Di Sản Hồ Chí Minh
Người Pháp và “quyền được châm biếm”
Châm biếm và khôi hài nằm trong chiều sâu văn hóa Pháp. Người Pháp nổi tiếng là thích khôi hài, châm biếm, thích bông phèng… Họ có món đặc sản truyền thống là “Tiếng cười Gaulois” không ở đâu có cả.
Nhiều người nêu câu hỏi: Châm biếm làm gì để bị trả thù, bị giết hại?
Thật khó trả lời câu hỏi này với người Pháp nếu không tìm hiểu tính cách Pháp.
Châm biếm và khôi hài nằm trong chiều sâu văn hóa Pháp. Người Pháp nổi tiếng là thích khôi hài, châm biếm, thích bông phèng… Họ có món đặc sản truyền thống là “Tiếng cười Gaulois” không ở đâu có cả.
Và, đừng bao giờ quên rằng người Pháp thích chế nhạo, châm biếm ngay chính họ. Châm biếm từ vua chúa, thần thánh… xa xưa đến các vị bộ trưởng tổng thống đời nay. Không châm biếm không còn là người Pháp.
Nhà văn châm biếm nổi tiếng của Pháp là Pierre Daninos trong cuốn sách “Những sổ tay của thiếu tá Thompson” đã được dịch ra 28 thứ tiếng, hai triệu bản phát hành tại Pháp, đã tự chế nhạo, châm biếm người Pháp của mình.
Người viết bài này xin đăng những đoạn trích của Daninos nói về người Pháp mà tác giả Ngô Văn Quỹ đã dịch trong cuốn sách của ông nhan đề “Một con tàu mang tên nỗi nhớ” (Nhà xuất bản Văn học, 1998):
“Làm sao định nghĩa nổi những con người mà cứ ngày Chủ nhật thì tuyên bố theo chính kiến Cộng Hòa, rồi suốt cả tuần lễ lại tôn thờ Nữ hoàng Anh, tự cho mình là khiêm tốn, nhưng luôn luôn nói chỉ có mình là nắm giữ ngọn đuốc văn minh, lấy lẽ phải làm một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nhưng lại giữ lại trong nước quá ít thứ hàng hóa đó, đến nỗi cứ lật đổ xoành xoạch những chính phủ mà họ mới dựng nên. Đặt nước Pháp trong trái tim mình, nhưng tiền thì đem gửi ở nước ngoài!” (Trang 92 – sách đã dẫn).
“Một chị y tá kể lại rằng, có lần trong một bệnh viện phải mổ óc một người Pháp bé nhỏ đó, người ta đã tìm thấy trong đó mười chín ông cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ba cô vũ nữ của nhà hàng Folie Bergeres, một nửa hộp pho mai đã gần thiu, cả một chiến lũy Maginot và nhiều xe tải chở nhiều đồng francs đã mất giá” (Trang 92).
Để châm biếm tính “cá nhân chủ nghĩa” của người Pháp, Daninos viết: “Mỗi cá nhân là một quốc gia riêng, có biên giới ở phía đông, phía tây, phía nam, phía bắc là chính anh ta”. Nhà văn cũng viết về “Địa lý” nước Pháp ở thời của ông như sau: nước Pháp được chia ra thành 43 triệu người Pháp. Đây là đất nước duy nhất trên thế giới mà thêm 10 công dân vào 10 công dân khác thì không phải làm một phép tính cộng mà phải làm 20 phép tính chia” (Trang 96).
Ngay cả Tổng thống De Gaulle, ông cũng nổi tiếng về những câu nói hài hước: “Làm sao mà tôi có thể cai trị một đất nước mà có đến 400 loại pho mai và cứ mỗi ngày lại ăn một loại pho mai khác…”.
Sự hài hước còn thấm cả vào triết học, một lĩnh vực được xem là khô khan nghiêm cẩn nhất.
Sartre đã định nghĩa tự do như thế này, thưa các bạn đọc của tôi: “Tự do là quyền được ăn no và quyền có hơn… một đôi giày!”.
Cái quyền “có hơn một đôi giày” ấy phải chăng là bao hàm cả “quyền được châm biếm”? Vì thế đừng lấy làm lạ tuần báo biếm họa Charlie Hebdo bị tàn sát đến tám nhà báo (trong đó có 5 họa sĩ) vào 11h30 sáng thứ Tư 07 – 01 – 2015, nhưng tuần sau, đúng ngày phát hành 14 – 01 Charlie vẫn xuất hiện với biếm họa ngay trang bìa Mohammed dương tấm biển: Je suis Charlie (Tôi là Charlie), ở trên có dòng chữ: Mọi sự sẽ được tha thứ! Ở trang trong, người ta còn thấy biếm họa một người đàn ông Hồi giáo râu ria xồm xoàm đang hôn một họa sĩ, trên có hàng chữ: L’amour plus fort que la haine... ( Tình yêu mạnh hơn hận thù!).
Charlie (nối tiếp tờ Hara Kiri) có từ 1970. Còn tờ báo châm biếm nổi tiếng Canard en chainé (Con vịt bị xiềng) đã có từ 1915, tờ này không thèm nhận quảng cáo – chứng tỏ truyền thống châm biếm của báo chí Pháp là có thật, có sức sống không gì dập tắt được. Ngay từ những năm máu lửa của Cách mạng Pháp 1789, người ta vẫn châm biếm vẫn khôi hài. Có đại biểu Quốc hội đứng trên diễn đàn chỉ hát rồi đi xuống! 2000 ca khúc đã được sáng tác trong cách mạng 1789. Ngay cả bài quốc ca Marseillaise cũng được một ông sĩ quan tỉnh lẻ miền Nam nước Pháp sau lúc uống rượu ở nhà ông tỉnh trưởng đã say, trên đường về, đã sáng tác ra nó. Và chính cuộc cách mạng 1789 mà Marx gọi là “đầu tàu của lịch sử” ấy, đã cho ra đời một định nghĩa về tự do mang tính khái quát cao nhất: Tự do là có thể làm tất cả mọi điều không phương hại đến người khác.
Những tranh biếm họa của Charlie không làm phương hại đến niềm tin của bất cứ người Hồi giáo nào. Nhưng những kẻ cực đoan đã tàn sát dã man họ. Chính vì thế các nhà báo Pháp đã không chùn bước. Vì, tự do tư tưởng, tự do báo chí là những nền tảng cơ bản vững chắc nhất của dân chủ - văn minh.
Cuộc xuống đường có hàng chục nguyên thủ quốc gia tham dự với cả triệu người Paris diễn ra vừa qua là một thông điệp của loài người tiến bộ, rằng: Cái “đầu tàu lịch sử” của nhân loại vẫn lao lên phía trước mà không một thế lực cực đoan nào ngăn cản được.
Người Pháp từ lâu đề cao chất lượng cuộc sống (Qualité de vie), chủ trương vui sống (Joie de vivre). Không châm biếm thì sao mà vui sống được!!!
16 - 01 - 2015
L.P.K.
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Pháp và “quyền được châm biếm”
Châm biếm và khôi hài nằm trong chiều sâu văn hóa Pháp. Người Pháp nổi tiếng là thích khôi hài, châm biếm, thích bông phèng… Họ có món đặc sản truyền thống là “Tiếng cười Gaulois” không ở đâu có cả.
Nhiều người nêu câu hỏi: Châm biếm làm gì để bị trả thù, bị giết hại?
Thật khó trả lời câu hỏi này với người Pháp nếu không tìm hiểu tính cách Pháp.
Châm biếm và khôi hài nằm trong chiều sâu văn hóa Pháp. Người Pháp nổi tiếng là thích khôi hài, châm biếm, thích bông phèng… Họ có món đặc sản truyền thống là “Tiếng cười Gaulois” không ở đâu có cả.
Và, đừng bao giờ quên rằng người Pháp thích chế nhạo, châm biếm ngay chính họ. Châm biếm từ vua chúa, thần thánh… xa xưa đến các vị bộ trưởng tổng thống đời nay. Không châm biếm không còn là người Pháp.
Nhà văn châm biếm nổi tiếng của Pháp là Pierre Daninos trong cuốn sách “Những sổ tay của thiếu tá Thompson” đã được dịch ra 28 thứ tiếng, hai triệu bản phát hành tại Pháp, đã tự chế nhạo, châm biếm người Pháp của mình.
Người viết bài này xin đăng những đoạn trích của Daninos nói về người Pháp mà tác giả Ngô Văn Quỹ đã dịch trong cuốn sách của ông nhan đề “Một con tàu mang tên nỗi nhớ” (Nhà xuất bản Văn học, 1998):
“Làm sao định nghĩa nổi những con người mà cứ ngày Chủ nhật thì tuyên bố theo chính kiến Cộng Hòa, rồi suốt cả tuần lễ lại tôn thờ Nữ hoàng Anh, tự cho mình là khiêm tốn, nhưng luôn luôn nói chỉ có mình là nắm giữ ngọn đuốc văn minh, lấy lẽ phải làm một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nhưng lại giữ lại trong nước quá ít thứ hàng hóa đó, đến nỗi cứ lật đổ xoành xoạch những chính phủ mà họ mới dựng nên. Đặt nước Pháp trong trái tim mình, nhưng tiền thì đem gửi ở nước ngoài!” (Trang 92 – sách đã dẫn).
“Một chị y tá kể lại rằng, có lần trong một bệnh viện phải mổ óc một người Pháp bé nhỏ đó, người ta đã tìm thấy trong đó mười chín ông cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ba cô vũ nữ của nhà hàng Folie Bergeres, một nửa hộp pho mai đã gần thiu, cả một chiến lũy Maginot và nhiều xe tải chở nhiều đồng francs đã mất giá” (Trang 92).
Để châm biếm tính “cá nhân chủ nghĩa” của người Pháp, Daninos viết: “Mỗi cá nhân là một quốc gia riêng, có biên giới ở phía đông, phía tây, phía nam, phía bắc là chính anh ta”. Nhà văn cũng viết về “Địa lý” nước Pháp ở thời của ông như sau: nước Pháp được chia ra thành 43 triệu người Pháp. Đây là đất nước duy nhất trên thế giới mà thêm 10 công dân vào 10 công dân khác thì không phải làm một phép tính cộng mà phải làm 20 phép tính chia” (Trang 96).
Ngay cả Tổng thống De Gaulle, ông cũng nổi tiếng về những câu nói hài hước: “Làm sao mà tôi có thể cai trị một đất nước mà có đến 400 loại pho mai và cứ mỗi ngày lại ăn một loại pho mai khác…”.
Sự hài hước còn thấm cả vào triết học, một lĩnh vực được xem là khô khan nghiêm cẩn nhất.
Sartre đã định nghĩa tự do như thế này, thưa các bạn đọc của tôi: “Tự do là quyền được ăn no và quyền có hơn… một đôi giày!”.
Cái quyền “có hơn một đôi giày” ấy phải chăng là bao hàm cả “quyền được châm biếm”? Vì thế đừng lấy làm lạ tuần báo biếm họa Charlie Hebdo bị tàn sát đến tám nhà báo (trong đó có 5 họa sĩ) vào 11h30 sáng thứ Tư 07 – 01 – 2015, nhưng tuần sau, đúng ngày phát hành 14 – 01 Charlie vẫn xuất hiện với biếm họa ngay trang bìa Mohammed dương tấm biển: Je suis Charlie (Tôi là Charlie), ở trên có dòng chữ: Mọi sự sẽ được tha thứ! Ở trang trong, người ta còn thấy biếm họa một người đàn ông Hồi giáo râu ria xồm xoàm đang hôn một họa sĩ, trên có hàng chữ: L’amour plus fort que la haine... ( Tình yêu mạnh hơn hận thù!).
Charlie (nối tiếp tờ Hara Kiri) có từ 1970. Còn tờ báo châm biếm nổi tiếng Canard en chainé (Con vịt bị xiềng) đã có từ 1915, tờ này không thèm nhận quảng cáo – chứng tỏ truyền thống châm biếm của báo chí Pháp là có thật, có sức sống không gì dập tắt được. Ngay từ những năm máu lửa của Cách mạng Pháp 1789, người ta vẫn châm biếm vẫn khôi hài. Có đại biểu Quốc hội đứng trên diễn đàn chỉ hát rồi đi xuống! 2000 ca khúc đã được sáng tác trong cách mạng 1789. Ngay cả bài quốc ca Marseillaise cũng được một ông sĩ quan tỉnh lẻ miền Nam nước Pháp sau lúc uống rượu ở nhà ông tỉnh trưởng đã say, trên đường về, đã sáng tác ra nó. Và chính cuộc cách mạng 1789 mà Marx gọi là “đầu tàu của lịch sử” ấy, đã cho ra đời một định nghĩa về tự do mang tính khái quát cao nhất: Tự do là có thể làm tất cả mọi điều không phương hại đến người khác.
Những tranh biếm họa của Charlie không làm phương hại đến niềm tin của bất cứ người Hồi giáo nào. Nhưng những kẻ cực đoan đã tàn sát dã man họ. Chính vì thế các nhà báo Pháp đã không chùn bước. Vì, tự do tư tưởng, tự do báo chí là những nền tảng cơ bản vững chắc nhất của dân chủ - văn minh.
Cuộc xuống đường có hàng chục nguyên thủ quốc gia tham dự với cả triệu người Paris diễn ra vừa qua là một thông điệp của loài người tiến bộ, rằng: Cái “đầu tàu lịch sử” của nhân loại vẫn lao lên phía trước mà không một thế lực cực đoan nào ngăn cản được.
Người Pháp từ lâu đề cao chất lượng cuộc sống (Qualité de vie), chủ trương vui sống (Joie de vivre). Không châm biếm thì sao mà vui sống được!!!
16 - 01 - 2015
L.P.K.
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)