Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều

Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.

Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.

Sau đó tôi biết mình đã viết thiếu chính xác khi đọc lại một số tư liệu cũ. Nếu bạn đọc nào trên tuổi 60, học bài tập đọc Tả cảnh sinh hoạt gia đình buổi tối nhà em thì thường nhớ câu: “Anh em tôi ngồi học bài, mẹ tôi ngồi may vá và ba tôi ngồi đọc báo”. Bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh mỗi buổi chiều ba tôi đi làm từ công sở về thường mang theo tờ báo mới mua để tối, sau khi cơm nước xong, nằm đọc để biết tình hình thời sự.
Thú đọc báo buổi chiều
Trong quá trình tìm hiểu tôi có đọc được đoạn sau đây từ Báo Phổ thông số ra ngày 1.8.1961: “Tối nay cơm xong, thầy nằm ghế xích đu đọc báo...”. Và trong Báo Bách khoa số ra ngày 1.3.1962 trong tác phẩm Thư nhà, nhà văn Võ Phiến viết: “Mới ba bốn giờ chiều đã có tiếng rao báo sớm chạy trên các đại lộ, trung tâm đô thành. Rồi thì tiếng rao ấy lan dần mau chóng ra tới các khu phố. Vậy là cho đến 8, 9 giờ tối người bán báo len lỏi vào các xóm lao động ngoại ô la lớn bất ngờ, tiếng nghe ấy vẫn cứ hấp dẫn cho tới khuya, khi ta đang ngồi trước một tô mì, tô phở trong tiệm, người bán báo loáng thoáng rảo qua một vòng khắp các bàn ăn chìa ra xấp báo, ta vẫn thấy tò mò kích thích, tưởng còn có hy vọng tìm thấy trong ấy một tin tức gì mới khác thêm nữa...”.
Còn nhà thơ Thái Ngọc San đã viết trong Tạp chí Ý thức ra tháng 4.1971:
“Cái khung cảnh gây cho tôi nhiều hứng khởi nhất những ngày ở Sài Gòn, là vào những buổi chiều khi xuống bến xe lam nhằm vào lúc những tờ báo mới ra đời. Đấy là hình ảnh những anh công nhân kê vai vác từng kiện báo lớn, những người đàn bà, những chị thanh nữ thoăn thoắt xếp gấp vội vàng bên vỉa hè, những đứa bé lăng xăng chạy lui chạy tới gọi báo mới, báo mới. Chen lẫn trong rừng ngựa xe người ngợm mắc cửi, nếp sinh hoạt nầy mỗi chiều được nhóm lên một lần, hoạt náo như một khu chợ”.
Một mẩu quảng cáo cho tờ nhật báo sắp ra còn làm rõ hơn: “Bạn đọc chú ý. Muốn biết thời sự nóng hôi hổi hãy mua Báo Sóng Thần. Nhật báo Sóng Thần sẽ có mặt trên các sạp báo lúc 3 giờ chiều ngày...”.
Tôi tự đặt câu hỏi và cũng tự trả lời: trừ các tạp chí và tuần báo, tại sao các nhựt trình, hay nhựt (nhật) báo trước kia lại ra buổi chiều. Đơn giản vì người đọc biết ngay tất cả tin tức, sự kiện nóng xảy ra trong ngày. Thí dụ, sáng ngày 1 có tin giá xăng lên thì người dân đã biết ngay chứ không phải đợi đến sáng ngày 2 mới được biết. (Chỉ trừ những sự kiện như hỏa hoạn, đụng xe xảy ra đột xuất vào buổi chiều thì các báo đều bó tay). Thoạt đầu nhiều báo ra lúc 17 giờ, sau đó vì cạnh tranh có báo ra lúc 16 giờ rồi 15 giờ. Thậm chí có tờ nhựt trình mới ra đời thường cạnh tranh ra sớm hơn nữa, khoảng 12 đến 13 giờ đã có báo để lấy độc giả (vì số lượng in không nhiều).
Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều
Nhà báo làm việc từ 5 giờ sáng
Để có tờ báo ra buổi chiều thì giờ lên khuôn của các tờ báo lúc ấy thường vào buổi sáng. Đi ngược dòng thời gian, vào khoảng năm 1934, theo bài viết của Tế Xuyên thì tờ Ngọ Báo lên khuôn vào buổi trưa. “Một hôm vào buổi trưa, Ngọ Báo sắp lên khuôn thì có người cho tin sốt dẻo...”. Ông Châu Lang, chủ bút Báo Sài Gòn Mai trả lời Báo Văn Đàn (Sài Gòn): “Chúng tôi làm việc từ 5 giờ sáng và 9 giờ báo đã lên khuôn chờ cho máy chạy. Công việc tòa soạn xong khoảng 8 giờ, chúng tôi tản mát đi mỗi người một ngả rồi chừng 10 giờ mới trở lại làm việc tiếp, lo bài vở cho số báo sau”.
Để có được tờ báo ra buổi chiều và sau đó cố gắng ra báo trước hoặc sau 12 giờ trưa hằng ngày thì thời đó, các ký giả “chân chạy” (săn tin) và “chân nằm” (các biên tập viên) đều làm việc từ lúc sáng sớm. Các phóng viên chạy tin thì đeo bám tin thời sự ở nghị trường hay các cơ quan, ty cảnh sát rồi về viết bài trong buổi sáng. Còn các biên tập viên thì trong buổi sáng phải “dựng” cho xong các trang nằm như trang tiểu thuyết dài kỳ, kịch trường, điện ảnh… là những trang không đòi hỏi tính thời sự.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc cho biết trong một hồi ký rằng mỗi ngày 5 giờ sáng đã đi đến tòa soạn. Bài học vào nghề đầu tiên của ký giả, theo hồi ký của nhà báo Lê Thiệp khi nhận việc tại một tòa soạn: “Chúng tôi làm việc sớm, 5 giờ sáng đã bắt đầu rồi. Vì thế tôi trước hết là phải dậy sớm đến tòa soạn cỡ chưa đến 5 giờ sáng”.
Nhìn lại, bây giờ ta có thói quen đọc báo buổi sáng ngày 2 để biết tin tức ngày 1 chỉ vì một thời gian trước đây chúng ta không có nhật báo mà chỉ có tuần báo. Lúc ấy, chỉ có một số nhật báo nhưng những tờ báo này cũng chẳng cần phải cạnh tranh vì mỗi báo có nhiệm vụ riêng, đối tượng của mình. Dần dần, theo thời gian các tờ tuần báo tiến lên nhật báo và báo phát vào buổi sáng vẫn tiếp tục duy trì và người đọc lại vào nếp quen đọc báo vào buổi sáng.
Bây giờ có thêm báo mạng nên tin tức sốt dẻo đã đáp ứng được nhu cầu đói thông tin của thời đại @.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều

Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.

Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.

Sau đó tôi biết mình đã viết thiếu chính xác khi đọc lại một số tư liệu cũ. Nếu bạn đọc nào trên tuổi 60, học bài tập đọc Tả cảnh sinh hoạt gia đình buổi tối nhà em thì thường nhớ câu: “Anh em tôi ngồi học bài, mẹ tôi ngồi may vá và ba tôi ngồi đọc báo”. Bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh mỗi buổi chiều ba tôi đi làm từ công sở về thường mang theo tờ báo mới mua để tối, sau khi cơm nước xong, nằm đọc để biết tình hình thời sự.
Thú đọc báo buổi chiều
Trong quá trình tìm hiểu tôi có đọc được đoạn sau đây từ Báo Phổ thông số ra ngày 1.8.1961: “Tối nay cơm xong, thầy nằm ghế xích đu đọc báo...”. Và trong Báo Bách khoa số ra ngày 1.3.1962 trong tác phẩm Thư nhà, nhà văn Võ Phiến viết: “Mới ba bốn giờ chiều đã có tiếng rao báo sớm chạy trên các đại lộ, trung tâm đô thành. Rồi thì tiếng rao ấy lan dần mau chóng ra tới các khu phố. Vậy là cho đến 8, 9 giờ tối người bán báo len lỏi vào các xóm lao động ngoại ô la lớn bất ngờ, tiếng nghe ấy vẫn cứ hấp dẫn cho tới khuya, khi ta đang ngồi trước một tô mì, tô phở trong tiệm, người bán báo loáng thoáng rảo qua một vòng khắp các bàn ăn chìa ra xấp báo, ta vẫn thấy tò mò kích thích, tưởng còn có hy vọng tìm thấy trong ấy một tin tức gì mới khác thêm nữa...”.
Còn nhà thơ Thái Ngọc San đã viết trong Tạp chí Ý thức ra tháng 4.1971:
“Cái khung cảnh gây cho tôi nhiều hứng khởi nhất những ngày ở Sài Gòn, là vào những buổi chiều khi xuống bến xe lam nhằm vào lúc những tờ báo mới ra đời. Đấy là hình ảnh những anh công nhân kê vai vác từng kiện báo lớn, những người đàn bà, những chị thanh nữ thoăn thoắt xếp gấp vội vàng bên vỉa hè, những đứa bé lăng xăng chạy lui chạy tới gọi báo mới, báo mới. Chen lẫn trong rừng ngựa xe người ngợm mắc cửi, nếp sinh hoạt nầy mỗi chiều được nhóm lên một lần, hoạt náo như một khu chợ”.
Một mẩu quảng cáo cho tờ nhật báo sắp ra còn làm rõ hơn: “Bạn đọc chú ý. Muốn biết thời sự nóng hôi hổi hãy mua Báo Sóng Thần. Nhật báo Sóng Thần sẽ có mặt trên các sạp báo lúc 3 giờ chiều ngày...”.
Tôi tự đặt câu hỏi và cũng tự trả lời: trừ các tạp chí và tuần báo, tại sao các nhựt trình, hay nhựt (nhật) báo trước kia lại ra buổi chiều. Đơn giản vì người đọc biết ngay tất cả tin tức, sự kiện nóng xảy ra trong ngày. Thí dụ, sáng ngày 1 có tin giá xăng lên thì người dân đã biết ngay chứ không phải đợi đến sáng ngày 2 mới được biết. (Chỉ trừ những sự kiện như hỏa hoạn, đụng xe xảy ra đột xuất vào buổi chiều thì các báo đều bó tay). Thoạt đầu nhiều báo ra lúc 17 giờ, sau đó vì cạnh tranh có báo ra lúc 16 giờ rồi 15 giờ. Thậm chí có tờ nhựt trình mới ra đời thường cạnh tranh ra sớm hơn nữa, khoảng 12 đến 13 giờ đã có báo để lấy độc giả (vì số lượng in không nhiều).
Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều
Nhà báo làm việc từ 5 giờ sáng
Để có tờ báo ra buổi chiều thì giờ lên khuôn của các tờ báo lúc ấy thường vào buổi sáng. Đi ngược dòng thời gian, vào khoảng năm 1934, theo bài viết của Tế Xuyên thì tờ Ngọ Báo lên khuôn vào buổi trưa. “Một hôm vào buổi trưa, Ngọ Báo sắp lên khuôn thì có người cho tin sốt dẻo...”. Ông Châu Lang, chủ bút Báo Sài Gòn Mai trả lời Báo Văn Đàn (Sài Gòn): “Chúng tôi làm việc từ 5 giờ sáng và 9 giờ báo đã lên khuôn chờ cho máy chạy. Công việc tòa soạn xong khoảng 8 giờ, chúng tôi tản mát đi mỗi người một ngả rồi chừng 10 giờ mới trở lại làm việc tiếp, lo bài vở cho số báo sau”.
Để có được tờ báo ra buổi chiều và sau đó cố gắng ra báo trước hoặc sau 12 giờ trưa hằng ngày thì thời đó, các ký giả “chân chạy” (săn tin) và “chân nằm” (các biên tập viên) đều làm việc từ lúc sáng sớm. Các phóng viên chạy tin thì đeo bám tin thời sự ở nghị trường hay các cơ quan, ty cảnh sát rồi về viết bài trong buổi sáng. Còn các biên tập viên thì trong buổi sáng phải “dựng” cho xong các trang nằm như trang tiểu thuyết dài kỳ, kịch trường, điện ảnh… là những trang không đòi hỏi tính thời sự.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc cho biết trong một hồi ký rằng mỗi ngày 5 giờ sáng đã đi đến tòa soạn. Bài học vào nghề đầu tiên của ký giả, theo hồi ký của nhà báo Lê Thiệp khi nhận việc tại một tòa soạn: “Chúng tôi làm việc sớm, 5 giờ sáng đã bắt đầu rồi. Vì thế tôi trước hết là phải dậy sớm đến tòa soạn cỡ chưa đến 5 giờ sáng”.
Nhìn lại, bây giờ ta có thói quen đọc báo buổi sáng ngày 2 để biết tin tức ngày 1 chỉ vì một thời gian trước đây chúng ta không có nhật báo mà chỉ có tuần báo. Lúc ấy, chỉ có một số nhật báo nhưng những tờ báo này cũng chẳng cần phải cạnh tranh vì mỗi báo có nhiệm vụ riêng, đối tượng của mình. Dần dần, theo thời gian các tờ tuần báo tiến lên nhật báo và báo phát vào buổi sáng vẫn tiếp tục duy trì và người đọc lại vào nếp quen đọc báo vào buổi sáng.
Bây giờ có thêm báo mạng nên tin tức sốt dẻo đã đáp ứng được nhu cầu đói thông tin của thời đại @.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm