu (tờ báo tường của Biệt Đội), để các họa sĩ và các cây bút trong Biệt Đội có dịp múa máy thi thố tài năng. Vĩnh Chính thích nhất tranh hí họa và xì trum của họa sĩ Nguyễn Độ (Tr/sĩ Độ đầu bư).

Tờ bích báo Hồng Điểu được anh em trong biệt đội phấn khởi tham gia, nhiều khi phải thêm trang mới đủ chỗ cho các cây viết của “cây nhà lá vườn”.

Biệt phái phục vụ ở Biệt Đội Tản Thương hơn một năm. Sau đó BTLKQ ký sắc lệnh thành lập Phi Đội Tản Thương 259H/KĐ64/SĐ4KQ, thì Chính nộp đơn xin đi học khóa 27 SQ Đà Lạt, nhưng vì thủ tục hành chánh của hệ thống quân giai QLVNCH chậm như rùa, nên khi đơn xin của Chính chuyển tới BTTM/QLVNCH thì đã trễ khóa thi tuyển nhập học.

Anh đành ôm mộng chiến chinh, chờ mãi đến giữa năm 1973 đơn xin theo học khóa hoa tiêu dành cho lính cơ hữu, Chính mới được BTLKQ chấp thuận.

Sau khi có kết quả khám sức khoẻ, Chính ký skies rời đơn vị về BTLKQ chờ làm thủ tục học ôn sinh ngữ chuyển ngành hoa tiêu.

Xui cho Chính sau khoá học Anh văn, chương trình du học (Over sea training) bị cắt giảm, nên Chính phải học bay tại Việt Nam và được gửi ra TTHLKQ Nha Trang, qua trường bay học địa huấn, mãn khóa địa huấn, anh được gửi qua phi đoàn huấn luyện học bay trực thăng HUEY UH-1H quốc nội.

 

Những ngày cuối của tháng Tư đen 1975. Cùng với làn sóng quân đội tháo chạy. Chính bỏ đơn vị, tan hàng trốn chạy về Sàigòn, rũ áo quân đội.

Sau ngày 30/4 anh ra trình diện bọn VC quân quản. Vì Chính còn đang là SVSQ mang con cá vàng, bọn quân quản xếp Chính vào diện HSQ cao cấp, nên chỉ phải đi tập trung học cải tạo ít tuần ở Sàigòn và làm công tác tại quận địa phương vài tháng. 

Miễn cải tạo, Chính theo người chú họ đi buôn lạc xoong ở chợ trời. Ông chú của Chính trước năm 1975 là một HSQ địa phương quân, chuyên gác ở cầu xa lộ Tân Cảng. Ông biết nhiều về nguồn ngạch chợ đen và vận chuyển hàng hóa với người Hoa tại chợ Thiếc.

Chợ Thiếc là nơi buôn bán bất kể các loại hàng, từ mua đi, bán lại cho đến hàng ăn cắp. Chính từ đó trở thành tên thương gia bất đắc dĩ, đầu nậu đủ thứ mặt hàng kể cả mua, bán các đồ chôm chĩa. Vĩnh Chính giờ đây là một tên thợ gỡ rất nhanh, chỉ trong vòng mấy phút, Chính có thể làm thịt xong một chiếc xe Honda mới mua của dân chôm chĩa. Mặc dù Chính không phải là dân mại chĩa, nhưng là đồng lõa, đồng phạm. Các cơ phận xe được gỡ ra và phân tán từng mảnh đem ra chợ trời mại ngay tức khắc. Đói ăn vụng, túng làm càn. XHCN đã đạo tạo Chính thành tên tội phạm bất đắc dĩ.

Sau ngày mất nước 30-4, Chính từ một chàng KQ hào hoa đã trở thành tên đầu nậu, kết bè kết bạn với băng đạo chích chuyên nghiệp, di động khắp các chợ Trời Sàigòn. Chính kể nhiều chuyện về cách lường gạt, bán hàng cho dân cán ngố Bắc Kỳ thật hấp dẫn, không đủ giấy bút để kể lại.

 

Cuối năm 1976 Chính được người anh họ làm cán bộ từ bắc vào nam, nhận họ hàng, chỉ dẫn cho Chính đến Liên Đoàn 6 Địa Chất trên đường Yên Đổ, xin làm việc trong ngành cơ khí. Chính đến phòng nhân viên LĐ6ĐC trình những bằng cấp kỹ thuật KQ mà anh đã từng học. Liên Đoàn 6 Địa Chất nhận Chính cho vào làm công nhân hợp đồng một cách dễ dàng. Vì cơ quan khai thác địa chất của chính quyền VNCH bỏ lại rất nhiều dụng cụ, máy móc sản xuất từ Mỹ, mà bọn VC thì dốt đặc tiếng Anh, nên không biết cách xử dụng, phải cần đến những chuyên viên biết tiếng Anh như Chính, hướng dẫn chúng.

 

Những ngày đầu làm cho LĐ6ĐC, Chính được điều xuống xưởng Cơ Khí 6, VC gọi tắt là CK6. Họ cho Chính nhập bọn đi theo, hộ vệ nhóm kỹ sư Bắc Kỳ. Mục đích mấy đồng chí Vẹm muốn xử dụng Chính làm thông dịch viên, hướng dẫn xử dụng các cuốn Technical Manual để vận hành và sửa chữa các máy móc thiết bị của các dàn khoan hầm mỏ mà Mỹ bỏ lại. Nhiều máy móc bị phá hủy, VC cần Chính để chỉ cho họ cách tái tạo, gạn lọc các phụ tùng còn hữu dụng, gom góp, lắp ráp thay thế các cơ phận hư hại nhẹ, để cho các máy có thể hoạt động trở lại. Chính đã giúp rất nhiều cho VC.

Cán bộ thấy kế hoạch này khá thành công, họ tin tưởng nơi Chính, nên dành cho anh nhiều ưu đãi, giao cho Chính lái xe pick up của cơ quan, đưa các kỹ sư VC đi đến các đội khoan đang thăm dò khóang sản thị sát.

Chính tỏ ra tử tế, lấy lòng họ, để có dịp đi thăm lại nhiều nơi như: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Lâm Đồng, Bảo Lộc, Phan Thiết, bất cư nơi nào có các đội khoan của LĐ6ĐC đang khoan thăm dò địa chất, hay quặng mỏ, thì Chính đều có mặt.

Công nhân hợp đồng như Chính làm không đủ ăn, cơ quan bán cho ít nhu yếu phẩm nhỏ giọt, lâu lâu lại còn phải lỡi ngãi bao ăn uống bọn cán bộ để giữ Jobs khỏi phải đi kinh tế mới. Nhiều lần, Chính cố tình xuống Sóc Trăng và Rạch Giá với ý đồ nghiên cứu, tìm đường vượt biển.

Một hôm Chính giả bộ xin nghỉ phép về Cái Sắn thăm gia đình, để cùng với thằng bạn có nhà ở Rạch Sỏi lên kế hoạch vượt biên. Lần vượt biên đầu tiên ghe của Chính vừa ra đến kinh Tắc Cậu thì bị bắt. Chính bị tóm cổ vô ấp nằm, sau đó bị đưa xuống Miệt Thứ, U Minh Hạ, kênh làng thứ 8 cải tạo.

 

Thời gian cải tạo, Chính được ban quản giáo cho đi chăn bò và chăn vịt. Chính nhờ có cái mồm nói chuyện có duyên với người chung quanh, nên bọn cán bộ VC cũng có cảm tình với Chính.

Quản giáo thường giao cho Chính các công việc hậu cần. Chính thường lén lút chĩa cơm cháy của nhà bếp cho mấy thằng bạn tù chung.

Quả thật ông bà nói: “Miệng lưỡi đỡ chân tay”. Thỉnh thoảng Chính lại dạy cho mấy tên cán ngố một vài câu Anh văn, kể chuyện tiếu lâm cho chúng nghe và hướng dẫn cho chúng xử dụng các máy móc, tịch thu của các cơ quan chính phủ VNCH.

Cải tạo vài tháng, thì Chính được tha về. Người anh ruột của Chính đã mai mối chuẩn bị ghe vượt biển sẵn. Khi Chính vừa được thả tù ra vài tháng, là 4 anh em của Chính cùng với nhóm bạn, dùng giấy tờ giả, rút dù vượt biên ngay.

Trong chuyến vượt biên lần thứ II này, Chính được giao cho làm thợ máy và phụ lái ghe. Nghề này Chính đã có kinh nghiệm từ nhỏ, khi còn đi học ở Cái Sắn đã lái ghe rồi, học địa huấn KQ nữa, nên check hải đồ và lái ghe rất dễ dàng.

Thoát khỏi nanh vuốt Cộng Sản, qua 6 ngày lênh đênh trên biển cả, ghe của Chính cặp vào bờ biển Kuala Trenganu, Mã Lai lúc xế chiều.

Vừa cặp bờ, thì bị Task Force Mã Lai đuổi ra, đàn ông bị chúng lấy báng súng đánh đập tàn nhẫn, thê thảm, bắt lội xuống biển đẩy ghe trở ra khơi, không cho lên bờ.

 

Khoảng nhá nhem tối, thì Hội Hồng Thập Tự được tin báo, họ đến xin Task Force cho ghe của Chính được vào bờ, rồi sau đó dẫn vào tạm trú trong trại Marang.

Ngày hôm sau Cao Ủy LHQ cho xuống tàu, chở ra trại tỵ nạn trên đảo Pulau Bidong. 

 

Những ngày lưu vong ở đảo Pulau Bidong, lúc bấy giờ người tỵ nạn quá đông, có khoảng trên 50,000 người, sống chen chúc trên một khoảng đất nhỏ trên bãi biển của đảo hoang Pulau Bidong. Chính phải lên rừng chặt cây, cất lều tạm trú, đốn củi về nấu bếp, sau đó được anh em cựu quân nhân và bạn bè đến trước nâng đỡ, giới thiệu Chính vào làm trong ban tiếp liệu phát đồ supplies và lương thực, rồi lại được chuyển qua ban cấp thủy, phát nước cho bà con trong trại. Làm ở chỗ nào Chính cũng có thêm bạn bè để tán gẫu.

Sau 4 tháng nằm chờ ở đảo Pulau Bidong để đi Mỹ. Thấy chờ đi Mỹ quá lâu, nên anh em Chính nộp đơn xin đi Úc định cư, mặc dầu Chính đã được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và cho tuyên thệ. Phái đoàn Úc sau khi phỏng vấn, đã đóng mộc approved ngay. Vì có người thân bảo lãnh, chỉ ba tuần sau đó anh em Chính đã có mặt, định cư tại Úc Châu.

 

Đến Adelaide được vài tháng, gia đình người Úc bảo trợ thấy khả năng Anh văn của Chính đủ vững để đi tìm việc. Gia đình bảo trợ cho Chính là một vị giám đốc của công ty du lịch, ông bà Eric Winter có nông trại rất lớn và rộng trên đảo Kangaroo, do một Cổ Đông điều hành.

Ông Eric Winter hỏi Chính có muốn đi làm farm, thì ông bà sẽ dẫn ra đảo làm Farm để kiếm tiền. Chính say “Yes” ngay, hai hôm sau chính ông bà Eric Winter cùng đi với Chính trên chuyến bay Cessna riêng của nhà, bay sang đảo Kangaroo, đáp ngay trên sân bay của nông trại. Ông Eric Winter giới thiệu Chính cho người chủ trang trại là gia đình ông Tom Wooley. Chính được Tom giao cho cái job lái máy cày. Tom chỉ dẫn cho Chính cách xử dụng chiếc tractor lớn loại John Deer 255 mã lực, kéo giàn bừa gần 100 lưỡi lớn, nhỏ.  

Tom Wooley có vẻ hài lòng về sáng kiến và tánh siêng năng cần cù của Chính. Tom làm form payment slip và trả lương cho Chinh $165 / tuần, thời đó công nhân làm cho hãng sản xuất xe chỉ có $142 / tuần.

Ngoài những lúc cầy bừa, Chính được giao thêm cho cái job lái xe ủi phá cây rừng Gum Tree. 

Tuần nào không đi cầy, thì có công tác đi ủi cây và nhổ gốc cây, hoặc ra các Paddock chăn trừu, chăn bò với các công nhân người Úc, hoặc hốt lông trừu đóng kiện hàng, sau khi mấy công nhân cắt, hớt lông trừu (shearing sheep) quăng ra.

Nơi nông trại, Chính còn học thêm được những cách chăm sóc Bò, Trừu, cho chúng uống thuốc và chích thuốc, tiêm chủng bằng máy. Cách lùa Bò, Trừu vào chuồng, cùng với bầy chó (Sheep’s Dogs).

Chẳng bao lâu Chính thuần nhuyễn các công việc chủ giao. Ông chủ rất thích và muốn giữ Chính ở lại định cư trên đảo Kangaroo Island.

Thực tâm của Chính lúc này là đang cần tiền giúp gia đình bên Việt Nam, chứ chôn chân bên đảo thì còn gì là cuộc đời trai trẻ nữa. Con gái Tom Wooley là Julie cũng rất xinh, nếu muốn kết duyên, chắc nàng cũng không ngại từ chối. Cuối tuần Chính và Julie thường có những cuộc trao đổi Chat Chít với nhau rất ăn ý. Kẹt cái Chính còn cái Rờ moọc bên VN đang chờ bảo lãnh, nên chàng đành give up.

 

Ở trên đảo Kangaro rất buồn, nhiều đêm nằm nghĩ mông lung, Chính tự than thân, trách phận và gán cho mình một số kiếp hẩm hiu:

Số mình trán thấp, đầu to

Suốt đời chỉ có chăn bò, giữ trâu

 

Làm được một thời gian, anh em của Chính ở Adelaide, nhắn Chính phải trở về đất liền xum họp. Đây là ý kiến bắt buộc của Bố Mẹ của Chính bên Việt Nam. Ông Bà cặn dặn, 4 anh em đi bất cứ nơi đâu, cũng phải sống chết bên nhau.

Thế là Chính đành phải xin ông chủ T. Wooley cho từ giã fram trở về đất liền. 

Trở lại Adelaide Chính theo bạn bè đi làm đủ các thứ farm: Nhặt khoai tây, hái cà chua, dưa leo, capsicum, vặt nho, bẻ cam, hái táo.

Job hái táo, bạn bè thường gọi nhau là hành nghề “Táo Đeo”. Mỗi công nhân trước khi leo lên thang hái táo, phải đeo trước ngực một cái túi vải, để vặt táo, bỏ vào túi.

Nghỉ làm farm, Chính xin được việc làm trong hãng sản xuất nông cụ John Shear vùng Kilkeny. Vì Chính có nhiều kinh nghiệm về ngành nông nghiệp ở Kangaroo Island, nên hãng John Shear nhận và giao cho anh điều khiển các máy dập sắt, làm lưỡi cầy, lưỡi bừa và trui luyện chúng. Chính có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đôi khi sang kiến (suggestion) của Chính được Ban Kỹ Thuật của hãng trao giải thưởng lên tới cả $1,000 dollars.

 

Năm 1984 hãng John Shear có kế hoạch phát triển rộng lớn, quyết định dời xưởng xuống tỉnh Murray Bridge, cách Adelaide gần 100 cây số về hướng nam. Dời xưởng sản xuất xuống vùng quê để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Chính không muốn đi theo, nên hãng trả cho anh một cái Lay off Package, để làm vốn.

Chính nghỉ John Shear, anh đến hãng Taylor’s Chemical Engineering xin việc, thì được nhận vào ban kiểm phẩm hóa chất và đóng các kiện hàng xuất khẩu.

 

Ngoài những giờ làm việc hàng ngày, cuối tuần Chính cùng với vài người bạn xuống farm giết heo, giết bò ra thịt, bán chui thịt tươi và tiết canh cho bà con đồng hương, có khi phụ giúp mấy đứa em bán tiệm thực phẩm Á Châu.

Làm cho hãng Taylor hơn một năm, thì hãng thất bại đóng cửa. Chính chạy sang hãng sản xuất xe xin việc, hãng Holden nhận Chính. Thọat đầu Foreman giao cho Chính cái job lau, chùi đánh bóng xe thô chưa sơn, trước khi xe chạy vào hầm kiếng có đèn sáng, để Inspector kiểm soát mặt phẳng của thân xe. Sau đó họ từ từ đưa anh đi làm các jobs khác như: Điều khiển máy dập khuôn, thợ hàn, ..vv..v..

Những năm kế tiếp, kỹ thuật Robot phát triển, Chính được chuyển sang khu làm khung cửa, điều khiển giàn computers kếch xù, chỉ huy 4 tên Robots bẻ khung làm parts, hàn tig welder.

 

Chính làm việc trong hãng xe Holden được gần 19 năm, thì hãng học theo phương cách của Nhật, bán Jobs ra ngoài cho các công ty nhỏ ký Sub Contract. Khu Chính làm bị bán 80% Jobs cho các công ty nhỏ. Một lần nữa Chính lại được một cái  Lay Off Packaged về hưu non.

 

Bấy giờ, tuổi của Chính đang từ từ bước đến lục tuần, xin việc rất khó. Nghỉ làm được hơn một tháng, Chính cảm thấy buồn và chán nản, anh bàn với gia đình, ghi tên đi học lại. Vợ Chính bật đèn xanh cấp phép, cho anh ghi tên đi học trường TAFE.

Sau hơn hai năm dùi mài kinh sử, Chính tốt nghiệp với văn bằng Diplomat Community Health Services. 

Giựt được mảnh bằng trường TAFE anh vác bằng đến cơ quan The Migrant Health Services xin việc, (Y Tế Di Dân) nhận cho Chính làm Part Times trong chương trình hướng dẫn sức khoẻ Cộng Đồng. Lợi dụng thời gian còn dư thừa, rảnh rỗi. Chính ghi danh vào trường đại học UniSA. Qua kỳ thi sát hạch, Chính được nhận nhập học. Anh xin học bán thời phân khoa Kế Hoạch Phát Triển Đô Thị và Môi Sinh (Urban planing and Environment), Chính lẽo đẽo cắp sách đến UniSA mài đũng quần trở lại, trường kỳ kháng chiến với 8 năm học part time dài lê thê.

Theo như Chính kể, nếu đường đời cứ bằng phẳng, thì hy vọng anh sẽ thành cụ cử vào năm 65 tuổi. Cụ cử mà chống gậy đi xin việc, thì bố thằng chủ nào dám nhận, nên Chính cứ tự phát biểu những câu an ủi: Biết là già rồi đấy! Nhưng tớ cứ học để cho biết với đời, biết đâu mình sẽ đem cái học của mình ra giúp cho con cháu chút ít kiến thức bửu bối.

 

Những giờ rảnh rỗi cuối tuần Chính xin đi dạy tiếng Việt cho các trường Việt Ngữ tại Adelaide để giúp giới trẻ bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam nơi hải ngoại.

Nói đúng ra là Chính đang lo cho chính bản thân anh, có lẽ Chính bị ám ảnh, mai mốt sẽ bị câm. Vì sống lâu ở Úc, có ngày anh sẽ quên cả tiếng Mẹ đẻ, mà tiếng Anh, tiếng Úc thì anh lại nói không rành.

 

Chính biết thân phận đang tuổi về già, không làm gì ra tiền, nên sau giờ học, anh hy sinh nhận các công tác nội trợ, vợ giao cho. Hàng ngày phải rửa chén, hút bụi lau nhà, giặt dũ, ủi quần áo cho cả gia đình. Chính nói: Nếu như còn ở bên Việt Nam, thì chắc chắn các bạn đã tặng cho tôi hai câu ca dao:

Làm trai rửa chén quyét nhà

Vợ gọi thì dạ. Bẩm bà con đây

Chính rất vui, khi được hầu vợ. Vì trước kia, lúc bị đi tù cải tạo, nàng đã vật vả “tay xách, nách mang” đi tham nuôi, tiếp tế. Giờ đây, được hầu vợ là dịp để báo hiếu và tạ ơn nàng rồi.

Chính nhớ, có những ông đi tù cải tạo, còn đội nguyên cả con khô mực của vợ lên đầu cho đỡ lạnh và để ngửi cho đỡ nhớ vợ con cơ mà!

Nghĩ cho cùng, thì không nghề nào mà Chính không có mặt, từ thằng Cu Ly cho đến Thầy Giáo. Chính luôn vỗ ngực hãnh diện là một người Ka Qu hào hoa, đa tài và bá nghệ.

Tôi nói với Chính: “Thôi đi cha nội” 

Nghề nào anh cung kinh qua

Chỉ còn đỡ đẻ, rỡ nhà thì chưa   (rỡ nhà = tiếng lóng của nghề đạo chích)

 

Rất tiếc vợ của Chính đã qua cái tuổi ngũ tuần rồi. Nếu không thì chị nhà cũng sẽ cho Chính thực tập thêm cái nghề “Mid Wife” nữa, chứ chẳng phải dỡn chơi đâu?

Còn nghề đạo chích, rỡ nhà, đối với Chính thì còn phải xét lại.. 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Lính Không Quân Bá Nghệ

Tôi có người bạn, trước năm 1975 anh đã từng phục vụ trong quân chủng Không Quân QLVNCH. Anh tên là Nguyễn Vĩnh Chinh, theo Chính kể thì anh sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Việt Nam

Tôi có người bạn, trước năm 1975 anh đã từng phục vụ trong quân chủng Không Quân QLVNCH. Anh tên là Nguyễn Vĩnh Chinh, theo Chính kể thì anh sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Việt Nam, người ta thường nói: “Sinh Bắc, tử Nam”. Nhưng bạn tôi thì lại: “Sinh Bắc, Cực Nam”. Lớn lên và vật lộn với cuộc sống cực khổ ở cả hai miền. Đến nỗi sau năm 1975 tìm được tự do tại Úc Châu rồi, mà anh vẫn còn lận đận.

 

Nam 1954, lúc 6 tuổi Chính theo cha mẹ di cư vào Nam và được chính phủ Ngô Ðình Diệm đưa đến trại định cư Lạc An, Tân Uyên, Biên Hòa, bên bờ tả ngạn sông Ðồng Nai lập nghiệp. Thời đó trại định cư được thiết lập giữa vùng rừng núi hoang vu, nên ruộng vườn chưa được khai phá vào sâu trong rừng núi, nông cụ dùng để phá hoang ruộng đất còn lạc hậu và thô sơ.

 

Hàng ngày Chính phải theo bố, băng rừng vượt suối, lên mãi thượng nguồn sông Ðồng Nai để đốn tre và giang, bó lại thành từng bó, rồi lao xuống sông, thả trôi theo giòng nước về cuối nguồn nơi trại định cư, vớt lên, cưa ra thành từng khúc ngắn, chẻ thành nan, đan thúng mủng, rổ rá, nong nia, bán để kiếm tiền sinh sống.

Mẹ và chị của Chính có nhiệm vụ đem ra chợ bán sỉ cho con buôn, đem về Sàigòn bán lẻ đi khắp nơi. 

Mỗi ngày sau khi đi học về, Chính phải đan tới 5 cái phên rổ rá hoặc thúng, cho bố lên khuôn, cạp vành. 

Chính nói với tôi: Mày biết không? “Trong xóm đạo của tao có thói quen, mỗi tối các gia đình phải đọc kinh cả tiếng đồng hồ. Những lúc tụng kinh như vậy, thì cả nhà, miệng đọc kinh ê! a!! Nhưng hai tay thì cứ lùa nan, đan thúng và rổ rá đều đều, cho nên Chính rất thuần nhuyễn nghề đan lát.

 

Gần hai năm sống trong trại định cư Lạc An đã qua, ruộng rẫy và tài nguyên không mấy sáng sủa. Các linh mục lãnh đạo tinh thần công giáo của trại, đã xin chính phủ cho dân chúng đi nơi khác.

Phủ đặc ủy di cư chấp thuận và tổ chức cho toàn trại xuống chành luá (ghe lớn chở thóc, mỗi chiếc chở khoảng 50 gia đình). Một đoàn ghe như vậy gồm 10 chành lúa, cột dây nối đuôi nhau, do một chiếc tàu kéo, xuôi theo dòng Đồng Nai qua các sông và kênh rạch di cư lần thư II xuống dinh điền Cái Sắn, nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá, mãi tận cuối cùng của miền tây nam, nước Việt. Nơi đây Chính lớn khôn trong cảnh hoa thơm đồng nội, quanh năm cấy lúa và chăn trâu.

Khi vừa đặt chân xuống miền Cái Sắn, chính phủ tặng cho mỗi gia đình một con trâu hay một con bò, cùng với một căn nhà tranh vách lá, với 3 mẫu Tây ruộng.

Mỗi căn nhà tọa lạc trên một thửa đất được chia đều, ngang 30m, dài 1,200m, ruộng vườn thênh thang. Người dân bắt đầu đi vào khai khẩn ruộng vườn.

Lúc đầu chính phủ cho tổ hợp nông nghiệp đem mấy chục chiếc máy cày đến, để cày bừa khai phá đất hoang, giúp cho dân chúng gieo trồng, gầy giống lúa mạ.

Chính cũng được cha mẹ cho nhập cuộc một cách miễn cưỡng. Đến mùa gặt, anh được Bố chia cho mỗi ngày phải cắt xong một công lúa. Hết gặt thì lại xuốt lúa, rồi lại dẫn bò đạp lúa, trục lúa, gẩy rơm ra ngoài sân, chất thành đống, trong sân chỉ còn lại thóc, để mẹ Chính và các chị hốt thóc lúa lên, xàng xẩy những hạt lúa mẩy, thải hết các hạt lúa lép bay đi, rồi cho những hạt lúa tốt vô cót (bồ lúa). Lúa lép gom lại, làm mồi lửa nấu bếp.

Lúc rảnh rỗi Chính cùng với ông nội, chặt tre phất sáo diều, buông chơi, rất tài nghệ. Diều của Chính có chiếc lớn tới 3m ngang, cao 1,5 mét, có gắn giàn sáo 6 ống tiêu trên diều, lúc ban đêm ở đồng quê thanh vắng, nằm trong nhà nghe tiếng sáo diều huýt lên, thật vi vút và du dương.

 

Sau mùa gặt, mỗi buổi sáng, Chính phải thức dậy sớm đọc kinh, vội vàng ăn sáng, rồi cắp sách đi bộ khoảng 2 cây số từ nhà tới trường học. Đến chiều phải nấu cám cho heo ăn, rồi đi chăn trâu cắt cỏ như bao trẻ thơ khác cùng cảnh ngộ.

Bọn trẻ trong làng, rủ nhau đi chăn trâu, bắt chuột đồng rất là vui và cùng hát nghêu ngao:

Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ.

Ngồi mình trâu, ta rờ xừng trâu, rồi ta vuốt cái đuôi trâu” 

Có thằng còn chế ra hát: “Ngồi mình trâu, ta rờ cái lìn trâu rồi ta vuốt cái đuôi trâu” cả bọn cùng cười.

 

Vĩnh Chính kể lại cho tôi nghe: Số là vào một sáng sớm năm đó, anh chuẩn bị dắt bò ra khỏi chuồng, cho bò ăn cỏ rồi đi cầy. Anh ta vừa tháo róng chuồng bò, cầm dây dắt con bò ra khỏi cửa chuồng, thì con bò đực hứng tình, tưởng anh là con bò cái đi trước, bất chợt nhảy chồm hai chân lên, quặp lấy vai anh, nhẩy đực.

Bị sức nặng nhẩy lên vai, đè bất chợt, khiến Chính bị xụm bè chè, qụy xuống, cụp xương sống, Ba của Chính phải vội vàng lấy xuồng chở đi bệnh viện trên tỉnh cấp cứu, điều trị, nẹp xương sống. Chính bị té quị, đau toát mồ hôi, tá hỏa tam tinh, nên tức quá chử thề với con bò:

Đ.M. mày! Tao đâu có phải là con bò cái, mà mày nhảy đực tao”.

 

Sau vài tháng chữa trị lành bệnh, xương sống đã hết đau, nhưng sức khoẻ của Chính có vẻ sút giảm thấy rõ. Lo ngại cho sức khoẻ của con, bố mẹ của Chính cho anh đổi nghề.

 

Nhờ tiền dành dụm, ông bà Bô mua cho Chính một chiếc đò máy đuôi tôm, loại Tắc Rán làm đò chợ, đưa rước khách mỗi ngày. Từ đó anh trở thành người lái đò đưa khách trên sông.

 

Cứ mỗi buổi sáng, anh đón khách đi chợ, cặp bến, thu tiền khách xong, gửi đò, rồi cắp sách đến trường. Sau giờ tan học buổi trưa, đò anh lại đưa khách về nhà. Ngày ngày anh làm công việc lái đò, cũng thu được đủ tiền đóng học phí và góp thêm tài chánh giúp gia đình mua thức ăn tươi hàng ngày. Cuộc sống gia đình, từ ngày có con đò đưa khách, gia đình đã trở nên khấm khá và dễ chịu hơn.

 

Đồng lúa vùng dinh điền Cái Sắn ngày càng phát triển, dân chúng phá hoang, khai khẩn thêm ruộng đất, biến thành một dinh điền trù phú. Bỗng dưng năm 1961 – 62 một trận lũ lụt lớn tại miền Tây đã làm tan hoang ruộng vườn nhà cửa. Người dân vùng Cái Sắn lại phải tha phương cầu thực khắp đó đây để kiếm sống. Có người di chuyển cả gia đình bỏ cơ ngơi, lên vùng rừng núi, như: La Ngà, Xuân Lộc, Lâm Đồng, có người thì đi tỉnh khác lập nghiệp. Riêng Chính còn nhờ được số tiền dành dụm của nghề lái đò. Bố mẹ lo cho anh lên Sàigòn trọ học, gửi lưu trú nơi nhà của người bác họ, để Chính tiếp tục con đường học vấn, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn.

Lên Sàigòn nơi thành đô hoa lệ, nhất nhất cái gì cũng phải cần đến tiền. Chính không muốn gia đình phải bận tâm, lo lắng quá nhiều cho mình. Ngoài thời giờ đến trường, Chính đã được thằng bạn học cùng lớp, mách đi tìm việc làm để có tiền mua sách vở và tiêu vặt.

 

Đọc trên báo, mục quảng cáo cần người. Vĩnh Chính đến tòa báo tiếng Vang trên đường Phạm Ngũ Lão, xin ông chủ nhiệm Quốc Phong cho chân chạy báo và sai vặt. Sau khi kể lể hoàn cảnh của một thằng học sinh nhà quê. Ông Quốc Phong thấy Chính tướng tá có vẻ khôi ngô tuấn tú, ông nhận Chính vào làm việc và giao cho công tác tương đối nhẹ nhàng là đem các hình ảnh và bản thảo bài viết của các ký giả đến công ty Clisé Dầu đúc thành bản kẽm, rồi giao cho nhà in.

Song song với những công việc đó, Chính phải đến các quầy đại lý phân phối báo ngoại quốc trong thương xá Eden để lấy tài liệu đem về toà soạn cho Ban Biên Tập dịch và soạn thành tạp chí Điện Ảnh, xuất bản tung ra thị trường.

Ông Quốc Phong trao cho Chính chiếc xe đạp để liên lạc lo công việc. Nhờ công việc này mà trí tuệ của Chính cũng hiểu rộng thêm và biết nhiều hơn trong lãnh vực thông tin báo chí.

 

Vào thời kỳ khủng hoảng chính trị, báo chí bị kiểm soát gắt gao, một số tòa báo có khuynh hướng phản chiến, đã bị đóng cửa. Chính nghỉ việc chạy báo từ đó, anh xin ghi danh học khóa chuyên nghiệp điện tử vào buổi tối tại trường kỹ thuật Lê Văn Khương trên đường Lê Văn Duyệt, trước cổng trại quân vụ thị trấn. Chính học qua các khóa sửa chữa Radio, ráp amplifies và đã tốt nghiệp.

Một hôm thằng bạn học cùng lớp gợi ý: Mày có khiếu về ngành điện tử, tao sẽ dẫn mày đến nhà ông Bảy Xía láng giềng, kế bên nhà tao ở khu Bàn Cờ, coi họ ráp đờn điện và amplifies. Mày thử xin việc, may ra họ nhận vào ráp amplifies, thì có tiền xài lai rai đỡ khổ.  

Bảy Xía là người Hoa có óc kinh doanh về ngành điện tử, ông ta chuyên lãnh và thầu khoán các mối hàng sản xuất nhạc cụ, từ các tiệm lớn bán nhạc cụ trên đường Hồ Văn Ngà đem về nhà làm gia công, hoàn chỉnh mặt hàng, rồi giao lại cho chủ tiệm.

 

Nghe lời thằng bạn học, Chính vào gặp Bảy Xía xin thử việc, ông Bảy cho Chính quấn ổ dây điện mobile và ráp con chips cho đàn guitar điện. Bảy Xía quan sát thấy Chính cầm mỏ hàn, hàn những mối chì nối các mạch điện tử lại với nhau, có vẻ vững tay nghề, chì chảy bóng láng và chắc. Khi thử âm thanh, nghe tiếng đàn điện rất hay, không bị rè, chẳng thua gì nhạc cụ ngoại quốc.

 

Bảy Xía đắc ý, liền nhận Chính vào làm việc ngay, nhưng Chính cứ chần chừ, suy đi tính lại: “Nếu mà đi làm full time thì có tiền xài rủng rỉnh, nhưng sẽ bị thất học. Học mới là chuyện cần thiết để ấm thân và báo hiếu cha mẹ, sau này sẽ giúp cho gia đình và các em của Chính”.

 

Vĩnh Chính ngỏ ý xin Bảy Xía cho anh làm nửa buổi, tức là buổi sáng đi học, buổi chiều đến ráp đờn điện và amplifies cho ông.

 

Bảy Xía đã kết anh, nên ông ta miễn cưỡng đồng ý, rồi dặn Chính: “Nếu tao cần ra đồ gấp, thì mày phải ráng giúp tao nghe cưng. Tao có tiền, thì mày cũng có ăn”. Thế là ngày hôm sau Vĩnh Chính bắt tay vào làm việc cho Bảy Xía ngay, không chần chờ.

 

Mỗi buổi chiều, Chính ráp cho Bảy Xía được ba mặt chips, cho ba cây đờn điện (electric giutars). Bảy Xía có vẻ đắc chí về tay nghề của Chính, nên ông ta đãi ngộ cách đặc biệt, trả tiền cho Chính rất hậu hĩ. Mỗi mặt chip, Bảy Xía trả cho Chính $50 đồng tiền VN thời đó. Vị chi mỗi tháng, lương của Chính có gần $4,500 đồng. Lúc bấy giờ tiền học phí chỉ phải đóng $500 một tháng.

 

Vào thời điểm này, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam, nên phong trào nhạc kích động bắt đầu vùng lên rất mạnh. Các tiệm sản xuất nhạc cụ trên đường Hồ Văn Ngà ở Sàigòn đua nhau sản xuất các nhạc cụ điện tử, ăn cắp mốt của các hãng sản xuất nhạc cụ ngoại quốc như: Fender USA, Hofner German, Yamaha và Kawai Japan..v..v..

Chinh làm không hết việc, tối đến anh vừa phải gạo bài, vừa làm thêm. Lao động nhiều nên có vẻ mệt mỏi và biếng học.

Làm được hơn một năm, các tiệm sản xuất và bán nhạc cụ như: Quảng Thành, Phúc Trung và Phùng Đinh trên đường Hồ Văn Ngà cho người chiêu dụ Chính đến làm trực tiếp cho họ. Mấy tiệm này hứa trả lương cao hơn, khỏi qua trung gian Bảy Xía.

Vĩnh Chính giờ đây đã vững tay nghề, nên anh xin Bảy Xía nghỉ việc, ở nhà âm thầm lãnh hàng từ các tiệm về gia công, do chính chủ nhân chở tới cho anh, giống như Bảy Xía. Công việc chẳng khác gì, những người lãnh hàng may quần áo bên Úc vậy.

Cứ một cây guitar điện, ráp hoàn chỉnh 100% thì chủ nhân trả cho Chính $250 đồng VN. 

Lúc này Chính mướn nhà riêng để làm công nghệ, cùng với hai thằng bạn. Không còn lưu trú với gia đình người bác nữa.  

 

Đầu năm 1968 tết Mậu Thân, VC tấn công vào Sàigòn, khu nhà Chính ở lọt trong vùng giao chiến với VC nên bị cháy sập tan tành. Đồ đạc, sách vở bị thiêu hủy hết. Chính buồn đi lang thang trong các trại tạm trú. Cuối năm anh thi rớt tú tài, đáo hạn tuổi quân dịch, Chính tình nguyện nhập ngũ vào Không Quân ngành kỹ thuật. Qua đợt khám sức khoẻ, anh trúng tuyển.

 

Sau khi trình diện Ban Tuyển Mộ để nhận quân trang, Chính được dẫn đến phòng Nhân Viên BTLKQ, rồi đưa đi tập trung tạm trú trong Ngôi Nhà Ma gần câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Mỗi sáng sớm thức dậy, sau khi ăn sáng, đại đội tân binh của Chính được các chuẩn úy cán bộ mới ra trường từ Thủ Đức, vừa được tuyển sang Không Quân học hoa tiêu, chờ khóa học Anh Văn, hướng dẫn bọn Chính cách tập họp, tập cơ bản thao diễn và làm tạp dịch.

Đại đội tân binh của Chính được xếp thành hàng ngang ra sân cỏ tập cơ bản thao diễn, tấn công đạp lên các lùm cỏ cao qua đầu gối.

Tập dậm chân tại chỗ (các tân binh đặt cho cái tên tiếng lóng, là đạp thắng máy bay) và bước đều 1, 2, 3, 4.

Mục đích tập ở đây là để dậm cho cỏ dại nát bét và chết khô, khỏi phải cắt cỏ. 

Cứ mỗi ngày đạp thắng máy bay trên các bãi cỏ dại như vậy, 5 hoặc 6 tiếng đồng hồ. 

Chỉ trong vòng có một tuần lễ, thì các sân cỏ chung quanh Ngôi Nhà Ma đã quang đãng, trống trơn và sạch sẽ, chết hết, không còn một cọng cỏ dại.

 

Ngôi Nhà Ma tuy là một biệt thự lớn, nhưng quân số trên một đại đội tân binh, khoảng trên 100 người lưu trú, không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn vệ sinh, nên các tiểu đội phải nhận lệnh, đi lãnh xẻng cuốc về đào thêm hầm cầu tiêu dã chiến, ở ngoài sân, kế sát bên hàng rào, và lãnh gỗ cũ tháo từ két đạn ra từng mảnh, ghép thành các bàn cầu tiêu, hố xí dã chiến, ngồi lộ thiên, rồi đóng các cọc sắt chung quanh cầu tiêu, vây lại bằng vải bao bố.

Nhiều khi tân binh đang ngồi đi cầu, bị các cơn gió lớn, vén màn, thấy từng con nhộng, đang ngồi enjoy thả bom khinh khí. Nhìn mà tức cười.

 

Có những ngày Chính phải đi làm tạp dịch cắt cỏ chung quanh khu cư xá sĩ quan độc thân ở  Không Đoàn (KĐ) 33, hay được dẫn lên trình diện phòng nhân viên, lãnh việc công việc sắp xếp và soạn lại các hồ sơ quân bạ hành chánh cho thứ tự ngăn nắp. Công tác này do một quân nhân, nhân viên hành chánh hướng dẫn.

Chính còn nhớ, một hôm toán của anh được dẫn đến phòng An Phi KĐ33 trình diện làm tạp dịch, nơi đây cho xe chở 6 tân binh ra trước cổng Phi Long, với cuốc xẻng, đào lỗ chôn một tấm bảng thật to với hai câu phương châm:

Bay bổng an toàn

Lái xe cẩn thận

Phòng An Phi chỉ thị, trồng tấm bảng này, ngay trước cổng phi trường, để nhắc nhở tất cả quân nhân Không Quân cẩn trọng mỗi khi lái máy bay, hay lái xe.

 

Ngày hôm sau, toán của Chính lại được phòng An Phi dẫn ra phi đạo máy bay trực thăng, gần chỗ các Ụ Parking máy bay, dựng tấm bảng xanh chữ trắng, hai câu:

Bay dưỡng máy, sống an toàn. 

Kéo over torque trở thành sát nhân.

Để nhắn nhủ các phi công trực thăng, nên cất cánh nhẹ nhàng và đáp êm đềm (Smoothness). 

Không cất cánh kiểu cao bồi. Tăng tốc, kéo máy bay vọt nhanh lên trời cao một cách đột ngột, sẽ làm cho động cơ bị triệt sức nâng dễ bị rớt. (Kéo Over Torque)

 

Thế là Chính lại học thêm được mấy nghề nữa, như: Làm thợ mộc đóng cầu tiêu, nhân viên hành chánh, dựng bảng quảng cáo..vv.và.vv..

Qua hơn một tháng nhập ngũ, chờ khóa học, Chính đã trải qua nhiều ngành nghề, từ trong nhà ra đến ngoài trời, đều có mặt.

 

Thế rồi ngày lên đường nhập học quân sự cũng phải tới. Một buổi sáng sớm, sau khi thức dậy, đại đội tân binh của Chính được lệnh tập họp, theo thứ tự leo lên 6 chiếc xe GMC có Quân Cảnh hộ tống, chở thẳng đến khu huấn luyện quân sự trong phi trường Biên Hòa.

Đoàn convoy đến nơi, vừa dừng lại, thì những tiếng còi thổi inh ỏi ra lệnh cho tân binh vội vã khẩn cấp xuống xe, các huynh trưởng khóa đàn anh đã giàn chào sẵn, đón đại đội của Chính, một cách ân cần, bằng một màn xếp hàng, chạy 50 vòng chung quanh sân cờ, rộng khoảng 2 mẫu tây, nơi tập cơ bản thao diễn, với Sarc Marin cá nhân vác trên vai. Huynh trưởng nại lý do: Tân binh tập họp lè phè chậm trễ.

Chính kể, thằng ông nội tân binh chạy kế bên, gia đình hắn mua cho một chai xì dầu và làm cho hắn một loong Guigoz thịt chà bông mang theo, vào quân trường ăn. Có tin đồn, cơm quân trường gạo mốc, nấu nhão nhoẹt khó ăn, lại không đủ thức ăn, nên hắn đem theo thức ăn để ăn phụ.

Khi vác Sarc Marin chạy, giây cột túi bị lỏng, loong Guigoz đựng chà bông và chai xì dầu gần rớt văng ra ngoài, rơi xuống đất. Huynh trưởng trông thấy, bắt thằng nhỏ ngồi tại chỗ, đổ nguyên chai xì dầu vào loong Guigoz chà bông, yêu cầu hắn ăn cho bằng hết và ăn thật nhanh.

Thằng ông nội mới ăn được mấy miếng, thì ói mửa ra mật xanh, mật vàng. Vì chà bông khô, lại trộn lẫn với xì dầu mặn, ăn không nổi, hai thứ này quá mặn. Sau khi ói mửa, hắn mệt lử, bị té xỉu, nằm một đống.

Huynh trưởng thấy thằng nhỏ bị xỉu, một tên huynh trưởng liền chạy đi lấy xô nước lạnh xối lên mặt, rồi cởi áo hắn ra. Quạt quạt cho hắn tỉnh lại.

 

Một hồi sau, thẳng nhỏ tỉnh dậy, miệng lẩm bẩm: Thưa huynh trưởng, như thế này thì em chết mất. Tên huynh trưởng quát lớn: Ông bị phạt vì tội chê đồ ăn của “Nhà Bàn” quân đội, đứng dậy ngay, làm cho tôi 10 cái nhảy xổm rõ chưa? Thế là thằng nhỏ không dám nói năng gì nữa, vừa nhảy xổm vừa khóc hu! hu! Mặt mày tái xanh.

 

Trong thời gian huấn luyện quân sự, thỉnh thoảng đại đội của Chính được gửi sang ứng chiến tăng cường canh gác các ụ đậu máy bay của Không Đoàn 23 chiến thuật với lính cơ hữu. Có một đêm vì mệt, nên Chính ngủ quên trong thùng Conex, dùng để chứa trang cụ phi cơ. Sáng trở về trại trễ, Chính bị phạt dã chiếm, phải rửa cầu tiêu và vác cái đuôi bom bự có cánh lái, chạy mấy chục vòng sân. Chính cứ tưởng tượng như mình đang được bay phi thuyền Appollo. Vừa chạy, vừa nghĩ đến hai câu thơ các bạn cùng khóa chế ra, sau một đêm bị phạt dã chiến:

Bay Apollo ta cảm thấy bơ vơ

Đêm dã chiến hết giờ ta đợi sáng.

 

Qua 4 tháng học căn bản quân sự, Chính được chuyển về Sàigòn trình diện BTLKQ chờ khóa học sinh ngữ. Trong khi chời đợi, đại đội của Chính thường được bổ xung, thay nhau đi ứng chiến giữ an ninh vòng đai phi trường.

Chính khoái nhất là được ra ngoài đứng gác các nút chặn xét quân dịch, đối diện trung tâm tiếp huyết, hoặc đi hành quân phối hợp với cảnh sát vào khu Ngã Ba Chú Ía, hay Ngã Năm Chuồng Chó xét các động mãi dâm, dân chơi. Chính xét rất tỷ mỉ không xót một em gái nào trong khu ả đào. “Thà xét kỹ, còn hơn bỏ sót

 

Sau 3, 4 tuần chờ đợi, Chính được gửi sang trường sinh ngữ quân đội trên đường Nguyễn Văn Tráng học Anh Văn, học được 6 tháng, thi ECL xong, Chính được gửi về trường kỹ thuật Tân Sơn Nhất gần khu hàng không dân sự, học sửa máy bay trực thăng do huấn luyện viên người Mỹ hướng dẫn.

Trong thời gian học Anh Văn và học kỹ thuật Chính được cấp Sự Vụ Lệnh ngoại trú, nên mỗi tối Chính có thì giờ đi đến trường, học thêm các Course luyện thi, ôn lại lớp Đệ Nhị. Cuối năm Chính xin phép đi thi và đã đậu bằng Tú Tài I. Được trớn, anh ghi danh tiếp tục học lớp tối Đệ Nhất tại trường Văn Học trên đường Phan Thanh Giản gần quận Ba.

 

Vì có cái mã quân đội, được bớt điểm thi, nên cuối năm 1970 Chính lại dựt được cái bằng Tú Tài II ban A.

Thấy đà tiến thân rất phấn khởi, Chính liền ghi danh vào Đại Học Luật Khoa Sàigòn, anh theo học ban Quốc Tế Công Pháp.

Trong lúc còn thực tập định nghiệp, những ngày xuống ca, Chính thường đến trường Luật tham dự lớp học.

Vĩnh Chính có 3 người bạn gái rất thân, học cùng lớp ở trường luật, là: Phượng, Hoa và Bích Hằng. Ba bạn gái này thấy Chính là lính KQ hào hoa và bô trai, mặc dù là lính nhưng có tinh thần cầu tiến, nên các nàng dành cho cảm tình đặc biệt, họ đã tích cực giúp Chính, lấy tài liệu về giảng lại cho Chính những bài đã học, những ngày Chính vắng mặt ở lớp.

Bích Hằng là đệ tử ruột của thầy Lê Đình Chân và Nguyễn Huy Chiểu dạy môn hình luật, Bích Hằng làm bài thuyết trình luôn được các thầy chấm điểm cao, nhờ vậy mà Chính có cơ hội học hỏi được rất nhiều từ Bích Hằng.

Riêng Mai Hoa thì dành Chính cảm tình ưu ái nhiều hơn, nên nàng lo lắng mua các bài course của các thầy và đem về nhà, giảng giải lại cho Chính một cách tỉ mỉ rõ ràng, như một cô giáo. Chính thường hay thăm các bạn gái này để trao đổi học hỏi vào những tối học bài chung.

Sau này, khi Chính ra phục vụ đơn vị, có lần M. Hoa đã âm thầm xuống Cần Thơ thăm, với lý do tiện đi thăm bà con, rồi ghé thăm Chính.

Chính dẫn Mai Hoa đi du hí, dạo chơi khắp phố Cần Thơ, đưa Hoa đến Vườn Ổi tâm tình, dẫn nàng vào nhà hàng nổi Mỹ Xuyên, Vĩnh Ký và Bảy Rùa để thưởng thức các món ăn đặc sản đồng quê Tây Đô đề cảm ơn cô giáo Mai Hoa.

Vĩnh Chính mời Mai Hoa ở lại chơi cả tuần, nàng đưa rất nhiều tài liệu xuống Cần Thơ và giảng bài cho Chính, không thua gì các giáo sư của trường luật, thật đúng với câu: “Học thầy, không tầy học bạn”...Đặc biệt Chính được truyền đạt và học hỏi từ bạn gái nữa, thì kết quả phải là perfect rồi.            

Những ngày nghỉ tại đơn vị, Chính hay la cà vào các thư viện trong đại học Cần Thơ trau dồi sách vở, nên cuối năm 1974 Chính xin nghỉ phép thường niên về SG cùng với các bạn gái ôn bài thi. May mắn Chính đã đậu văn bằng Cử Nhân Luật cùng với bạn đồng lớp như: Đ/u K.... phòng Quân Báo Cần Thơ và Tr/ú Cao T L phi đoàn 217 và Đ/ú Hùng thương phế binh BĐQ.

 

Trong thời gian Chính còn thực tập sửa máy bay ở TSN, anh được đưa ra phục vụ ngoài phi đạo. Thoạt mới đầu toán khóa sinh của Chính được điều vào ban làm thẩm mỹ phi cơ. Nghe tên cái nghề này, cứ tưởng là oai lắm, nhưng thực tế là làm các việc tạp lục như: Lau chùi, rửa ráy các máy bay vừa đi hành quân về, lắp ráp dụng cụ phi trang, gắn ghế, cánh cửa, seat belts cho máy bay mới làm kiểm kỳ và trung tu ra xưởng..v..vv..

 

Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí. Ra đơn vị phục vụ được hơn một năm. Vào thời kỳ KQVN đang trên đà bành trướng và phát triển để thay thế quân đội Hoa Kỳ. Các phi đoàn mới được ồ ạt thành lập, nhất là các phi đoàn trực thăng đang được quân đội Hoa Kỳ chuyển giao tới tấp. KQVN mở các đợt tuyển cơ phi và xạ thủ. Chính làm đơn xin chuyển ngành sang học khóa cấp tốc Cơ Khí Viên Phi Hành.

Chính được thuyên chuyển về BTLKQ nhập chung toán khoá sinh gửi đi học phi huấn. Vì Chính đã có bằng kỹ thuật bảo trì phi cơ, nên anh được gửi ra phi đoàn 215 Thần Tượng KĐ62/SĐ2KQ Nha Trang học phi huấn trên trực thăng UH-1H 3 tháng.

 

Sau khi mãn khóa Cơ Khí Viên Phi Hành (Flight Engineering). Chính được chuyển về khu huấn luyện quân sự trong phi trường TSN học khóa đào tạo HSQ.

Mãn khóa HSQ, Chính bốc thăm và trúng cái thăn đi phục vụ Phi Đoàn tân lập 227 Hải Âu đồn trú tại Sóc Trăng.

 

Vì 227 là phi đoàn tân lập, trong thời gian chờ bổ xung quân số, Chính được gửi sang phòng kỹ thuật vũ khí, học sửa chữa súng M60 và súng Minigun 6 nòng, sau đó Chính được biệt phái qua các biệt đội Sea Wolfves Navy Gunships đóng tại Đồng Tâm Mỹ Tho, Cần Thơ, Rạch Rỏi và Năm Căn Cà Mau, thực tập cơ phi với các xạ thủ bay Gunships escort các đoàn tàu thủy tiếp tế hoặc chuyển quân bộ binh, hành quân trên các sông ngòi và sình lầy thuộc vùng 4CT.

 

Khi PĐ227 trưởng thành, chính thức nhận lệnh đảm trách hành quân, đổ quân. Pilots, Cơ phi, Xạ Thủ được gửi đi bay huấn luyện Seawofves, nhận lệnh trở về PĐ227 tham gia hành quân Vài tháng sau, Phi Đoàn Hải Âu 227 nhận được chỉ thị gửi 2 PHĐ đi học tải thương. Chính ghi tên xin tình nguyện.

Thế là Chính cùng với 2 PHĐ được Thiếu tá Phi Đoàn Trưởng cấp Sự Vụ Lệnh khăn gói rời Sóc Trăng, lên phi trường Hải Quân Bình Thủy (Binh Thuy Navy Air Field) học bay tản thương với 2 biệt đội: 57th Dust Off và 82nd Medevac của quân đội Hoa Kỳ.

 

Khi trình diện học tản thương, các PHĐ biệt phái của 4 phi đoàn: 211, 217, 225 và 227 đến trình diện Đại úy Phạm Thành Qưới trưởng toán biệt phái tản thương.

Các PHĐ biệt phái, tuy thuộc 4 phi đoàn khác nhau, nhưng coi nhau như huynh đệ, rất thân tình, hơn nữa các Pilots, Cơ Khí Viên Phi Hành và Y Tá Phi Hành đều được cắt bay riêng rẽ. Khi cắt bay Phi Vụ Lệnh thì KQVN và Hoa Kỳ bay chung với nhau để huấn luyện và học hỏi. PHĐ thường được cắt cử như sau:

-TPC Mỹ + Copilot VNAF + 1 Cơ Phi VN + 1 Y Tá Phi Hành US  hoặc 

-1 Pilot Mỹ + 1 Pilot VN + 1 Cơ Phi US + 1 Y Tá Phi Hành VN. 

 

Bay tản thương chung với quân đội Hoa Kỳ, nên phe ta dàn xếp, bỏ nhỏ với nhau, bay gồnh thêm giờ, để có dư thời giờ zọt về Sàigòn du hí.

Làm như vậy sẽ có nhiều giờ nghỉ hơn. Bởi vì mỗi người đều cầm Sự Vụ Lệnh đặc biệt trong tay, biệt phái tản thương, nên có quyền về Sàigòn bất cứ lúc nào, kể cả những ngày cấm quân. Hễ có chuyến bay tản thương nào về Sàigòn, hay có phi vụ bay liên lạc supply Sàigòn là phe ta leo lên quá giang. Đôi khi quá giang cả phi cơ Hỏa Long AC47 biệt phái xuống Cần Thơ thả hỏa châu.

Tuần nào Chính cũng có mặt ở Sàigòn 2 hoặc 3 ngày. Thời gian này PHĐ biệt phái học tản thương, rất là tự do và huy hoàng nhất. Ăn ngủ trong căn cứ Hải Quân Mỹ, cơm nhà bàn Mỹ cho ăn free, tiền lương ung dung bỏ túi, đi chơi thì dùng Sự Vụ Lệnh biệt phái học bay tản thương với US Army.

 

Những tuần đầu mới đến Bình Thủy, biệt đội Dust Off gửi Chính sang bệnh viện 3 dã chiến Hoa Kỳ trong căn cứ Hải Quân học khóa cấp y tá Paramedics (căn bản First Aid về Y Tế tản thương và cấp cứu). Học cách băng bó, sang nước biển, loading băng ca lên máy bay, cách điều khiển rescue hoist (cần trục) thả nôi, băng ca xuống bốc thương binh, nơi những bãi đáp mà máy bay không thể đáp xuống bốc thương binh được, phải hover trên không. Bay lên phi trường Trảng Lớn, thực tập bốc thương với toán Lôi Hổ trong rừng, bay ra biển Râch Giá thực tập đáp ở các hòn đào như: Hòn Khoai, Hòn Rái, trên núi như: Núi Sóc, núi Dài, núi Cấm..vv...

 

Trong thời gian phục vụ cho Biệt Đội Tản Thương, Chính được Phi Đội Trưởng giao trách nhiệm làm trưởng toán Cơ Khí Viên Phi Hành (Crewchief Flight Leader), điều hành và cắt phi vụ lệnh cho các HSQ Cơ Phi của Biệt Đội, kiêm HSQ chiến tranh chính trị Biệt Đội.

Sau khi thành lập Biệt Đội Tản Thương Việt Nam, cứ mỗi tam cá nguyệt, Chính cùng với SQ chiến tranh chính trị của Biệt Đội cho xuất bản tờ bích báo Hồng Điểu (tờ báo tường của Biệt Đội), để các họa sĩ và các cây bút trong Biệt Đội có dịp múa máy thi thố tài năng. Vĩnh Chính thích nhất tranh hí họa và xì trum của họa sĩ Nguyễn Độ (Tr/sĩ Độ đầu bư).

Tờ bích báo Hồng Điểu được anh em trong biệt đội phấn khởi tham gia, nhiều khi phải thêm trang mới đủ chỗ cho các cây viết của “cây nhà lá vườn”.

Biệt phái phục vụ ở Biệt Đội Tản Thương hơn một năm. Sau đó BTLKQ ký sắc lệnh thành lập Phi Đội Tản Thương 259H/KĐ64/SĐ4KQ, thì Chính nộp đơn xin đi học khóa 27 SQ Đà Lạt, nhưng vì thủ tục hành chánh của hệ thống quân giai QLVNCH chậm như rùa, nên khi đơn xin của Chính chuyển tới BTTM/QLVNCH thì đã trễ khóa thi tuyển nhập học.

Anh đành ôm mộng chiến chinh, chờ mãi đến giữa năm 1973 đơn xin theo học khóa hoa tiêu dành cho lính cơ hữu, Chính mới được BTLKQ chấp thuận.

Sau khi có kết quả khám sức khoẻ, Chính ký skies rời đơn vị về BTLKQ chờ làm thủ tục học ôn sinh ngữ chuyển ngành hoa tiêu.

Xui cho Chính sau khoá học Anh văn, chương trình du học (Over sea training) bị cắt giảm, nên Chính phải học bay tại Việt Nam và được gửi ra TTHLKQ Nha Trang, qua trường bay học địa huấn, mãn khóa địa huấn, anh được gửi qua phi đoàn huấn luyện học bay trực thăng HUEY UH-1H quốc nội.

 

Những ngày cuối của tháng Tư đen 1975. Cùng với làn sóng quân đội tháo chạy. Chính bỏ đơn vị, tan hàng trốn chạy về Sàigòn, rũ áo quân đội.

Sau ngày 30/4 anh ra trình diện bọn VC quân quản. Vì Chính còn đang là SVSQ mang con cá vàng, bọn quân quản xếp Chính vào diện HSQ cao cấp, nên chỉ phải đi tập trung học cải tạo ít tuần ở Sàigòn và làm công tác tại quận địa phương vài tháng. 

Miễn cải tạo, Chính theo người chú họ đi buôn lạc xoong ở chợ trời. Ông chú của Chính trước năm 1975 là một HSQ địa phương quân, chuyên gác ở cầu xa lộ Tân Cảng. Ông biết nhiều về nguồn ngạch chợ đen và vận chuyển hàng hóa với người Hoa tại chợ Thiếc.

Chợ Thiếc là nơi buôn bán bất kể các loại hàng, từ mua đi, bán lại cho đến hàng ăn cắp. Chính từ đó trở thành tên thương gia bất đắc dĩ, đầu nậu đủ thứ mặt hàng kể cả mua, bán các đồ chôm chĩa. Vĩnh Chính giờ đây là một tên thợ gỡ rất nhanh, chỉ trong vòng mấy phút, Chính có thể làm thịt xong một chiếc xe Honda mới mua của dân chôm chĩa. Mặc dù Chính không phải là dân mại chĩa, nhưng là đồng lõa, đồng phạm. Các cơ phận xe được gỡ ra và phân tán từng mảnh đem ra chợ trời mại ngay tức khắc. Đói ăn vụng, túng làm càn. XHCN đã đạo tạo Chính thành tên tội phạm bất đắc dĩ.

Sau ngày mất nước 30-4, Chính từ một chàng KQ hào hoa đã trở thành tên đầu nậu, kết bè kết bạn với băng đạo chích chuyên nghiệp, di động khắp các chợ Trời Sàigòn. Chính kể nhiều chuyện về cách lường gạt, bán hàng cho dân cán ngố Bắc Kỳ thật hấp dẫn, không đủ giấy bút để kể lại.

 

Cuối năm 1976 Chính được người anh họ làm cán bộ từ bắc vào nam, nhận họ hàng, chỉ dẫn cho Chính đến Liên Đoàn 6 Địa Chất trên đường Yên Đổ, xin làm việc trong ngành cơ khí. Chính đến phòng nhân viên LĐ6ĐC trình những bằng cấp kỹ thuật KQ mà anh đã từng học. Liên Đoàn 6 Địa Chất nhận Chính cho vào làm công nhân hợp đồng một cách dễ dàng. Vì cơ quan khai thác địa chất của chính quyền VNCH bỏ lại rất nhiều dụng cụ, máy móc sản xuất từ Mỹ, mà bọn VC thì dốt đặc tiếng Anh, nên không biết cách xử dụng, phải cần đến những chuyên viên biết tiếng Anh như Chính, hướng dẫn chúng.

 

Những ngày đầu làm cho LĐ6ĐC, Chính được điều xuống xưởng Cơ Khí 6, VC gọi tắt là CK6. Họ cho Chính nhập bọn đi theo, hộ vệ nhóm kỹ sư Bắc Kỳ. Mục đích mấy đồng chí Vẹm muốn xử dụng Chính làm thông dịch viên, hướng dẫn xử dụng các cuốn Technical Manual để vận hành và sửa chữa các máy móc thiết bị của các dàn khoan hầm mỏ mà Mỹ bỏ lại. Nhiều máy móc bị phá hủy, VC cần Chính để chỉ cho họ cách tái tạo, gạn lọc các phụ tùng còn hữu dụng, gom góp, lắp ráp thay thế các cơ phận hư hại nhẹ, để cho các máy có thể hoạt động trở lại. Chính đã giúp rất nhiều cho VC.

Cán bộ thấy kế hoạch này khá thành công, họ tin tưởng nơi Chính, nên dành cho anh nhiều ưu đãi, giao cho Chính lái xe pick up của cơ quan, đưa các kỹ sư VC đi đến các đội khoan đang thăm dò khóang sản thị sát.

Chính tỏ ra tử tế, lấy lòng họ, để có dịp đi thăm lại nhiều nơi như: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Lâm Đồng, Bảo Lộc, Phan Thiết, bất cư nơi nào có các đội khoan của LĐ6ĐC đang khoan thăm dò địa chất, hay quặng mỏ, thì Chính đều có mặt.

Công nhân hợp đồng như Chính làm không đủ ăn, cơ quan bán cho ít nhu yếu phẩm nhỏ giọt, lâu lâu lại còn phải lỡi ngãi bao ăn uống bọn cán bộ để giữ Jobs khỏi phải đi kinh tế mới. Nhiều lần, Chính cố tình xuống Sóc Trăng và Rạch Giá với ý đồ nghiên cứu, tìm đường vượt biển.

Một hôm Chính giả bộ xin nghỉ phép về Cái Sắn thăm gia đình, để cùng với thằng bạn có nhà ở Rạch Sỏi lên kế hoạch vượt biên. Lần vượt biên đầu tiên ghe của Chính vừa ra đến kinh Tắc Cậu thì bị bắt. Chính bị tóm cổ vô ấp nằm, sau đó bị đưa xuống Miệt Thứ, U Minh Hạ, kênh làng thứ 8 cải tạo.

 

Thời gian cải tạo, Chính được ban quản giáo cho đi chăn bò và chăn vịt. Chính nhờ có cái mồm nói chuyện có duyên với người chung quanh, nên bọn cán bộ VC cũng có cảm tình với Chính.

Quản giáo thường giao cho Chính các công việc hậu cần. Chính thường lén lút chĩa cơm cháy của nhà bếp cho mấy thằng bạn tù chung.

Quả thật ông bà nói: “Miệng lưỡi đỡ chân tay”. Thỉnh thoảng Chính lại dạy cho mấy tên cán ngố một vài câu Anh văn, kể chuyện tiếu lâm cho chúng nghe và hướng dẫn cho chúng xử dụng các máy móc, tịch thu của các cơ quan chính phủ VNCH.

Cải tạo vài tháng, thì Chính được tha về. Người anh ruột của Chính đã mai mối chuẩn bị ghe vượt biển sẵn. Khi Chính vừa được thả tù ra vài tháng, là 4 anh em của Chính cùng với nhóm bạn, dùng giấy tờ giả, rút dù vượt biên ngay.

Trong chuyến vượt biên lần thứ II này, Chính được giao cho làm thợ máy và phụ lái ghe. Nghề này Chính đã có kinh nghiệm từ nhỏ, khi còn đi học ở Cái Sắn đã lái ghe rồi, học địa huấn KQ nữa, nên check hải đồ và lái ghe rất dễ dàng.

Thoát khỏi nanh vuốt Cộng Sản, qua 6 ngày lênh đênh trên biển cả, ghe của Chính cặp vào bờ biển Kuala Trenganu, Mã Lai lúc xế chiều.

Vừa cặp bờ, thì bị Task Force Mã Lai đuổi ra, đàn ông bị chúng lấy báng súng đánh đập tàn nhẫn, thê thảm, bắt lội xuống biển đẩy ghe trở ra khơi, không cho lên bờ.

 

Khoảng nhá nhem tối, thì Hội Hồng Thập Tự được tin báo, họ đến xin Task Force cho ghe của Chính được vào bờ, rồi sau đó dẫn vào tạm trú trong trại Marang.

Ngày hôm sau Cao Ủy LHQ cho xuống tàu, chở ra trại tỵ nạn trên đảo Pulau Bidong. 

 

Những ngày lưu vong ở đảo Pulau Bidong, lúc bấy giờ người tỵ nạn quá đông, có khoảng trên 50,000 người, sống chen chúc trên một khoảng đất nhỏ trên bãi biển của đảo hoang Pulau Bidong. Chính phải lên rừng chặt cây, cất lều tạm trú, đốn củi về nấu bếp, sau đó được anh em cựu quân nhân và bạn bè đến trước nâng đỡ, giới thiệu Chính vào làm trong ban tiếp liệu phát đồ supplies và lương thực, rồi lại được chuyển qua ban cấp thủy, phát nước cho bà con trong trại. Làm ở chỗ nào Chính cũng có thêm bạn bè để tán gẫu.

Sau 4 tháng nằm chờ ở đảo Pulau Bidong để đi Mỹ. Thấy chờ đi Mỹ quá lâu, nên anh em Chính nộp đơn xin đi Úc định cư, mặc dầu Chính đã được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và cho tuyên thệ. Phái đoàn Úc sau khi phỏng vấn, đã đóng mộc approved ngay. Vì có người thân bảo lãnh, chỉ ba tuần sau đó anh em Chính đã có mặt, định cư tại Úc Châu.

 

Đến Adelaide được vài tháng, gia đình người Úc bảo trợ thấy khả năng Anh văn của Chính đủ vững để đi tìm việc. Gia đình bảo trợ cho Chính là một vị giám đốc của công ty du lịch, ông bà Eric Winter có nông trại rất lớn và rộng trên đảo Kangaroo, do một Cổ Đông điều hành.

Ông Eric Winter hỏi Chính có muốn đi làm farm, thì ông bà sẽ dẫn ra đảo làm Farm để kiếm tiền. Chính say “Yes” ngay, hai hôm sau chính ông bà Eric Winter cùng đi với Chính trên chuyến bay Cessna riêng của nhà, bay sang đảo Kangaroo, đáp ngay trên sân bay của nông trại. Ông Eric Winter giới thiệu Chính cho người chủ trang trại là gia đình ông Tom Wooley. Chính được Tom giao cho cái job lái máy cày. Tom chỉ dẫn cho Chính cách xử dụng chiếc tractor lớn loại John Deer 255 mã lực, kéo giàn bừa gần 100 lưỡi lớn, nhỏ.  

Tom Wooley có vẻ hài lòng về sáng kiến và tánh siêng năng cần cù của Chính. Tom làm form payment slip và trả lương cho Chinh $165 / tuần, thời đó công nhân làm cho hãng sản xuất xe chỉ có $142 / tuần.

Ngoài những lúc cầy bừa, Chính được giao thêm cho cái job lái xe ủi phá cây rừng Gum Tree. 

Tuần nào không đi cầy, thì có công tác đi ủi cây và nhổ gốc cây, hoặc ra các Paddock chăn trừu, chăn bò với các công nhân người Úc, hoặc hốt lông trừu đóng kiện hàng, sau khi mấy công nhân cắt, hớt lông trừu (shearing sheep) quăng ra.

Nơi nông trại, Chính còn học thêm được những cách chăm sóc Bò, Trừu, cho chúng uống thuốc và chích thuốc, tiêm chủng bằng máy. Cách lùa Bò, Trừu vào chuồng, cùng với bầy chó (Sheep’s Dogs).

Chẳng bao lâu Chính thuần nhuyễn các công việc chủ giao. Ông chủ rất thích và muốn giữ Chính ở lại định cư trên đảo Kangaroo Island.

Thực tâm của Chính lúc này là đang cần tiền giúp gia đình bên Việt Nam, chứ chôn chân bên đảo thì còn gì là cuộc đời trai trẻ nữa. Con gái Tom Wooley là Julie cũng rất xinh, nếu muốn kết duyên, chắc nàng cũng không ngại từ chối. Cuối tuần Chính và Julie thường có những cuộc trao đổi Chat Chít với nhau rất ăn ý. Kẹt cái Chính còn cái Rờ moọc bên VN đang chờ bảo lãnh, nên chàng đành give up.

 

Ở trên đảo Kangaro rất buồn, nhiều đêm nằm nghĩ mông lung, Chính tự than thân, trách phận và gán cho mình một số kiếp hẩm hiu:

Số mình trán thấp, đầu to

Suốt đời chỉ có chăn bò, giữ trâu

 

Làm được một thời gian, anh em của Chính ở Adelaide, nhắn Chính phải trở về đất liền xum họp. Đây là ý kiến bắt buộc của Bố Mẹ của Chính bên Việt Nam. Ông Bà cặn dặn, 4 anh em đi bất cứ nơi đâu, cũng phải sống chết bên nhau.

Thế là Chính đành phải xin ông chủ T. Wooley cho từ giã fram trở về đất liền. 

Trở lại Adelaide Chính theo bạn bè đi làm đủ các thứ farm: Nhặt khoai tây, hái cà chua, dưa leo, capsicum, vặt nho, bẻ cam, hái táo.

Job hái táo, bạn bè thường gọi nhau là hành nghề “Táo Đeo”. Mỗi công nhân trước khi leo lên thang hái táo, phải đeo trước ngực một cái túi vải, để vặt táo, bỏ vào túi.

Nghỉ làm farm, Chính xin được việc làm trong hãng sản xuất nông cụ John Shear vùng Kilkeny. Vì Chính có nhiều kinh nghiệm về ngành nông nghiệp ở Kangaroo Island, nên hãng John Shear nhận và giao cho anh điều khiển các máy dập sắt, làm lưỡi cầy, lưỡi bừa và trui luyện chúng. Chính có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đôi khi sang kiến (suggestion) của Chính được Ban Kỹ Thuật của hãng trao giải thưởng lên tới cả $1,000 dollars.

 

Năm 1984 hãng John Shear có kế hoạch phát triển rộng lớn, quyết định dời xưởng xuống tỉnh Murray Bridge, cách Adelaide gần 100 cây số về hướng nam. Dời xưởng sản xuất xuống vùng quê để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Chính không muốn đi theo, nên hãng trả cho anh một cái Lay off Package, để làm vốn.

Chính nghỉ John Shear, anh đến hãng Taylor’s Chemical Engineering xin việc, thì được nhận vào ban kiểm phẩm hóa chất và đóng các kiện hàng xuất khẩu.

 

Ngoài những giờ làm việc hàng ngày, cuối tuần Chính cùng với vài người bạn xuống farm giết heo, giết bò ra thịt, bán chui thịt tươi và tiết canh cho bà con đồng hương, có khi phụ giúp mấy đứa em bán tiệm thực phẩm Á Châu.

Làm cho hãng Taylor hơn một năm, thì hãng thất bại đóng cửa. Chính chạy sang hãng sản xuất xe xin việc, hãng Holden nhận Chính. Thọat đầu Foreman giao cho Chính cái job lau, chùi đánh bóng xe thô chưa sơn, trước khi xe chạy vào hầm kiếng có đèn sáng, để Inspector kiểm soát mặt phẳng của thân xe. Sau đó họ từ từ đưa anh đi làm các jobs khác như: Điều khiển máy dập khuôn, thợ hàn, ..vv..v..

Những năm kế tiếp, kỹ thuật Robot phát triển, Chính được chuyển sang khu làm khung cửa, điều khiển giàn computers kếch xù, chỉ huy 4 tên Robots bẻ khung làm parts, hàn tig welder.

 

Chính làm việc trong hãng xe Holden được gần 19 năm, thì hãng học theo phương cách của Nhật, bán Jobs ra ngoài cho các công ty nhỏ ký Sub Contract. Khu Chính làm bị bán 80% Jobs cho các công ty nhỏ. Một lần nữa Chính lại được một cái  Lay Off Packaged về hưu non.

 

Bấy giờ, tuổi của Chính đang từ từ bước đến lục tuần, xin việc rất khó. Nghỉ làm được hơn một tháng, Chính cảm thấy buồn và chán nản, anh bàn với gia đình, ghi tên đi học lại. Vợ Chính bật đèn xanh cấp phép, cho anh ghi tên đi học trường TAFE.

Sau hơn hai năm dùi mài kinh sử, Chính tốt nghiệp với văn bằng Diplomat Community Health Services. 

Giựt được mảnh bằng trường TAFE anh vác bằng đến cơ quan The Migrant Health Services xin việc, (Y Tế Di Dân) nhận cho Chính làm Part Times trong chương trình hướng dẫn sức khoẻ Cộng Đồng. Lợi dụng thời gian còn dư thừa, rảnh rỗi. Chính ghi danh vào trường đại học UniSA. Qua kỳ thi sát hạch, Chính được nhận nhập học. Anh xin học bán thời phân khoa Kế Hoạch Phát Triển Đô Thị và Môi Sinh (Urban planing and Environment), Chính lẽo đẽo cắp sách đến UniSA mài đũng quần trở lại, trường kỳ kháng chiến với 8 năm học part time dài lê thê.

Theo như Chính kể, nếu đường đời cứ bằng phẳng, thì hy vọng anh sẽ thành cụ cử vào năm 65 tuổi. Cụ cử mà chống gậy đi xin việc, thì bố thằng chủ nào dám nhận, nên Chính cứ tự phát biểu những câu an ủi: Biết là già rồi đấy! Nhưng tớ cứ học để cho biết với đời, biết đâu mình sẽ đem cái học của mình ra giúp cho con cháu chút ít kiến thức bửu bối.

 

Những giờ rảnh rỗi cuối tuần Chính xin đi dạy tiếng Việt cho các trường Việt Ngữ tại Adelaide để giúp giới trẻ bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam nơi hải ngoại.

Nói đúng ra là Chính đang lo cho chính bản thân anh, có lẽ Chính bị ám ảnh, mai mốt sẽ bị câm. Vì sống lâu ở Úc, có ngày anh sẽ quên cả tiếng Mẹ đẻ, mà tiếng Anh, tiếng Úc thì anh lại nói không rành.

 

Chính biết thân phận đang tuổi về già, không làm gì ra tiền, nên sau giờ học, anh hy sinh nhận các công tác nội trợ, vợ giao cho. Hàng ngày phải rửa chén, hút bụi lau nhà, giặt dũ, ủi quần áo cho cả gia đình. Chính nói: Nếu như còn ở bên Việt Nam, thì chắc chắn các bạn đã tặng cho tôi hai câu ca dao:

Làm trai rửa chén quyét nhà

Vợ gọi thì dạ. Bẩm bà con đây

Chính rất vui, khi được hầu vợ. Vì trước kia, lúc bị đi tù cải tạo, nàng đã vật vả “tay xách, nách mang” đi tham nuôi, tiếp tế. Giờ đây, được hầu vợ là dịp để báo hiếu và tạ ơn nàng rồi.

Chính nhớ, có những ông đi tù cải tạo, còn đội nguyên cả con khô mực của vợ lên đầu cho đỡ lạnh và để ngửi cho đỡ nhớ vợ con cơ mà!

Nghĩ cho cùng, thì không nghề nào mà Chính không có mặt, từ thằng Cu Ly cho đến Thầy Giáo. Chính luôn vỗ ngực hãnh diện là một người Ka Qu hào hoa, đa tài và bá nghệ.

Tôi nói với Chính: “Thôi đi cha nội” 

Nghề nào anh cung kinh qua

Chỉ còn đỡ đẻ, rỡ nhà thì chưa   (rỡ nhà = tiếng lóng của nghề đạo chích)

 

Rất tiếc vợ của Chính đã qua cái tuổi ngũ tuần rồi. Nếu không thì chị nhà cũng sẽ cho Chính thực tập thêm cái nghề “Mid Wife” nữa, chứ chẳng phải dỡn chơi đâu?

Còn nghề đạo chích, rỡ nhà, đối với Chính thì còn phải xét lại.. 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm