Di Sản Hồ Chí Minh
Người Việt Nam rất lười biếng, khỏi cãi
Khi tôi nói về những thói hư tật xấu của người Việt, tôi rất ngại vì sẽ bị những người xung quanh chửi rất nặng. Nhưng càng nói thì càng cảm thấy điều đó bình thường. Có sao nói vậy thôi.
Các bạn có biết không? Trong suy nghĩ của chúng ta, Việt Nam là một đất nước hùng mạnh và người Việt Nam là một dân tộc siêng năng cần cù. Nhưng thực tế là gì? Người Việt Nam là một dân tộc lười biếng và ham chơi. Làm không ra là và chơi cũng không ra chơi. Kết quả là chẳng làm được gì cho ra hồn. Tôi không nói quá hay có cái nhìn phiến diện đâu. Đó là sự quan sát của tôi về xã hội và con người ở đất nước chúng ta.
Những cái mỹ từ thường được dùng để miêu tả người Việt Nam như siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, ham tìm tòi hay thông minh đối với tôi chỉ là những thuật ngữ vô nghĩa, ít ra là ở đất nước này.
Cần cù siêng năng gì mà đi đâu cũng thấy quán nhậu mà quán nào cũng đông khách. Ngoài quán nhậu còn có hàng loạt quán cà phê mở gần như nguyên ngày và không bao giờ vắng khách. Họ nhậu từ sáng tới tối rồi từ tối đến sang hôm sau. Họ nhậu không cần lý do và không cần tương lai. Nhậu không say là không về. Cà phê thì cũng vậy, từ sáng tới tối rồi từ tối tới sang, bây giờ còn có nhiều quán mở xuyên đêm nữa.
Ham học hỏi kiểu gì mà tìm mỏi con mắt cũng không thấy nổi một cái thư viện hay tiệm sách. Không tin thì các bạn hãy bước ra ngoài đường rồi tìm thử đi. Tôi cá rằng nhiều bạn còn chưa biết thư viện thành phố nó nằm ở đâu nữa, nếu nó tồn tại. Rồi khi bạn tìm thấy được một thư viện hay tiệm sách, hãy so sánh số lượng đó với số lượng quán cà phê quán nhậu xem. Gần như một trăm quán nhậu thì chỉ có một tiệm sách. Tôi sống ở Sài Gòn, nơi được xem đầu tàu về kinh tế và trung tâm của cả nước. Vậy mà chỉ có một cái thư viện tổng hợp. Đường phố chỉ toàn quán cà phê và quán nhậu.
Theo thống kê thì trung bình một người Việt Nam chỉ đọc chưa được một cuốn sách một năm. Điều này nói lên điều gì về sự ham học hỏi của người Việt Nam? Người Việt Nam có nhu cầu nhậu nhiều hơn nhu cầu đọc sách. Vậy thì học hỏi kiểu gì? Xin đừng lấy mấy đứa học sinh sinh viên đọc sách giáo khoa rồi cho rằng họ đang học hỏi. Họ không hề. Cái đó không phải là học hỏi, mà là học vẹt, học cho có còn hiểu hay không thì không cần biết vì không cần thiết. Học từ sáng tới tối rồi từ tối đến sáng. Học ở trường rồi còn học thêm, học phụ đạo. Đó là một hình thức tẩy não và là một cực hình cho những ai đã trải qua. Họ dường như không có thời gian nào để thư giãn đầu óc và tận hưởng tuổi thơ của mình. Đó không phải là tuổi trẻ và không phải là học hỏi.
Ham học hỏi là bản thân mình tự tìm tòi, tự học hỏi từ những nguồn kiến thức đa dạng. Ham học là khám phá, là sáng tạo, là tự hoài nghi về những thứ mình đã được học. Tôi không thấy tính ham học đó từ người Việt Nam mà chỉ từ người nước ngoài.
Lần trước tôi đi Nhật, tôi đã choáng ngợp vì đi đâu cũng thấy thư viện hay tiệm sách lớn nhỏ. Không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các thành phổ nhỏ ở các vùng quê. Đi đâu tôi cũng thấy có người đọc sách. Họ đọc ở mọi lúc mọi nơi. Trên xe điện, ở công viên, ở nhà, ở quán cà phê, ở thư viện hay đang đi bộ cũng có người đọc sách. Cái đó, tôi mới gọi là ham học hỏi. Vì ham học, ham đọc sách, ham tìm tòi, người Nhật và nước Nhật mới có thể phát triển được.
Nếu Mỹ là một anh đại gia đi lên từ lý tưởng, Trung Quốc là anh đại gia trọc phú, còn những nước như Nhật, Singapore, và Hàn Quốc là những nước đi lên từ sự ham học và phát triển bằng chất xám của mình. Đó là những nước mà tôi cho là ham học hỏi. Đó mới là những nước chúng ta nên học hỏi.
Còn Việt Nam chúng ta là một anh nhà nghèo, nhưng lại thích chơi sang và thích thể hiện sự vô văn hóa đó. Anh Việt Nam luôn tự hào mình là người siêng năng, cần cù và ham học. Nhưng sự thật là anh ta chỉ là một anh chàng lười biếng nhưng thích thể hiện, ăn nhậu và ăn chơi. Xin đừng hiểu sai ý của tôi. Tôi không hề nói nhậu là xấu. Đi làm thì phải chơi. Làm càng siêng thì chơi cũng phải nhiệt tình theo. Nhưng bạn chỉ có thể nhậu khi bạn đã làm việc hết sức mình.
Ở những nước phát triển trong các ngày đi làm, người lao động sau khi đi làm xong là đi thẳng về nhà để nghỉ mệt và chuẩn bị cho một ngày đi làm mới. Họ hiếm khi nào đi ra ngoài ăn nhậu thâu đêm mỗi ngày. Đường phố cũng không có những quán nhậu cóc, cũng không có tiếng “một, hai, ba dzô” như ở Việt Nam mình.
Còn Việt Nam mình thì vừa chơi vừa làm, vừa làm vừa chơi, nên cuối cùng chẳng làm ra được gì và năng suất lao động kém nhất khu vực. Hai mươi ba người Việt Nam công lại mới có năng suất làm việc bằng một người Singapore. Nhưng bù lại thì người Việt Nam nhậu bằng 23 người Singapore. Vậy chúng ta có gì để tự hào chứ?
Chúng ta chơi quá nhiều nhưng làm thì quá ít. Trong khi đó chúng ta lại là một nước nghèo đang phát triển. Thu nhập bình quân của chúng ta chỉ tầm 30-50 triệu ($1200 đến $2500). Vậy mà đi đâu cũng thấy người ta dùng điện thoại đời mới có giá bằng một phần ba thu nhập bình quân hoặc hơn. Nếu bạn chưa biết thì Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Apple. Thu nhập bình quân tuy thấp nhưng iPhone luôn bán chạy ở Việt Nam.
Các bạn trẻ à? Các bạn có nghĩ rằng mình đang lãng phí tuổi trẻ và sức khỏe của mình quá nhiều không? Những khoảng thời gian các bạn lãng phí cho những buổi cà phê, những buổi nhậu, những trận game hay những cuốn tiểu thuyết lãng mạn 3 xu nào đó, các bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Tới lúc các bạn nhận ra điều đó thì tôi nghĩ đã quá muộn rồi.
Tôi nghĩ sẽ rất khó để thay đổi tư duy của người Việt nhưng biết làm gì hơn nữa. Tôi tự thay đổi bản thân tôi rồi ảnh hưởng đến người khác, rồi người khác ảnh hưởng đến người khác. Bạn cũng có thể thay đổi. Còn câu hỏi ban đầu là người Việt Nam có lười hay không thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn.
Lưu ý: Ku Búa viết dựa theo clip của Dưa Leo.
Ku Búa @ Café Ku Búa
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Việt Nam rất lười biếng, khỏi cãi
Khi tôi nói về những thói hư tật xấu của người Việt, tôi rất ngại vì sẽ bị những người xung quanh chửi rất nặng. Nhưng càng nói thì càng cảm thấy điều đó bình thường. Có sao nói vậy thôi.
Các bạn có biết không? Trong suy nghĩ của chúng ta, Việt Nam là một đất nước hùng mạnh và người Việt Nam là một dân tộc siêng năng cần cù. Nhưng thực tế là gì? Người Việt Nam là một dân tộc lười biếng và ham chơi. Làm không ra là và chơi cũng không ra chơi. Kết quả là chẳng làm được gì cho ra hồn. Tôi không nói quá hay có cái nhìn phiến diện đâu. Đó là sự quan sát của tôi về xã hội và con người ở đất nước chúng ta.
Những cái mỹ từ thường được dùng để miêu tả người Việt Nam như siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, ham tìm tòi hay thông minh đối với tôi chỉ là những thuật ngữ vô nghĩa, ít ra là ở đất nước này.
Cần cù siêng năng gì mà đi đâu cũng thấy quán nhậu mà quán nào cũng đông khách. Ngoài quán nhậu còn có hàng loạt quán cà phê mở gần như nguyên ngày và không bao giờ vắng khách. Họ nhậu từ sáng tới tối rồi từ tối đến sang hôm sau. Họ nhậu không cần lý do và không cần tương lai. Nhậu không say là không về. Cà phê thì cũng vậy, từ sáng tới tối rồi từ tối tới sang, bây giờ còn có nhiều quán mở xuyên đêm nữa.
Ham học hỏi kiểu gì mà tìm mỏi con mắt cũng không thấy nổi một cái thư viện hay tiệm sách. Không tin thì các bạn hãy bước ra ngoài đường rồi tìm thử đi. Tôi cá rằng nhiều bạn còn chưa biết thư viện thành phố nó nằm ở đâu nữa, nếu nó tồn tại. Rồi khi bạn tìm thấy được một thư viện hay tiệm sách, hãy so sánh số lượng đó với số lượng quán cà phê quán nhậu xem. Gần như một trăm quán nhậu thì chỉ có một tiệm sách. Tôi sống ở Sài Gòn, nơi được xem đầu tàu về kinh tế và trung tâm của cả nước. Vậy mà chỉ có một cái thư viện tổng hợp. Đường phố chỉ toàn quán cà phê và quán nhậu.
Theo thống kê thì trung bình một người Việt Nam chỉ đọc chưa được một cuốn sách một năm. Điều này nói lên điều gì về sự ham học hỏi của người Việt Nam? Người Việt Nam có nhu cầu nhậu nhiều hơn nhu cầu đọc sách. Vậy thì học hỏi kiểu gì? Xin đừng lấy mấy đứa học sinh sinh viên đọc sách giáo khoa rồi cho rằng họ đang học hỏi. Họ không hề. Cái đó không phải là học hỏi, mà là học vẹt, học cho có còn hiểu hay không thì không cần biết vì không cần thiết. Học từ sáng tới tối rồi từ tối đến sáng. Học ở trường rồi còn học thêm, học phụ đạo. Đó là một hình thức tẩy não và là một cực hình cho những ai đã trải qua. Họ dường như không có thời gian nào để thư giãn đầu óc và tận hưởng tuổi thơ của mình. Đó không phải là tuổi trẻ và không phải là học hỏi.
Ham học hỏi là bản thân mình tự tìm tòi, tự học hỏi từ những nguồn kiến thức đa dạng. Ham học là khám phá, là sáng tạo, là tự hoài nghi về những thứ mình đã được học. Tôi không thấy tính ham học đó từ người Việt Nam mà chỉ từ người nước ngoài.
Lần trước tôi đi Nhật, tôi đã choáng ngợp vì đi đâu cũng thấy thư viện hay tiệm sách lớn nhỏ. Không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các thành phổ nhỏ ở các vùng quê. Đi đâu tôi cũng thấy có người đọc sách. Họ đọc ở mọi lúc mọi nơi. Trên xe điện, ở công viên, ở nhà, ở quán cà phê, ở thư viện hay đang đi bộ cũng có người đọc sách. Cái đó, tôi mới gọi là ham học hỏi. Vì ham học, ham đọc sách, ham tìm tòi, người Nhật và nước Nhật mới có thể phát triển được.
Nếu Mỹ là một anh đại gia đi lên từ lý tưởng, Trung Quốc là anh đại gia trọc phú, còn những nước như Nhật, Singapore, và Hàn Quốc là những nước đi lên từ sự ham học và phát triển bằng chất xám của mình. Đó là những nước mà tôi cho là ham học hỏi. Đó mới là những nước chúng ta nên học hỏi.
Còn Việt Nam chúng ta là một anh nhà nghèo, nhưng lại thích chơi sang và thích thể hiện sự vô văn hóa đó. Anh Việt Nam luôn tự hào mình là người siêng năng, cần cù và ham học. Nhưng sự thật là anh ta chỉ là một anh chàng lười biếng nhưng thích thể hiện, ăn nhậu và ăn chơi. Xin đừng hiểu sai ý của tôi. Tôi không hề nói nhậu là xấu. Đi làm thì phải chơi. Làm càng siêng thì chơi cũng phải nhiệt tình theo. Nhưng bạn chỉ có thể nhậu khi bạn đã làm việc hết sức mình.
Ở những nước phát triển trong các ngày đi làm, người lao động sau khi đi làm xong là đi thẳng về nhà để nghỉ mệt và chuẩn bị cho một ngày đi làm mới. Họ hiếm khi nào đi ra ngoài ăn nhậu thâu đêm mỗi ngày. Đường phố cũng không có những quán nhậu cóc, cũng không có tiếng “một, hai, ba dzô” như ở Việt Nam mình.
Còn Việt Nam mình thì vừa chơi vừa làm, vừa làm vừa chơi, nên cuối cùng chẳng làm ra được gì và năng suất lao động kém nhất khu vực. Hai mươi ba người Việt Nam công lại mới có năng suất làm việc bằng một người Singapore. Nhưng bù lại thì người Việt Nam nhậu bằng 23 người Singapore. Vậy chúng ta có gì để tự hào chứ?
Chúng ta chơi quá nhiều nhưng làm thì quá ít. Trong khi đó chúng ta lại là một nước nghèo đang phát triển. Thu nhập bình quân của chúng ta chỉ tầm 30-50 triệu ($1200 đến $2500). Vậy mà đi đâu cũng thấy người ta dùng điện thoại đời mới có giá bằng một phần ba thu nhập bình quân hoặc hơn. Nếu bạn chưa biết thì Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Apple. Thu nhập bình quân tuy thấp nhưng iPhone luôn bán chạy ở Việt Nam.
Các bạn trẻ à? Các bạn có nghĩ rằng mình đang lãng phí tuổi trẻ và sức khỏe của mình quá nhiều không? Những khoảng thời gian các bạn lãng phí cho những buổi cà phê, những buổi nhậu, những trận game hay những cuốn tiểu thuyết lãng mạn 3 xu nào đó, các bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Tới lúc các bạn nhận ra điều đó thì tôi nghĩ đã quá muộn rồi.
Tôi nghĩ sẽ rất khó để thay đổi tư duy của người Việt nhưng biết làm gì hơn nữa. Tôi tự thay đổi bản thân tôi rồi ảnh hưởng đến người khác, rồi người khác ảnh hưởng đến người khác. Bạn cũng có thể thay đổi. Còn câu hỏi ban đầu là người Việt Nam có lười hay không thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn.
Lưu ý: Ku Búa viết dựa theo clip của Dưa Leo.
Ku Búa @ Café Ku Búa