Kinh Đời
Người Sài Gòn 'kì' thiệt!
Chẳng hạn, ở nhiều vùng bán trà đá là một trong những nghề hốt bạc, còn trong Sài Gòn, người ta thường thấy những bình trà đá miễn phí.Chú Phát chạy xe ôm gần bến xe Miền Đông
Đó là người đàn ông nhỏ thó, gầy đen, làm nghề chạy xe ôm gần bến xe Miền Đông. Tôi quen chú hồi mới vào Sài Gòn, hồi tôi còn chưa có xe, làm nghề viết tự do, phải đi lại nhiều và di chuyển đều bằng xe buýt.
Những thùng trà đá miễn phí rất dễ tìm thấy ở Sài Gòn.
Hầu như ngày nào tôi cũng đi và đa phần ngày nào cũng phải hỏi: lên xe số bao nhiêu, lên tuyến nào thì tới, … Có những ngày phải đợi người khác hỏi xong rồi tới lượt mình hỏi vì điểm dừng đó không có nhà chờ cũng chẳng biển báo xe buýt. Người nào hỏi, chú cũng chỉ nhiệt tình vì “ lỡ họ không biết mà bắt nhầm tuyến thì lại cực mất thêm tiền, khổ người ta”.
Hôm nhận nhuận bút, tôi mời chú café. Chú kể, nhà chú tận bên Quận 7. Chú chạy xe ôm mấy chục năm rồi. Nhà chú đông con, cũng nghèo rớt mồng tơi. Ấy vậy mà những người nghèo, sa cơ lỡ bước qua đây, biết chuyện chú đều giúp. Chú hỏi nhà, rồi dúi cho 10.000 bảo bắt tuyến xe buýt thì về tới. Chú bảo chú cũng chẳng có nhiều mà cho, xe thì còn phải chở khách, còn kiếm tiền nuôi vợ con chứ. “Đi xe buýt chỉ mất 5-7.000 thôi, còn mấy ngàn nữa người ta mua nước uống”.
Chú khoe: “Ngày xưa chú cũng được lên báo đó con. Hồi có thằng giả bộ thuê xe ôm rồi đến đoạn vắng nó cứa cổ chú, cướp xe về thăm người yêu, báo đăng rần rần đó. Trên cổ chú còn vết thẹo dài nè. Tòa tuyên yêu cầu gia đình nó bồi thường cho chú mấy chục triệu lận, mà qua nhà nó thấy bố mẹ nó khổ quá thôi chú nhận một triệu đi về". Tôi hỏi chú còn giận gia đình kia không, chú cười bảo chuyện qua rồi, nó còn trẻ, còn bố mẹ nó có làm gì chú đâu mà giận.
Làm từ thiện cũng ... 'kì'!
Người Sài Gòn làm từ thiện cũng kì. Như hôm chiều 30 Tết, tôi qua bệnh viện Ung bướu TP HCM (Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh), chứng kiến mấy người đến làm từ thiện, lì xì cho đám trẻ con.
Người phụ nữ (áo đen cam) lặng lẽ đến lì xì cho những đứa trẻ rồi ra về. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Những đứa trẻ hồn nhiên theo thứ tự đứng thành 4 hàng. Người phụ nữ ăn mặc sành điệu đến, chẳng cần giới thiệu mình là ai, đến từ đâu, làm nghề gì, chị chỉ mỉm cười hồn hậu lì xì cho mỗi em nhỏ 100.000 đồng. Tất cả diễn ra vẻn vẹn chưa đến 15 phút. Khi tôi muốn tới bắt chuyện thì chị đã nhanh chân bước ra ngoài. Tôi hỏi: “Cô ấy là ai”, tất cả mọi người đều lắc đầu không biết.,… “Chẳng ai để lại tên tuổi gì đâu. Người Sài Gòn là vậy đó”, câu nói đơn giản vậy nghe sao ấm lòng. Cái Tết xa nhà đầu tiên cũng không còn cảm giác cô đơn vì những điều bình dị như vậy.
Sài Gòn rất rộng nên dễ bị lạc đường, muốn đi đâu cứ phải hỏi các bác xe ôm. Mà những người lái xe ôm ở Sài Gòn cũng lạ lắm, đã chỉ đường là chỉ đến tận chân tơ kẽ tóc. Tôi ở Bình Thạnh, hỏi đường lên quận 3. Bác xe ôm đầu tiên chỉ đã nhiệt tình rồi, lúc tôi định đi thì bác ở bên ngoắc ngoắc lại. “Con đi đường này gần hơn nè…”. Đi được một quãng xa rồi mà vẫn thấy hai bác cãi nhau vì: “Nhỏ đi xe đạp, mày chỉ đường đó nó thêm cả cây số mệt chết mày”. “Nhưng đường đó dễ đi hơn”…
Anh Nguyễn Văn Nam, người đàn ông nghèo, không biết chữ sẵn sàng bỏ tiền túi để làm biển chỉ đường cho những người đến bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Lại có lần vô tình đọc được câu chuyện bạn bè chia sẻ trên mạng đại ý: đèn đỏ cậu bạn dừng hỏi đường. Đi được tầm vài trăm mét thấy người đó hớt hải chạy theo bảo lỡ chỉ nhầm nên chạy theo chỉ lại. Câu chuyện nhỏ nhỏ vậy thôi mà hàng trăm người bình luận. Những câu chuyện tương tự được kể lại: những bác xe ôm chỉ đường miễn phí, bị mất ví được bác xe ôm cho tiền bắt xe buýt về nhà, người đàn ông không biết chữ, nhà nghèo nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi cả mấy trăm ngàn để làm biển hiệu chỉ đường cho những người tới bệnh viện Từ Dũ…Người ta bảo: “Vì người Sài Gòn là vậy đó!”Gắn bó với Sài Gòn rồi mới biết, người Sài Gòn giản dị, không thích màu mè, khoa trương, thể hiện. Ra đường, thấy ông già đi xe cub, bà già ngồi lề đường uống café, ăn bún riêu bình dân vậy mà giàu nứt đổ đố vách. Chỉ là người ta không thích thể hiện mà thôi!
Những con người bé nhỏ, những người lao động bình dị đã góp phần làm nên một Sài Gòn hào sảng, nghĩa tình.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Sài Gòn 'kì' thiệt!
Chẳng hạn, ở nhiều vùng bán trà đá là một trong những nghề hốt bạc, còn trong Sài Gòn, người ta thường thấy những bình trà đá miễn phí.Chú Phát chạy xe ôm gần bến xe Miền Đông
Đó là người đàn ông nhỏ thó, gầy đen, làm nghề chạy xe ôm gần bến xe Miền Đông. Tôi quen chú hồi mới vào Sài Gòn, hồi tôi còn chưa có xe, làm nghề viết tự do, phải đi lại nhiều và di chuyển đều bằng xe buýt.
Những thùng trà đá miễn phí rất dễ tìm thấy ở Sài Gòn.
Hầu như ngày nào tôi cũng đi và đa phần ngày nào cũng phải hỏi: lên xe số bao nhiêu, lên tuyến nào thì tới, … Có những ngày phải đợi người khác hỏi xong rồi tới lượt mình hỏi vì điểm dừng đó không có nhà chờ cũng chẳng biển báo xe buýt. Người nào hỏi, chú cũng chỉ nhiệt tình vì “ lỡ họ không biết mà bắt nhầm tuyến thì lại cực mất thêm tiền, khổ người ta”.
Hôm nhận nhuận bút, tôi mời chú café. Chú kể, nhà chú tận bên Quận 7. Chú chạy xe ôm mấy chục năm rồi. Nhà chú đông con, cũng nghèo rớt mồng tơi. Ấy vậy mà những người nghèo, sa cơ lỡ bước qua đây, biết chuyện chú đều giúp. Chú hỏi nhà, rồi dúi cho 10.000 bảo bắt tuyến xe buýt thì về tới. Chú bảo chú cũng chẳng có nhiều mà cho, xe thì còn phải chở khách, còn kiếm tiền nuôi vợ con chứ. “Đi xe buýt chỉ mất 5-7.000 thôi, còn mấy ngàn nữa người ta mua nước uống”.
Chú khoe: “Ngày xưa chú cũng được lên báo đó con. Hồi có thằng giả bộ thuê xe ôm rồi đến đoạn vắng nó cứa cổ chú, cướp xe về thăm người yêu, báo đăng rần rần đó. Trên cổ chú còn vết thẹo dài nè. Tòa tuyên yêu cầu gia đình nó bồi thường cho chú mấy chục triệu lận, mà qua nhà nó thấy bố mẹ nó khổ quá thôi chú nhận một triệu đi về". Tôi hỏi chú còn giận gia đình kia không, chú cười bảo chuyện qua rồi, nó còn trẻ, còn bố mẹ nó có làm gì chú đâu mà giận.
Làm từ thiện cũng ... 'kì'!
Người Sài Gòn làm từ thiện cũng kì. Như hôm chiều 30 Tết, tôi qua bệnh viện Ung bướu TP HCM (Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh), chứng kiến mấy người đến làm từ thiện, lì xì cho đám trẻ con.
Người phụ nữ (áo đen cam) lặng lẽ đến lì xì cho những đứa trẻ rồi ra về. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Những đứa trẻ hồn nhiên theo thứ tự đứng thành 4 hàng. Người phụ nữ ăn mặc sành điệu đến, chẳng cần giới thiệu mình là ai, đến từ đâu, làm nghề gì, chị chỉ mỉm cười hồn hậu lì xì cho mỗi em nhỏ 100.000 đồng. Tất cả diễn ra vẻn vẹn chưa đến 15 phút. Khi tôi muốn tới bắt chuyện thì chị đã nhanh chân bước ra ngoài. Tôi hỏi: “Cô ấy là ai”, tất cả mọi người đều lắc đầu không biết.,… “Chẳng ai để lại tên tuổi gì đâu. Người Sài Gòn là vậy đó”, câu nói đơn giản vậy nghe sao ấm lòng. Cái Tết xa nhà đầu tiên cũng không còn cảm giác cô đơn vì những điều bình dị như vậy.
Sài Gòn rất rộng nên dễ bị lạc đường, muốn đi đâu cứ phải hỏi các bác xe ôm. Mà những người lái xe ôm ở Sài Gòn cũng lạ lắm, đã chỉ đường là chỉ đến tận chân tơ kẽ tóc. Tôi ở Bình Thạnh, hỏi đường lên quận 3. Bác xe ôm đầu tiên chỉ đã nhiệt tình rồi, lúc tôi định đi thì bác ở bên ngoắc ngoắc lại. “Con đi đường này gần hơn nè…”. Đi được một quãng xa rồi mà vẫn thấy hai bác cãi nhau vì: “Nhỏ đi xe đạp, mày chỉ đường đó nó thêm cả cây số mệt chết mày”. “Nhưng đường đó dễ đi hơn”…
Anh Nguyễn Văn Nam, người đàn ông nghèo, không biết chữ sẵn sàng bỏ tiền túi để làm biển chỉ đường cho những người đến bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Lại có lần vô tình đọc được câu chuyện bạn bè chia sẻ trên mạng đại ý: đèn đỏ cậu bạn dừng hỏi đường. Đi được tầm vài trăm mét thấy người đó hớt hải chạy theo bảo lỡ chỉ nhầm nên chạy theo chỉ lại. Câu chuyện nhỏ nhỏ vậy thôi mà hàng trăm người bình luận. Những câu chuyện tương tự được kể lại: những bác xe ôm chỉ đường miễn phí, bị mất ví được bác xe ôm cho tiền bắt xe buýt về nhà, người đàn ông không biết chữ, nhà nghèo nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi cả mấy trăm ngàn để làm biển hiệu chỉ đường cho những người tới bệnh viện Từ Dũ…Người ta bảo: “Vì người Sài Gòn là vậy đó!”Gắn bó với Sài Gòn rồi mới biết, người Sài Gòn giản dị, không thích màu mè, khoa trương, thể hiện. Ra đường, thấy ông già đi xe cub, bà già ngồi lề đường uống café, ăn bún riêu bình dân vậy mà giàu nứt đổ đố vách. Chỉ là người ta không thích thể hiện mà thôi!
Những con người bé nhỏ, những người lao động bình dị đã góp phần làm nên một Sài Gòn hào sảng, nghĩa tình.