Nhân Vật
Người Việt thành công trên đất Úc
Tromg cuộc viếng thăm này, bà Hillary Clinton cho biết bà ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm góp phần giải quyết các vấn đề ở Biển Đông đang có tranh chấp, nhưng bà tin rằng quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản này cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền.
Sau cuộc hội kiến với bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh hôm thứ ba tại Hà Nội, bà Clinton nói rằng bà tiếp tục quan tâm một cách đặc biệt về tình trạng thiếu tự do internet, cùng với việc các nhà báo, blogger, luật sư và những người bất đồng chính kiến bị cầm tù vì bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.
Ngoại trưởng Clinton cũng cho biết bà hy vọng Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức ở Cam Bốt trong tuần này sẽ có được tiến bộ trong việc hình thành một bộ qui tắc hành xử để giúp giải quyết các vụ tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
Vùng biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan trọng cao về mặt chiến lược này là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa 6 nước , gồm Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Theo nhận định của báo Wall Street Journal, thì cuộc viếng thăm của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng gây thêm nhiều căng thẳng trong cuộc tranh chấp chủ quyền vùng biển Đông của các quốc gia trong vùng.
Trong cuộc viếng thăm, bà Clinton cũng đã tiếp xúc với các nhân vật lãnh đạo trong chính quyền cộng sản Việt Nam, và xác định những liên hệ mật thiết giữa hai quốc gia.
Bà ngoại trưởng cũng đồng ý là việc tranh chấp chủ quyền cần được giải quyết một cách hòa bình và dựa trên những đạo luật quốc tế.
Vào ngày thứ tư, bà ngoại trưởng Clinton sẽ viếng thăm Lào, và đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ đến xứ Lào trong vòng 57 năm qua.
Lào là một quốc gia nhỏ bé, dân số còn ít hơn dân số của thành phố New York, nhưng theo nhận định của các chuyên gia chính trị, sẽ là một điểm “nóng” trong cuộc tranh dành quyền lực giữa Trung quốc và Mỹ.Lào có những nguồn tài nguyên về hầm mỏ và nguyên liệu chưa được khai thác và có khối người tiêu thụ mà các công ty Trung quốc và Mỹ đều muốn giao thương. Trung quốc vừa cho thiếp lập một hệ thống xe lửa tốc hành nối liền thủ đô Vạn Tượng với Trung quốc, mà kinh phí lên đến 7 tỷ Mỹ kim.
Chuyển qua chuyện thời sự cộng đồng thì mới đây, đài truyền hình ABC mới đây đã nói đến sự thành công của những thuyền nhân gốc Việt trên đất Úc Đại Lợi.
Hơn ba thập kỷ trước, vào năm 1981, hạm trưởng John Ingram đã cứu thoát 99 thuyền nhân Việt Nam trên chiếc thuyền đang bắt đầu chìm. 99 người thuyền nhân đó đã trở thành những người có nghề nghiệp chuyên môn, trở thành những công dân Úc thành công nhất ở nưóc này.
Theo bản tường trình của phóng viên Mathew Carney của đài ABC thì vào năm 1975, khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, trên một triệu người Việt đã bỏ nước ra đi. Con đường duy nhất để chạy trốn cho phần đông những người Việt là biển Đông.
Trong những chiếc thuyền ra khơi có một chiếc thuyền chở 99 người. Vào buổi tối hôm 21 tháng Sáu năm 1981, 99 người gồm đàn bà, trẻ con, đàn ông trên một chiếc thuyền nhỏ, nằm chờ chết, vì tàu đã bị ngập nước sau một cơn bão gió mùa diễn ra ở biển Đông.
Em Stephen Nguyễn, một trong những trẻ em trên chiếc tàu này đã hồi tưởng lại, là mọi người đang ở trong tình trạng khốn khổ nhất, nằm dài trên thuyền, không ăn được và nhiều người mửa tháo.
Sau khi bắn những hỏa pháo cầu cứu, nhưng bị các tàu buôn qua lại làm ngơ, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tâm của chiếc tàu tỵ nạn còn một quả hỏa pháo cuối cùng. Ông đã bắn lên quả hỏa pháo cuối cùng, khi thấy một chiếc tàu rất lớn gần đó. Chiếc hàng không mẫu hạm HMAS Melbounre của hải quân hoàng gia Úc do hạm trưởng John Ingram chỉ huy. Theo lời thuật lại của hạm trưởng Ingram, thì may mắn cho những người tỵ nạn là một chiếc máy bay thám thính đang trên đường trở về sân bay, đã trông thấy quả hỏa pháo và báo cáo cho ông biết. 99 người sắp sửa chết, đã được cứu sống!
Hạm trưởng Ingram hiện nay đã về hưu, sinh sống ở thành phố Port Macquaire ở vùng New South Wales. Số 99 thuyền nhân trong đại gia đình của ông Ingram, hiện nay đã gia tăng lên trên 300 người của bốn thế hệ khác nhau. Những thế hệ người Việt này đã thành công trên con đường lập nghiệp ở Úc.
Số người Úc gốc Việt đã gia tăng mạnh trong những thập kỷ qua. Theo bản thống kê dân số Úc vào năm 2011, vừa được phổ biến thì Úc Đại Lợi đã trở thành một trong những nơi có nền văn hóa tạp chủng, đa văn hóa.
Cũng theo bản thống kê này thì dân số của thành phố Brimbank, trong vùng thủ phủ Melbourne đã gia tăng lên đến 182, 735 người. Khoảng 62 phần trăm dân số trong thành phố đã nói hai thứ tiếng, và 73 phần trăm có bố mẹ sinh trưởng ở nước ngoài.
Trong số 182 ngàn dân cư, những người Úc gốc Việt chiếm 17,920 người hay 9.8 phần trăm dân số. Trong khi người Ấn Độ đứng hàng thứ nhì với 4.3 phần trăm.
Trong niên giám điện thoại của các thành phố Hobson Bay, Brimbank, Maribyrong, Wyndham trong vùng Melbourne, thì năm tên họ có nhiều nhất theo thứ tự là Nguyễn, Trần, Singh, Lê và Phạm. Còn trong toàn vùng Melbourne thì bốn tên thông dụng nhất là Smith, Trần, Singh và Nguyễn. Điều này cho thấy số người Việt sinh sống ở Úc Đại Lợi ngày một đông.
Báo The Age cũng nói đến sự thành công của một gia đình người Việt với món gỏi cuốn.
Trưóc đây không lâu, chùng ta cũng hãnh diện khi biết món bán mình bí tếch xả của một đầu bếp người Việt đã được chọn là món bánh mỳ xen uých ngon nhất Canada.
Theo báo the Age thì vào năm 1980, bà Nahji Chu, lúc đó còn nhỏ, theo gia đình đến định cư ở Sydney, và sau đó họ kiếm được việc làm lao động ở vùng thung lũng Hunter.
Bắt đầu từ một tiệm ăn mở năm 2009, bà Nahji Chu hiện đã mở hàng loạt những tiệm ăn Việt Nam ở Melbourne, Sydney.. chuyên về món gỏi cuốn. Bà cũng đã cho xuất bản một cuốn sách dạy nấu ăn, kèm video trên thị trường.
Những món ăn Việt Nam ‘quốc hồn quốc túy” như phở, gỏi cuốn, bánh mì..v.v. đã thu hút thực khách trên thế giới và giúp nhiều người Việt thành công trong dịch vụ mở các tiệm ăn này.
Sự thành công của những người Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới như ở Úc, ở Mỹ, ở Canada… đã cho thấy ý chí bất khuất, sự thông minh nhẫn nại của những người Việt. Nhưng chắc không bao giờ chúng ta quên ơn của những ân nhân đã cứu giúp chúng ta trong cơn hoạn nạn. Một trong những ân nhân đó chính là cựu hạm trưởng John Ingram.
Nguyễn Tuấn Hoàng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Người Việt thành công trên đất Úc
Tromg cuộc viếng thăm này, bà Hillary Clinton cho biết bà ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm góp phần giải quyết các vấn đề ở Biển Đông đang có tranh chấp, nhưng bà tin rằng quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản này cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền.
Sau cuộc hội kiến với bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh hôm thứ ba tại Hà Nội, bà Clinton nói rằng bà tiếp tục quan tâm một cách đặc biệt về tình trạng thiếu tự do internet, cùng với việc các nhà báo, blogger, luật sư và những người bất đồng chính kiến bị cầm tù vì bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.
Ngoại trưởng Clinton cũng cho biết bà hy vọng Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức ở Cam Bốt trong tuần này sẽ có được tiến bộ trong việc hình thành một bộ qui tắc hành xử để giúp giải quyết các vụ tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
Vùng biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan trọng cao về mặt chiến lược này là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa 6 nước , gồm Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Theo nhận định của báo Wall Street Journal, thì cuộc viếng thăm của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng gây thêm nhiều căng thẳng trong cuộc tranh chấp chủ quyền vùng biển Đông của các quốc gia trong vùng.
Trong cuộc viếng thăm, bà Clinton cũng đã tiếp xúc với các nhân vật lãnh đạo trong chính quyền cộng sản Việt Nam, và xác định những liên hệ mật thiết giữa hai quốc gia.
Bà ngoại trưởng cũng đồng ý là việc tranh chấp chủ quyền cần được giải quyết một cách hòa bình và dựa trên những đạo luật quốc tế.
Vào ngày thứ tư, bà ngoại trưởng Clinton sẽ viếng thăm Lào, và đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ đến xứ Lào trong vòng 57 năm qua.
Lào là một quốc gia nhỏ bé, dân số còn ít hơn dân số của thành phố New York, nhưng theo nhận định của các chuyên gia chính trị, sẽ là một điểm “nóng” trong cuộc tranh dành quyền lực giữa Trung quốc và Mỹ.Lào có những nguồn tài nguyên về hầm mỏ và nguyên liệu chưa được khai thác và có khối người tiêu thụ mà các công ty Trung quốc và Mỹ đều muốn giao thương. Trung quốc vừa cho thiếp lập một hệ thống xe lửa tốc hành nối liền thủ đô Vạn Tượng với Trung quốc, mà kinh phí lên đến 7 tỷ Mỹ kim.
Chuyển qua chuyện thời sự cộng đồng thì mới đây, đài truyền hình ABC mới đây đã nói đến sự thành công của những thuyền nhân gốc Việt trên đất Úc Đại Lợi.
Hơn ba thập kỷ trước, vào năm 1981, hạm trưởng John Ingram đã cứu thoát 99 thuyền nhân Việt Nam trên chiếc thuyền đang bắt đầu chìm. 99 người thuyền nhân đó đã trở thành những người có nghề nghiệp chuyên môn, trở thành những công dân Úc thành công nhất ở nưóc này.
Theo bản tường trình của phóng viên Mathew Carney của đài ABC thì vào năm 1975, khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, trên một triệu người Việt đã bỏ nước ra đi. Con đường duy nhất để chạy trốn cho phần đông những người Việt là biển Đông.
Trong những chiếc thuyền ra khơi có một chiếc thuyền chở 99 người. Vào buổi tối hôm 21 tháng Sáu năm 1981, 99 người gồm đàn bà, trẻ con, đàn ông trên một chiếc thuyền nhỏ, nằm chờ chết, vì tàu đã bị ngập nước sau một cơn bão gió mùa diễn ra ở biển Đông.
Em Stephen Nguyễn, một trong những trẻ em trên chiếc tàu này đã hồi tưởng lại, là mọi người đang ở trong tình trạng khốn khổ nhất, nằm dài trên thuyền, không ăn được và nhiều người mửa tháo.
Sau khi bắn những hỏa pháo cầu cứu, nhưng bị các tàu buôn qua lại làm ngơ, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tâm của chiếc tàu tỵ nạn còn một quả hỏa pháo cuối cùng. Ông đã bắn lên quả hỏa pháo cuối cùng, khi thấy một chiếc tàu rất lớn gần đó. Chiếc hàng không mẫu hạm HMAS Melbounre của hải quân hoàng gia Úc do hạm trưởng John Ingram chỉ huy. Theo lời thuật lại của hạm trưởng Ingram, thì may mắn cho những người tỵ nạn là một chiếc máy bay thám thính đang trên đường trở về sân bay, đã trông thấy quả hỏa pháo và báo cáo cho ông biết. 99 người sắp sửa chết, đã được cứu sống!
Hạm trưởng Ingram hiện nay đã về hưu, sinh sống ở thành phố Port Macquaire ở vùng New South Wales. Số 99 thuyền nhân trong đại gia đình của ông Ingram, hiện nay đã gia tăng lên trên 300 người của bốn thế hệ khác nhau. Những thế hệ người Việt này đã thành công trên con đường lập nghiệp ở Úc.
Số người Úc gốc Việt đã gia tăng mạnh trong những thập kỷ qua. Theo bản thống kê dân số Úc vào năm 2011, vừa được phổ biến thì Úc Đại Lợi đã trở thành một trong những nơi có nền văn hóa tạp chủng, đa văn hóa.
Cũng theo bản thống kê này thì dân số của thành phố Brimbank, trong vùng thủ phủ Melbourne đã gia tăng lên đến 182, 735 người. Khoảng 62 phần trăm dân số trong thành phố đã nói hai thứ tiếng, và 73 phần trăm có bố mẹ sinh trưởng ở nước ngoài.
Trong số 182 ngàn dân cư, những người Úc gốc Việt chiếm 17,920 người hay 9.8 phần trăm dân số. Trong khi người Ấn Độ đứng hàng thứ nhì với 4.3 phần trăm.
Trong niên giám điện thoại của các thành phố Hobson Bay, Brimbank, Maribyrong, Wyndham trong vùng Melbourne, thì năm tên họ có nhiều nhất theo thứ tự là Nguyễn, Trần, Singh, Lê và Phạm. Còn trong toàn vùng Melbourne thì bốn tên thông dụng nhất là Smith, Trần, Singh và Nguyễn. Điều này cho thấy số người Việt sinh sống ở Úc Đại Lợi ngày một đông.
Báo The Age cũng nói đến sự thành công của một gia đình người Việt với món gỏi cuốn.
Trưóc đây không lâu, chùng ta cũng hãnh diện khi biết món bán mình bí tếch xả của một đầu bếp người Việt đã được chọn là món bánh mỳ xen uých ngon nhất Canada.
Theo báo the Age thì vào năm 1980, bà Nahji Chu, lúc đó còn nhỏ, theo gia đình đến định cư ở Sydney, và sau đó họ kiếm được việc làm lao động ở vùng thung lũng Hunter.
Bắt đầu từ một tiệm ăn mở năm 2009, bà Nahji Chu hiện đã mở hàng loạt những tiệm ăn Việt Nam ở Melbourne, Sydney.. chuyên về món gỏi cuốn. Bà cũng đã cho xuất bản một cuốn sách dạy nấu ăn, kèm video trên thị trường.
Những món ăn Việt Nam ‘quốc hồn quốc túy” như phở, gỏi cuốn, bánh mì..v.v. đã thu hút thực khách trên thế giới và giúp nhiều người Việt thành công trong dịch vụ mở các tiệm ăn này.
Sự thành công của những người Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới như ở Úc, ở Mỹ, ở Canada… đã cho thấy ý chí bất khuất, sự thông minh nhẫn nại của những người Việt. Nhưng chắc không bao giờ chúng ta quên ơn của những ân nhân đã cứu giúp chúng ta trong cơn hoạn nạn. Một trong những ân nhân đó chính là cựu hạm trưởng John Ingram.
Nguyễn Tuấn Hoàng