Nhân Vật
Người Việt Nam ở Mexico ( Larry Linh Nguyễn Là CTV Lâu Năm Của HNPD, he he )
Mexico, một thời được biết đến với tên Mễ Tây Cơ phiên âm tiếng Việt, là quốc gia rộng thứ năm Mỹ Châu La Tinh với tiếng Spanish (Tây Ban Nha) là ngôn ngữ chính.
Ông Larry Nguyễn và nhân viên tại quặng sắt ở Sinaloa. Hình do ông cung cấp |
Mexico, một thời được biết đến với tên Mễ Tây Cơ phiên âm tiếng Việt, là
quốc gia rộng thứ năm Mỹ Châu La Tinh với tiếng Spanish (Tây Ban Nha)
là ngôn ngữ chính.
Kinh doanh, trồng trọt một cách hợp pháp
Mexico mạn Bắc giáp giới Mỹ, Nam và Tây nhìn ra biển Thái Bình, Đông
giáp Vịnh Mễ Tây Cơ, có thời tiết nóng gắt gần như quanh năm và có dân
số 120 triệu người.
Do ở quá gần Hoa Kỳ, nhà chức trách tiểu bang gần Mexico nhất là
California thường xuyên phải đối phó khá vất vả với những đoàn người
vượt biên sang Mỹ tìm việc làm và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong khi đó thì cũng đã có một số ít người Mỹ gốc Việt sang Mexico để
kinh doanh, buôn bán, trồng trọt một cách hợp pháp. Họ có thành công và
có trụ lại nơi này lâu hay không điều mà Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu
trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Người đầu tiên là ông Larry Linh Nguyễn, một cư dân California, từ năm 2005 đã qua tiểu bang Halico của Mexico:
“2005 thì tôi có một vườn làm dừa và trồng cây bên đó, ở dưới tiểu bang Halico, công nhân khoảng 30 người.
Người Mễ bây giờ họ thấy mình làm ăn được cho nên bây giờ tự họ trồng mít và những rau thơm ở bên đó và họ theo đường những giấy phép xin được vào rồi họ mang vào Hoa Kỳ với giá rất rẻ.
-Ô. Chuyên Nguyễn
Trước đây tôi có một công ty IT tại Garden Grove, California.Năm 2007
khi kinh tế Mỹ xuống thì tôi có một nhân viên người Mễ và họ dẫn tôi qua
bên Mễ tham quan. Tôi thấy có những cái quặng sắt tôi mới hỏi một vài
người bên đó thì họ nói ở đây quặng sát rất nhiều. Sau khi tôi tìm hiểu
xong thì người nhân viên của tôi đã giúp tôi và cả hai cùng bắt tay vào
làm.”
Nơi ông Nguyễn Duy Linh có ý đinh khai thác quặng mỏ là tiểu bang Sinaloa của Mexico:
“Sinaloa nằm về phí Nam Mexico, là một tiểu bang rất rộng và sống về
nông nghiệp, có phố cảng Mazeplan là thành phố du lịch nổi tiếng của
Mexico.
Từ đó tôi và người nhân viên đi tìm những chủ đất mà họ có mỏ, phần đông
đất ở bên Mễ là của dân chứ không phải của chính phủ. Cho nên khi mình
mua giữa cá nhân với cá nhân, thuận mua vừa bán với giá cả thì chỉ đem
ra chính quyền thị thực là xong và họ bán cho mình 100 năm luôn.
Luật bên Mexico là người ngoại quốc không được mua đất cách bờ biển 12
cây số, nhưng nếu mình mua đất dưới dạng công ty thì mình có quyền đứng
tên. Nếu mình là chủ công ty đó thì mình có quyền sở hữu miếng đất đó.
Vì tôi tên Larry Linh Nguyễn cho nên tôi lấy tên công ty của tôi là
L&L Mining International.”
Ông Larry Nguyễn tại quặng sắt ở Sinaloa. |
Khu mỏ sắt mà ông Larry Linh Nguyễn mua được và đang khai thác dưới tên
L&L Mining International có diện tích 4.000 hectares và 120 nhân
viên lẫn công nhân bản xứ, nằm trong vùng Culacan là thủ đô của tiểu
bang Sinaloa:
“Văn phòng của tôi đóng tại Mazeplan, một thành phố trên biển. Từ văn
phòng đi tới khu trung tâm khai thác quặng mỏ khoảng 2 tiếng. Tôi có
khoảng 120 nhân viên, người khai thác, người ủi đất, người chở quặng ra
để xay cho nó nhỏ, từ đó bỏ lên xe xúc chở đi tùy theo đơn đặt hàng của
khách hàng. Nhân viên không nhiều bởi vì hiện tại tôi có 4.000 hectares
nhưng tôi mới khai thác chưa được 20 hectares. Người bản xứ họ làm việc
rất chuyên cần nhưng có cái là người Mễ mà, sáng chống cối lấy tiền, lấy
tiền xong rồi vô bar là hết. Nhiều khi uống say rồi, ngày mai mệt là
gọi điện thoại vô nói là nghỉ.
Tôi bắt đầu thăm dò quặng sắt từ 2007, mua máy khoan , đào lên những
quặng trong đó mang đi thử, thấy trong đó có 57% sắt. Trước đây cứ mỗi
tháng chúng tôi khai thác 25.000 tấn một tháng, thường thì bán cho
Indonesia và Trung Quốc mà Trung Quốc thì mua nhiều hơn.
Đến năm 2013 vì Trung Quốc giảm giá quặng sát từ 156 đô la xuống còn 52
đô la một tấn nên hiện tại chúng tôi chỉ khai thác để cầm chừng thôi chứ
không làm với số lượng lớn như ngày xưa nữa. Bây giờ hầu như quặng sắt
là Trung Quốc nắm phần chi phối toàn thế giới luôn, đó là trở ngại cho
ngành khai thác quặng mỏ của mình.”
Không dừng lại ở đó, ông Larry Linh Nguyễn mở hai nhà hàng bán thức ăn Việt Nam tại Sinaloa:
“Hai nhà hàng đó thì mục đích của tôi là muốn giúp cho mấy đứa cháu ở
bên Việt Nam sang có công ăn việc làm thôi chứ cũng không có lợi nhuận
nhiều. Tức là tôi có công ty ở bên đó thì tôi có quyền mướn nhân viên
nước ngoài vào.”
Ông Larry Nguyễn không phải là người Việt Nam duy nhất trong những người Việt hiếm hoi sang Mexico để làm ăn:
“Trước tôi thì có một anh đó tên là anh Bảy, người Bạc Liêu, có khoảng
7.000 hectares đất trồng rau quả. Một ngày như vậy có từ 45 cho tới 50
chiếc xe tải di chuyển rau quả từ Sinaloa qua Mỹ và Canada.”
Sự thực từ ba và bốn thập niên trước, Mexico gần như là mãnh đất hứu hẹn
đối với những người Việt đến California. Cựu quân nhân Nguyễn Văn
Chuyên, cư ngụ tại San Diego, từng có một trang trại trồng mía ngay biên
giới Mỹ và Mễ, cho biết:
“Trong những năm đầu tị nạn có nhiều bạn của chúng tôi, đặc biệt những
người buôn bán bàn ghế ở San Diego sát với thành phố Tijuana của Mễ, vì
có thẻ xanh và có quốc tịch Mỹ nên sang bên Mễ một cách dễ dàng. Đối với
mức sinh hoạt thì tiền làm ra ở Mỹ quá cao so với bên Mễ cho nên rất
nhiều bạn của chúng tôi, thời gian đó còn độc thân, sang bên đó thuê nhà
và thuê người Mễ làm việc nhà cho mình.”
Đây là những người Việt mà sáng đi từ Tijuana bên Mexico sang San Diego
của Mỹ để làm việc, chiều lại lái xe trở về Tijuana bên kia biên giới.
Ông Chuyên Nguyễn kể tiếp:
“Chiều về thì cơm nước sẵn sàng, có những người hầu người làm ở bên Mễ
phục vụ một cách rất đàng hoàng. Những người trai thời đó đại đa số độc
thân, họ có một đời sống rất sung túc bên Mễ Tây Cơ.”
Một tiệm bán thức ăn Việt Nam ở Mexico. |
Thời điểm đó thì cũng đã có những người Việt sang Mexico thuê đất trồng rau:
“Một trong những người bạn của tôi sang Mễ 30, 35 năm trước, thuê đất để
trồng mít và trồng những cây rau thơm húng quế húng nhủi các thứ và
nhập từ bên đó vào Hoa Kỳ.
Thời gian đó rất khó khăn để xin giấy phép mang mít vào Hoa Kỳ, tôi thấy
rõ ràng họ phải đưa mít vào Hoa Kỳ bằng đường máy bay, mỗi một thùng
được mang 2 trái mít mà thôi. Hồi đó ở vùng Little Saigon này mỗi một
trái mít mua 100 hoặc 150 đô la là thường, người ta bán cả vỏ thời đó
quảng độ 7 đô 99 cents một pound cả vỏ. Bây giờ chỉ còn 50 cents/ pound
mà thôi. Cho nên thời kỳ đầu làm ăn được nhưng về sau thì không được nữa
bởi vì phí tổn quá cao, đi máy bay mới được vào.
Người Mễ bây giờ họ thấy mình làm ăn được cho nên bây giờ tự họ trồng
mít và những rau thơm ở bên đó và họ theo đường những giấy phép xin được
vào rồi họ mang vào Hoa Kỳ với giá rất rẻ.”
Khó có thể là nơi đầu tư yên ổn dù
Trước giờ nhiều người cứ nghĩ rằng những loại rau trái củ quả, những cây
mía trong các chợ ở California hay những vùng phụ cận bên miền Tây Hoa
Kỳ đến từ Mexoco mà trong đó nhiều phần đến từ những trang trại của
người Việt ở Mexico. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuyên thì thực tế
không phải như vậy:
“Nhập cây cối hoặc các loại hột là vấn đề rất khó với Hoa Kỳ, đặc biệt
mía là không. Mía ngoài California là không được mang vào. Mía Florida
vào California cũng phải có giấy phép đặc biệt, một là đông lạnh, hai là
luộc chín mới được mang vào California. Còn mía bên Mexico tuyệt đối
cấm không được qua khỏi biên giới.
Tôi bảo đảm 99% là thất bại. Ai cứ nghĩ qua Mễ Tây Cơ là trồng trọt được, đất như ở Việt Nam, thực sự 10 người là 9 người thất bại. Bạn bè tôi qua Mễ mở hãng may là chạy về không, máy móc chở về không được luôn.
-Ô. Kevin Wong
Lý do tôi biết rõ vì có một thời gian vườn mía của tôi bị cháy, tôi
xuống gặp vài người Mễ để tôi buôn mía vào. Tôi đi lạc đường vào ngõ
kiểm soát biên giới thì tôi bị chặn lại. Vì sang bên đó quay trở lại thì
tôi có mang một vài cây mía ở vườn của tôi nhưng nhân viên hải quan
nghĩ tôi mang mía từ Mễ vào. Họ nói tôi vi phạm luật cấm mang mía từ Mễ
vào. Họ bắt tôi xuống chụp hình lăn tay đàng hoàng. Cho nên nó rất là
khó, nếu người nào nói người đó trồng mía bên Mễ để mang vào thì người
đó không nói sự thật.”
Rõ ràng Người Việt ở Mỹ có thể qua Mexico thuê đất trồng rau và trái cây
nhưng không thể bán qua Mỹ dễ dàng như những sản phẩm cây trái, đặc
biệt các loại trái cây miền nhiệt đới từ những khu vườn của người Việt ở
Florida chẳng hạn:
“Tôi thấy có một số người sang bên đó, ở những thành phố du lịch, thì
còn làm ăn buôn bán được. Bên đó mở những nhà hàng người Việt nhưng lấy
tên Tàu thì vẫn còn có thể sống được. Còn làm nông thì tôi nghĩ rằng bây
giờ vấn đề rất khó khăn bởi vì trái cây mang vào đây rất khó. Đặc biệt
người Mễ bây giờ họ tự trồng tự bán luôn nên mình làm ăn cũng không có
khá nữa.”
Định cư tại California từ năm 1980, ông Kevin Wong, người Việt gốc Hoa,
trước năm 1975 từng làm cho báo Đại Dân Tộc với bút hiệu Trường Giang,
hiện là giám đốc Sunshine Food Industry ở thành phố Rosemead, tiểu bnag
California, nói rằng không phải người Việt nào, vốn đã ít ỏi thì chớ,
sang Mexico cũng được coi là thành công:
“Qua Mễ Tây Cơ chỉ mở nhà hàng là thành công. Người Mễ thích ăn đồ Tàu và đồ Việt Nam.”
Thế còn qua Mexico mướn đất trồng trọt thì sao. Theo ông Kevin Wong,
đừng quên Mexico là đất nước đang bị đè nặng, bị trì trệ vì tệ nạn ma
túy và băng đảng :
“Tôi bảo đảm 99% là thất bại. Ai cứ nghĩ qua Mễ Tây Cơ là trồng trọt
được, đất như ở Việt Nam, thực sự 10 người là 9 người thất bại. Bạn bè
tôi qua Mễ mở hãng may là chạy về không, máy móc chở về không được luôn.
Thứ nhất mình qua bển làm thì chính quyền bên đó không bảo vệ mình đâu.
Xin lỗi tôi không muốn nói nói đụng chạm tới Mễ Tây Cơ, ở đó có những
bang đảng ma túy với tống tiền đủ thứ hết. Tôi không dám nói nhiều quá
tại khách hàng của tôi người Mễ Tây Cơ nhiều lắm, mà tất cả 90% nhân
viên của tôi là Mễ Tây Cơ. Ở bển du đảng ma túy qua bển chịu không nỗi
đâu.”
Vừa rồi là câu chuyện Mexico và người Việt ở Mỹ, nơi mà người Việt có
thể coi là vùng đất du lịch chứ khó có thể là nơi đầu tư yên ổn dù ở quá
gần nước Mỹ trong lúc chuyện đi lại không khó.
Thanh Trúc
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Người Việt Nam ở Mexico ( Larry Linh Nguyễn Là CTV Lâu Năm Của HNPD, he he )
Mexico, một thời được biết đến với tên Mễ Tây Cơ phiên âm tiếng Việt, là quốc gia rộng thứ năm Mỹ Châu La Tinh với tiếng Spanish (Tây Ban Nha) là ngôn ngữ chính.
Ông Larry Nguyễn và nhân viên tại quặng sắt ở Sinaloa. Hình do ông cung cấp |
Mexico, một thời được biết đến với tên Mễ Tây Cơ phiên âm tiếng Việt, là
quốc gia rộng thứ năm Mỹ Châu La Tinh với tiếng Spanish (Tây Ban Nha)
là ngôn ngữ chính.
Kinh doanh, trồng trọt một cách hợp pháp
Mexico mạn Bắc giáp giới Mỹ, Nam và Tây nhìn ra biển Thái Bình, Đông
giáp Vịnh Mễ Tây Cơ, có thời tiết nóng gắt gần như quanh năm và có dân
số 120 triệu người.
Do ở quá gần Hoa Kỳ, nhà chức trách tiểu bang gần Mexico nhất là
California thường xuyên phải đối phó khá vất vả với những đoàn người
vượt biên sang Mỹ tìm việc làm và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong khi đó thì cũng đã có một số ít người Mỹ gốc Việt sang Mexico để
kinh doanh, buôn bán, trồng trọt một cách hợp pháp. Họ có thành công và
có trụ lại nơi này lâu hay không điều mà Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu
trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Người đầu tiên là ông Larry Linh Nguyễn, một cư dân California, từ năm 2005 đã qua tiểu bang Halico của Mexico:
“2005 thì tôi có một vườn làm dừa và trồng cây bên đó, ở dưới tiểu bang Halico, công nhân khoảng 30 người.
Người Mễ bây giờ họ thấy mình làm ăn được cho nên bây giờ tự họ trồng mít và những rau thơm ở bên đó và họ theo đường những giấy phép xin được vào rồi họ mang vào Hoa Kỳ với giá rất rẻ.
-Ô. Chuyên Nguyễn
Trước đây tôi có một công ty IT tại Garden Grove, California.Năm 2007
khi kinh tế Mỹ xuống thì tôi có một nhân viên người Mễ và họ dẫn tôi qua
bên Mễ tham quan. Tôi thấy có những cái quặng sắt tôi mới hỏi một vài
người bên đó thì họ nói ở đây quặng sát rất nhiều. Sau khi tôi tìm hiểu
xong thì người nhân viên của tôi đã giúp tôi và cả hai cùng bắt tay vào
làm.”
Nơi ông Nguyễn Duy Linh có ý đinh khai thác quặng mỏ là tiểu bang Sinaloa của Mexico:
“Sinaloa nằm về phí Nam Mexico, là một tiểu bang rất rộng và sống về
nông nghiệp, có phố cảng Mazeplan là thành phố du lịch nổi tiếng của
Mexico.
Từ đó tôi và người nhân viên đi tìm những chủ đất mà họ có mỏ, phần đông
đất ở bên Mễ là của dân chứ không phải của chính phủ. Cho nên khi mình
mua giữa cá nhân với cá nhân, thuận mua vừa bán với giá cả thì chỉ đem
ra chính quyền thị thực là xong và họ bán cho mình 100 năm luôn.
Luật bên Mexico là người ngoại quốc không được mua đất cách bờ biển 12
cây số, nhưng nếu mình mua đất dưới dạng công ty thì mình có quyền đứng
tên. Nếu mình là chủ công ty đó thì mình có quyền sở hữu miếng đất đó.
Vì tôi tên Larry Linh Nguyễn cho nên tôi lấy tên công ty của tôi là
L&L Mining International.”
Ông Larry Nguyễn tại quặng sắt ở Sinaloa. |
Khu mỏ sắt mà ông Larry Linh Nguyễn mua được và đang khai thác dưới tên
L&L Mining International có diện tích 4.000 hectares và 120 nhân
viên lẫn công nhân bản xứ, nằm trong vùng Culacan là thủ đô của tiểu
bang Sinaloa:
“Văn phòng của tôi đóng tại Mazeplan, một thành phố trên biển. Từ văn
phòng đi tới khu trung tâm khai thác quặng mỏ khoảng 2 tiếng. Tôi có
khoảng 120 nhân viên, người khai thác, người ủi đất, người chở quặng ra
để xay cho nó nhỏ, từ đó bỏ lên xe xúc chở đi tùy theo đơn đặt hàng của
khách hàng. Nhân viên không nhiều bởi vì hiện tại tôi có 4.000 hectares
nhưng tôi mới khai thác chưa được 20 hectares. Người bản xứ họ làm việc
rất chuyên cần nhưng có cái là người Mễ mà, sáng chống cối lấy tiền, lấy
tiền xong rồi vô bar là hết. Nhiều khi uống say rồi, ngày mai mệt là
gọi điện thoại vô nói là nghỉ.
Tôi bắt đầu thăm dò quặng sắt từ 2007, mua máy khoan , đào lên những
quặng trong đó mang đi thử, thấy trong đó có 57% sắt. Trước đây cứ mỗi
tháng chúng tôi khai thác 25.000 tấn một tháng, thường thì bán cho
Indonesia và Trung Quốc mà Trung Quốc thì mua nhiều hơn.
Đến năm 2013 vì Trung Quốc giảm giá quặng sát từ 156 đô la xuống còn 52
đô la một tấn nên hiện tại chúng tôi chỉ khai thác để cầm chừng thôi chứ
không làm với số lượng lớn như ngày xưa nữa. Bây giờ hầu như quặng sắt
là Trung Quốc nắm phần chi phối toàn thế giới luôn, đó là trở ngại cho
ngành khai thác quặng mỏ của mình.”
Không dừng lại ở đó, ông Larry Linh Nguyễn mở hai nhà hàng bán thức ăn Việt Nam tại Sinaloa:
“Hai nhà hàng đó thì mục đích của tôi là muốn giúp cho mấy đứa cháu ở
bên Việt Nam sang có công ăn việc làm thôi chứ cũng không có lợi nhuận
nhiều. Tức là tôi có công ty ở bên đó thì tôi có quyền mướn nhân viên
nước ngoài vào.”
Ông Larry Nguyễn không phải là người Việt Nam duy nhất trong những người Việt hiếm hoi sang Mexico để làm ăn:
“Trước tôi thì có một anh đó tên là anh Bảy, người Bạc Liêu, có khoảng
7.000 hectares đất trồng rau quả. Một ngày như vậy có từ 45 cho tới 50
chiếc xe tải di chuyển rau quả từ Sinaloa qua Mỹ và Canada.”
Sự thực từ ba và bốn thập niên trước, Mexico gần như là mãnh đất hứu hẹn
đối với những người Việt đến California. Cựu quân nhân Nguyễn Văn
Chuyên, cư ngụ tại San Diego, từng có một trang trại trồng mía ngay biên
giới Mỹ và Mễ, cho biết:
“Trong những năm đầu tị nạn có nhiều bạn của chúng tôi, đặc biệt những
người buôn bán bàn ghế ở San Diego sát với thành phố Tijuana của Mễ, vì
có thẻ xanh và có quốc tịch Mỹ nên sang bên Mễ một cách dễ dàng. Đối với
mức sinh hoạt thì tiền làm ra ở Mỹ quá cao so với bên Mễ cho nên rất
nhiều bạn của chúng tôi, thời gian đó còn độc thân, sang bên đó thuê nhà
và thuê người Mễ làm việc nhà cho mình.”
Đây là những người Việt mà sáng đi từ Tijuana bên Mexico sang San Diego
của Mỹ để làm việc, chiều lại lái xe trở về Tijuana bên kia biên giới.
Ông Chuyên Nguyễn kể tiếp:
“Chiều về thì cơm nước sẵn sàng, có những người hầu người làm ở bên Mễ
phục vụ một cách rất đàng hoàng. Những người trai thời đó đại đa số độc
thân, họ có một đời sống rất sung túc bên Mễ Tây Cơ.”
Một tiệm bán thức ăn Việt Nam ở Mexico. |
Thời điểm đó thì cũng đã có những người Việt sang Mexico thuê đất trồng rau:
“Một trong những người bạn của tôi sang Mễ 30, 35 năm trước, thuê đất để
trồng mít và trồng những cây rau thơm húng quế húng nhủi các thứ và
nhập từ bên đó vào Hoa Kỳ.
Thời gian đó rất khó khăn để xin giấy phép mang mít vào Hoa Kỳ, tôi thấy
rõ ràng họ phải đưa mít vào Hoa Kỳ bằng đường máy bay, mỗi một thùng
được mang 2 trái mít mà thôi. Hồi đó ở vùng Little Saigon này mỗi một
trái mít mua 100 hoặc 150 đô la là thường, người ta bán cả vỏ thời đó
quảng độ 7 đô 99 cents một pound cả vỏ. Bây giờ chỉ còn 50 cents/ pound
mà thôi. Cho nên thời kỳ đầu làm ăn được nhưng về sau thì không được nữa
bởi vì phí tổn quá cao, đi máy bay mới được vào.
Người Mễ bây giờ họ thấy mình làm ăn được cho nên bây giờ tự họ trồng
mít và những rau thơm ở bên đó và họ theo đường những giấy phép xin được
vào rồi họ mang vào Hoa Kỳ với giá rất rẻ.”
Khó có thể là nơi đầu tư yên ổn dù
Trước giờ nhiều người cứ nghĩ rằng những loại rau trái củ quả, những cây
mía trong các chợ ở California hay những vùng phụ cận bên miền Tây Hoa
Kỳ đến từ Mexoco mà trong đó nhiều phần đến từ những trang trại của
người Việt ở Mexico. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuyên thì thực tế
không phải như vậy:
“Nhập cây cối hoặc các loại hột là vấn đề rất khó với Hoa Kỳ, đặc biệt
mía là không. Mía ngoài California là không được mang vào. Mía Florida
vào California cũng phải có giấy phép đặc biệt, một là đông lạnh, hai là
luộc chín mới được mang vào California. Còn mía bên Mexico tuyệt đối
cấm không được qua khỏi biên giới.
Tôi bảo đảm 99% là thất bại. Ai cứ nghĩ qua Mễ Tây Cơ là trồng trọt được, đất như ở Việt Nam, thực sự 10 người là 9 người thất bại. Bạn bè tôi qua Mễ mở hãng may là chạy về không, máy móc chở về không được luôn.
-Ô. Kevin Wong
Lý do tôi biết rõ vì có một thời gian vườn mía của tôi bị cháy, tôi
xuống gặp vài người Mễ để tôi buôn mía vào. Tôi đi lạc đường vào ngõ
kiểm soát biên giới thì tôi bị chặn lại. Vì sang bên đó quay trở lại thì
tôi có mang một vài cây mía ở vườn của tôi nhưng nhân viên hải quan
nghĩ tôi mang mía từ Mễ vào. Họ nói tôi vi phạm luật cấm mang mía từ Mễ
vào. Họ bắt tôi xuống chụp hình lăn tay đàng hoàng. Cho nên nó rất là
khó, nếu người nào nói người đó trồng mía bên Mễ để mang vào thì người
đó không nói sự thật.”
Rõ ràng Người Việt ở Mỹ có thể qua Mexico thuê đất trồng rau và trái cây
nhưng không thể bán qua Mỹ dễ dàng như những sản phẩm cây trái, đặc
biệt các loại trái cây miền nhiệt đới từ những khu vườn của người Việt ở
Florida chẳng hạn:
“Tôi thấy có một số người sang bên đó, ở những thành phố du lịch, thì
còn làm ăn buôn bán được. Bên đó mở những nhà hàng người Việt nhưng lấy
tên Tàu thì vẫn còn có thể sống được. Còn làm nông thì tôi nghĩ rằng bây
giờ vấn đề rất khó khăn bởi vì trái cây mang vào đây rất khó. Đặc biệt
người Mễ bây giờ họ tự trồng tự bán luôn nên mình làm ăn cũng không có
khá nữa.”
Định cư tại California từ năm 1980, ông Kevin Wong, người Việt gốc Hoa,
trước năm 1975 từng làm cho báo Đại Dân Tộc với bút hiệu Trường Giang,
hiện là giám đốc Sunshine Food Industry ở thành phố Rosemead, tiểu bnag
California, nói rằng không phải người Việt nào, vốn đã ít ỏi thì chớ,
sang Mexico cũng được coi là thành công:
“Qua Mễ Tây Cơ chỉ mở nhà hàng là thành công. Người Mễ thích ăn đồ Tàu và đồ Việt Nam.”
Thế còn qua Mexico mướn đất trồng trọt thì sao. Theo ông Kevin Wong,
đừng quên Mexico là đất nước đang bị đè nặng, bị trì trệ vì tệ nạn ma
túy và băng đảng :
“Tôi bảo đảm 99% là thất bại. Ai cứ nghĩ qua Mễ Tây Cơ là trồng trọt
được, đất như ở Việt Nam, thực sự 10 người là 9 người thất bại. Bạn bè
tôi qua Mễ mở hãng may là chạy về không, máy móc chở về không được luôn.
Thứ nhất mình qua bển làm thì chính quyền bên đó không bảo vệ mình đâu.
Xin lỗi tôi không muốn nói nói đụng chạm tới Mễ Tây Cơ, ở đó có những
bang đảng ma túy với tống tiền đủ thứ hết. Tôi không dám nói nhiều quá
tại khách hàng của tôi người Mễ Tây Cơ nhiều lắm, mà tất cả 90% nhân
viên của tôi là Mễ Tây Cơ. Ở bển du đảng ma túy qua bển chịu không nỗi
đâu.”
Vừa rồi là câu chuyện Mexico và người Việt ở Mỹ, nơi mà người Việt có
thể coi là vùng đất du lịch chứ khó có thể là nơi đầu tư yên ổn dù ở quá
gần nước Mỹ trong lúc chuyện đi lại không khó.
Thanh Trúc
(RFA)