Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Người Peru cổ đại sở hữu công nghệ biến đá cứng thành “đất sét mềm”?
Giới khoa học và khảo cổ đang đau đầu nhức óc tìm cách hiểu được làm cách nào các công trình cổ đại đáng kinh ngạc ở Peru
Giới khoa học và khảo cổ đang đau đầu nhức óc tìm cách hiểu được làm cách nào các công trình cổ đại đáng kinh ngạc ở Peru, ví như Sacsayhuamán, được dựng lập.Kiến trúc kỳ vĩ này được cấu tạo từ các tảng đá lớn, đồ sộ đến nỗi máy móc hiện đại cũng khó có thể di chuyển và sắp đặt vào vị trí thích hợp.Liệu chìa khóa cho ẩn đố này nằm ở một loài thực vật đặc thù có khả năng làm mềm đá theo nghĩa đen hay một loại công nghệ nung chảy đá tiên tiến thời cổ đại?Di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Làm thế nào người Peru cổ đại xây dựng được một công trình “méo mó”, nhưng ăn khớp đến vậy ?ba nhà nghiên cứu Jan Peter de Jong, Christopher Jordan và Jesus Gamarra, dãy tường đá granit ở thành phố Cuzco (Peru) cho thấy dấu tích được nung nóng đến một mức nhiệt rất cao và thủy tinh hóa, khiến lớp bề mặt bên ngoài biến đổi thành thủy tinh rất nhẵn mịn.Dựa trên quan sát này, họ đi đến kết luận rằng “một loại thiết bị công nghệ cao đã được dùng để nung chảy các khối đá, sau đó chúng được đặt cạnh các khối đa giác cưa xoi đã được đặt sẵn tại vị trí để tự nguội dần.Khối đá mới sẽ nằm áp sát cố định, với độ chính xác gần như hoàn hảo, vào những tảng đá này-nhưng nó là một khối đá granit riêng biệt, tách rời. Cứ tiếp tục như vậy, nhiều khối đá khác sẽ “được nung chảy” rồi cài vào các vị trí ăn khớp nhau xung quanh khối đá granit trước đó, từ đó tạo nên bức tường.Theo giả thuyết này, vẫn cần đến máy cưa và máy khoan điện để cắt và tạo hình các khối đá khi dựng lập các bức tường”, tác giả David Hatcher Childress nhận định trong cuốn Công nghệ cổ đại ở Peru và Bolivia (Ancient Technology in Peru and Bolivia).Hai nhà nghiên cứu Jong và Jordan cho rằng một số nền văn minh cổ đại trên thế giới đã biết đến công nghệ nung chảy đá. Họ cũng cho biết “các khối đá trên một số con phố cổ ở Cuzco đã được thủy tinh hóa bằng nhiệt độ cao để tạo cho chúng kết cấu thủy tinh bề mặt rất đặc thù.Jordon, de Jong và Gamarra cho biết mức nhiệt cần phải cán mốc 1.100 độ C, và rằng vô số di chỉ khảo cổ xung quanh Cuzco, bao gồm Sacsayhuaman và Qenko, đều cho thấy vết tích của quá trình thủy tinh hóa”.Cũng có dấu hiệu cho thấy người Peru cổ đại đã tìm được một loài thực vật, với nước nhựa có khả năng biến đá cứng thành mềm như đất sét để tùy ý nhào nặn.Trong cuốn sách Cuộc thám hiểm Fawcett: Hành trình đến thành phố thất lạc Z, Đại tá Fawcett kể rằng ông từng nghe đến chuyện dùng một loại chất lỏng để biến đá cứng thành mềm như đất sét, rồi nhào nặn lắp ghép chúng cho khớp lại với nhau.Mức độ ăn khớp giữa các tảng đá quả rất đáng kinh ngạc. Với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thể tái dựng một công trình kỳ tích như vậy. (Ảnh: Internet)Brian Fawcett, người biên tập cuốn sách của cha ông, kể lại câu chuyện sau đây trong phần chú thích cuối trang: Một người bạn của ông, làm việc ở một khu mỏ cao hơn 4.000 m tại thị trấn Cerro di Pasco ở miền trung Peru, đã tìm thấy một cái lọ trong một ngôi mộ thời Inca hoặc tiền Inca. Ông đập vỡ dấu sáp niêm phong cổ đại còn nguyên vẹn để mở nắp lọ, đinh ninh rằng đây là chicha, một thức uống có cồn. Sau đó, cái lọ này đã tình cờ va phải một tảng đá.tá Fawcett nói “Khoảng 10 phút sau tôi cúi xuống tảng đá để xem thử vũng chất lỏng bị tràn. Không có vũng chất lỏng nào ở đó. Không chỉ vậy, tảng đá bên dưới vũng chất lỏng “biến mất tăm”, đã đột ngột trở nên mềm như xi măng ướt! Như thể tảng đá đã tan chảy, như sáp dưới ảnh hưởng của nhiệt độ”. Ông cho rằng dường như loài thực vật này có thể được tìm thấy trên sông Pyrene ở Peru, và miêu tả nó có lá màu đỏ đậm và cao khoảng 30cm.Theo một câu chuyện khác, một nhà sinh học đang quan sát một con chim kỳ lạ ở Amazon. Ông quan sát nó làm tổ trên mặt đá bằng cách chà xát đá với một cành cây non. Nhựa cây rỉ ra khiến tảng đá phân hủy, tạo nên một chỗ lõm mà con chim có thể dùng làm tổ”.Đối với một số người, đây có thể là một ý tưởng xa vời khi cho rằng nhựa từ một loài cây có thể giúp người Peru cổ đại dựng nên những công trình đáng kinh ngạc như di chỉ Sacsayhuamán.Một bức tường “méo xiên méo lệch”, nhưng ăn khớp đến kinh ngạc tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. (Ảnh: Internet)Tuy nhiên, vì các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể giải thích được cách thức các công trình cự thạch (cấu thành từ các tảng đá lớn) ở Peru cũng như nhiều nơi khác trên thế giới được xây dựng, do đó chúng ta không nên phủ nhận bất kỳ ý tưởng nào.Jean-Pierre Protzen, một nhà nghiên cứu người Pháp đã nhiều lần thử tái dựng “công trình Sacsayhuaman và Ollantaytambo. Ông đã dành nhiều tháng xung quanh Cuzco, thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tạo hình và ghép khớp cùng loại đá được sử dụng bởi người Inca (hoặc tiền nhân cự thạch của họ).Ông nhận thấy rằng, để khai thác và tạo hình đá, có thể sử dụng loại búa đá được tìm thấy rất nhiều trong khu vực. Việc ghép khớp chính xác các tảng đá là một vấn đề tương đối đơn giản, ông cho hay. Ông nện búa để tạo các chỗ lõm, rồi mò mẫm ghép thử các tảng đá mới cho tới khi tìm được một tảng đá ghép tương đối vừa. Sau đó ông liên tục nâng nhấc và ghép các tảng đá lại với nhau, rồi đẽo gọt chỗ mặt tiếp giáp giữa chúng từng chút từng chút một, cho tới khi chúng hoàn toàn ăn khớp. Quá trình này rất tốn thời gian, nhưng nó đơn giản, và thật sự có hiệu quả”.Một dãy tường tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Ngoài mức độ ăn khớp đến kinh ngạc, những khối đá tạo nên dãy tường này cũng rất lớn, gấp nhiều lần cơ thể một người trưởng thành. Không có cần cẩu, xe xúc,… làm sao người Peru cổ đại di chuyển và sắp đặt các khối đá khổng lồ này?(Ảnh: Internet)Ông kết luận rằng vẫn còn rất nhiều ẩn đố chưa có lời giải. Ví như, ông vẫn chưa thể hiểu được cách thức những thợ xây di chuyển và sắp đặt các khối đá lớn hơn, vốn có kích thước vượt quá một người trưởng thành bình thường.Nỗ lực của ông phản ánh một quá trình nghiên cứu tốt, và rằng khoa học hiện đại vẫn không thể giải thích hay tái lập các công trình kỳ tích được phát hiện tại hai di chỉ Sacsayhuaman và Ollantaytambo.Ông cũng phát hiện thấy các vết cắt trên một số tảng đá là rất tương đồng với phần chóp tháp của di chỉ đài tưởng niệm chưa hoàn thiện tại Aswan, Ai Cập.Phương thức xây dựng một số công trình cự thạch vẫn còn là một bí ẩn cổ đại chưa có lời giải. Chính vì vậy chúng ta không nên vội bác bỏ các giả thuyết phi truyền thống.Ba Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Người Peru cổ đại sở hữu công nghệ biến đá cứng thành “đất sét mềm”?
Giới khoa học và khảo cổ đang đau đầu nhức óc tìm cách hiểu được làm cách nào các công trình cổ đại đáng kinh ngạc ở Peru
Giới khoa học và khảo cổ đang đau đầu nhức óc tìm cách hiểu được làm cách nào các công trình cổ đại đáng kinh ngạc ở Peru, ví như Sacsayhuamán, được dựng lập.Kiến trúc kỳ vĩ này được cấu tạo từ các tảng đá lớn, đồ sộ đến nỗi máy móc hiện đại cũng khó có thể di chuyển và sắp đặt vào vị trí thích hợp.Liệu chìa khóa cho ẩn đố này nằm ở một loài thực vật đặc thù có khả năng làm mềm đá theo nghĩa đen hay một loại công nghệ nung chảy đá tiên tiến thời cổ đại?Di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Làm thế nào người Peru cổ đại xây dựng được một công trình “méo mó”, nhưng ăn khớp đến vậy ?ba nhà nghiên cứu Jan Peter de Jong, Christopher Jordan và Jesus Gamarra, dãy tường đá granit ở thành phố Cuzco (Peru) cho thấy dấu tích được nung nóng đến một mức nhiệt rất cao và thủy tinh hóa, khiến lớp bề mặt bên ngoài biến đổi thành thủy tinh rất nhẵn mịn.Dựa trên quan sát này, họ đi đến kết luận rằng “một loại thiết bị công nghệ cao đã được dùng để nung chảy các khối đá, sau đó chúng được đặt cạnh các khối đa giác cưa xoi đã được đặt sẵn tại vị trí để tự nguội dần.Khối đá mới sẽ nằm áp sát cố định, với độ chính xác gần như hoàn hảo, vào những tảng đá này-nhưng nó là một khối đá granit riêng biệt, tách rời. Cứ tiếp tục như vậy, nhiều khối đá khác sẽ “được nung chảy” rồi cài vào các vị trí ăn khớp nhau xung quanh khối đá granit trước đó, từ đó tạo nên bức tường.Theo giả thuyết này, vẫn cần đến máy cưa và máy khoan điện để cắt và tạo hình các khối đá khi dựng lập các bức tường”, tác giả David Hatcher Childress nhận định trong cuốn Công nghệ cổ đại ở Peru và Bolivia (Ancient Technology in Peru and Bolivia).Hai nhà nghiên cứu Jong và Jordan cho rằng một số nền văn minh cổ đại trên thế giới đã biết đến công nghệ nung chảy đá. Họ cũng cho biết “các khối đá trên một số con phố cổ ở Cuzco đã được thủy tinh hóa bằng nhiệt độ cao để tạo cho chúng kết cấu thủy tinh bề mặt rất đặc thù.Jordon, de Jong và Gamarra cho biết mức nhiệt cần phải cán mốc 1.100 độ C, và rằng vô số di chỉ khảo cổ xung quanh Cuzco, bao gồm Sacsayhuaman và Qenko, đều cho thấy vết tích của quá trình thủy tinh hóa”.Cũng có dấu hiệu cho thấy người Peru cổ đại đã tìm được một loài thực vật, với nước nhựa có khả năng biến đá cứng thành mềm như đất sét để tùy ý nhào nặn.Trong cuốn sách Cuộc thám hiểm Fawcett: Hành trình đến thành phố thất lạc Z, Đại tá Fawcett kể rằng ông từng nghe đến chuyện dùng một loại chất lỏng để biến đá cứng thành mềm như đất sét, rồi nhào nặn lắp ghép chúng cho khớp lại với nhau.Mức độ ăn khớp giữa các tảng đá quả rất đáng kinh ngạc. Với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thể tái dựng một công trình kỳ tích như vậy. (Ảnh: Internet)Brian Fawcett, người biên tập cuốn sách của cha ông, kể lại câu chuyện sau đây trong phần chú thích cuối trang: Một người bạn của ông, làm việc ở một khu mỏ cao hơn 4.000 m tại thị trấn Cerro di Pasco ở miền trung Peru, đã tìm thấy một cái lọ trong một ngôi mộ thời Inca hoặc tiền Inca. Ông đập vỡ dấu sáp niêm phong cổ đại còn nguyên vẹn để mở nắp lọ, đinh ninh rằng đây là chicha, một thức uống có cồn. Sau đó, cái lọ này đã tình cờ va phải một tảng đá.tá Fawcett nói “Khoảng 10 phút sau tôi cúi xuống tảng đá để xem thử vũng chất lỏng bị tràn. Không có vũng chất lỏng nào ở đó. Không chỉ vậy, tảng đá bên dưới vũng chất lỏng “biến mất tăm”, đã đột ngột trở nên mềm như xi măng ướt! Như thể tảng đá đã tan chảy, như sáp dưới ảnh hưởng của nhiệt độ”. Ông cho rằng dường như loài thực vật này có thể được tìm thấy trên sông Pyrene ở Peru, và miêu tả nó có lá màu đỏ đậm và cao khoảng 30cm.Theo một câu chuyện khác, một nhà sinh học đang quan sát một con chim kỳ lạ ở Amazon. Ông quan sát nó làm tổ trên mặt đá bằng cách chà xát đá với một cành cây non. Nhựa cây rỉ ra khiến tảng đá phân hủy, tạo nên một chỗ lõm mà con chim có thể dùng làm tổ”.Đối với một số người, đây có thể là một ý tưởng xa vời khi cho rằng nhựa từ một loài cây có thể giúp người Peru cổ đại dựng nên những công trình đáng kinh ngạc như di chỉ Sacsayhuamán.Một bức tường “méo xiên méo lệch”, nhưng ăn khớp đến kinh ngạc tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. (Ảnh: Internet)Tuy nhiên, vì các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể giải thích được cách thức các công trình cự thạch (cấu thành từ các tảng đá lớn) ở Peru cũng như nhiều nơi khác trên thế giới được xây dựng, do đó chúng ta không nên phủ nhận bất kỳ ý tưởng nào.Jean-Pierre Protzen, một nhà nghiên cứu người Pháp đã nhiều lần thử tái dựng “công trình Sacsayhuaman và Ollantaytambo. Ông đã dành nhiều tháng xung quanh Cuzco, thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tạo hình và ghép khớp cùng loại đá được sử dụng bởi người Inca (hoặc tiền nhân cự thạch của họ).Ông nhận thấy rằng, để khai thác và tạo hình đá, có thể sử dụng loại búa đá được tìm thấy rất nhiều trong khu vực. Việc ghép khớp chính xác các tảng đá là một vấn đề tương đối đơn giản, ông cho hay. Ông nện búa để tạo các chỗ lõm, rồi mò mẫm ghép thử các tảng đá mới cho tới khi tìm được một tảng đá ghép tương đối vừa. Sau đó ông liên tục nâng nhấc và ghép các tảng đá lại với nhau, rồi đẽo gọt chỗ mặt tiếp giáp giữa chúng từng chút từng chút một, cho tới khi chúng hoàn toàn ăn khớp. Quá trình này rất tốn thời gian, nhưng nó đơn giản, và thật sự có hiệu quả”.Một dãy tường tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Ngoài mức độ ăn khớp đến kinh ngạc, những khối đá tạo nên dãy tường này cũng rất lớn, gấp nhiều lần cơ thể một người trưởng thành. Không có cần cẩu, xe xúc,… làm sao người Peru cổ đại di chuyển và sắp đặt các khối đá khổng lồ này?(Ảnh: Internet)Ông kết luận rằng vẫn còn rất nhiều ẩn đố chưa có lời giải. Ví như, ông vẫn chưa thể hiểu được cách thức những thợ xây di chuyển và sắp đặt các khối đá lớn hơn, vốn có kích thước vượt quá một người trưởng thành bình thường.Nỗ lực của ông phản ánh một quá trình nghiên cứu tốt, và rằng khoa học hiện đại vẫn không thể giải thích hay tái lập các công trình kỳ tích được phát hiện tại hai di chỉ Sacsayhuaman và Ollantaytambo.Ông cũng phát hiện thấy các vết cắt trên một số tảng đá là rất tương đồng với phần chóp tháp của di chỉ đài tưởng niệm chưa hoàn thiện tại Aswan, Ai Cập.Phương thức xây dựng một số công trình cự thạch vẫn còn là một bí ẩn cổ đại chưa có lời giải. Chính vì vậy chúng ta không nên vội bác bỏ các giả thuyết phi truyền thống.Ba Nguyen chuyen