Trang lá cải
Người Venezuela phải cân tiền khi đi mua sắm ( Vượt " giá trị" của tiền Hồ rồi, hoan hô XHCN anh em ! )
Tại một cửa hàng ở thủ đô Caracas, ông Humberto Gonzalez đang nhấc những tảng pho mát ra khỏi cân và thay bằng hàng chồng tiền bolivar của khách.
Tại một cửa hàng ở thủ đô Caracas, ông Humberto Gonzalez đang nhấc
những tảng pho mát ra khỏi cân và thay bằng hàng chồng tiền bolivar của
khách.
|
Chó phải ra đường vì khủng hoảng kinh tế ở Venezuela / Người Venezuela bật khóc khi thấy đồ ăn
Nội tệ Venezuela đã mất giá đến mức mỗi khi có người mua hàng, thay vì
đếm tiền, ông Gonzalez đành phải cân cho nhanh. "Buồn quá. Giờ chắc pho
mát còn đáng giá hơn", ông nói.
Đây cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc lạm phát phi
mã có thể xảy ra tại đây. Dĩ nhiên, không phải ở đâu người ta cũng cân
tiền. Nhưng việc này đang ngày càng phổ biến, khiến mọi người nhớ đến
tình cảnh của nước Đức sau Đại chiến Thế giới I, Nam Tư thập niên 90 và
Zimbabwe cách đây một thập kỷ.
"Khi việc cân tiền xuất hiện, tức là dấu hiệu lạm phát phi mã rồi. Nhưng
vì Chính phủ không công bố số liệu chính thức, nên người dân không biết
tình hình tệ đến thế nào mà thôi", Jesus Casique - chuyên gia tài chính
tại Capital Market Finance cho biết.
Từng là một trong những tiền tệ mạnh nhất thế giới, đồng bolivar giờ lại
mất giá trầm trọng. Kể cả việc mua những mặt hàng thiết yếu nhất cũng
cần hàng trăm tờ tiền. Người mua phải để tiền trong túi du lịch lớn
trước khi ra đường. Còn người bán phải để tiền trong hộp, vì ngăn kéo
không đủ chỗ chứa. Các nhà kinh tế học dự báo lạm phát năm nay tại
Venezuela vào khoảng 200% - 1.500%.
Đến giờ, bất chấp đồng bolivar lao dốc, Chính phủ vẫn từ chối in tiền
mệnh giá lớn. Đồng tiền mệnh giá cao nhất nước này hiện là 100 bolivar,
có giá chưa đến 0,1 USD. Dù vậy, theo một nguồn tin thân cận, vài tuần
trước, Chính phủ đã lặng lẽ đề nghị 5 công ty đấu thầu in tiền mệnh giá
lớn, như 500, 1.000, 5.000, 10.000 và cả 20.000 bolivar.
Họ được yêu cầu in tiền trước dịp trả thưởng Giáng Sinh. Thông thường,
những đơn hàng này mất 4-6 tháng mới hoàn thành. Nhưng hiện tại, chưa
công ty nào được chọn. Vì thế, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Chính
phủ đang cân nhắc chỉ thay đổi màu sắc và thêm vài số 0 vào thiết kế của
tiền cũ mà thôi.
Hiện tại, rất nhiều người Venezuela đang phải sống trong tình thế tiến
thoái lưỡng nan - có tiền mà chẳng mua được gì. Thêm vào đó, trước khi
đi mua sắm, họ còn phải xếp hàng dài trước các ngân hàng, do ATM ngày
càng hiếm hoi và còn áp trần rút tiền. Nhiều thị trấn còn chẳng có cây
nào. Cách đây 2 năm, một ATM vài ngày mới phải nạp tiền một lần. Còn giờ
việc này xảy ra cứ vài tiếng một lần.
Jose Marcano - một nhân viên 26 tuổi - luôn cảm thấy áp lực. Mỗi tuần,
anh phải mất hàng giờ gửi tiền vào ngân hàng cho ông chủ. Khi đó, anh sẽ
để tiền trong túi đen, chở đi bằng xe máy. Nếu không gửi được, anh sẽ
chẳng dám dừng xe khi gặp đèn đỏ hay biển báo, vì sợ bị cướp.
Còn những người như Bremmer Rodrigues - chủ một tiệm bánh ở ngoại ô
Caracas thì luôn lo lắng phải làm gì với hàng bao tải tiền. Mỗi ngày,
anh nhận về hàng trăm nghìn tờ. Anh phải giấu quanh phòng, chờ đến lúc
có thể xếp vào hộp và mang đi gửi ngân hàng. Rodrigues cho biết nếu có
ai đó thấy mình trên đường, chắc sẽ tưởng anh đi buôn ma túy. "Tôi có cả
núi tiền ấy, mỗi ngày lại có nhiều thêm", anh nói.
Hà Thu
(theo Bloomberg)
(VNExpress)
Bàn ra tán vào (0)
Người Venezuela phải cân tiền khi đi mua sắm ( Vượt " giá trị" của tiền Hồ rồi, hoan hô XHCN anh em ! )
Tại một cửa hàng ở thủ đô Caracas, ông Humberto Gonzalez đang nhấc những tảng pho mát ra khỏi cân và thay bằng hàng chồng tiền bolivar của khách.
Tại một cửa hàng ở thủ đô Caracas, ông Humberto Gonzalez đang nhấc
những tảng pho mát ra khỏi cân và thay bằng hàng chồng tiền bolivar của
khách.
|
Chó phải ra đường vì khủng hoảng kinh tế ở Venezuela / Người Venezuela bật khóc khi thấy đồ ăn
Nội tệ Venezuela đã mất giá đến mức mỗi khi có người mua hàng, thay vì
đếm tiền, ông Gonzalez đành phải cân cho nhanh. "Buồn quá. Giờ chắc pho
mát còn đáng giá hơn", ông nói.
Đây cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc lạm phát phi
mã có thể xảy ra tại đây. Dĩ nhiên, không phải ở đâu người ta cũng cân
tiền. Nhưng việc này đang ngày càng phổ biến, khiến mọi người nhớ đến
tình cảnh của nước Đức sau Đại chiến Thế giới I, Nam Tư thập niên 90 và
Zimbabwe cách đây một thập kỷ.
"Khi việc cân tiền xuất hiện, tức là dấu hiệu lạm phát phi mã rồi. Nhưng
vì Chính phủ không công bố số liệu chính thức, nên người dân không biết
tình hình tệ đến thế nào mà thôi", Jesus Casique - chuyên gia tài chính
tại Capital Market Finance cho biết.
Từng là một trong những tiền tệ mạnh nhất thế giới, đồng bolivar giờ lại
mất giá trầm trọng. Kể cả việc mua những mặt hàng thiết yếu nhất cũng
cần hàng trăm tờ tiền. Người mua phải để tiền trong túi du lịch lớn
trước khi ra đường. Còn người bán phải để tiền trong hộp, vì ngăn kéo
không đủ chỗ chứa. Các nhà kinh tế học dự báo lạm phát năm nay tại
Venezuela vào khoảng 200% - 1.500%.
Đến giờ, bất chấp đồng bolivar lao dốc, Chính phủ vẫn từ chối in tiền
mệnh giá lớn. Đồng tiền mệnh giá cao nhất nước này hiện là 100 bolivar,
có giá chưa đến 0,1 USD. Dù vậy, theo một nguồn tin thân cận, vài tuần
trước, Chính phủ đã lặng lẽ đề nghị 5 công ty đấu thầu in tiền mệnh giá
lớn, như 500, 1.000, 5.000, 10.000 và cả 20.000 bolivar.
Họ được yêu cầu in tiền trước dịp trả thưởng Giáng Sinh. Thông thường,
những đơn hàng này mất 4-6 tháng mới hoàn thành. Nhưng hiện tại, chưa
công ty nào được chọn. Vì thế, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Chính
phủ đang cân nhắc chỉ thay đổi màu sắc và thêm vài số 0 vào thiết kế của
tiền cũ mà thôi.
Hiện tại, rất nhiều người Venezuela đang phải sống trong tình thế tiến
thoái lưỡng nan - có tiền mà chẳng mua được gì. Thêm vào đó, trước khi
đi mua sắm, họ còn phải xếp hàng dài trước các ngân hàng, do ATM ngày
càng hiếm hoi và còn áp trần rút tiền. Nhiều thị trấn còn chẳng có cây
nào. Cách đây 2 năm, một ATM vài ngày mới phải nạp tiền một lần. Còn giờ
việc này xảy ra cứ vài tiếng một lần.
Jose Marcano - một nhân viên 26 tuổi - luôn cảm thấy áp lực. Mỗi tuần,
anh phải mất hàng giờ gửi tiền vào ngân hàng cho ông chủ. Khi đó, anh sẽ
để tiền trong túi đen, chở đi bằng xe máy. Nếu không gửi được, anh sẽ
chẳng dám dừng xe khi gặp đèn đỏ hay biển báo, vì sợ bị cướp.
Còn những người như Bremmer Rodrigues - chủ một tiệm bánh ở ngoại ô
Caracas thì luôn lo lắng phải làm gì với hàng bao tải tiền. Mỗi ngày,
anh nhận về hàng trăm nghìn tờ. Anh phải giấu quanh phòng, chờ đến lúc
có thể xếp vào hộp và mang đi gửi ngân hàng. Rodrigues cho biết nếu có
ai đó thấy mình trên đường, chắc sẽ tưởng anh đi buôn ma túy. "Tôi có cả
núi tiền ấy, mỗi ngày lại có nhiều thêm", anh nói.
Hà Thu
(theo Bloomberg)
(VNExpress)