Thân Hữu Tiếp Tay...
Người đấu tranh dân chủ Việt Nam - Đi hay ở lại ? - Mai Tú Ân
( HNPD ) Nhà báo Trương Minh Tam đã lên đường đi nước ngoài theo diện tỵ nạn CS. Trương Minh Tam là một nhà báo giỏi, nhất là khi anh xuống tận Hà Tĩnh để điều tra vụ Formosa
Mai Tú Ân ( HNPĐ )
( HNPD ) Nhà
báo Trương Minh Tam đã lên đường đi nước ngoài theo diện tỵ nạn CS.
Trương Minh Tam là một nhà báo giỏi, nhất là khi anh xuống tận Hà Tĩnh
để điều tra vụ Formosa, bị bắt và bị CA hành hạ mấy ngày. Nên nghe tin
anh đi cũng là một điều đáng tiếc. Có thể cả nhạc sĩ Việt Khang cũng sẽ
chia tay chúng ta...
Cuộc
tranh luận nổ ra liên tục vì đề tài này giữa những người bạn bè dân
chủ. Người tán thành ra đi, kẻ bác bỏ điều đó và cũng chưa đi đến kết
luận cuối cùng về việc đi hay ở. Nhưng cả hai nhóm đều có một sai lầm cơ
bản khi nói rằng, những người được ra đi đến Mỹ vì có lời mời của chính
phủ Mỹ. Còn những người ở lại là vì...không được mời. Chớ làm gì có
chuyện đang ở trong tù mà được mời đi Mỹ mà lại không đi. Tôi biết họ
sai lầm nhưng tranh cãi vô ích nên phải tìm gặp những chứng nhân sống về
cái việc to không ra to, mà nhỏ cũng không nhỏ này để có kết luận cuối
cùng.
Phần lớn ý kiến thì
những người đã đi nước ngoài rồi và vẫn tham gia hoạt động như trước
nhưng đã có sự giảm giá trị nhiều, không còn được chú ý nhiều như trước
nữa. Ví dụ như một người là anh Huỳnh Quốc Huy, một nhà báo với nhiều
livetreams hấp dẫn được rất nhiều người theo dõi khi ở trong nước nhưng
kể từ khi chạy sang Thái Lan tỵ nạn thì chẳng còn mấy sự chú ý của mọi
người nữa, mặc dù anh ta vẫn đều đặn lên mạng như trước.
Tại
sao vậy, khi vẫn là mạnh Internet như thế để viết những điều cần viết
thì cũng giống như ở Việt Nam thôi. Liệu khi nhận họ đến tỵ nạn thì nước
Mỹ có điều kiện gì không để họ phải không được hoạt động ?
Trả
lời được câu hỏi này thì phải liên lạc được với chính những người trong
cuộc thì mới có được câu trả lời chính xác nên hẹn các bạn vào dịp
khác. Hoặc không hẹn gì vì đây không phải là đề tài mà tôi muốn đề cập.
Bây giờ là câu hỏi chính là với những người hoạt động đấu tranh dân chủ,
đòi công bằng xã hội và hạnh phúc của người dân đang ở trong nước rằng,
nếu bạn được bảo lãnh đi nước ngoài thì bạn có đi không ? Thật may mắn
là tôi có biết một số TNLT nổi tiếng đã từ chối cơ hội như thế khi họ
còn ở trong tù.
Ta sẽ nói
về anh chàng mới trở thành TNLT mới nhất ngày 31/1/2018 Vũ Quang Thuận.
Tôi nhớ cách đây không lâu, nói chuyện qua ibox với Vũ Quang Thuận khi
anh chàng chưa bị bắt rằng, :" Sao ở nước ngoài không đi luôn mà lại về
VN làm gì?" thì Thuận trả lời :
"Bọn
em, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển bị Malaisia tống về cho CAVN rồi
vào tù chớ có được tự do đâu. Nhưng hai anh em đã quyết tâm từ lâu rồi.
Nếu được tự do chọn lựa thì bọn em cũng quyết tâm trở về VN để hoạt
động. Vì ở bên ngoài thì khó mà gây được chút tiếng vang nào lắm. Về
nước hoạt động rồi có bị bắt thì cũng vui và giúp ích nhiều hơn. Ở nước
ngoài dù hoạt động tốt thì cũng mang tiếng là :"Ở càng xa hô xung phong
càng lớn". Với lại mình hoạt động báo chí bất bạo động mà...
Nhân
nhắc đến Vũ Quang Thuận thì tôi nhớ đến mấy người bạn là TNLT như TNLT
Nguyễn Vũ Bình, một nhà báo lề trái tên tuổi hiện nay, người mà tôi biết
từ lâu rằng, anh đã từ chối đi nước ngoài khi còn ở trong tù và không
phải chỉ một lần. Trả lời câu hỏi này Nguyễn Vũ Bình chia sẻ :
"Mỗi
người có một lựa chọn riêng vì nhiều hoàn cảnh mà tôi không muốn làm ai
buồn khi so sánh việc này việc nọ với chọn lựa của anh"
Năm
2007, trước khi ra tù vài tháng, thì An ninh CS có xuống trại giam Ba
Sao, Hà Nam mời tôi ra làm việc và gợi ý cho tôi đi tỵ nạn ở nước ngoài.
Tôi đã từ chối. Năm 2015, khi tôi đi Philipine, rồi Thái Lan thì nếu
muốn tôi chỉ cần vào Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở ở các
nước đó đề đạt nguyện vọng là tôi sẽ được tỵ nạn ngay, vì tôi đấu tranh
đã lâu năm nên có hồ sơ sẵn rồi. Nhưng tôi không đi và cũng không có ý
định đi. Đó là lựa chọn là của mỗi người...
Các
bạn hẳn còn nhớ đến một người đấu tranh dân chủ sáng chói và là một
TNLT, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Có lẽ trong giới luật sư thì Lê Thị
Công Nhân là nữ luật sư đấu tranh duy nhất, nữ luật sư TNLT duy nhất và
cô cũng là nữ luật sư duy nhất từ chối rất nhiều cơ hội để ra đi..
Lê Thị Công Nhân chia sẻ :
Lần
đầu, năm 2007 Trước phiên phúc thẩm xử tôi vào tháng 11/2007, thì có
phái đoàn của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Hội Hoa Kỳ đã vào Hoả Lò thăm
tôi, có hỏi tôi có muốn đi tị nạn ở Mỹ không. Tôi trả lời chưa nghĩ đến
việc đó.
Lần nữa vào hè
năm 2008 trước khi tôi bị chuyển lên Trại tù số 5 Yên Định, Thanh Hoá,
thì đại sứ Mỹ Michael Michilak và tùy viên, cùng phiên dịch đã vào thăm
tôi. Lần này họ cũng hỏi với một sự quyết tâm cao hơn là tôi có muốn đi
tị nạn ở Mỹ không, họ sẽ làm hồ sơ và có thể đi sớm. Nhưng tôi vẫn trả
lời là chưa nghĩ tới việc đó.
Không
chỉ là Hoa Kỳ mà còn có những quốc gia dân chủ ở châu Âu chú ý đến
trường hợp của Lê Thị Công Nhân. Khoảng cuối năm 2008, thì chính ông
Đặng Hồng Đức khi đó đang làm ở A42 (bây giờ đang là thư ký riêng/trợ lý
của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang) cùng mấy người nữa mà tôi không
nhớ tên đã vào Trại tù số 5 và gọi tôi ra phòng khách. Ông Đức nói với
tôi có muốn đi tỵ nạn ở châu Âu, là nước Ba Lan không thì họ làm hồ sơ
và sẽ " Đi thẳng từ nhà tù ra sân bay và không được ghé về nhà". Như mọi
lần, tôi trả lời rằng không và cáo lỗi mấy ông đó để trở về trại rình
giờ nước chảy để xách nước về giặt đồ.
Đó
là những lần chính thức của các cơ quan chức năng, rồi còn những lần
vận động của các tổ chức bạn bè quốc tế nữa mà nữ luật sư không nhớ nữa.
Cô kể có lần vào tháng 10/2007 thì luật sư Lê Công Định vào thăm gặp cô
(lúc đó ls Lê Công Định là luật sư bào chữa của của cô), có hỏi muốn đi
tị nạn không, và nếu có thì sẽ muốn đi nước nào ? Anh Định nói anh em,
bạn hữu và các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước sẽ vận động để cho
Công Nhân được đi sớm trước cả phiên xử phúc thẩm. Anh Định còn nói
thêm là Công Nhân phải quyết định sớm vì quyết định đi sau khi án phúc
thẩm có hiệu lực thì làm hồ sơ sẽ lâu hơn. Công Nhân cám ơn anh Định và
trả lời chưa nghĩ tới việc ra đi đó, và cũng không nghĩ sẽ đi nước nào.
Cũng
như nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì nữ luật sư Lê Thị Công Nhân nhấn mạnh
rằng, cô tôn trọng tuyệt đối quyết định đi hay ở của mỗi người. Tuy
nhiên, khi nghe tin ai đó đã rời Việt Nam đi tị nạn thì cô lại chạnh
lòng một chút. Cũng chỉ thuần túy là bồi hồi tê tái khi nghĩ không biết
bao giờ mới gặp lại nhau trên quê hương Việt Nam yêu dấu. Bởi những
người ra đi đó cũng đều là những người bạn, người anh em của cô. Nữ luật
sư xinh đẹp như nghẹn lại khi nhắc đến những chuyến đi...
Còn
nhiều, còn nhiều những người nữa đang ở tù nhưng đã khẳng khái từ chối
những lời mời đến xứ sở tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Basam Nguyễn
Hữu Vinh, chị Bùi Hằng...
Những
tâm sự thật lòng của các anh chị nói trên cho ta hiểu rằng, đã có một
thời thì có rất nhiều cơ quan quốc tế, bạn bè ở nước ngoài cùng các quốc
gia hữu hảo luôn giơ bàn tay thân ái ra với những anh chị em Tù Nhân
Lương Tâm của chúng ta và sẵn sàng giúp họ rời khỏi ngục tù để đến với
những bến bờ của tự do...
Đó
là những sự thật hiển nhiên với những con người minh chứng hoàn toàn sự
thật bằng da bằng thịt. Rằng đã có rất nhiều người đấu tranh dân chủ
đang ở trong ngục tối thâm sâu đã từ chối những bàn tay thân ái đón họ
đến với khung trời tự do rộng mở. Họ từ chối luôn cả những vòng tay chờ
đợi của cha mẹ, vợ hiền con dại ở bên ngoài để tiếp tục gậm nhấm nỗi
buồn khổ trong tù như một sự trả giá trần gian. Các anh chị đều không
muốn nhắc đến chuyện đi ở ấy vì đã lâu rồi. Nhưng với tôi thì đó mới là
một giá trị thiêng liêng của lòng yêu nước mà những con người yêu nước
Việt Nam muốn tận hiến cho quê hương. Đâu phải chỉ có những người CS mới
biết yêu nước mà có những con người bị họ vùi dập cũng có lòng yêu nước
như họ, nếu không muốn nói là hơn họ. Những người tù nhân lương tâm bị
đày đọa vẫn cắn răng ở lại trong ngục tối, ở lại quê hương bị đày đọa để
chờ cơ hội được trả nợ cho xứ sở.
Hỡi
những con người tranh đấu trên đất nước này, những con người mà cái chế
độ tàn ác này đã giáng lên đầu các bạn những tai họa lớn lao chỉ bởi vì
các bạn là những con người đứng thẳng lưng dưới ánh mặt trời, những con
người can đảm đem hiểu biết đến với người dân để không phải thẹn với tổ
tiên, là những con người bất khuất đang chứng tỏ rằng nước Nam không
bao giờ thiếu người Nam sẵn sàng trả nợ núi sông. Các anh chị đã khảng
khái từ chối ra đi đến những vùng trời tươi sáng mà vẫn quyết ở lại để
sẻ chia nỗi buồn nhân sinh không phải các anh chị là thánh thần mà vì
các anh chị chỉ là những con người đã chót sanh ra và lớn lên trong
tiếng ru hời của cha mẹ nên yêu lắm cái mảnh đất khốn khổ này. Không ai
bắt được các anh chị ngoài quê hương yêu dấu của mình khi nó đang gào
thét kêu ta hãy ở lại. Các anh chị lớn lên trong hồn cốt Việt bay lả lơi
trong gió, trong mây và trong dòng máu đang tuôn chảy trong lồng ngực
mình. Chính dòng máu mang tên Việt Nam ấy đã khiến cho các anh chị không
muốn rời khỏi quê hương dù nó tồi tệ hơn bên ngoài. Chính dòng máu nóng
mang tên xứ sở cùng với ông bà, cha mẹ, vợ con và tiếng hờ ai oán của
gió sương đã khiến cho người mang dòng máu nóng ấy ở lại. Chính dòng máu
ấy cùng tiếng ca vọng buồn bã về dòng sông, bến nước, con đò đã níu
chân người lãng tử...
Thật
may mắn khi có những con người đã ở lại gánh vác nỗi cùng khổ cho quê
hương và đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ làm nhục tổ tiên và
hèn nhát với giặc để cho nơi sanh ra ta còn đẹp mãi như tiếng mẹ ru con
ầu ơ giữa trưa hè. Và nếu cần trong cuộc tranh đấu không cân sức ấy, sẽ
có người thanh thản nằm ngả mình trên mảnh ruộng quê hương và chết đi
khi mênh mông còn vang mãi tiếng ru của mẹ hiền, hay tiếng vọng lại của
bài ca Tự Nguyện cao vút :
Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nỗi niềm.
Là người xin một lần ngã xuống,
Cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ..
Mai Tú Ân ( HNPĐ )
Người đấu tranh dân chủ Việt Nam - Đi hay ở lại ? - Mai Tú Ân
( HNPD ) Nhà báo Trương Minh Tam đã lên đường đi nước ngoài theo diện tỵ nạn CS. Trương Minh Tam là một nhà báo giỏi, nhất là khi anh xuống tận Hà Tĩnh để điều tra vụ Formosa
( HNPD ) Nhà
báo Trương Minh Tam đã lên đường đi nước ngoài theo diện tỵ nạn CS.
Trương Minh Tam là một nhà báo giỏi, nhất là khi anh xuống tận Hà Tĩnh
để điều tra vụ Formosa, bị bắt và bị CA hành hạ mấy ngày. Nên nghe tin
anh đi cũng là một điều đáng tiếc. Có thể cả nhạc sĩ Việt Khang cũng sẽ
chia tay chúng ta...
Cuộc
tranh luận nổ ra liên tục vì đề tài này giữa những người bạn bè dân
chủ. Người tán thành ra đi, kẻ bác bỏ điều đó và cũng chưa đi đến kết
luận cuối cùng về việc đi hay ở. Nhưng cả hai nhóm đều có một sai lầm cơ
bản khi nói rằng, những người được ra đi đến Mỹ vì có lời mời của chính
phủ Mỹ. Còn những người ở lại là vì...không được mời. Chớ làm gì có
chuyện đang ở trong tù mà được mời đi Mỹ mà lại không đi. Tôi biết họ
sai lầm nhưng tranh cãi vô ích nên phải tìm gặp những chứng nhân sống về
cái việc to không ra to, mà nhỏ cũng không nhỏ này để có kết luận cuối
cùng.
Phần lớn ý kiến thì
những người đã đi nước ngoài rồi và vẫn tham gia hoạt động như trước
nhưng đã có sự giảm giá trị nhiều, không còn được chú ý nhiều như trước
nữa. Ví dụ như một người là anh Huỳnh Quốc Huy, một nhà báo với nhiều
livetreams hấp dẫn được rất nhiều người theo dõi khi ở trong nước nhưng
kể từ khi chạy sang Thái Lan tỵ nạn thì chẳng còn mấy sự chú ý của mọi
người nữa, mặc dù anh ta vẫn đều đặn lên mạng như trước.
Tại
sao vậy, khi vẫn là mạnh Internet như thế để viết những điều cần viết
thì cũng giống như ở Việt Nam thôi. Liệu khi nhận họ đến tỵ nạn thì nước
Mỹ có điều kiện gì không để họ phải không được hoạt động ?
Trả
lời được câu hỏi này thì phải liên lạc được với chính những người trong
cuộc thì mới có được câu trả lời chính xác nên hẹn các bạn vào dịp
khác. Hoặc không hẹn gì vì đây không phải là đề tài mà tôi muốn đề cập.
Bây giờ là câu hỏi chính là với những người hoạt động đấu tranh dân chủ,
đòi công bằng xã hội và hạnh phúc của người dân đang ở trong nước rằng,
nếu bạn được bảo lãnh đi nước ngoài thì bạn có đi không ? Thật may mắn
là tôi có biết một số TNLT nổi tiếng đã từ chối cơ hội như thế khi họ
còn ở trong tù.
Ta sẽ nói
về anh chàng mới trở thành TNLT mới nhất ngày 31/1/2018 Vũ Quang Thuận.
Tôi nhớ cách đây không lâu, nói chuyện qua ibox với Vũ Quang Thuận khi
anh chàng chưa bị bắt rằng, :" Sao ở nước ngoài không đi luôn mà lại về
VN làm gì?" thì Thuận trả lời :
"Bọn
em, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển bị Malaisia tống về cho CAVN rồi
vào tù chớ có được tự do đâu. Nhưng hai anh em đã quyết tâm từ lâu rồi.
Nếu được tự do chọn lựa thì bọn em cũng quyết tâm trở về VN để hoạt
động. Vì ở bên ngoài thì khó mà gây được chút tiếng vang nào lắm. Về
nước hoạt động rồi có bị bắt thì cũng vui và giúp ích nhiều hơn. Ở nước
ngoài dù hoạt động tốt thì cũng mang tiếng là :"Ở càng xa hô xung phong
càng lớn". Với lại mình hoạt động báo chí bất bạo động mà...
Nhân
nhắc đến Vũ Quang Thuận thì tôi nhớ đến mấy người bạn là TNLT như TNLT
Nguyễn Vũ Bình, một nhà báo lề trái tên tuổi hiện nay, người mà tôi biết
từ lâu rằng, anh đã từ chối đi nước ngoài khi còn ở trong tù và không
phải chỉ một lần. Trả lời câu hỏi này Nguyễn Vũ Bình chia sẻ :
"Mỗi
người có một lựa chọn riêng vì nhiều hoàn cảnh mà tôi không muốn làm ai
buồn khi so sánh việc này việc nọ với chọn lựa của anh"
Năm
2007, trước khi ra tù vài tháng, thì An ninh CS có xuống trại giam Ba
Sao, Hà Nam mời tôi ra làm việc và gợi ý cho tôi đi tỵ nạn ở nước ngoài.
Tôi đã từ chối. Năm 2015, khi tôi đi Philipine, rồi Thái Lan thì nếu
muốn tôi chỉ cần vào Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở ở các
nước đó đề đạt nguyện vọng là tôi sẽ được tỵ nạn ngay, vì tôi đấu tranh
đã lâu năm nên có hồ sơ sẵn rồi. Nhưng tôi không đi và cũng không có ý
định đi. Đó là lựa chọn là của mỗi người...
Các
bạn hẳn còn nhớ đến một người đấu tranh dân chủ sáng chói và là một
TNLT, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Có lẽ trong giới luật sư thì Lê Thị
Công Nhân là nữ luật sư đấu tranh duy nhất, nữ luật sư TNLT duy nhất và
cô cũng là nữ luật sư duy nhất từ chối rất nhiều cơ hội để ra đi..
Lê Thị Công Nhân chia sẻ :
Lần
đầu, năm 2007 Trước phiên phúc thẩm xử tôi vào tháng 11/2007, thì có
phái đoàn của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Hội Hoa Kỳ đã vào Hoả Lò thăm
tôi, có hỏi tôi có muốn đi tị nạn ở Mỹ không. Tôi trả lời chưa nghĩ đến
việc đó.
Lần nữa vào hè
năm 2008 trước khi tôi bị chuyển lên Trại tù số 5 Yên Định, Thanh Hoá,
thì đại sứ Mỹ Michael Michilak và tùy viên, cùng phiên dịch đã vào thăm
tôi. Lần này họ cũng hỏi với một sự quyết tâm cao hơn là tôi có muốn đi
tị nạn ở Mỹ không, họ sẽ làm hồ sơ và có thể đi sớm. Nhưng tôi vẫn trả
lời là chưa nghĩ tới việc đó.
Không
chỉ là Hoa Kỳ mà còn có những quốc gia dân chủ ở châu Âu chú ý đến
trường hợp của Lê Thị Công Nhân. Khoảng cuối năm 2008, thì chính ông
Đặng Hồng Đức khi đó đang làm ở A42 (bây giờ đang là thư ký riêng/trợ lý
của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang) cùng mấy người nữa mà tôi không
nhớ tên đã vào Trại tù số 5 và gọi tôi ra phòng khách. Ông Đức nói với
tôi có muốn đi tỵ nạn ở châu Âu, là nước Ba Lan không thì họ làm hồ sơ
và sẽ " Đi thẳng từ nhà tù ra sân bay và không được ghé về nhà". Như mọi
lần, tôi trả lời rằng không và cáo lỗi mấy ông đó để trở về trại rình
giờ nước chảy để xách nước về giặt đồ.
Đó
là những lần chính thức của các cơ quan chức năng, rồi còn những lần
vận động của các tổ chức bạn bè quốc tế nữa mà nữ luật sư không nhớ nữa.
Cô kể có lần vào tháng 10/2007 thì luật sư Lê Công Định vào thăm gặp cô
(lúc đó ls Lê Công Định là luật sư bào chữa của của cô), có hỏi muốn đi
tị nạn không, và nếu có thì sẽ muốn đi nước nào ? Anh Định nói anh em,
bạn hữu và các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước sẽ vận động để cho
Công Nhân được đi sớm trước cả phiên xử phúc thẩm. Anh Định còn nói
thêm là Công Nhân phải quyết định sớm vì quyết định đi sau khi án phúc
thẩm có hiệu lực thì làm hồ sơ sẽ lâu hơn. Công Nhân cám ơn anh Định và
trả lời chưa nghĩ tới việc ra đi đó, và cũng không nghĩ sẽ đi nước nào.
Cũng
như nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì nữ luật sư Lê Thị Công Nhân nhấn mạnh
rằng, cô tôn trọng tuyệt đối quyết định đi hay ở của mỗi người. Tuy
nhiên, khi nghe tin ai đó đã rời Việt Nam đi tị nạn thì cô lại chạnh
lòng một chút. Cũng chỉ thuần túy là bồi hồi tê tái khi nghĩ không biết
bao giờ mới gặp lại nhau trên quê hương Việt Nam yêu dấu. Bởi những
người ra đi đó cũng đều là những người bạn, người anh em của cô. Nữ luật
sư xinh đẹp như nghẹn lại khi nhắc đến những chuyến đi...
Còn
nhiều, còn nhiều những người nữa đang ở tù nhưng đã khẳng khái từ chối
những lời mời đến xứ sở tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Basam Nguyễn
Hữu Vinh, chị Bùi Hằng...
Những
tâm sự thật lòng của các anh chị nói trên cho ta hiểu rằng, đã có một
thời thì có rất nhiều cơ quan quốc tế, bạn bè ở nước ngoài cùng các quốc
gia hữu hảo luôn giơ bàn tay thân ái ra với những anh chị em Tù Nhân
Lương Tâm của chúng ta và sẵn sàng giúp họ rời khỏi ngục tù để đến với
những bến bờ của tự do...
Đó
là những sự thật hiển nhiên với những con người minh chứng hoàn toàn sự
thật bằng da bằng thịt. Rằng đã có rất nhiều người đấu tranh dân chủ
đang ở trong ngục tối thâm sâu đã từ chối những bàn tay thân ái đón họ
đến với khung trời tự do rộng mở. Họ từ chối luôn cả những vòng tay chờ
đợi của cha mẹ, vợ hiền con dại ở bên ngoài để tiếp tục gậm nhấm nỗi
buồn khổ trong tù như một sự trả giá trần gian. Các anh chị đều không
muốn nhắc đến chuyện đi ở ấy vì đã lâu rồi. Nhưng với tôi thì đó mới là
một giá trị thiêng liêng của lòng yêu nước mà những con người yêu nước
Việt Nam muốn tận hiến cho quê hương. Đâu phải chỉ có những người CS mới
biết yêu nước mà có những con người bị họ vùi dập cũng có lòng yêu nước
như họ, nếu không muốn nói là hơn họ. Những người tù nhân lương tâm bị
đày đọa vẫn cắn răng ở lại trong ngục tối, ở lại quê hương bị đày đọa để
chờ cơ hội được trả nợ cho xứ sở.
Hỡi
những con người tranh đấu trên đất nước này, những con người mà cái chế
độ tàn ác này đã giáng lên đầu các bạn những tai họa lớn lao chỉ bởi vì
các bạn là những con người đứng thẳng lưng dưới ánh mặt trời, những con
người can đảm đem hiểu biết đến với người dân để không phải thẹn với tổ
tiên, là những con người bất khuất đang chứng tỏ rằng nước Nam không
bao giờ thiếu người Nam sẵn sàng trả nợ núi sông. Các anh chị đã khảng
khái từ chối ra đi đến những vùng trời tươi sáng mà vẫn quyết ở lại để
sẻ chia nỗi buồn nhân sinh không phải các anh chị là thánh thần mà vì
các anh chị chỉ là những con người đã chót sanh ra và lớn lên trong
tiếng ru hời của cha mẹ nên yêu lắm cái mảnh đất khốn khổ này. Không ai
bắt được các anh chị ngoài quê hương yêu dấu của mình khi nó đang gào
thét kêu ta hãy ở lại. Các anh chị lớn lên trong hồn cốt Việt bay lả lơi
trong gió, trong mây và trong dòng máu đang tuôn chảy trong lồng ngực
mình. Chính dòng máu mang tên Việt Nam ấy đã khiến cho các anh chị không
muốn rời khỏi quê hương dù nó tồi tệ hơn bên ngoài. Chính dòng máu nóng
mang tên xứ sở cùng với ông bà, cha mẹ, vợ con và tiếng hờ ai oán của
gió sương đã khiến cho người mang dòng máu nóng ấy ở lại. Chính dòng máu
ấy cùng tiếng ca vọng buồn bã về dòng sông, bến nước, con đò đã níu
chân người lãng tử...
Thật
may mắn khi có những con người đã ở lại gánh vác nỗi cùng khổ cho quê
hương và đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ làm nhục tổ tiên và
hèn nhát với giặc để cho nơi sanh ra ta còn đẹp mãi như tiếng mẹ ru con
ầu ơ giữa trưa hè. Và nếu cần trong cuộc tranh đấu không cân sức ấy, sẽ
có người thanh thản nằm ngả mình trên mảnh ruộng quê hương và chết đi
khi mênh mông còn vang mãi tiếng ru của mẹ hiền, hay tiếng vọng lại của
bài ca Tự Nguyện cao vút :
Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nỗi niềm.
Là người xin một lần ngã xuống,
Cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ..
Mai Tú Ân ( HNPĐ )