Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Người Mỹ dự trữ dầu nhiều khủng khiếp để làm gì?
Ngày Hai mốt tháng Bẩy năm 1977, cách đây đúng 40 năm, chính phủ Mỹ bắt đầu dự trữ dầu. Ban đầu, hoạt động dự trữ được thực hiện khá chậm rãi, từ tốn với chỉ 412 nghìn thùng dầu tại một khu dự trữ ở phía Nam bang Texas.
Trước thời điểm năm 1977, dự trữ dầu của Mỹ rất hạn chế, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến Mỹ phải thay đổi chiến lược. Bắt đầu từ năm 1973 khi chính phủ các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu Arab cấm xuất khẩu dầu để đáp trả lại Mỹ vì đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur.
Giá dầu bắt đầu leo thang từ sau tháng Mười năm 1973 đến cuối tháng Ba năm 1974 đã tăng gấp bốn lần, từ 3USD/thùng lên 12USD/thùng. Dầu khan hiếm trên toàn thế giới, gây ra nhiều hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội tồi tệ.
Chính phủ Mỹ bắt buộc phải quyết định dự trữ dầu đê bảo vệ người tiêu dùng Mỹ khỏi những cú sốc trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Đối với nhiều người Mỹ bình thường và ngay cả quan chức chính phủ Mỹ, họ không thể quên ký ức của những ngày khốn khổ sống với tình trạng thiếu năng lượng tồi tệ. Cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vẫn nhớ: “Bạn không thể tưởng tượng nổi cuộc sống khi ấy đã khó khăn như thế nào. Giá các sản phẩm năng lượng tăng đột biến trong thời gian dài, người Mỹ xếp hàng la lượt tại các trạm xăng.”
Bốn mươi năm sau, thế giới đã thay đổi. Chính phủ Mỹ đang bắt đầu đặt câu hỏi liệu dự trữ dầu quốc gia quá lớn có còn cần thiết. Nước Mỹ đang ngập trong dầu, nhập khẩu giảm. Dự trữ dầu của Mỹ tính đến tháng Sáu có hơn 700 triệu thùng và hiện là một trong những dự trữ lớn nhất thế giới. Dầu của Mỹ hiện đang được trữ tại hơn 60 khu vực rải rác ở các bang Texas và Louisiana.
Từng phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu dầu của nước Mỹ thập niên 1970, nay chính cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cũng đã thay đổi quan điểm: “Tôi nghĩ nước Mỹ không cần tiếp tục dự trữ dầu.”
Nội bộ chính phủ Mỹ cũng còn rất nhiều chia rẻ về vấn đề này. Trong năm nay, Bộ Năng lượng Mỹ đã khởi động chương trình chi tiêu 2 tỷ USD với mục tiêu nâng cấp các khu dự trữ dầu để hoạt động phân phối dầu được hiệu quả hơn trong tình huống khẩn cấp. Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi đó, muốn bán bớt dầu dự trữ đi nhưng nhiều chính trị gia trong chính phủ Mỹ phản đối điều này, chính vì vậy, dự trữ dầu sẽ vẫn còn nguyên đó.
Những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã cho phép Bộ Năng lượng Mỹ bán dần ra khoảng 190 triệu thùng dầu để bù vào thâm hụt ngân sách chính phủ, tuy nhiên, Bộ Năng lượng Mỹ vẫn chưa được cấp phép để mua lại bù vào lượng đã bán. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dự trữ dầu của Mỹ ở thời điểm năm 2025 sẽ thấp hơn 27% so với hiện tại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số khu vực dự trữ dầu sẽ phải đóng cửa.
Trong năm nay, nước Mỹ cũng đã hai lần bán dầu, ước tính mỗi lần bán khoảng 16 triệu thùng. Trong đợt bán vào tháng Một, giá dầu khi đó trung bình ở mức 51,46USD/thùng còn giá bán của đợt tháng Ba ở mức 45,42USD/thùng. Sau các đợt bán, dự trữ dầu của Mỹ hiện đang đứng ở mức 679 triệu thùng.
Những người ủng hộ việc duy trì dự trữ dầu khẳng định rằng nước Mỹ hoàn toàn không miễn nhiễm với biến động giá dầu như người ta vẫn tưởng, dù sản xuất nội địa có tăng và nhập khẩu giảm.
“Chúng ta vẫn dễ bị tác động bởi biến động giá dầu. Sẽ thật thiển cận và hoàn toàn thiếu khôn ngoan khi cho rằng bối cảnh thị trường năng lượng sau mấy thập kỷ tới vẫn giống như những gì đang diễn ra ở hiện tại”, cựu chuyên gia tư vấn năng lượng cho cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và hiện đang giữ chức chủ tịch công ty tư vấn Rapidan, ông Robert McNally.
Còn theo khẳng định của chuyên gia tư vấn năng lượng thời cựu Tổng thống Obama, ông Christopher Smith, việc có một dự trữ giống như một công cụ phòng trừ bất kỳ tình huống xấu nào có thể xảy đến.
Tuy nhiên vấn đề của nước Mỹ chính là chưa bao giờ chính phủ Mỹ đưa ra một chính sách rõ ràng về việc khi nào sẽ bán dầu.
Không ít chuyên gia đặt câu hỏi về hiệu quả kinh tế của dự trữ dầu mà Mỹ đang nắm giữ. Cựu chuyên gia tư vấn năng lượng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, ông Philip Verleger, phân tích: “Chúng tôi bắt buộc phải duy trì dự trữ dầu chiến lược bởi thực tế chúng tôi cũng chưa bao giờ nói đến việc sẽ sử dụng nó thế nào khi có khủng hoảng.”
Đã có một vài lần nước Mỹ dùng đến dự trữ dầu. Khi cơn bão Katrina vào Mỹ, đe dọa ảnh hưởng xấu đến hạ tầng năng lượng Mỹ, Mỹ đã sử dụng dự trữ dầu. Ngoài ra, có thể kể đến Chiến dịch Bão táp sa mạc Mỹ năm 1991. Năm 2011, chính phủ Mỹ cũng dùng 30 triệu thùng dầu để ứng phó với tình trạng thiếu hụt dầu nghiêm trọng tại Libya.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã dùng một phần dự trữ để hạ giá năng lượng trong nước trước thêm cuộc bầu cử năm 2000, động thái này bị chỉ trích có mục tiêu để tác động đến kết quả cuộc bầu cử cùng năm.
Và nay khi chính phủ Mỹ tính cấm nhập dầu Venezuela vào Mỹ, người ta đang hoài nghi không biết Mỹ có phải dùng đến dự trữ dầu để bình ổn thị trường trong nước không, tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định dầu Venezuela không hề có khả năng tác động đến thị trường Mỹ, và vì vậy, dự trữ dầu của nước Mỹ vẫn ở đó, và người Mỹ cũng không biết phải làm gì với nó.
http://soha.vn/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Người Mỹ dự trữ dầu nhiều khủng khiếp để làm gì?
Ngày Hai mốt tháng Bẩy năm 1977, cách đây đúng 40 năm, chính phủ Mỹ bắt đầu dự trữ dầu. Ban đầu, hoạt động dự trữ được thực hiện khá chậm rãi, từ tốn với chỉ 412 nghìn thùng dầu tại một khu dự trữ ở phía Nam bang Texas.
Trước thời điểm năm 1977, dự trữ dầu của Mỹ rất hạn chế, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến Mỹ phải thay đổi chiến lược. Bắt đầu từ năm 1973 khi chính phủ các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu Arab cấm xuất khẩu dầu để đáp trả lại Mỹ vì đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur.
Giá dầu bắt đầu leo thang từ sau tháng Mười năm 1973 đến cuối tháng Ba năm 1974 đã tăng gấp bốn lần, từ 3USD/thùng lên 12USD/thùng. Dầu khan hiếm trên toàn thế giới, gây ra nhiều hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội tồi tệ.
Chính phủ Mỹ bắt buộc phải quyết định dự trữ dầu đê bảo vệ người tiêu dùng Mỹ khỏi những cú sốc trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Đối với nhiều người Mỹ bình thường và ngay cả quan chức chính phủ Mỹ, họ không thể quên ký ức của những ngày khốn khổ sống với tình trạng thiếu năng lượng tồi tệ. Cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vẫn nhớ: “Bạn không thể tưởng tượng nổi cuộc sống khi ấy đã khó khăn như thế nào. Giá các sản phẩm năng lượng tăng đột biến trong thời gian dài, người Mỹ xếp hàng la lượt tại các trạm xăng.”
Bốn mươi năm sau, thế giới đã thay đổi. Chính phủ Mỹ đang bắt đầu đặt câu hỏi liệu dự trữ dầu quốc gia quá lớn có còn cần thiết. Nước Mỹ đang ngập trong dầu, nhập khẩu giảm. Dự trữ dầu của Mỹ tính đến tháng Sáu có hơn 700 triệu thùng và hiện là một trong những dự trữ lớn nhất thế giới. Dầu của Mỹ hiện đang được trữ tại hơn 60 khu vực rải rác ở các bang Texas và Louisiana.
Từng phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu dầu của nước Mỹ thập niên 1970, nay chính cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cũng đã thay đổi quan điểm: “Tôi nghĩ nước Mỹ không cần tiếp tục dự trữ dầu.”
Nội bộ chính phủ Mỹ cũng còn rất nhiều chia rẻ về vấn đề này. Trong năm nay, Bộ Năng lượng Mỹ đã khởi động chương trình chi tiêu 2 tỷ USD với mục tiêu nâng cấp các khu dự trữ dầu để hoạt động phân phối dầu được hiệu quả hơn trong tình huống khẩn cấp. Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi đó, muốn bán bớt dầu dự trữ đi nhưng nhiều chính trị gia trong chính phủ Mỹ phản đối điều này, chính vì vậy, dự trữ dầu sẽ vẫn còn nguyên đó.
Những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã cho phép Bộ Năng lượng Mỹ bán dần ra khoảng 190 triệu thùng dầu để bù vào thâm hụt ngân sách chính phủ, tuy nhiên, Bộ Năng lượng Mỹ vẫn chưa được cấp phép để mua lại bù vào lượng đã bán. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dự trữ dầu của Mỹ ở thời điểm năm 2025 sẽ thấp hơn 27% so với hiện tại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số khu vực dự trữ dầu sẽ phải đóng cửa.
Trong năm nay, nước Mỹ cũng đã hai lần bán dầu, ước tính mỗi lần bán khoảng 16 triệu thùng. Trong đợt bán vào tháng Một, giá dầu khi đó trung bình ở mức 51,46USD/thùng còn giá bán của đợt tháng Ba ở mức 45,42USD/thùng. Sau các đợt bán, dự trữ dầu của Mỹ hiện đang đứng ở mức 679 triệu thùng.
Những người ủng hộ việc duy trì dự trữ dầu khẳng định rằng nước Mỹ hoàn toàn không miễn nhiễm với biến động giá dầu như người ta vẫn tưởng, dù sản xuất nội địa có tăng và nhập khẩu giảm.
“Chúng ta vẫn dễ bị tác động bởi biến động giá dầu. Sẽ thật thiển cận và hoàn toàn thiếu khôn ngoan khi cho rằng bối cảnh thị trường năng lượng sau mấy thập kỷ tới vẫn giống như những gì đang diễn ra ở hiện tại”, cựu chuyên gia tư vấn năng lượng cho cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và hiện đang giữ chức chủ tịch công ty tư vấn Rapidan, ông Robert McNally.
Còn theo khẳng định của chuyên gia tư vấn năng lượng thời cựu Tổng thống Obama, ông Christopher Smith, việc có một dự trữ giống như một công cụ phòng trừ bất kỳ tình huống xấu nào có thể xảy đến.
Tuy nhiên vấn đề của nước Mỹ chính là chưa bao giờ chính phủ Mỹ đưa ra một chính sách rõ ràng về việc khi nào sẽ bán dầu.
Không ít chuyên gia đặt câu hỏi về hiệu quả kinh tế của dự trữ dầu mà Mỹ đang nắm giữ. Cựu chuyên gia tư vấn năng lượng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, ông Philip Verleger, phân tích: “Chúng tôi bắt buộc phải duy trì dự trữ dầu chiến lược bởi thực tế chúng tôi cũng chưa bao giờ nói đến việc sẽ sử dụng nó thế nào khi có khủng hoảng.”
Đã có một vài lần nước Mỹ dùng đến dự trữ dầu. Khi cơn bão Katrina vào Mỹ, đe dọa ảnh hưởng xấu đến hạ tầng năng lượng Mỹ, Mỹ đã sử dụng dự trữ dầu. Ngoài ra, có thể kể đến Chiến dịch Bão táp sa mạc Mỹ năm 1991. Năm 2011, chính phủ Mỹ cũng dùng 30 triệu thùng dầu để ứng phó với tình trạng thiếu hụt dầu nghiêm trọng tại Libya.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã dùng một phần dự trữ để hạ giá năng lượng trong nước trước thêm cuộc bầu cử năm 2000, động thái này bị chỉ trích có mục tiêu để tác động đến kết quả cuộc bầu cử cùng năm.
Và nay khi chính phủ Mỹ tính cấm nhập dầu Venezuela vào Mỹ, người ta đang hoài nghi không biết Mỹ có phải dùng đến dự trữ dầu để bình ổn thị trường trong nước không, tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định dầu Venezuela không hề có khả năng tác động đến thị trường Mỹ, và vì vậy, dự trữ dầu của nước Mỹ vẫn ở đó, và người Mỹ cũng không biết phải làm gì với nó.
http://soha.vn/