Di Sản Hồ Chí Minh
Người Việt cộng ăn cắp ở Nhật
Vào một nhà hàng hay một siêu thị ở Nhật, khách mua hàng vứt ngay biên lai trả tiền trong sọt rác, vác hàng hóa đi ra. Khó biết ai đã trả tiền, ai… quên thanh toán.Trộm cắp ở Nhật rất dễ, vì xã hội Nhật xây dựng hoàn toàn trên sự lương thiện. Ít người nghĩ tới chuyện gian lận, ít thương gia nghĩ tới chuyện đề phòng trộm cắp. Những người quen chụp giựt ở VN rơi vào xã hội Nhật như chuột sa chĩnh gạo.
Vào một tiệm ăn Nhật, ăn xong, ra trả tiền ở quầy ở một góc kín đáo. Cứ hiên ngang ra đi, quên thanh toán, cũng chẳng ai hay. Không ai rình mò xem khách đã trả tiền chưa: ngay cái ý nghĩ nghi kỵ đó đã là một điều bất nhã với khách, với người khác.
Ăn ở một tiệm ăn ở Mỹ, phải trả thêm 15% tiền “tip”. Nhiều tiệm ăn Tàu, ở New York chẳng hạn, đòi như đòi nợ nếu bạn cho dưới 15%. Ở Pháp, mặc dầu 15% cho nhân viên nhà hàng đã tính trong hóa đơn, thêm một chút “pourboire” sẽ vui vẻ hơn. Ở Nhật, nếu bạn để lại tiền “tip”, chủ quán chạy theo, hốt hoảng: “ông bà để quên tiền!” Cho “pourboire” là một sự xúc phạm đối với họ.
Những năm sau này, người Việt cộng sang Nhật càng ngày càng đông, người Nhật khám phá ra hiện tượng ăn cắp, ăn trộm, từ ăn cắp vặt tới chuyện bất lương đại quy mô, từ những anh nghèo đói tới các quan lớn đi công vụ, các viên chức ngoại giao, các nhân viên hàng không. Từ những vụ cầm nhầm trong siêu thị, tới chuyện cướp của giết người, buôn lậu, thanh toán giết nhau…
Ăn cắp ở Nhật dễ quá, các anh Việt Nam nghĩ không cầm nhầm cũng phí của trời. Những tấm bảng viết bằng tiếng Việt “ăn cắp là tội phạm” treo ở trường học, ở những nơi đông người Việt không phải là chuyện hiếm.
Mỗi lần báo chí, TV loan tin trộm cắp của một nhóm di dân, người ta nghĩ ngay tới người Việt, vì người Việt đứng đầu về tội phạm trong số di dân ở Nhật Bản.
Chính phủ Nhật những năm gần đây đã không ngớt trục xuất người VN vì những hành động phi pháp, làm ô nhiễm xã hội của họ, mặc dầu Nhật Bản càng ngày càng thiếu người.
Dân Nhật đẻ ít, sống lâu, xã hội Nhật thiếu tay chân, người già nhiều hơn người trẻ. Nếu sống tử tế, chịu khó học tập, khởi đầu là học tiếng Nhật, đó có thể là nơi sinh nhai, làm việc cho nhiều người VN thất nghiệp.
Nhưng cuộc chung sống không đơn giản. Hai thế giới, hai nhân sinh quan hoàn toàn trái ngược nhau đụng độ. Một bên là xã hội Nhật, xây dựng trên sự lương thiện; một bên là Việt Nam XHCN, xây dựng trên sự dối trá, lừa lọc, trộm cướp. Từ trên xuống dưới. Nhất là từ trên. Nhà dột từ nóc dột xuống. Triết lý sống là ăn cướp, hay ăn trộm, nếu không có quyền hành để ăn cướp.
Không ăn cắp sao được, nếu thấy ăn cắp dễ quá, trong khi phải trầy vẩy lo lót các cấp mới được đi “lao động tốt” ở nước ngoài, khi đi “du học” không biết vài chữ Nhật làm vốn.
Ai cũng biết cái đức tính lương thiện của người Nhật. Một lần, tôi bỏ quên trên bàn một tiệm ăn đông người ở Kyoto ví tiền, camréra, iPhone. Về tới Tokyo mấy giờ sau, gọi lại. Chủ quán cho hay đã có người mang lại tất cả, đang giữ chờ người bỏ quên tới lấy. Hẹn với ông ta hôm sau, vì Tokyo cách Kyoto trên 400 km. Ông ta nói đừng chơi dại, giá vé xe lửa ở Nhật rất đắt, ông ta sẽ gởi qua bưu điện. Bưu điện Nhật không có ai tò mò mở ra, tịch thu vài món làm kỷ niệm.
Vài năm trước, một người Nhật giầu có, bày ra một trò chơi: bỏ một số tiền lớn vào những phong bì, đặt ở ghế công viên, ngoài chợ, trên xe bus, với hàng chữ: ”hy vọng số tiền này sẽ giúp bạn thực hiện được những mơ ước của bạn”. Rất nhiều người lượm được phong bì đã mang nộp cảnh sát.
Cách đây 20 năm, một ký giả Mỹ, làm việc ở Tokyo, mua một chiếc xe đạp “tout-terrain” (chạy trên đủ loại mặt đường), thứ đắt tiền, hỏi mua khoá xe. Người bán cho biết không có, hỏi lại: mua khóa để làm gì? Đáp: để khỏi bị ăn trộm. Người bán xe cười: “không ai lấy trộm xe của ông, tôi sẽ làm cho ông một bảng nhỏ, ghi tên, địa chỉ, số phone, để nếu ông để quên, người ta sẽ gọi lại”.
Một anh Việt cộng mới qua, thấy cái xe đạp giá hàng trăm, hàng ngàn dollars dựng khơi khơi ngoài đường, anh ta nghĩ: thằng nào ngu quá, đúng là của trời cho.
Ngày nay, đã thấy nhiều nơi ở Nhật người ta khóa xe đạp. Dân Việt cộng ta chắc chắn có đóng góp cho kỹ nghệ khoá xe, cài cửa.
Nhờ người Việt cộng , kỹ nghệ sản xuất caméra an ninh đã phát triển mạnh, nhiều nhà hàng, dinh cơ đã trang bị máy quay phim.
Phải đụng chạm với thiên hạ, mới ý thức được con người VN, trước kia vốn thuần hậu, tự trọng, ngày nay đã bệ rạc tới độ nào.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Việt cộng ăn cắp ở Nhật
Vào một nhà hàng hay một siêu thị ở Nhật, khách mua hàng vứt ngay biên lai trả tiền trong sọt rác, vác hàng hóa đi ra. Khó biết ai đã trả tiền, ai… quên thanh toán.Trộm cắp ở Nhật rất dễ, vì xã hội Nhật xây dựng hoàn toàn trên sự lương thiện. Ít người nghĩ tới chuyện gian lận, ít thương gia nghĩ tới chuyện đề phòng trộm cắp. Những người quen chụp giựt ở VN rơi vào xã hội Nhật như chuột sa chĩnh gạo.
Vào một tiệm ăn Nhật, ăn xong, ra trả tiền ở quầy ở một góc kín đáo. Cứ hiên ngang ra đi, quên thanh toán, cũng chẳng ai hay. Không ai rình mò xem khách đã trả tiền chưa: ngay cái ý nghĩ nghi kỵ đó đã là một điều bất nhã với khách, với người khác.
Ăn ở một tiệm ăn ở Mỹ, phải trả thêm 15% tiền “tip”. Nhiều tiệm ăn Tàu, ở New York chẳng hạn, đòi như đòi nợ nếu bạn cho dưới 15%. Ở Pháp, mặc dầu 15% cho nhân viên nhà hàng đã tính trong hóa đơn, thêm một chút “pourboire” sẽ vui vẻ hơn. Ở Nhật, nếu bạn để lại tiền “tip”, chủ quán chạy theo, hốt hoảng: “ông bà để quên tiền!” Cho “pourboire” là một sự xúc phạm đối với họ.
Những năm sau này, người Việt cộng sang Nhật càng ngày càng đông, người Nhật khám phá ra hiện tượng ăn cắp, ăn trộm, từ ăn cắp vặt tới chuyện bất lương đại quy mô, từ những anh nghèo đói tới các quan lớn đi công vụ, các viên chức ngoại giao, các nhân viên hàng không. Từ những vụ cầm nhầm trong siêu thị, tới chuyện cướp của giết người, buôn lậu, thanh toán giết nhau…
Ăn cắp ở Nhật dễ quá, các anh Việt Nam nghĩ không cầm nhầm cũng phí của trời. Những tấm bảng viết bằng tiếng Việt “ăn cắp là tội phạm” treo ở trường học, ở những nơi đông người Việt không phải là chuyện hiếm.
Mỗi lần báo chí, TV loan tin trộm cắp của một nhóm di dân, người ta nghĩ ngay tới người Việt, vì người Việt đứng đầu về tội phạm trong số di dân ở Nhật Bản.
Chính phủ Nhật những năm gần đây đã không ngớt trục xuất người VN vì những hành động phi pháp, làm ô nhiễm xã hội của họ, mặc dầu Nhật Bản càng ngày càng thiếu người.
Dân Nhật đẻ ít, sống lâu, xã hội Nhật thiếu tay chân, người già nhiều hơn người trẻ. Nếu sống tử tế, chịu khó học tập, khởi đầu là học tiếng Nhật, đó có thể là nơi sinh nhai, làm việc cho nhiều người VN thất nghiệp.
Nhưng cuộc chung sống không đơn giản. Hai thế giới, hai nhân sinh quan hoàn toàn trái ngược nhau đụng độ. Một bên là xã hội Nhật, xây dựng trên sự lương thiện; một bên là Việt Nam XHCN, xây dựng trên sự dối trá, lừa lọc, trộm cướp. Từ trên xuống dưới. Nhất là từ trên. Nhà dột từ nóc dột xuống. Triết lý sống là ăn cướp, hay ăn trộm, nếu không có quyền hành để ăn cướp.
Không ăn cắp sao được, nếu thấy ăn cắp dễ quá, trong khi phải trầy vẩy lo lót các cấp mới được đi “lao động tốt” ở nước ngoài, khi đi “du học” không biết vài chữ Nhật làm vốn.
Ai cũng biết cái đức tính lương thiện của người Nhật. Một lần, tôi bỏ quên trên bàn một tiệm ăn đông người ở Kyoto ví tiền, camréra, iPhone. Về tới Tokyo mấy giờ sau, gọi lại. Chủ quán cho hay đã có người mang lại tất cả, đang giữ chờ người bỏ quên tới lấy. Hẹn với ông ta hôm sau, vì Tokyo cách Kyoto trên 400 km. Ông ta nói đừng chơi dại, giá vé xe lửa ở Nhật rất đắt, ông ta sẽ gởi qua bưu điện. Bưu điện Nhật không có ai tò mò mở ra, tịch thu vài món làm kỷ niệm.
Vài năm trước, một người Nhật giầu có, bày ra một trò chơi: bỏ một số tiền lớn vào những phong bì, đặt ở ghế công viên, ngoài chợ, trên xe bus, với hàng chữ: ”hy vọng số tiền này sẽ giúp bạn thực hiện được những mơ ước của bạn”. Rất nhiều người lượm được phong bì đã mang nộp cảnh sát.
Cách đây 20 năm, một ký giả Mỹ, làm việc ở Tokyo, mua một chiếc xe đạp “tout-terrain” (chạy trên đủ loại mặt đường), thứ đắt tiền, hỏi mua khoá xe. Người bán cho biết không có, hỏi lại: mua khóa để làm gì? Đáp: để khỏi bị ăn trộm. Người bán xe cười: “không ai lấy trộm xe của ông, tôi sẽ làm cho ông một bảng nhỏ, ghi tên, địa chỉ, số phone, để nếu ông để quên, người ta sẽ gọi lại”.
Một anh Việt cộng mới qua, thấy cái xe đạp giá hàng trăm, hàng ngàn dollars dựng khơi khơi ngoài đường, anh ta nghĩ: thằng nào ngu quá, đúng là của trời cho.
Ngày nay, đã thấy nhiều nơi ở Nhật người ta khóa xe đạp. Dân Việt cộng ta chắc chắn có đóng góp cho kỹ nghệ khoá xe, cài cửa.
Nhờ người Việt cộng , kỹ nghệ sản xuất caméra an ninh đã phát triển mạnh, nhiều nhà hàng, dinh cơ đã trang bị máy quay phim.
Phải đụng chạm với thiên hạ, mới ý thức được con người VN, trước kia vốn thuần hậu, tự trọng, ngày nay đã bệ rạc tới độ nào.