Kinh Đời
Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu.
Trong công sở họ nói chuyện với nhau thường mở đầu "thưa ông", "thưa bà"...
Người Sài Gòn nho nhã!
Tui không có ý đả kích ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao.
Nhưng sự thật là người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu.
Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ vào quần, phụ mặc áo dài. Phụ nữ ngồi phía sau xe gắn máy chỉ ngồi một bên, hai đùi khép kín.
- Trong công sở họ nói chuyện với nhau thường mở đầu "thưa ông", "thưa bà".
Một lần ba lái chiếc honda 67 mới mua chở má và anh em tôi đi chợ trời Bà Quách ăn chiều. Khi vừa ra khỏi nội thành, một toán cảnh sát ra chặn đường. Họ nghiêm khắc nói: "Thưa ông, thưa bà! Mong ông bà vui lòng không vào vùng mất an ninh.” Mẹ tôi trả lời: "Thưa ông cảnh sát! Chúng tôi chỉ muốn đưa bọn trẻ đi chợ trời ăn chiều rồi về.” Ông cảnh sát bảo: "Vậy thì chúc ông bà và các cháu ăn ngon miệng. Nhớ, trở về nội thành trước khi trời sụp tối. Nếu ông bà về trễ, vì trách nhiệm, buộc lòng tôi phải thực hiện những biện pháp nghiêm khắc. Mong ông bà hiểu cho.” Khi đi khỏi, má tôi dạy: "Trước khi xưng hô, hãy chú ý đến ngón tay đeo nhẫn. Nếu đàn ông có ngón tay đeo nhẫn thì gọi là ông, đàn bà gọi là bà. Nếu không có ngón tay đeo nhẫn thì gọi là anh, là cô. Trẻ con thì gọi là các em.”
- Người ta xếp hàng ở tất cả mọi nơi công cộng như rạp chiếu phim, rạp hát, nhà hàng bán vé, đại sứ quán (chỉ trừ bến xe).
- Chỉ có trẻ con mới đánh giày. Và việc đánh giầy được mặc định là không thu tiền công mà chỉ có tiền tip. Trẻ đánh giầy thường tập trug ở cửa các quán ăn, nhà hàng chờ thực khách. Thực khách ngồi vào bàn, trẻ đánh giầy kê chân khách lên thùng đồ nghề rồi chăm sóc đôi giầy. Xong việc, trẻ ngồi chờ. Khách ăn xong, tự cho tiền đánh giầy. Khách không cho, trẻ đánh giầy cũng không đòi. Hiếm khi khách không cho tiền. Lúc đó, giá 1 tô hủ tiếu Nam Vang là 20 đồng đô bát giác. Tiền tip đánh giầy từ 1 đến 5 đồng.
- Dân phu xe, bốc vác thường ăn cơm ở quán cóc, quán gánh. Mỗi quán cóc, quán gánh đều có một thùng cơm thừa, đồ ăn thừa. Dân phu có tiền, ăn xong, tự phân loại đồ thừa vào thùng đồ thừa. Người không có tiền, cứ đến thùng đồ thừa tự múc ra dĩa rồi ăn. Thỉnh thoảng có người ăn đồ ăn thừa nhưng móc tiền trả cho... người ăn mày ngồi gần đó.
- Một lần, tôi được ba đưa đến câu lạc bộ Làng Báo Chí (Thủ Đức) ăn cơm tự chọn (giống như buffet). Ba dặn: Mỗi lần ăn chỉ lấy 3 muỗng cơm. Thức ăn thì chỉ lấy 3 món. Mỗi món không quá 3 miếng. Ăn hết, lấy nữa, chứ không được lấy nhiều, ăn thừa, mắc tội. Nhìn xung quanh, tôi thấy ai cũng vậy.
Bây giờ, người Sài Gòn cũ vẫn như thế, không thay đổi.
Người miền Nam cũ vẫn như thế, không thay đổi.
Đa tạ tác giả đã nói về 1 phần đời của Ròm gần đúng hết tất cả Ròm cũng từng đi đánh giầy ở Hàm Nghi, Phủ Kiệt chợ Cũ tối về Khu Dân Sinh ở.
Đi về vùng mất an ninh cùng mẹ thăm ruộng nhà cũng đều đc cảnh báo nên trở về sớm trước 4 giờ chiều.
Theo Fb Nông Huyền Sơn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu.
Trong công sở họ nói chuyện với nhau thường mở đầu "thưa ông", "thưa bà"...
Người Sài Gòn nho nhã!
Tui không có ý đả kích ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao.
Nhưng sự thật là người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu.
Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ vào quần, phụ mặc áo dài. Phụ nữ ngồi phía sau xe gắn máy chỉ ngồi một bên, hai đùi khép kín.
- Trong công sở họ nói chuyện với nhau thường mở đầu "thưa ông", "thưa bà".
Một lần ba lái chiếc honda 67 mới mua chở má và anh em tôi đi chợ trời Bà Quách ăn chiều. Khi vừa ra khỏi nội thành, một toán cảnh sát ra chặn đường. Họ nghiêm khắc nói: "Thưa ông, thưa bà! Mong ông bà vui lòng không vào vùng mất an ninh.” Mẹ tôi trả lời: "Thưa ông cảnh sát! Chúng tôi chỉ muốn đưa bọn trẻ đi chợ trời ăn chiều rồi về.” Ông cảnh sát bảo: "Vậy thì chúc ông bà và các cháu ăn ngon miệng. Nhớ, trở về nội thành trước khi trời sụp tối. Nếu ông bà về trễ, vì trách nhiệm, buộc lòng tôi phải thực hiện những biện pháp nghiêm khắc. Mong ông bà hiểu cho.” Khi đi khỏi, má tôi dạy: "Trước khi xưng hô, hãy chú ý đến ngón tay đeo nhẫn. Nếu đàn ông có ngón tay đeo nhẫn thì gọi là ông, đàn bà gọi là bà. Nếu không có ngón tay đeo nhẫn thì gọi là anh, là cô. Trẻ con thì gọi là các em.”
- Người ta xếp hàng ở tất cả mọi nơi công cộng như rạp chiếu phim, rạp hát, nhà hàng bán vé, đại sứ quán (chỉ trừ bến xe).
- Chỉ có trẻ con mới đánh giày. Và việc đánh giầy được mặc định là không thu tiền công mà chỉ có tiền tip. Trẻ đánh giầy thường tập trug ở cửa các quán ăn, nhà hàng chờ thực khách. Thực khách ngồi vào bàn, trẻ đánh giầy kê chân khách lên thùng đồ nghề rồi chăm sóc đôi giầy. Xong việc, trẻ ngồi chờ. Khách ăn xong, tự cho tiền đánh giầy. Khách không cho, trẻ đánh giầy cũng không đòi. Hiếm khi khách không cho tiền. Lúc đó, giá 1 tô hủ tiếu Nam Vang là 20 đồng đô bát giác. Tiền tip đánh giầy từ 1 đến 5 đồng.
- Dân phu xe, bốc vác thường ăn cơm ở quán cóc, quán gánh. Mỗi quán cóc, quán gánh đều có một thùng cơm thừa, đồ ăn thừa. Dân phu có tiền, ăn xong, tự phân loại đồ thừa vào thùng đồ thừa. Người không có tiền, cứ đến thùng đồ thừa tự múc ra dĩa rồi ăn. Thỉnh thoảng có người ăn đồ ăn thừa nhưng móc tiền trả cho... người ăn mày ngồi gần đó.
- Một lần, tôi được ba đưa đến câu lạc bộ Làng Báo Chí (Thủ Đức) ăn cơm tự chọn (giống như buffet). Ba dặn: Mỗi lần ăn chỉ lấy 3 muỗng cơm. Thức ăn thì chỉ lấy 3 món. Mỗi món không quá 3 miếng. Ăn hết, lấy nữa, chứ không được lấy nhiều, ăn thừa, mắc tội. Nhìn xung quanh, tôi thấy ai cũng vậy.
Bây giờ, người Sài Gòn cũ vẫn như thế, không thay đổi.
Người miền Nam cũ vẫn như thế, không thay đổi.
Đa tạ tác giả đã nói về 1 phần đời của Ròm gần đúng hết tất cả Ròm cũng từng đi đánh giầy ở Hàm Nghi, Phủ Kiệt chợ Cũ tối về Khu Dân Sinh ở.
Đi về vùng mất an ninh cùng mẹ thăm ruộng nhà cũng đều đc cảnh báo nên trở về sớm trước 4 giờ chiều.
Theo Fb Nông Huyền Sơn