Kinh Đời
Người Việt tỵ nạn và món nợ thương binh VNCH
Tạp ghi Huy Phương
(Nhân Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 8 sắp tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove, Nam California).
Ở đây chúng tôi không hề muốn nhắc lại những điều ân nghĩa mà ai cũng
ý thức được, có thể làm phiền lòng một đôi người, trong khi với lòng
hảo tâm, từ bi hoặc bác ái, hầu hết đồng bào hải ngoại đã làm rất nhiều
việc giúp đỡ thiện nguyện cho những người kém may mắn hơn mình hiện đang
sống ở quê nhà. Hiện nay ở hải ngoại có rất nhiều tổ chức thường trực
quyên góp tiền để đem về giúp Việt Nam. Từ chuyện nhỏ như mổ mắt vá môi,
chuyện người cùi, bệnh tật hay già yếu, chuyện chén cơm cho người già,
bát cháo giúp người đau ốm, cho đến những chuyện khá quy mô “đỡ tay” cho
nhà nước cộng sản như xây trường, làm đường, phát học bổng... Không làm
thì không ngồi yên trước thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật của bà con ruột
thịt, mà làm cũng thấy nhiều điều phi lý. Trong khi ngoài nước, chúng ta
gom góp từng chục bạc, thì ở trong nước hàng triệu đô la chui vào túi
tham nhũng, đục khoét, với những trò cá độ, tẩu tán tài sản hay với lối
ăn chơi huy hoắc từ các thành phố lớn cho đến cả nông thôn của các cán
bộ, đảng viên cộng sản.
|
Ở trong địa hạt nào, đường lối của cộng sản cũng tán thưởng và giúp đỡ những tổ chức này, vì chúng ta đã làm những việc “đỡ tay đỡ chân” cho chính quyền để họ còn rảnh tay lo nhiều việc, trong đó còn lo việc đàn áp quần chúng đòi hỏi tự do, công lý. Cũng có những đoàn cứu trợ phải qua chính quyền, nhưng cũng có những đoàn cứu trợ được thong thả đi sâu vào các nơi hẻo lánh xa xôi, xoa dịu được nỗi đói nghèo thì quần chúng càng ngày càng bớt bất mãn. Duy chỉ có một vùng cấm địa mà cộng sản vẫn canh chừng là địa hạt các thương phế binh VNCH của chúng ta. Mỗi khi có một tổ chức đứng ra tụ tập anh em thương binh để phát quà, khi vui thì công an lơ là cho gặp gỡ, khi nghi ngờ, cảnh giác thì “ngăn đường cấm chợ.”
Chúng ta không thể nào đem tiền về tập họp các thương binh VNCH lại và công khai phát tiền cho họ, ngoại trừ dưới danh nghĩa cứu trợ chung chung, trong đó có những người thương tật của cả hai bên như chúng ta vẫn thường thấy trên màn ảnh truyền hình.
Bây giờ đã gần 40 năm qua, chúng ta cũng không oán ghét gì những thương binh cụt què của hàng ngũ cộng sản trước kia, vì họ cũng là nạn nhân của sự lừa bịp chính trị, hy sinh cho kết quả của lầm than dân tộc và chỉ xây dựng cơ đồ cho một nhóm thiểu số cầm quyền. Nếu chúng ta có khả năng giúp đỡ được cho họ thì chính nghĩa của người quốc gia còn tỏ sáng, rạng ngời, tuy vậy “lực bất tòng tâm,” hải ngoại không thể giúp hết cho cả nước Việt Nam, và cũng còn một chỗ, để cho, chính những người đã hy sinh cho chế độ ấy thấy rõ bộ mặt thật của chế độ cộng sản độc ác và bất nhân.
Trong cuộc chiến giữ miền Nam Việt Nam, chúng ta ước tính có đến 350,000 chiến sĩ hy sinh, số thương binh phải gấp con số tử vong sáu lần. Qua thời gian, kẻ còn người mất, có người trở lại đời sống bình thường, người lành lặn trở lại, người đã qua đời hay ly tán, tha hương, số thương binh không có khả năng làm việc mưu sinh tại quê nhà, ít nhất phải là con số trên trăm nghìn. Chúng ta lại có 3 triệu người Việt ở hải ngoại hay gần một triệu đơn vị gia đình, ước tính có 500,000 gia đình đi ra từ miền Nam, chúng ta thừa sức bảo trợ cho một trăm nghìn thương binh VNCH ở Việt Nam.
Mỗi năm chúng ta đi du lịch, tiêu pha vào các dịp lễ Tết, quà cáp cho bạn bè, con cháu, làm việc phước thiện, mỗi gia đình tiêu pha, con số ít khiêm nhường phải lên đến con số nghìn (đô la). Xin quý vị rủ lòng thương mỗi gia đình “bảo trợ” cho một thương binh, như anh em bà con, nhà thờ, nhà chùa, cơ quan thiện nguyện đã từng bảo trợ cho chúng ta đến đây và sinh tồn trên mảnh đất này, con cái chúng ta được học hành, sống no ấm, hạnh phúc.
Mỗi năm chúng ta chỉ cần giúp từ $100 đến $200 với khả năng của người bảo trợ và tùy những khó khăn của người thương binh. Các gia đình bảo trợ sẽ có một gia đình để thăm viếng, thăm hỏi và giúp đỡ và thương binh sẽ có một nơi nương tựa, đặt niềm tin vào cuối cuộc đời của họ. Việc bảo trợ này không bị ràng buộc với bất cứ một sự cam kết nào, mà chỉ do tấm lòng thương yêu tự nguyện của chúng ta.
Chúng ta có thể chọn một thương binh ở gần địa phương có bà con, gia đình của chúng ta trú ngụ để có thể xác tín về sự nghèo đói, sinh hoạt hay hoàn cảnh của người thương binh này, cũng như theo những thương tật đặc biệt mà chúng ta muốn lưu tâm giúp đỡ. Nếu có dịp đi Việt Nam, chúng ta có thể thăm viếng, quan sát đời sống của gia đình thương binh này để tạo thêm tình thương và tin cậy, như vậy việc giúp đỡ của chúng ta trở nên có nhiều ý nghĩa hơn.
Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH tại Nam California hiện nay đang giữ hàng chục nghìn hồ sơ có hình ảnh thương tật và giấy tờ chứng minh để trao cho gia đình quý vị. Trong hoàn cảnh hiện nay, thương binh chỉ được nhận một gia đình bảo trợ, nhưng một gia đình có thể bảo trợ cho hai hay ba hồ sơ thương binh tùy theo khả năng và tấm lòng của mình. Ngoài ra các anh chị em làm việc chung trong mỗi “đơn vị” như xưởng may, tiệm nail hay hãng xưởng cũng có thể chung nhau mỗi năm, một người $5, $10... một cách dễ dàng để bảo trợ cho một thương binh, chúng ta chia sẻ với nhau niềm vui bác ái ấy, đó hạnh phúc khi ban một ân huệ, hay một niềm vui cho người khốn khó, khổ đau hơn mình.
Hiện nay, Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH cho biết rất ít hồ sơ thương binh được nhận bảo trợ, vì nhận bảo trợ có trách nhiệm và khó khăn, mất thời giờ hơn là gửi đến các cơ quan giúp thương binh một hay hai trăm đồng bạc. Trước hết chúng tôi mạn phép kêu gọi mỗi thành viên thiện nguyện đang làm việc giúp cho hội, chúng ta mỗi người bảo trợ cho một hồ sơ thương binh, cho đến lúc họ qua đời, nếu chúng ta qua đời, hy vọng con cái chúng ta sẽ tiếp tục công việc ấy. Bằng một tấm lòng nghĩ về người lính năm xưa, những gia đình của chúng ta, lớn hay nhỏ, sẽ bắt đầu bảo trợ cho một vài hồ sơ thương binh, dù chỉ là một hạt muối bỏ biển, trong một đại dương nghèo đói, khổ đau của Việt Nam và nhất là các thương binh VNCH bất hạnh của chúng ta.
Ðừng đánh giá sai thiện chí của tuổi trẻ mà chúng ta không dám vận động lớp tuổi này. Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, người đã tích cực đem lại thành quả của 7 lần tổ chức Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” với số thu gần $4 triệu chỉ vì muốn làm “một viên thuốc giảm đau cho nỗi thống khổ của thương binh VNCH.” Cũng như anh Lý Vĩnh Phong, từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, cho rằng, “Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ quên cái gì của các thương phế binh VNCH 'đã mất' để cho người Việt hải ngoại chúng ta có những 'cái được' hôm nay.”
Có những việc làm minh bạch công khai và cần thiết như những lần đài SBTN, Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH, các hội đoàn cựu quân nhân Nam và Bắc California đứng ra tổ chức các buổi đại nhạc hội ngoài trời để gây quỹ giúp thương binh, vẫn bị đánh phá, xuyên tạc. Xin những người có tấm lòng vững tin vì hiện nay có bao nhiêu thương binh VNCH đang còn hướng về quý vị, ý nghĩa hơn những đồng đô la nhân ái, chính là chúng ta đã gửi cho anh em thương binh những niềm tin.
Dù trong hoàn cảnh thất trận, “tan đàn xẻ nghé,” nhiệm vụ không hoàn thành, người lính VNCH vẫn hãnh diện là người lính chiến đấu cho tổ quốc, mà mỗi người dân miền Nam phải ghi nhớ, trong khi cả nước bắt đầu nhận ra chân dung đích thực của những anh hùng.
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Việt tỵ nạn và món nợ thương binh VNCH
Tạp ghi Huy Phương
(Nhân Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 8 sắp tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove, Nam California).
Ở đây chúng tôi không hề muốn nhắc lại những điều ân nghĩa mà ai cũng
ý thức được, có thể làm phiền lòng một đôi người, trong khi với lòng
hảo tâm, từ bi hoặc bác ái, hầu hết đồng bào hải ngoại đã làm rất nhiều
việc giúp đỡ thiện nguyện cho những người kém may mắn hơn mình hiện đang
sống ở quê nhà. Hiện nay ở hải ngoại có rất nhiều tổ chức thường trực
quyên góp tiền để đem về giúp Việt Nam. Từ chuyện nhỏ như mổ mắt vá môi,
chuyện người cùi, bệnh tật hay già yếu, chuyện chén cơm cho người già,
bát cháo giúp người đau ốm, cho đến những chuyện khá quy mô “đỡ tay” cho
nhà nước cộng sản như xây trường, làm đường, phát học bổng... Không làm
thì không ngồi yên trước thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật của bà con ruột
thịt, mà làm cũng thấy nhiều điều phi lý. Trong khi ngoài nước, chúng ta
gom góp từng chục bạc, thì ở trong nước hàng triệu đô la chui vào túi
tham nhũng, đục khoét, với những trò cá độ, tẩu tán tài sản hay với lối
ăn chơi huy hoắc từ các thành phố lớn cho đến cả nông thôn của các cán
bộ, đảng viên cộng sản.
|
Ở trong địa hạt nào, đường lối của cộng sản cũng tán thưởng và giúp đỡ những tổ chức này, vì chúng ta đã làm những việc “đỡ tay đỡ chân” cho chính quyền để họ còn rảnh tay lo nhiều việc, trong đó còn lo việc đàn áp quần chúng đòi hỏi tự do, công lý. Cũng có những đoàn cứu trợ phải qua chính quyền, nhưng cũng có những đoàn cứu trợ được thong thả đi sâu vào các nơi hẻo lánh xa xôi, xoa dịu được nỗi đói nghèo thì quần chúng càng ngày càng bớt bất mãn. Duy chỉ có một vùng cấm địa mà cộng sản vẫn canh chừng là địa hạt các thương phế binh VNCH của chúng ta. Mỗi khi có một tổ chức đứng ra tụ tập anh em thương binh để phát quà, khi vui thì công an lơ là cho gặp gỡ, khi nghi ngờ, cảnh giác thì “ngăn đường cấm chợ.”
Chúng ta không thể nào đem tiền về tập họp các thương binh VNCH lại và công khai phát tiền cho họ, ngoại trừ dưới danh nghĩa cứu trợ chung chung, trong đó có những người thương tật của cả hai bên như chúng ta vẫn thường thấy trên màn ảnh truyền hình.
Bây giờ đã gần 40 năm qua, chúng ta cũng không oán ghét gì những thương binh cụt què của hàng ngũ cộng sản trước kia, vì họ cũng là nạn nhân của sự lừa bịp chính trị, hy sinh cho kết quả của lầm than dân tộc và chỉ xây dựng cơ đồ cho một nhóm thiểu số cầm quyền. Nếu chúng ta có khả năng giúp đỡ được cho họ thì chính nghĩa của người quốc gia còn tỏ sáng, rạng ngời, tuy vậy “lực bất tòng tâm,” hải ngoại không thể giúp hết cho cả nước Việt Nam, và cũng còn một chỗ, để cho, chính những người đã hy sinh cho chế độ ấy thấy rõ bộ mặt thật của chế độ cộng sản độc ác và bất nhân.
Trong cuộc chiến giữ miền Nam Việt Nam, chúng ta ước tính có đến 350,000 chiến sĩ hy sinh, số thương binh phải gấp con số tử vong sáu lần. Qua thời gian, kẻ còn người mất, có người trở lại đời sống bình thường, người lành lặn trở lại, người đã qua đời hay ly tán, tha hương, số thương binh không có khả năng làm việc mưu sinh tại quê nhà, ít nhất phải là con số trên trăm nghìn. Chúng ta lại có 3 triệu người Việt ở hải ngoại hay gần một triệu đơn vị gia đình, ước tính có 500,000 gia đình đi ra từ miền Nam, chúng ta thừa sức bảo trợ cho một trăm nghìn thương binh VNCH ở Việt Nam.
Mỗi năm chúng ta đi du lịch, tiêu pha vào các dịp lễ Tết, quà cáp cho bạn bè, con cháu, làm việc phước thiện, mỗi gia đình tiêu pha, con số ít khiêm nhường phải lên đến con số nghìn (đô la). Xin quý vị rủ lòng thương mỗi gia đình “bảo trợ” cho một thương binh, như anh em bà con, nhà thờ, nhà chùa, cơ quan thiện nguyện đã từng bảo trợ cho chúng ta đến đây và sinh tồn trên mảnh đất này, con cái chúng ta được học hành, sống no ấm, hạnh phúc.
Mỗi năm chúng ta chỉ cần giúp từ $100 đến $200 với khả năng của người bảo trợ và tùy những khó khăn của người thương binh. Các gia đình bảo trợ sẽ có một gia đình để thăm viếng, thăm hỏi và giúp đỡ và thương binh sẽ có một nơi nương tựa, đặt niềm tin vào cuối cuộc đời của họ. Việc bảo trợ này không bị ràng buộc với bất cứ một sự cam kết nào, mà chỉ do tấm lòng thương yêu tự nguyện của chúng ta.
Chúng ta có thể chọn một thương binh ở gần địa phương có bà con, gia đình của chúng ta trú ngụ để có thể xác tín về sự nghèo đói, sinh hoạt hay hoàn cảnh của người thương binh này, cũng như theo những thương tật đặc biệt mà chúng ta muốn lưu tâm giúp đỡ. Nếu có dịp đi Việt Nam, chúng ta có thể thăm viếng, quan sát đời sống của gia đình thương binh này để tạo thêm tình thương và tin cậy, như vậy việc giúp đỡ của chúng ta trở nên có nhiều ý nghĩa hơn.
Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH tại Nam California hiện nay đang giữ hàng chục nghìn hồ sơ có hình ảnh thương tật và giấy tờ chứng minh để trao cho gia đình quý vị. Trong hoàn cảnh hiện nay, thương binh chỉ được nhận một gia đình bảo trợ, nhưng một gia đình có thể bảo trợ cho hai hay ba hồ sơ thương binh tùy theo khả năng và tấm lòng của mình. Ngoài ra các anh chị em làm việc chung trong mỗi “đơn vị” như xưởng may, tiệm nail hay hãng xưởng cũng có thể chung nhau mỗi năm, một người $5, $10... một cách dễ dàng để bảo trợ cho một thương binh, chúng ta chia sẻ với nhau niềm vui bác ái ấy, đó hạnh phúc khi ban một ân huệ, hay một niềm vui cho người khốn khó, khổ đau hơn mình.
Hiện nay, Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH cho biết rất ít hồ sơ thương binh được nhận bảo trợ, vì nhận bảo trợ có trách nhiệm và khó khăn, mất thời giờ hơn là gửi đến các cơ quan giúp thương binh một hay hai trăm đồng bạc. Trước hết chúng tôi mạn phép kêu gọi mỗi thành viên thiện nguyện đang làm việc giúp cho hội, chúng ta mỗi người bảo trợ cho một hồ sơ thương binh, cho đến lúc họ qua đời, nếu chúng ta qua đời, hy vọng con cái chúng ta sẽ tiếp tục công việc ấy. Bằng một tấm lòng nghĩ về người lính năm xưa, những gia đình của chúng ta, lớn hay nhỏ, sẽ bắt đầu bảo trợ cho một vài hồ sơ thương binh, dù chỉ là một hạt muối bỏ biển, trong một đại dương nghèo đói, khổ đau của Việt Nam và nhất là các thương binh VNCH bất hạnh của chúng ta.
Ðừng đánh giá sai thiện chí của tuổi trẻ mà chúng ta không dám vận động lớp tuổi này. Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, người đã tích cực đem lại thành quả của 7 lần tổ chức Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” với số thu gần $4 triệu chỉ vì muốn làm “một viên thuốc giảm đau cho nỗi thống khổ của thương binh VNCH.” Cũng như anh Lý Vĩnh Phong, từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, cho rằng, “Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ quên cái gì của các thương phế binh VNCH 'đã mất' để cho người Việt hải ngoại chúng ta có những 'cái được' hôm nay.”
Có những việc làm minh bạch công khai và cần thiết như những lần đài SBTN, Hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH, các hội đoàn cựu quân nhân Nam và Bắc California đứng ra tổ chức các buổi đại nhạc hội ngoài trời để gây quỹ giúp thương binh, vẫn bị đánh phá, xuyên tạc. Xin những người có tấm lòng vững tin vì hiện nay có bao nhiêu thương binh VNCH đang còn hướng về quý vị, ý nghĩa hơn những đồng đô la nhân ái, chính là chúng ta đã gửi cho anh em thương binh những niềm tin.
Dù trong hoàn cảnh thất trận, “tan đàn xẻ nghé,” nhiệm vụ không hoàn thành, người lính VNCH vẫn hãnh diện là người lính chiến đấu cho tổ quốc, mà mỗi người dân miền Nam phải ghi nhớ, trong khi cả nước bắt đầu nhận ra chân dung đích thực của những anh hùng.
Người Việt