Kinh Đời
Người chết buộc sau xe máy: Giàu có, vô cảm và những số phận ở bên lề xã hội
Hiệu Minh
Người đã chết mà vẫn ngồi trên xe máy để về nơi an nghỉ từng xảy ra trên thế giới. Anh David Morales Colon ở San Juan thuộc Puerto Rico từng nói với gia đình, không muốn quan tài bình thường, mà hãy để anh như đang ngồi trên chiếc xe máy Honda CBR600 yêu quí.
Không may anh bị giết mấy tháng sau đó (4-2010) và gia đình nhờ người khâm liệm như ý nguyện để người thân đến viếng. Chết vẫn ngồi trên xe máy đó là chuyện của người có tiền.
Còn một người ốm, bệnh viện không thể chữa chạy và người nhà phải xin mang về. Dọc đường không may đã chị đã qua đời và phải bó chiếu đèo trên xe máy để mang về quê an táng. Đó là chuyện của người xấu số, nghèo khó phải ở ngoài lề xã hội theo một cách nào đó.
Những năm 1960 ở thế kỷ trước ở làng quê Ninh Bình, đưa người đi bệnh viện tỉnh rất thủ công. Hai người hai đầu võng và cái đòn khiêng, người bệnh nằm trên võng, được phủ cái chăn hay chiếu, cứ thế đi bộ hàng chục km để tới bệnh viện.
Sau này xe đạp phổ biến hơn thì nhanh hơn nhưng vẫn là cái võng và chiếu của làng quê.
Chữa được thì may, không qua khỏi đành cho người hấp hối thậm chí cả xác lên võng khiêng trở về. Có nơi kiêng không cho mang xác về làng thì phải để ở trên đê làm lễ an táng.
Thế hệ @ khó mà tưởng tượng chuyện đó từng xảy ra ở đất nước này. Nhưng thời quá nghèo, có khi cả tỉnh mới có một bệnh viện, cả nước có vài trăm cái xe hơi, thì chuyện cáng người đi và cáng xác về được coi là chuyện bình thường dù sự đau xót thì thế kỷ nào cũng thế, không khác nhau là mấy.
Câu chuyện nước Mỹ
Người nghèo ở đâu cũng có, nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Năm 2015 vẫn còn 5,6% gia đình Mỹ (khoảng 7 triệu người) thiếu thực phẩm trầm trọng.
Hiện Mỹ có khoảng 2,5 đến 3 triệu người vô gia cư vì nhiều lý do. Hàng năm có 1 em trong số 50 trẻ sinh ra tại Mỹ có nguy cơ không nhà. Đứng ngoài lề của cuộc sống ở đâu cũng thế, đau đớn, tủi nhục, khổ tới lúc chết.
Hồi 2004 sang Washington DC tôi làm việc và ở đó hơn chục năm. Ấn tượng đầu tiên là ban đêm hay có còi hụ chữa cháy, cứ băn khoăn tại sao lại cháy nhiều thế.
Hóa ra, xe chữa cháy dùng cho nhiều mục đích. Cháy nhà gọi 911 là số cảnh sát chữa cháy mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thuộc. Ông bà ở cùng bỗng gục xuống do đột quị, cháu 5 tuổi alo 911 và họ đến ngay. Bị tai nạn, bị đột quị, cần cấp cứu cũng alo 911.
Về mùa đông giá lạnh dường như tiếng còi hụ nhiều hơn. Mãi sau mới biết thời tiết khiến người vô gia cư bị ngất, bị đột tử, thế là 911 đến. Cho dù đây là người bị vứt ra lề của cuộc sống thì giây phút cuối đời vẫn có thể được bác sỹ, y tá, xe cấp cứu với phương tiện hiện đại nhất tới trợ giúp.
Có tới 60 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế nhưng nếu bị rơi vào tình trạng cấp cứu thì đội 911 sẽ tới mà không hề hỏi thẻ bảo hiểm đâu.
Trách nhiệm của bác sỹ, y tá là cứu người trước, như tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, còn việc tính tiền do bên hành chính chịu trách nhiệm. Không thể có chuyện người bị tai nạn sắp chết mà vẫn nằm trên cáng nếu người nhà chưa đóng tiền.
Có người nghèo lạm dụng 911, thấy ốm nặng là gọi, muốn ra sao thì ra. Lúc thanh toán nhờ các nhà bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện, bí quá thì…trốn. Đã ở tận đáy xã hội làm gì có tiền, bệnh viện chỉ còn cách… xóa nợ.
Có người bạn từ Việt Nam sang làm việc bên Mỹ, đưa mẹ già sang trông cháu. Ít tiền nên không thể mua được bảo hiểm. Một hôm bị sỏi mật, phải cấp cứu. Hóa đơn ra viện là 3500$, sợ quá gọi điện cho bệnh viện. Họ hướng dẫn cho cách làm đơn xin bên bảo trợ xã hội và chỉ phải trả 800$.
Hầu hết các ca được thanh toán, có ca không, nhưng về chung cuộc, bệnh viện Mỹ luôn có lãi bởi tầng lớp trung lưu chi trả và các tổ chức từ thiện chăm chỉ hướng tới người nghèo. Có thể hiểu tại sao quốc gia này luôn giữ giải quán quân về các giải Nobel trong Y tế.
Có thể học được gì?
Đó là chính phủ tạo ra hành lang pháp lý cho các dịch vụ hoạt động, thu thuế và phân chia công bằng cho các dịch vụ công. Thông qua luật, các tổ chức từ thiện và bảo trợ xã hội được phép quyên góp của người giầu giúp người nghèo.
Bảo hiểm y tế giúp cho sự công bằng về khám chữa bệnh. Người khỏe, người giầu đóng tiền khá cao nhưng ít dùng vì họ thường ít bệnh tật, và đơn giản chẳng ai muốn đến bệnh viện nếu không có nhu cầu.
Chính phủ ôm không hết việc thì hãy để các nhà hoạt động xã hội giúp. Nước Mỹ không thể văn minh nếu không có các tổ chức từ thiện mà hoạt động ảnh hưởng rất lớn lòng trắc ẩn của dân chúng trước những mất mát, thiên tai hay chiến tranh.
Giáo sư Jeffrey Sachs, tác giả cuốn “The Price of Civilization – Cái giá của văn minh”, được tờ Time thừa nhận là một trong 100 người ảnh hưởng tới thế giới hai năm 2004 và 2005, kiến giải tại sao nước Mỹ đang có nhiều vấn đề.
Ông cho rằng, xã hội đồng cảm phải như phái Thiền sư của Á Đông, như Aristotle và Bụt đi trên đường và trải đức, phải biết phân chia tài sản giầu nghèo qua đóng thuế và có lòng trắc ẩn.
Tâm và tầm của giới thượng lưu gồm cả lãnh đạo quốc gia, chỉ có 5% dân số nhưng của cải chiếm tới 45% GDP, là rất quan trọng. Giới bình dân nhìn vào để học cách đồng cảm.
Giầu có mà vô cảm, kiếm tiền không cần biết hậu quả và chính quyền chỉ lo con số GDP không cần bền vững, quên đi sự công bằng về cơ hội, thì người nghèo bị vứt ra bên lề của xã hội có chiều hướng tăng.
Với người bình thường thì câu nói sau tỷ phú Bill Gates khá thú vị “”If you are born poor its not your mistake, But if you die poor its your mistake. Nếu bạn sinh ra mà nghèo thì không phải lỗi của bạn. Nhưng lúc bạn chết mà vẫn nghèo thì lỗi thuộc về bạn.”
Việt Nam có 90 triệu dân với 42 triệu xe máy. Nếu có ai muốn được chôn cùng cái Dream II như anh chàng ở Puerto Rico thì phải là vì chính họ di chúc muốn như thế.
Khi vẫn có những người vẫn ở bên lề của xã hội, thì có thể vẫn sẽ còn cảnh thi thể phải nằm vắt ngang trên yên xe, trong 1 chiếc chiếu cũ, trên hành trình cuối cùng, đau đớn của số phận.
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người chết buộc sau xe máy: Giàu có, vô cảm và những số phận ở bên lề xã hội
Hiệu Minh
Người đã chết mà vẫn ngồi trên xe máy để về nơi an nghỉ từng xảy ra trên thế giới. Anh David Morales Colon ở San Juan thuộc Puerto Rico từng nói với gia đình, không muốn quan tài bình thường, mà hãy để anh như đang ngồi trên chiếc xe máy Honda CBR600 yêu quí.
Không may anh bị giết mấy tháng sau đó (4-2010) và gia đình nhờ người khâm liệm như ý nguyện để người thân đến viếng. Chết vẫn ngồi trên xe máy đó là chuyện của người có tiền.
Còn một người ốm, bệnh viện không thể chữa chạy và người nhà phải xin mang về. Dọc đường không may đã chị đã qua đời và phải bó chiếu đèo trên xe máy để mang về quê an táng. Đó là chuyện của người xấu số, nghèo khó phải ở ngoài lề xã hội theo một cách nào đó.
Những năm 1960 ở thế kỷ trước ở làng quê Ninh Bình, đưa người đi bệnh viện tỉnh rất thủ công. Hai người hai đầu võng và cái đòn khiêng, người bệnh nằm trên võng, được phủ cái chăn hay chiếu, cứ thế đi bộ hàng chục km để tới bệnh viện.
Sau này xe đạp phổ biến hơn thì nhanh hơn nhưng vẫn là cái võng và chiếu của làng quê.
Chữa được thì may, không qua khỏi đành cho người hấp hối thậm chí cả xác lên võng khiêng trở về. Có nơi kiêng không cho mang xác về làng thì phải để ở trên đê làm lễ an táng.
Thế hệ @ khó mà tưởng tượng chuyện đó từng xảy ra ở đất nước này. Nhưng thời quá nghèo, có khi cả tỉnh mới có một bệnh viện, cả nước có vài trăm cái xe hơi, thì chuyện cáng người đi và cáng xác về được coi là chuyện bình thường dù sự đau xót thì thế kỷ nào cũng thế, không khác nhau là mấy.
Câu chuyện nước Mỹ
Người nghèo ở đâu cũng có, nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Năm 2015 vẫn còn 5,6% gia đình Mỹ (khoảng 7 triệu người) thiếu thực phẩm trầm trọng.
Hiện Mỹ có khoảng 2,5 đến 3 triệu người vô gia cư vì nhiều lý do. Hàng năm có 1 em trong số 50 trẻ sinh ra tại Mỹ có nguy cơ không nhà. Đứng ngoài lề của cuộc sống ở đâu cũng thế, đau đớn, tủi nhục, khổ tới lúc chết.
Hồi 2004 sang Washington DC tôi làm việc và ở đó hơn chục năm. Ấn tượng đầu tiên là ban đêm hay có còi hụ chữa cháy, cứ băn khoăn tại sao lại cháy nhiều thế.
Hóa ra, xe chữa cháy dùng cho nhiều mục đích. Cháy nhà gọi 911 là số cảnh sát chữa cháy mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thuộc. Ông bà ở cùng bỗng gục xuống do đột quị, cháu 5 tuổi alo 911 và họ đến ngay. Bị tai nạn, bị đột quị, cần cấp cứu cũng alo 911.
Về mùa đông giá lạnh dường như tiếng còi hụ nhiều hơn. Mãi sau mới biết thời tiết khiến người vô gia cư bị ngất, bị đột tử, thế là 911 đến. Cho dù đây là người bị vứt ra lề của cuộc sống thì giây phút cuối đời vẫn có thể được bác sỹ, y tá, xe cấp cứu với phương tiện hiện đại nhất tới trợ giúp.
Có tới 60 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế nhưng nếu bị rơi vào tình trạng cấp cứu thì đội 911 sẽ tới mà không hề hỏi thẻ bảo hiểm đâu.
Trách nhiệm của bác sỹ, y tá là cứu người trước, như tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, còn việc tính tiền do bên hành chính chịu trách nhiệm. Không thể có chuyện người bị tai nạn sắp chết mà vẫn nằm trên cáng nếu người nhà chưa đóng tiền.
Có người nghèo lạm dụng 911, thấy ốm nặng là gọi, muốn ra sao thì ra. Lúc thanh toán nhờ các nhà bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện, bí quá thì…trốn. Đã ở tận đáy xã hội làm gì có tiền, bệnh viện chỉ còn cách… xóa nợ.
Có người bạn từ Việt Nam sang làm việc bên Mỹ, đưa mẹ già sang trông cháu. Ít tiền nên không thể mua được bảo hiểm. Một hôm bị sỏi mật, phải cấp cứu. Hóa đơn ra viện là 3500$, sợ quá gọi điện cho bệnh viện. Họ hướng dẫn cho cách làm đơn xin bên bảo trợ xã hội và chỉ phải trả 800$.
Hầu hết các ca được thanh toán, có ca không, nhưng về chung cuộc, bệnh viện Mỹ luôn có lãi bởi tầng lớp trung lưu chi trả và các tổ chức từ thiện chăm chỉ hướng tới người nghèo. Có thể hiểu tại sao quốc gia này luôn giữ giải quán quân về các giải Nobel trong Y tế.
Có thể học được gì?
Đó là chính phủ tạo ra hành lang pháp lý cho các dịch vụ hoạt động, thu thuế và phân chia công bằng cho các dịch vụ công. Thông qua luật, các tổ chức từ thiện và bảo trợ xã hội được phép quyên góp của người giầu giúp người nghèo.
Bảo hiểm y tế giúp cho sự công bằng về khám chữa bệnh. Người khỏe, người giầu đóng tiền khá cao nhưng ít dùng vì họ thường ít bệnh tật, và đơn giản chẳng ai muốn đến bệnh viện nếu không có nhu cầu.
Chính phủ ôm không hết việc thì hãy để các nhà hoạt động xã hội giúp. Nước Mỹ không thể văn minh nếu không có các tổ chức từ thiện mà hoạt động ảnh hưởng rất lớn lòng trắc ẩn của dân chúng trước những mất mát, thiên tai hay chiến tranh.
Giáo sư Jeffrey Sachs, tác giả cuốn “The Price of Civilization – Cái giá của văn minh”, được tờ Time thừa nhận là một trong 100 người ảnh hưởng tới thế giới hai năm 2004 và 2005, kiến giải tại sao nước Mỹ đang có nhiều vấn đề.
Ông cho rằng, xã hội đồng cảm phải như phái Thiền sư của Á Đông, như Aristotle và Bụt đi trên đường và trải đức, phải biết phân chia tài sản giầu nghèo qua đóng thuế và có lòng trắc ẩn.
Tâm và tầm của giới thượng lưu gồm cả lãnh đạo quốc gia, chỉ có 5% dân số nhưng của cải chiếm tới 45% GDP, là rất quan trọng. Giới bình dân nhìn vào để học cách đồng cảm.
Giầu có mà vô cảm, kiếm tiền không cần biết hậu quả và chính quyền chỉ lo con số GDP không cần bền vững, quên đi sự công bằng về cơ hội, thì người nghèo bị vứt ra bên lề của xã hội có chiều hướng tăng.
Với người bình thường thì câu nói sau tỷ phú Bill Gates khá thú vị “”If you are born poor its not your mistake, But if you die poor its your mistake. Nếu bạn sinh ra mà nghèo thì không phải lỗi của bạn. Nhưng lúc bạn chết mà vẫn nghèo thì lỗi thuộc về bạn.”
Việt Nam có 90 triệu dân với 42 triệu xe máy. Nếu có ai muốn được chôn cùng cái Dream II như anh chàng ở Puerto Rico thì phải là vì chính họ di chúc muốn như thế.
Khi vẫn có những người vẫn ở bên lề của xã hội, thì có thể vẫn sẽ còn cảnh thi thể phải nằm vắt ngang trên yên xe, trong 1 chiếc chiếu cũ, trên hành trình cuối cùng, đau đớn của số phận.